hiện trên hai phương diện cơ bản sau là Con người và cuộc sống riêng và Các mối quan hệ riêng tư của chính tác giả. Với cách hiểu ấy, chúng tôi đã khảo sát và thống kê được một số lượng khá lớn những bài thơ viết về chủ đề đời tư trong cuốn Nguyễn Khuyến tác phẩm. Cụ thể như sau: có 102 trên tổng số 353, chiếm 35,2 %. Trong đó, có 62 bài thơ viết bằng chữ Hán (xem Phụ lục 1) và 40 bài thơ viết bằng chữ Nôm (xem phụ lục 2). Điều quan trọng là, hai mảng thơ viết bằng chữ Hán và chữ Nôm này đã bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo nên một diện mạo phong phú, sinh động và thú vị về cụ Tam Nguyên rất cụ thể, chi tiết: từ hình thức bên ngoài, đời sống nội tâm đến các mối quan hệ cá nhân.
* Tiểu kết
Toàn bộ sự phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy: đã có sự xuất hiện và phát triển của chủ đề đời tư trong văn học Việt Nam thời trung đại. Sự phát triển này diễn tiến theo quá trình phát triển của lịch sử tâm hồn dân tộc và quá trình phát triển của văn học. Sự xuất hiện của ý thức cá nhân con người là điều kiện để xuất hiện chủ đề đời tư. Khi ý thức cá nhân phát triển ở một mức độ nào đó con người trở thành những cái “tôi” cá thể riêng biệt tồn tại trong sự đối lập với xã hội, với cộng đồng thì vấn đề đời tư sẽ trở thành vấn đề lớn, vấn đề trung tâm, thành chủ đề trong các sáng tác.
Qua thống kê, khảo sát những bài thơ viết về chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến, chúng tôi nhận thấy: mảng thơ viết về chủ đề đời tư trong trước tác của Nguyễn Khuyến có số lượng lớn, phong phú, hứa hẹn nhiều đóng góp. Mảng thơ này sẽ góp phần khẳng định Nguyễn Khuyến là người rất gần gũi với đời thường, là nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam. Quan trọng hơn, chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến đã đánh một dấu mốc trên tiến trình phát triển của văn học trung đại nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.
Chương 2
CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ QUA BỨC CHÂN DUNG TỰ HỌA
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 2
- Chủ Đề Đời Tư Trong Sáng Tác Của Một Số Tác Giả Trước Nguyễn Khuyến
- Đôi Nét Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nguyễn Khuyến
- Con Người Luôn Dằn Vặt Day Dứt Khôn Nguôi
- Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 7
- Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 8
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Như ở phần mở đầu đã nêu rò, thơ Nguyễn Khuyến có sự xuất hiện rò nét của chủ đề đời tư. Nó được ý thức qua phạm trù tâm sự mang tính chất trữ tình. Đó là kết quả của quá trình tác giả tự ý thức, tự đánh giá, tự miêu tả - mà các nhà nghiên cứu gọi chung là “tự họa”. Đưa chính mình vào thơ văn, và như vậy đã có sự thống nhất giữa cái tôi trữ tình trong sáng tác và cuộc đời nhà thơ. Đi nghiên cứu bức chân dung mà Nguyễn Khuyến tự họa trong văn thơ chúng ta thấy hiện ra một con người cá nhân cá thể sinh động và đầy đủ. Nhà thơ đã đem chính cái “ tôi ” của mình để thuật tả trong văn chương, biến mình thành một đề tài để họa, để than, để giễu cợt... Con người với dáng vẻ, tâm hồn tính cách,...là nét chân dung mà Nguyễn Khuyến tự vẽ cho mình.
2.1. Về hình thức
Nguyễn Khuyến tự nhận mình là một ông già khắc khổ: “mặt sạm”, “mặt gầy vò”, gầy vò đến cả dáng hình: “hình gầy vò”, “phờ phạc”, gợi nỗi buồn thương: “hình ngây ngô mà bóng cũng ngây ngô”.
Mặt sạm, râu đốm bạc, mắt lại đỏ hoe.
(Tự than) Da mồi, tóc bạc, ta già nhỉ.
(Ta lại người cho hoa trà) Năm mươi mốt tuổi tôi hay,
Xem chừng tóc bạc, răng long mắt lòa.
(Mừng cụ Đặng Tự Ý bảy mươi tuổi)
Trong bài Than già, ông còn miêu tả rất kỹ, cận cảnh về bản thân, từ mái tóc, hàm răng, đến đôi mắt:
Mái tóc chòm xanh, chòm lốm đốm, Hàm răng chiếc rụng, chiếc lung lay. Nhập nhèm bốn mắt tranh mờ tỏ,
Và đặc biệt là tư thế Khấp khểnh ba chân dở tỉnh say đầy ấn tượng. Trong bài “Tự trào” Nguyễn Khuyến đã mô tả mình như sau:
Cũng chẳng giầu mà cũng chẳng sang Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng
Các từ láy "làng nhàng", "nhập nhèm", "khấp khểnh" đã phác họa bức chân dung ông già Nguyễn Khuyến với những đường nét thật hài hước. Dường như, mỗi khi ngắm lại mình, ông thường dâng trào nhiều cảm xúc. Không chỉ là lời than mà còn là tiếng cười đầy ngụ ý:
Ình ịch đêm qua trống các làng, Ai ai mà chẳng rước xuân sang.
...................................................
Mỗi năm một tuổi trời cho tớ Tuổi tớ trời cho tớ lại càng...
(Lên lão)
Vẫn cách nói hóm hỉnh pha chút cao ngạo "tuổi trời cho tớ", "tuổi tớ trời cho" rồi cách xưng hô "tớ" cho thấy thái độ ung dung, vui vẻ của Nguyễn Khuyến. Dường như trên khuôn mặt ông không toát lên chút gì ưu tư mà tràn trề sinh khí. "Tớ lại càng..." “càng” ở đây là càng dẻo dai, sức người dẻo dai và sức viết cũng dẻo dai, xuất phát từ câu tục ngữ “càng già càng dẻo càng dai”.
Cũng có lúc Nguyễn Khuyến đem cái gàn dở của mình ra để mua vui cho thiên hạ và cũng là để kín đáo bộc lộ tâm sự của bản thân. Hiện lên trong thơ tự trào là hình ảnh một ông say:
Khi vui chén rượu say không biết Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa
(Cáo quan về ở nhà)
Một "anh giả điếc": Khéo ngơ ngơ, ngác ngác ngỡ là ngây
... Hỏi anh, anh cứ ậm ờ.
(Anh giả điếc)
Đó là một con người gàn dở, lập dị, khờ khạo:
Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ,
Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây.
(Mẹ Mốc)
Tác giả tự cười cái già nua, gàn dở, vô dụng của bản thân. Dường như, đằng sau đó là nỗi lòng xót xa, cay đắng của nhà thơ. Trên thực tế, Nguyễn Khuyến là người rất thông minh và tỉnh táo. Biết ông mắt kém, có kẻ xỏ lá đã tặng ông một chậu hoa trà – một loài hoa hữu sắc vô hương, ông đã “hậu tạ” bằng bài Tạ lại người cho hoa trà với lời lẽ sâu cay, thấm thía:
Tết đến người cho một chậu trà, Đương say ta chẳng biết rằng hoa. Da mồi, tóc bạc, ta già nhỉ?
Áo tía đai vàng, bác đấy a!
Mưa nhỏ, những kinh phường xỏ lá! Gió to, luống sợ nó rơi già.
Lâu nay ta chỉ xem bằng mũi, Đếch thấy mùi thơm một tiếng khà!
(Tạ lại người cho hoa trà)
Tóm lại, tự hoạ dung nhan của mình từ diện mạo: chẳng gầy, chẳng béo..., đến hình dáng lụ khụ, khấp khểnh..., hay các chi tiết đặc tả như mặt sạm, tóc bạc, râu đốm bạc, răng long, mắt lòa, da mồi ... là cách Nguyễn Khuyến hí họa mình trong văn chương. Khi thì ông vẽ mình hóm hỉnh hài hước, lúc lại bằng giọng điệu chân thực và nghiêm trang. Về cơ bản, bức chân dung cụ Tam Nguyên tự hoạ thường được nội tâm hoá, cố ý vẽ mình bằng những đặc điểm không hề đẹp đẽ, trong mô tả đã mấp mé muốn bộc lộ nỗi niềm “mắt lại đỏ hoe”.
2.2. Tâm hồn tính cách
Những nét vẽ về hình dáng chỉ là một khía cạnh là hình thức bên ngoài, con người thực của Nguyễn Khuyến là chính con người bên trong kín đáo, con người mang một bầu tâm sự không thể giãi bày.
2.2.1. Con người hiếu học
Năm 1952, Nguyễn Khuyến lấy vợ, và đi thi hương lần thứ nhất cùng với cha, song không đỗ. Ngay năm sau, địa phương có dịch thương hàn, cha và em ruột, bố mẹ vợ đều qua đời. Gia đình Nguyễn Khuyến lâm vào cảnh tiêu điều xơ xác, đời sống càng ngày càng đói rét.
Từ năm 1854, Nguyễn Khuyến nối lại nghề cha đi bảo học để lấy lương ăn. Ba khoa thi hương tiếp theo 1855, 1858, 1861, ông đều bị trượt. Ông không dấu nổi ngậm ngùi, cay đắng trước thực tế này:
Nghĩ tôi lại gớm cái mình tôi, Tuổi đã ba mươi kém một thôi...
... Bốn khoa hương thí không đâu cả, Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi.
( Giễu mình chưa đỗ)
Tuy nợ: Lãi mẹ, lãi con sinh đẻ mãi. (Than nợ)
và nghèo đến độ Danh giá nhường này không nhẽ bán.
(Than nghèo)
chàng sĩ tử quyết tâm vượt khó, quyết tâm mang bảng vàng về sau khi “lều chòng”.
Quyết chí phen này trang trải sạch, Cho đời rò mặt cái thằng tao.
(Than nợ)
Khoa thi năm 1864 ông mới đỗ cử nhân đầu trường Hà Nội. Tiếp theo, ông giải Thắng thi hội các khoa 1865, 1868 đều bị trượt. Ông ở lại Huế, vào học Quốc Tử Giám, ân khoa năm 1869 lại trượt.
Tuổi trẻ không nản chí, lý tưởng, mơ mộng mở ra niềm hy vọng tươi sáng cho người con Yên Đổ:
Gặp hội rồng mây cao chót vót Đã lên, lên bổng tít bao chừng
(Cá chép vượt đăng)
Cho đến năm 1871, ông mới liên tiếp đỗ đầu thi Hội, thi Đình, khi đã 37 tuổi. Nguyễn Khuyến phải lận đận gần ba mươi năm đèn sách, với chín khóa lều chòng. Trong hoàn cảnh Nguyễn Khuyến, đó là một cố gắng phi thường.
Như vậy, xuyên suốt hành trình cuộc đời mình, từ đi thi đến thi hỏng, nợ nần nghèo đói, tuổi già, muốn vượt lên trên hoàn cảnh, Nguyễn Khuyến nhiều lần động viên mình. Dẫu nghèo khó, tư thế một nhà quan, một nhà nho, ông đã có lúc đầy khí thế:
Vốn lăm chí xông pha trời thẳm, Đâu phải là điều én, sẻ hay.
(Vân ngoại bằng đoàn)
Ở bài “Hý thủy thanh danh” viết bằng chữ Hán, ta thấy ở ông một cái tôi “rạo rực những ước mơ”. Dưới đây là hai câu thơ dịch:
Những ước được thời, cơn gió cả Chút vui thôi cũng vượt muôn trùng
Rò ràng, ngay ở thơ "tự trào" của Nguyễn Khuyến, người đọc tinh ý nhận ra một cuộc đối thoại và một cuộc tự đối thoại của nhà thơ với chính mình. Qua đó, hình ảnh một con người hiếu học đã được khắc hoạ rò nét.
2.2.2. Con người chua chát, sâu cay và cũng rất hài hước dân dã
và:
Mang tâm sự:
Ơn vua chưa chút đền công
Cúi xuống hổ đất ngửa trông thẹn trời
Cờ đương dở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng
hình ảnh Nguyễn Khuyến hiện lên trong thơ tưởng chừng như mâu thuẫn vừa chua chát, sâu cay lại vừa hài hước, dân dã. Đó chính là tiếng lòng của một vị đại nho có khao khát trị quốc, bình thiên hạ nhưng sinh bất phùng thời, luôn thấy mình lạc lòng, bất lực và vô dụng trong mọi phương diện.
Mất nửa đời vật lộn chốn trường thi, khi đã đạt đến đỉnh cao rồi lại tự ngộ ra một thực tế phũ phàng: dẫu “bia xanh, bảng vàng” chung quy cũng chỉ là vô dụng cho nước nhà. Ông đã vô cùng chua chát cho sự nghiệp của mình:
Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
(Tự trào) Đèn sách ích chi cho buổi ấy, Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
(Ngày xuân dặn các con)
Không chỉ vô dụng, cộng thêm tuổi già sầm sập đến, ông thấy rò tuổi già bất lực nên thường băn khoăn suy nghĩ về nó. Trái với thói thường của kẻ giàu sang thoả mãn ở đời, muốn được hưởng lâu tuổi trời, mỗi lần thêm tuổi thì vui mừng chúc tụng, ông thấy cảnh già thật không có gì đáng làm vinh dự lắm:
Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu thì ông chống gậy ra.
(Lên lão)
“Ăn dưng” nghĩa là ăn không, nghĩa là gánh nặng cho con cháu. Lời thơ mộc mạc, nhẹ nhàng nhưng chứa chan tâm sự. Nguyễn Khuyến đã dùng tiếng cười để giễu cợt, phủ định mình một cách chua chát. Tiếng cười mang nặng tâm trạng ưu tư, đó là nỗi đau đớn bất lực, hổ thẹn cho chút tài lực của bản thân không thể đem ra phò vua giúp nước.
Đối với những hiện tượng xấu trong xã hội, nhà thơ dùng tiếng cười đánh vào thói lố lăng, rởm đời, những biểu hiện suy vi đạo đức trong buổi giao thời. Đó là đội ngũ thầy đồ, sư sãi cho đến lũ đĩ điếm, me Tây hay nhưng trò rởm đời khác. Đó là hình ảnh thầy đồ ve gái goá:
Người bảo rằng thầy yêu cháu đây Thầy yêu mẹ cháu có ai hay
Bắc cầu câu cũ không hờ hững Cầm kính tình xưa vẫn đắng cay
(Thầy đồ ve gái góa)
Từ câu ca dao giàu ý nghĩa đạo lí:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy (Ca dao)
Tác giả chuyển thành chuyện hài hước, do đó tiếng cười không hề lộ liễu trong khi vẫn có sự phê phán, giáo dục. Đằng sau tiếng cười còn chứa đựng sự cảm thông của tác giả với tình cảnh éo le: “thầy yêu mẹ cháu”, vì nỗi “dạy cháu rồi mẹ cháu ngây”.
Cũng tiếng cười đầy bao dung nhân hậu đó, Nguyễn Khuyến dùng để chế giễu ông sư:
Đầu trọc lóc bình vôi, Nhảy tót lên chùa ngồi. Y a kinh một bộ,
Lóc cóc mò ba hồi. (Vịnh sư)
Chân dung vị sư hiện lên thật nực cười, không còn vẻ hào quang, linh thiêng vốn có. Tiếng cười được tạo nên từ cách sử dụng ngôn ngữ hài hước, dí dỏm: “trọc lóc”, “nhảy tót”, “y a”, “lóc cóc”...tiếng cười đầy xót thương, cảm thông.
Ngoài ra, với bọn thực dân Pháp - kẻ thù chính và lớn nhất của dân tộc, Nguyễn Khuyến đã châm biếm, đả kích sâu cay khiến chúng hiện lên trong thơ thật thảm hại:
Ba vuông phất phới cờ bay dọc, Một bức tung hoành váy xắn ngang.
(Lấy Tây)
Khi dùng hình ảnh lá quốc kì ba sắc, một biểu tượng cho linh hồn nước Pháp đặt bên cạnh chiếc váy của người đàn bà, Nguyễn Khuyến đã cho ta thấy sự thảm hại, thấp hèn của bọn chúng. Sự đối lập tương phản gay gắt giữa hai sự vật ở đây có tác dụng nghệ