Con Người Luôn Dằn Vặt Day Dứt Khôn Nguôi


thuật độc đáo trong việc chế giễu, mỉa mai của tác giả. Cái giá trị tinh thần cao cả của thực dân Pháp đã bị hạ thấp trong con mắt của nhà thơ nó còn thảm hại hơn chiếc váy của người đàn bà.

Cũng với giọng điệu ấy, trong bài “Hội TâyNguyễn Khuyến đã vạch ra sự vô nghĩa của trò hề kỉ niệm cách mạng tư sản Pháp thắng lợi do chúng bày ra. Chua chát trước những trò chơi đê tiện, lố lăng xúc phạm đến danh dự của dân tộc:

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.

Tác giả đã phải thốt lên:

Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu. (Hội Tây)

Lối nói ngược có ý nghĩa quan trọng giúp tác giả kín đáo thể hiện thái độ của mình. Lời “khen” chứa đựng thái độ mỉa mai. “Khen” thực chất là chế giễu, phê phán những trò lố lăng, kệch cỡm của bè lũ xâm lược.

Nguyễn Khuyến xem bọn vua quan phong kiến chỉ là những thằng hề tiêu khiển. Tiếng cười hài hước, chế giễu được thể hiện gián tiếp qua lời vợ anh phường chèo. Chúng cũng là những vai hề trên sân khấu, cũng hò, cũng hét, cũng làm “quan to” uy nghi đường vệ nhưng thực chất chỉ là lũ vô tích sự, không làm nên trò trống gì. Dưới cái bóng bao trùm của chủ nghĩa thực dân, từ vua đến quan chỉ như những tên hề, bù nhìn mua vui cho thiên hạ:

Vua chèo còn chẳng ra gì,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.

(Lời vợ anh phường chèo)

Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 6

Tiếng cười có ý nghĩa sâu sắc, qua đó Nguyễn Khuyến phủ nhận hoàn toàn vai trò lịch sử của giai cấp phong kiến Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Trong khi nước nhà lâm nguy chúng không hề ngó ngàng đến việc quốc gia đại sự mà trái lại còn tỏ ra trơ tráo. Tất cả bọn người ấy ông gọi là “phỗng đá”, nghĩa là hạng người không còn nghĩ gì đến tổ quốc cứ trơ trơ trước sự nguyền rủa của người đời:


Ông đứng làm chi đó hỡi ông, Trơ trơ như đá vững như đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó, Non nước đầy vơi có biết không.

(Ông phỗng đá)

Ở đây, Nguyễn Khuyến thật tài tình khi từ một cá thể đáng cười nâng lên bóc trần thành một tổng thể đáng cười đó là cả triều đình phong kiến bù nhìn.

Nguyễn Khuyến không chỉ chế giễu sự bất tài, vô dụng của vua quan phong kiến, ông còn dành tiếng cười chế giễu đến bọn quan tham vô lại, bán nước hại dân. Tác giả đã gửi gắm tiếng cười mỉa mai và trình độ non yếu của tên Đốc học Hà Nam:

Tóc bạc răng long chừng đã cụ, Khăn thâm áo thụng cũng ra thầy.

(Mừng Đốc học Hà Nam)

Cái hài hước được bộc lộ qua dáng vẻ già nua và hình thức giả tạo trong chân dung tên Đốc học. Thế nhưng nhờ dựa dẫm vào quan Tây, cậy có cái “bảng vàng treo nhị giáp” hữu danh vô thực đó, hắn ra sức đục khoét bạn bè cốt là để “túi mình cho nặng chặt”, quên đi nỗi nhục, nỗi hổ thẹn mất nước hắn can tâm làm tay sai cho giặc để hưởng vinh hoa phú quý. Qua lời hỏi thăm tưởng như thân tình, Nguyễn Khuyến đã kín đáo sự vô liêm sỉ đó:

Bổng lộc như ông không mấy nhỉ? Ăn tiêu nhờ được chiếc lương Tây.

(Mừng Đốc học Hà Nam)

Những tên quan vô lại trong xã hội thực dân đó làm giàu ngay trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân lao động và dựa vào thói luồn cúi các quan Tây. Nguyễn Khuyến đã thấy rò sự thật ấy trong bài thơ “Hỏi thăm quan tuần mất cướp”:

Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông, Nó lại lôi ông đến giữa đồng.


Lấy của đánh người quân tệ nhỉ, Thân già da cóc có đau không? Bây giờ mới khẽ xầy da trán, Ngày trước đi đâu mất mảy lông. Thôi cũng đừng nên ki cóp nữa,

Kẻo mang tiếng dại với phường ngông.

Cả bài thơ có vẻ là một lời hỏi thăm, một sự quan tâm. Nhưng cách dùng từ và đặt câu hỏi không đúng chỗ, cách nói toạc những điều lẽ ra theo phép lịch sự không nên nói chính là dụng ý của nhà thơ để nhằm đả kích. Đặc biệt việc sử dụng thành ngữ dân gian “thân già da cóc” với trợ từ “nhỉ” đặt cuối câu làm nổi bật lên tiếng cười chế giễu. Sự đối lập giữa bộ dạng hiện tại “sầy da trán” với vẻ sang trọng, về hình thức trước đó càng tạo nên tính khôi hài đáng cười ở tên quan tuần. Dưới lời thăm hỏi có vẻ như rất chân tình, Nguyễn Khuyến đã phê phán thói “ki cóp” của tên quan tuần.

Bên cạnh đó, Nguyễn Khuyến còn dành tiếng cười cho chế độ thi cử. Thi cử đã trở thành một tệ nạn và những ông nghè, ông cống thời nay đâu phải là những nhân tài thực sự. Cho nên Nguyễn Khuyến đã đem cái danh vị hão của trí thức Hán học cũ ra hài hước.

Cũng cờ cũng biển, cũng cân đai Cũng gọi ông nghè có kém ai Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng Nét son điểm rò mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, Cái giá khoa danh thế mới hời.

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe, Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi.

(Tiến sĩ giấy)


Tác giả đã lột tả sự hài hước bằng một vài nét tiêu biểu. Để làm được một hình Nộm ông tiến sĩ giấy không khó, chỉ cần một mảnh giấy và ít màu mè tô điểm cho ông. Tác giả sử dụng hàng loạt các từ liên quan đến khoa bảng như: thân giáp bảng, văn khôi, tấm thân xiêm áo, khoa danh nhưng lại kết hợp với những từ mang tính mỉa mai. “Mảnh giấy” ở đây là những mảnh giấy tầm thường, vô giá trị nhưng lại làm nên được hẳn bảng vàng để xứng danh Tiến sĩ. Nó nói lên được sự vô giá trị của đạo học, không cần học hành, không cần dùi mài kinh sử cũng đỗ được Tiến sĩ. Rồi cũng xiêm áo, khoa danh nhưng bị người đời khinh thường, rẻ rúng, làm trò tiêu khiển. Trong con mắt của tác giả, những ông nghè đang oai phong, đường vệ ngồi trên cao kia chỉ là thứ “đồ chơi” rỗng tếch và vô dụng. Tiếng cười hài hước cất lên song cũng chứa đựng sự xót xa cay đắng.

Trong con mắt Nguyễn Khuyến, giá trị ân tứ vinh quy cao quý mà chúng đạt được hết sức tầm thường, rẻ rúng:

Anh mừng cho chú đỗ ông nghè, Không đỗ thì trời cũng chẳng nghe. Ân tứ dám đâu coi rẻ rúng,

Vinh quy ắt hẳn rước tùng xòe.

... Hiển quý đến nay đà mới rò, Rò từ những lúc tổng chưa đe.

(Mừng ông nghè mới đỗ)

Nguyễn Khuyến dùng cách xưng hô “anh”, “chú” nghe thật dí dỏm nhưng vẫn đậm chất trào lộng. “Không đỗ... trời không nghe” bởi vì chú không đỗ thì còn ai đỗ. Ở đây người đọc thừa hiểu ông nghè này đỗ vì giỏi hay vì cái khác. “Ân tứ” là ơn vua ban, “vinh quy” là trở về. Câu thứ thơ ba Nguyễn Khuyến nói ơn vua không dám coi rẻ rúng nhưng câu thơ dưới lại đả kích đám rước vinh quy. Từ “tùng xòe” là âm thanh kết hợp của chiêng, trống, nó gợi lên sự náo nhiệt nhưng có gì đó kệch cỡm, lố lăng như trò trẻ con hay chơi. Ẩn sau lời chúc là thái độ châm biếm kín đáo, “mừng” thực ra là giễu, là chế nhạo. Trong con mắt tác giả, tất cả ân tứ vinh quy


bỗng chốc không còn giá trị bởi hai tiếng “tùng xòe” thật hài hước. Đặc biệt, Nguyễn Khuyến còn vận dụng sáng tạo câu tục ngữ “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” để kết thúc bài thơ khiến cho tiếng cười còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

2.2.3. Con người luôn dằn vặt day dứt khôn nguôi

Những nét vẽ về hình dáng, tính cách chỉ là một khía cạnh là hình thức bên ngoài, con người thực của Nguyễn Khuyến là chính con người mang một bầu tâm sự không thể giãi bày. Đó là niềm ưu thời mẫn thế, là lòng yêu nước thương dân, lòng căm thù giặc xâm lược, muốn chống lại thực dân... nhưng rốt cuộc chẳng làm được gì. Nhà thơ luôn dằn vặt day dứt: dằn vặt mâu thuẫn trong bản thân; về hay ở?; say; cuối cùng cho mình là người vô tích sự.

Nguyễn Khuyến dằn vặt day dứt ở những mâu thuẫn ngay trong chính bản thân mình - từ việc nhỏ nhặt như nhận hay không nhận miếng thịt đến sự day dứt không làm tròn trách nhiệm của một đấng nam nhi thời loạn.

Nhân tặng nhục” được viết nhân dịp, có người đi ăn cỗ đám ma về, đưa biếu ông miếng thịt. Gặp hồi đói kém, người cho thịt lại có ý rất ân cần, nên ông không phải là không thích:

Tử ý nhất hà ân,

Dư tâm nguyên bất dục. (Nhân tặng nhục)

Dịch: Ơn người có ý ân cần,

Lòng ta đâu có ngại ngần mảy may. (Có người cho thịt)

Nhưng vừa thích lại chợt nghĩ đến mình trong tư cách người nhận, ông thấy xấu hổ vì rò ràng mình đã bị liệt vào một loại người thấp hèn. Ông cố sức đem bao nhiêu điển cố ra để thanh minh... nhưng cuối cùng vẫn phải nhìn thẳng vào tình cảnh hiện của mình, và sự ươn hèn của con người mình:

Ta dư bệnh nhi bần, Phong trần thái lục đục.

Dịch: Thương ta đau ốm, nghèo nàn, Phong trần lại quá ươn hèn hơn ai.


Trong lúc cảm thán nhất, ông hiểu ra tất cả cái thế “lưỡng đao” của mình: nhận hay không nhận chỉ là danh giới giả tạo chia cắt hai nỗi đau có thực, luôn luôn bám riết lấy cuộc đời ở ẩn của ông, mà ông không có cách gì cùng một lúc chối bỏ cả hai: một bên là cái nhục vì lụy người, và một bên là cái nghèo. Miếng thịt ở đây đã trở thành một biểu tượng đa nghĩa, chứa đầy mâu thuẫn giữa phần con và phần người, bản năng và xã hội:

Bất thực linh nhân cơ, Thực chi linh nhân nhục. Bất thực linh nhân bì, Thực chi linh nhân tục.

Dịch: Không ăn, cái bụng đói meo,

Ăn vào, cái nhục mang theo bên người. Không ăn, mình phải còm còi,

Ăn vào, mang tiếng con người bê tha.

Tiếp nữa, niềm day dứt đối với cụ Tam Nguyên là sự bất lực trước những biến đổi của thời cuộc. Ông cô đơn, trống trải khi mình đang bị chính thực tại mà mình đã dày công vun đắp, đã bỏ bao nhiêu trí lực để mà cải tạo nó giờ đây nó lại bỏ rơi và loại dần ông. Thay vào đó là bao nhiêu cảnh tượng buồn đau hiện ra trước mắt, người thì bán nước chạy theo giặc, người thì không hiểu được những thủ đoạn của bọn đế quốc nên vô hình chung trở thành những con rối trong tay chúng. Bạn bè thì thưa dần, mưu của người cũng đã cùng, còn cơ trời thì không biết ra sao. Cuộc sống hiện tại đã chôn vùi tất cả những gì là đẹp đẽ, tinh túy của cuộc đời. Cho nên con người như Nguyễn Khuyến không biết đi đâu về đâu trước bao nhiêu vận hội mới của hiện tại:

Mãn mục đa tân thức, Thương Tâm cố cựu hy. Nhân cùng thiên vị định? Đạo táng, ngã an quy?

(Ký Châu Giang Bùi Ân Niên)


Dịch nghĩa:

Bao nhiêu thể thức mới hiện ra đầy trước mắt, Đau lòng về nỗi những người bạn cũ thưa dần.

Mưu của người đã cùng rồi, mà cơ trời vẫn chưa biết ra sao? Đạo học mất rồi ta biết đi về hướng nào?

(Gửi ông Bùi Ân Niên ở Châu Giang)

Tất cả những nề nếp của xã hội, những tư tưởng của đạo nho giờ đã tan biến. Thay vào đó là một lối sống mới, một cách nhìn nhận mới nên một vị nho học như Nguyễn Khuyến không còn “đất để dụng vò” nữa. Bởi vậy Nguyễn Khuyến đã chán cảnh làm quan, ông coi hơn mười năm làm quan ở chốn quan trường là một việc làm đầy “lặn lội” vất vả. Ông tự thấy cảm thương mình nửa đời chịu nhiều lênh đênh trong còi phù thế.

Con người luôn dằn vặt day dứt ở Nguyễn Khuyến còn thể hiện ở việc về hay ở ?. Đối với một nhà nho đã từng theo đuổi học hành ra làm quan để thực hiện hoài bão, lí tưởng của mình như Nguyễn Khuyến thì việc cáo quan về nhà không phải là chuyện dễ dàng. Hành động “dứt áo từ quan” của ông không có được cái thanh thản như các bậc hiền nhân khi xưa. Ông luôn sống trong mâu thuẫn, giằng xé nội tâm mạnh mẽ giữa quyết định “về hay ở”. Có lúc những âm thanh quen thuộc gợi tình quê da diết:

Quyên đã gọi hè quang quác quác, Gà rừng gáy sáng tẻ tè te.

... Lại còn giục giã về hay ở,

Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe.

(Về hay ở)

Tiếng chim quyên đã gọi hè hay tiếng gà gáy buổi sớm đã làm động lòng người xa quê. Âm thanh như giục giã, mời gọi nhà thơ trở về chốn thanh bình yên ả khi xưa. Nhưng, hơn ai hết, ông thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm với nước, với


dân “Ơn vua chưa chút đền công. Cúi xuống hổ đất, ngửa trông thẹn trời”. Thêm nữa, ông thường đắn đo ngẫm trước, nghĩ sau:

Bỏ nước há không bạn bè ở lại,

Về nhà chưa chắc con cháu đã khen hay.

(Cảm tác)


Đặt mình trong các mối quan hệ cơ bản, Nguyễn Khuyến lại càng day dứt, xót xa trước quyết định “về hay ở”. Với nước, ông thấy mình là kẻ đớn hèn, bỏ cuộc; với bạn bè ông là kẻ lạc loài, tự đi một lối riêng; với con cháu, ông chẳng ra gì vì phụ lòng tin yêu của chúng bởi quan niệm của người xưa “một người làm quan cả họ được nhờ”, ông đã mất 37 năm đèn sách giờ lại tháo lui, sống cuộc đời thiếu thốn, đầy bi kịch tinh thần.

Trở về “vườn Bùi chốn cũ” Nguyễn Khuyến lúc nào cũng dằn vặt day dứt về sự lựa chọn của mình. Nhà thơ khẳng định ông cũng như “Bành Trạch”, “Ôn Công” khi xưa treo ấn từ quan lui về ở ẩn, tìm đến thơ văn, đàn hát hay uống rượu để tiêu sầu cũng là do thời thế mà thôi. Nhưng đây chỉ là cái cớ để nhà thơ tự động viên an ủi mình “sao chẳng về đi”, còn thực chất trong lòng nhà thơ luôn có sự trăn trở, giày vò.

Có thể nói, suốt một phần tư thế kỉ về quê, không một lúc nào Nguyễn Khuyến xa rời vận mệnh đất nước. Xuân qua, hạ đến, nỗi buồn vì đất nước cứ dâng lên, lòng nhà thơ dường như héo hon, thổn thức vì vận hội giang sơn. Nghe một tiếng hát giữa đêm khuya nhà thơ cũng buồn tê tái :

Một khúc đêm khuya tiếng giã chày, Nửa chen mặt nước, nửa tầng mây. Mình nghĩ vườn cũ vừa lui bước, Ngán kẻ phương trời chẳng dứt day.

(Nghe hát đêm khuya)

Đã lui bước trở về “vườn cũ”, nhà thơ vẫn không nguôi lo lắng cho những người khác vẫn ở lại không dứt được chốn danh lợi phú quý. Nhà thơ còn tự động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022