Đôi Nét Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nguyễn Khuyến


Ở thời đại của Nguyễn Công Trứ, nền kinh tế đô thị đã phát triển mạnh, lễ giáo và đạo đức phong kiến không còn đủ sức mạnh để kiềm tỏa con người như trước nữa, yêu cầu giải phóng cá tính, giải phóng tình cảm ngày càng quyết liệt. Nguyễn Công Trứ không chỉ hưởng nhàn mà đi đôi với nó là hành lạc. Cái nhàn của ông không êm đềm, tĩnh lặng như của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, nó có tính chất hoạt động. Cuộc sống cá nhân này rất sôi nổi nhộn nhịp, bên cạnh thú vui thanh cao là những thú vui trần tục.

Đây là giây phút ngao du:


Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch,


Tiêu dao nơi cùng cốc thâm sơn


(Luận kẻ sĩ) Rồi thú cầm, kỳ, thi, tửu: Thơ một túi gieo vần Đỗ, Lý

Rượu lưng bầu rót chén lưu linh Đàn Bá Nha gảy khúc tính tang tình Cờ Đế Thích đi về xe, pháo, mã.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

(Cầm, kỳ, thi, tửu)


Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 4

Cả bài bạc, xướng ca, thậm chí đắm mình trong sắc dục:


Thú tiêu sầu rượu rót đề thơ,


Có yến yến, hường hường mới thú. Khi đắc ý mắt đi mày lại,

Đủ thiên nhiên thập thập thêm nồng.


(Tài tình)


Hưởng lạc không chỉ là phạm vi thể hiện con người tài tình mà còn dạt dào phong thái tự do, tự tại nơi Nguyễn Công Trứ. “Nếu công danh là cái tự khẳng định


bằng “hướng ngoại” thì hưởng lạc là sự khẳng định của bản thể cá nhân. Nếu công danh là cách tự khẳng định cá nhân trong bất hủ với vô hạn thời gian thì hưởng lạc là việc tự khẳng định mình trong thời gian hữu hạn của đời người” [26, tr. 181].

Kế với triết lý hưởng lạc cầu nhàn, cảnh nghèo với cuộc sống cùng khổ cũng là một phương diện thơ biểu hiện con người riêng tư cá nhân Nguyễn Công Trứ.

Hơn nửa cuộc đời, kể từ lúc sinh ra cho đến khi thi đậu, bổ quan, Nguyễn Công Trứ phải sống trong cảnh túng nghèo, bấn bách. Ông từng mô tả những nỗi khổ của cảnh nghèo trong nhiều bài thơ, đặc biệt là một bài phú nhan đề “Hàn nho phong vị phú”. Lúc đầu mới là nỗi khổ về vật chất – chỗ ở thì:

Kìa ai bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ,


Đầu kèo một tạc vẻ sao, trước của nhện giăng màn gió. Phên trúc ngăn nửa bếp, nửa buồng,

Ống nứa đựng đầu kê, đầu đỗ.


(Hàn nho phong vị phú)


Cái ăn:


Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no.


Cái mặc:


Áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu! Khăn lau dắt đỏ lòm, trải làm chiếu, vận làm quần, một bộ ăn chơi quá thú.

Có thể nói, đến Nguyễn Công Trứ, chất liệu hiện thực cuộc sống của nhà nho nghèo đã được ông phản ánh vô cùng phong phú và sinh động.

Thêm vào nỗi khổ vật chất là những chịu đựng về tinh thần. Phải lụy nhục khi vay mượn bị người đời khinh bỉ:

Thấy tớ sợ men tìm đến cửa ngoảnh mặt cúi đầu. Chị em e vất lấm vào lưng trề môi nhọn mỏ.


Láng giềng ít kẻ tới nhà,

Thân thích chẳng ai nhìn họ

(Hàn nho phong vị phú) Phải lép vế khi quá nghèo:

Chẳng phải rằng ngây, chẳng phải đần, Bởi vì nhà khó hóa bần thần.

Mấy đời thầy kiện mà thua mẹo

Nghĩ phận thằng cùng phải biết thân.

(Vịnh nghèo)

Khổ hơn nữa, Nguyễn Công Trứ lại là người có dòng máu phong lưu, ngoài sự thiếu thốn của con người tầm thường, lại thêm nỗi khổ của những khoản phong lưu. Nhà nghèo rớt mà vẫn be, vẫn ấm, tuy chỉ là “be sành chắp cổ” “ấm đất sứt vòi”. Vẫn tổ tôm, cờ tướng, mặc dù chỉ là “cỗ bài lá ba đời... hàng văn hàng sách lờ mờ”, “bàn cờ săng bảy kiếp nhà ma, chữ nhật chữ điền xiêu xó”.

Là một nhà nho tôn thờ chữ “trung”, chữ “hiếu”, Nguyễn Công Trứ đồng thời cũng là nhà thơ tha thiết với chữ “tình”. Tình cảm gái trai lần đầu tiên đến với một nhà thơ Nôm mặn nồng, gắn bó. Ông tả tâm trạng riêng tư:

Tương tư là cái sự làm sao, Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào.

...

Trăng soi trước mặt ngờ chân bước, Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào.

Một nước, một non, người một ngả, Tương tư không biết cái làm sao!

(Tương tư)

Nỗi nhớ thương bồi hồi trong cảnh ly biệt:


Kẻ về người ở,

Bồi hồi thay lúc phân kì.


Khéo quấy người hai chữ tình si,

Lửa ly biệt bầng bầng không tắt nguội.

Con người tài hoa tài tử gánh nặng trung hiếu, ôm nợ sách đèn ấy không ngờ lại có lúc trái tim cháy lên mãnh liệt bởi mãnh lực của tình yêu. Phải ôm mối sầu lấp đầy trời đất, phải ngẩn ngơ, thương nhớ ngậm ngùi:

Giống ở đâu vô ảnh, vô hình, Cứ tò mò quanh quẩn bên mình

Kiến ngẩn ngẩn ngơ ngơ đủ chứng. Hỏi trăng gió, gió trăng hờ hững, Ngắm cỏ hoa, hoa cỏ ngậm ngùi...

Với tiếng lòng da diết riêng tư, Nguyễn Công Trứ đã đưa vào thơ ca trung đại tiếng nói khẳng định nhu cầu tự nhiên, khẳng định con người cảm tính để con người được sống tự do với chính những tư tưởng của mình. Và điều ngược lại, chính những tư tưởng ấy đã góp phần làm đổi thay diện mạo văn học.

1.3. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến

1.3.1 Con người và cuộc đời

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), tên lúc đầu là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn. Sau khoa thi Hội không đỗ (năm 1865), ông đã đổi tên thành Nguyễn Khuyến để tỏ rò quyết tâm học tập của mình. Hiệu là Quế Sơn, tự là Miễn Chi. Nguyễn Khuyến sinh ở quê mẹ làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền thống khoa bảng. Ông nội là Nguyễn Tông Tích đỗ nho sinh. Cha là Nguyễn Tông Khải đỗ liền ba khoa tú tài.

Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi là làng Ngói, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Bà là một người phụ nữ đảm đang, chịu thương, chịu khó, tính tình lại “đoan trang, trầm tĩnh, thuận hòa” và xứng đáng là một bậc nữ lưu mẫu mực trong khuôn khổ xã hội cũ.


Ngay từ nhỏ, Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là thông minh học giỏi nhưng con đường học hành thi cử của ông cũng gặp rất nhiều lận đận. Năm 17 tuổi ông đã đi thi hương nhưng không đỗ. Ba khoa thi hương tiếp theo (1855, 1858, 1861) ông đều bị trượt. Con đường học hành không hề hanh thông với ông:

Bốn khoa hương thí không đâu cả, Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi...

(Giễu mình chưa đỗ)

Sau đó cha mất, nhà nghèo, ông phải bỏ học đi dạy thuê kiếm ăn nuôi mẹ. Về sau ông nghè Vũ Văn Lý (người làng Vĩnh Trụ, huyện thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, trước là học trò của bác ruột Nguyễn Khuyến), thấy ông thông minh, học giỏi nên đem về nuôi cho ăn học tiếp. Năm 1864 Nguyến Khuyến đậu giải nguyên trường Nam Định. Năm 1871 ông đỗ Hội nguyên rồi Đình nguyên. Vì đỗ đầu cả ba kì thi nên người ta gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ. Vua Tự Đức khi ban cờ biển cho Nguyễn Khuyến cũng viết hai chữ “ Tam Nguyên”. Ở tuổi 37, nhiều người cùng thời Nguyễn Khuyến đã thành danh, hưởng bổng lộc của triều đình, yên vị xã hội, thế nhưng Nguyễn Khuyến lúc này mới bước những bước đầu tiên vào con đường danh vọng.

Sau khi thi đậu, Ông được bổ làm quan ở Nội Các Huế, năm sau đổi làm Đốc học Thanh Hóa rồi án sát Nghệ An. Năm 1883 Nguyễn Khuyến làm phó sứ cùng với Lã Xuân Oai để đi công cán nhà Thanh. Nhưng do Thuận An bị thất thủ (tháng 8 năm 1883) nên việc đi sứ bị đình, ông lại trở về chức cũ. Bấy giờ, thực dân Pháp đang đánh chiếm dần nước ta, triều đình thì ngày càng bộc rò sự bảo thủ, bạc nhược. Năm 1884, buồn vì không làm được gì được để cứu vãn tình thế và không cam tâm làm tay sai cho kẻ thù, Nguyễn Khuyến đã lấy cớ đau mắt nặng, cáo quan về quê.

Sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo túng ở nông thôn, sau hơn mười năm làm quan thanh liêm, Nguyễn Khuyến lại trở về cuộc đời thanh bạch ở quê nhà. Sự sinh nhai của cả gia đình hoàn toàn nhờ cậy vào bàn tay đảm đang của bà vợ “hay lam hay làm”.


Tưởng chừng được sống một cuộc đời thanh bạch nơi quê nghèo nhưng bọn thống trị đã không để cho ông được sống yên trong cảnh ẩn dật. Chúng đã nhiều lần cử người đến mua chuộc con người có “tâm hồn cao quý” này, ép buộc Nguyễn Khuyến trở lại làm quan. Viện cớ già yếu, Nguyễn Khuyến đã nhất quyết từ chối. Sau Hoàng Cao Khải (kinh lược sứ Bắc Kì) lại mời ông đến làm gia sư cho con hắn. Bất đắc dĩ, Nguyễn Khuyến phải đi nhưng chỉ ít lâu sau, nhà thơ đã cho con là Nguyễn Hoan đến dạy thay. Vì giữ một thái độ bất mãn với bọn thực dân nên Nguyễn Khuyến bị chúng nghi ngờ, theo dòi. Để có thể sống một cuộc đời yên ổn, ông đành phải cho con trai là Nguyễn Hoan ra làm quan.

Năm 1905, Lê Hoan (tổng đốc Hưng Yên) tổ chức cuộc thi vịnh Kiều đã cố mời Nguyễn Khuyến vào làm ban giám khảo. Không thể từ chối được, nhà thơ buộc lòng phải tham gia. Nhưng vốn căm ghét bọn làm tay sai cho giặc, ông đã kín đáo gửi gắm tâm sự của mình trong những bài thơ vịnh Kiều để đả kích Lê Hoan và đồng bọn:

Thằng bán tơ kia giở mối ra Làm cho bận đến cụ viên già

(Kiều bán mình)


Nguyễn Khuyến là một nhà nho, cả đời phấn đấu cho khoa cử thế nhưng khi ra làm quan Nguyễn Khuyến lại chỉ làm quan có 11 năm. Đó là một dấu hỏi lớn trong cuộc đời của Nho sĩ chân chính Nguyễn Khuyến. Để trả lời câu hỏi này ta phải xét ở khía cạnh thời đại.

Như ta đã biết, thời đại mà Nguyễn Khuyến sống là một thời đại đầy biến động. Không chỉ do tiếng súng xâm lăng của thực dân Pháp gây nên mà còn do những biến loạn trong lòng dân tộc. Đây là thời kì những luân lí đạo đức cũ không còn được như xưa, hệ tư tưởng, nhân sinh quan và hệ ứng xử văn hóa cũ xây dựng từ mấy ngàn năm nay đã bị sụp đổ. Nguyễn Khuyến cũng như bao nho sĩ cuối mùa khác luôn bị hối thúc bởi hai ngả đường không biết nên về hay nên ở: một là cáo quan về quê ở ẩn và hai là tiếp tục ở lại làm quan.


Lui về ở ẩn là sự lựa chọn cuối cùng của Nguyễn Khuyến, khép lại sau lưng chốn quan trường lố lăng. Nguyễn Khuyến không chỉ được tiếng là một vị quan thanh liêm chính trực mà trong gia đình ông còn là một người chồng, người cha có trách nhiệm. Ông có tới bốn bà vợ và rất đông con. Bà cả được ba con là Nguyễn Hoan, Nguyễn Thuần và Nguyễn Thị Duy. Bà thứ được ba con là Nguyễn Điềm, Nguyễn Đôn, Nguyễn Thị Búp. Bà ba sinh một con là Nguyễn Khắc. Bà thứ tư họ Phạm mất sớm, không có con.

Cuối đời Nguyễn Khuyến chủ yếu sống ở quê nhà với vợ con. Trở về với xóm làng, thôn quê, ông trở thành nhà thơ của làng quê với những vần thơ gần gũi, chân quê mà vô cùng đằm thắm sâu sắc. Trong khoảng thời gian đó ông sống gần gũi với dân làng, hiểu biết những lo toan và tâm tình của họ. Chính sự hòa mình vào cuộc sống hồn nhiên nơi thôn dã đã giúp cho nhà thơ phần nào giải tỏa được tâm trạng luôn day dứt, đau khổ và mặc cảm của mình. Đây chính là khoảng thời gian nhà thơ có những trước tác đặc sắc để lại cho đời.

1.3.2. Sự nghiệp sáng tác


Nguyễn Khuyến trước hết là một nhà Nho – một nhà Nho chính thống. Trong suốt gần ba mươi năm lăn lộn ở “cửa Khổng, sân Trình”. Tư tưởng Nho giáo đã thấm sâu vào con người Nguyễn Khuyến nhưng tên tuổi Nguyễn Khuyến đi cùng năm tháng lại là Nguyễn Khuyến với tư cách của một nhà thơ.

Ông làm thơ từ khá sớm và làm bằng nhiều thể tài. Những năm sống ở quê nhà Nguyễn Khuyến sống chan hòa gắn bó với cảnh sắc thôn quê và chính mảnh đất quê hương ấy đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ sáng tác nên hơn 800 tác phẩm gồm thơ, văn, câu đối, hát nói… viết bằng chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công nhất là ở thể loại thơ Nôm. Có bài tác giả viết bằng chữ Hán rồi dịch ra chữ Nôm hoặc viết bằng chữ Nôm rồi dịch ra chữ Hán, cả hai đều rất điêu luyện. Thơ Nguyễn Khuyến tiêu biểu cho tâm hồn người Việt và mang phong vị cốt cách Á Đông. Những tuyển tập tác phẩm của Nguyễn Khuyến có quy mô lớn phải kể đến “Thơ văn Nguyễn Khuyến” (NXB Văn học, Hà Nội 1971), “Nguyễn Khuyến tác phẩm


(NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1984), “Nguyễn Khuyến tác phẩm và lời bình” (NXB Văn học, Hà Nội 2007)...


Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến được cắm mốc lớn khi ông cáo quan về ở ẩn. Thời kì từ quan về ở ẩn là thời kì sáng tác chủ yếu của nhà thơ. Tác phẩm của Nguyễn Khuyến chủ yếu được xoay quanh ba nội dung lớn: Bộc bạch tâm sự của mình; viết về con người cảnh vật và cuộc sống ở quê hương – vùng đồng bằng chiêm trũng ở Bắc Bộ; chế giễu, đả kích những kẻ tham lam, ích kỉ, cơ hội thời bấy giờ.


Thơ văn Nguyễn Khuyến để lại giá trị nhiều mặt cho nền văn học Việt Nam. Qua những tác phẩm của mình, Nguyễn Khuyến đã cho thấy tâm sự yêu nước thiết tha, tình yêu con người, cảnh vật thiên nhiên và phong tục tập quán vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ. Bên cạnh đó những tác phẩm của ông còn thể hiện sự thâm thúy sâu cay của một nhà thơ luôn dùng tiếng cười để đả kích, chế giễu, phản kháng đối với bọn thống trị thực dân Pháp, bọn quan lại và những người xấu xa trong xã hội. Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ trữ tình mà ông còn là một nhà thơ trào phúng, tiếng nói trữ tình và trào phúng trong thơ ông hòa quyện với nhau đã tạo nên một phong cách độc đáo trong thơ ca trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Toàn bộ sáng tác của mình, những vần thơ Nguyễn Khuyến viết về nông thôn là đặc sắc hơn cả và những vần thơ ấy đã làm nên cái riêng của thơ ông. Trong mảng thơ ca viết về nông thôn, Nguyễn Khuyến có những vần thơ viết cuộc sống một cách chân thật mà sâu sắc. Đặc biệt là những dòng thơ ông viết cho riêng mình, viết về đời sống cá nhân và những mối quan hệ tình cảm riêng tư của mình. Đó là những dòng thơ thể hiện rò nhất con người sâu sắc của Tam Nguyên Yên Đổ. Chủ đề đời tư xuất hiện là một nhu cầu tất yếu của đời sống, của tình cảm và trở thành một hiện tượng nghệ thuật đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến.

1.3.3. Mảng thơ viết về chủ đề đời tư trong trước tác của Nguyễn Khuyến


Như trên đã nói, ở chủ đề đời tư, vấn đề chủ yếu, vấn đề trung tâm mà nhà văn nêu lên, đặt ra trong tác phẩm là các vấn đề đời tư của chính bản thân tác giả, thể

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí