Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 7


viên mình không nên hối tiếc quá khứ, yên phận với con đường mà mình lựa chọn mặc dù ông biết rằng thân phận ở ẩn giống như “trồng lan trong ngò tối”, cô đơn, không có người tri ngộ

Bẻ liễu thành đài thôi cũng xếp, Trồng lan ngò tối ngát nào hay.

(Nghe hát đêm khuya)


Nguyễn Khuyến trở về với nông thôn nhưng tấm lòng của ông không hề nguội lạnh đối với việc nước. Cho đến lúc chết, tâm hồn ông cũng không mấy khi thanh thản. Suốt một phần ba cuộc đời mình, Nguyễn Khuyến đã sống trong một thứ âm thanh tuy ảo não nhưng luôn vấn vít bên tai ông: tiếng cuốc kêu tượng trưng cho lòng nhớ nước:

Năm canh máu chảy đêm hè vắng, Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ. Có phải tiếc xuân mà đứng gọi, Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.

Thâu đêm ròng rã kêu ai đó,


Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


(Cuốc kêu cảm hứng)

Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 7


Khi xưa các nhà thơ thường mượn tiếng cuốc để bộc bạch nỗi niềm tâm sự nhớ nước thầm kín của mình. Bà Huyện Thanh Quan đã từng mượn tiếng cuốc kêu để biểu lộ tâm trạng hoài cổ và một nỗi buồn thoáng qua. Trong thơ Nguyễn Khuyến, ta bắt gặp tiếng cuốc kêu réo rắt và bi thương hơn nhiều. Mượn hình ảnh tiếng cuốc kêu hè nhà thơ cực tả nỗi đau rỉ máu, nỗi buồn đến thấu nát ruột gan trước cảnh điêu linh của nước nhà. Nỗi đau đó khắc khoải, triền miên thường trực từ “đêm năm canh” cho đến “ngày sáu khắc”. Hơn thế, nỗi đau đó như được nhân lên gấp bội bởi đó là nỗi đau cô đơn, niềm tâm sự không biết bày tỏ cùng ai. Tâm trạng


đau đớn, nhớ tiếc bắt nguồn từ tình cảm tha thiết của nhà thơ với vận mệnh đất nước. Tuy cáo quan về ở ẩn nhưng thẳm trong sâu kín tâm hồn Nguyễn Khuyến vẫn trăn trở lo âu cho nước, cho dân. Thế nhưng non nước thôi thúc, giục giã người ra đi cứu nước mà bản thân ông tự cảm thấy bất lực nên trăm chiều bối rối ruột tằm, dạ ngẩn ngơ.

Cuối cùng Nguyễn Khuyến cũng như bao nhà thơ tiền bối của ta cũng như của đời Đường (Trung Quốc) là tìm vào rượu, tìm vào những cơn say để lánh đời. Nguyễn Khuyến mong muốn uống một chập hàng trăm chén rượu, nhận mình là một túy ông. Đây là một phương sách của nhiều nhà thơ cổ. Thi tiên Lý Bạch của thơ Đường Trung Quốc cũng đã tràn ngập trong bao cơn say. Nguyễn Khuyến dùng rượu như một phương tiện “áp muộn, bài ưu” (dẹp lo, nén buồn) để trút đi những ưu tư, phiền muộn. Nguyễn Đình Chú từng nhận xét: “Kể cũng lạ, Nguyễn Khuyến là người nghiêm túc, mực thước nhưng chính Nguyễn Khuyến lại say nhiều, có lẽ say nhiều nhất trong thơ” [ 9, tr. 221].

Túy ông ý chẳng say vì rượu, Say vì nước thẳm với non cao.

................................................


Có người say rượu tiếng còn nay, Cho nên say, say khướt cả ngày.

Say mà chẳng biết rằng say ngã đùng


.......................................................


Chớ buồn chi nghe tiếng hát làng say, Xin người gắng cạn chén này.

(Uống rượu ở vườn Bùi)


Trong bài thơ ngắn chỉ có mười ba câu nhưng Nguyễn Khuyến sử dụng đến tám từ “say”. Đây là khoảng thời gian Nguyễn Khuyến trở về nhà sau mười năm gió bụi.


Ta có thể nhận ra ông đang ngập tràn trong sự bế tắc. Nguyễn Khuyến, một con người đầy hoài bão, một người dành cả đời mình cho văn chương cử tử nhưng rốt cuộc tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Trong ông không tránh khỏi những phút giây bão tố. Đất nước trầm luân, những người tài giỏi, cương nghị như Nguyễn Khuyến nay trở thành bọt bèo trong cuộc đời. Ông mượn rượu để giải sầu. Nguyễn Khuyến không say vì rượu mà say vì “nước thẳm với non cao”. Cũng như các nhà nho xưa Nguyễn Khuyến tìm đến rượu để bầu bạn để quên đi sự đời. Nhưng rút cuộc rượu cũng không thể giúp nhà thơ quên đi nỗi đau thực tại, quên đi nỗi sầu mất nước:

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt, Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy, Độ dăm ba chén đã say nhè.

(Uống rượu mùa thu)

Mượn việc uống rượu, Nguyễn Khuyến đã miêu tả thiên nhiên và gửi gắm những tâm sự của mình. Bài thơ vừa là bức tranh tả cảnh đặc trưng một buổi chiều mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ đồng thời nó cũng là bức tranh tâm trạng của chính tác giả. Mùa thu gợi lên nỗi buồn, sự mất mát, nhưng Nguyễn Khuyến lại uống rượu một mình vào buổi chiều thu, điều đó càng làm tăng thêm sự cô liêu trống vắng. “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe” có chắc đó là sắc đỏ do rượu gây ra không?. Chắc là không bởi “năm ba chén đã say nhè” phải chăng đó là sự nén nhịn, cố nuốt đi một thứ gì đó cay cực trong lòng. Cảm xúc cứ trào dâng nhưng thi nhân cố gắng để giọt lệ không trào ra, cố gắng để dấu đi nỗi buồn đang dâng đến nghẹn lòng.

Vậy là trong thơ ông, hình ảnh một túy ông ngất ngưởng cứ hiện diện đây đó:


Bắc say độc chước đồi nhiên túy


Nhất dục xuyên hài thương thúy vi. (Xuân nhật III)


Dịch: Một mình ngồi uống rượu say ngả nghiêng bên cửa sổ Những toan xỏ dép để vượt non xanh.

(Ngày xuân III)


Và đây nữa, một túy ông uống rượu dưới bóng trăng và ngâm thơ:


Trầm ngâm tọa đối hàn đăng trước Nhất cú liên miên hứng vị cùng.

(Trừ tịch I)

Dịch: Ngồi lặng lẽ dưới bóng đèn rót rượu nồng

Ngâm một câu thơ kéo dài hai năm liền hứng vẫn chưa cạn.

(Đêm cuối năm )

Cứ thế, uống rồi say, say lại uống, uống vào lại ngâm thơ:

Túy đảo phục ngâm, ngâm phục túy.

(Tự thuật I)

Dịch: Say khướt rồi lại ngâm thơ, ngâm chán rồi lại uống say. (Tự thuật I)

Nếu không say thì Nguyễn Khuyến biết làm gì nữa đây. Ông đã già, mắt mờ chân yếu, đi đâu cũng kẻ đỡ người dìu, công việc của Tam Nguyên này chỉ có say và ngủ. Nhưng liệu say khướt, say miên man như vậy có làm cho con người Yên Đổ vơi đi nỗi sầu được không? Không! Rượu cũng không làm cho nhà thơ quyên đi thế sự, một túy ông vẫn trằn trọc, giày vò hiện lên.

Mặc quái bằng song liên nhật túy,


Ngã vi bất túy thục vi tinh. (Lão thái)


Dịch: Đừng trách bên song lúc nào cũng say sưa


Nếu ta mà không say thì tỉnh với ai đây. (Vẻ già)


Như ta đã biết, Nguyễn Trãi trở về ở ẩn sau khi non sông đã thu về một mối, vấn đề trong ông nặng về thế thái nhân tình. Thơ ở ẩn Nguyễn Trãi vươn tới cái thanh cao, buồn nhưng không bế tắc. Nguyễn Khuyến không có được cái thong rong cao cả ấy, ông phải chia sẻ cuộc sống chìm đắm với nhân dân. Đã có lúc Nguyễn Khuyến buông xuôi, phó mặc cho cuộc đời:


Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ,

Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây. (Mẹ Mốc)

Thái độ yêu nước của ông cuối cùng chỉ có thể cứu vớt được nhân phẩm của ông, còn thì:

Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười, Sự đời đến thế thế thời thôi!

... Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ,

Mây trăng về đau nước chảy xuôi. (Hoài cổ)

Nỗi lòng tâm trạng đau đớn bất lực của Nguyễn Khuyến được ông đẩy lên cao độ, ông coi mình là con người vô tích sự, con người đứng ngoài cuộc:

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ,

Có rượu thời ông chống gậy ra. (Lên lão)

“Ăn dưng” tức là ăn không. Nguyễn Khuyến quan niệm mình là người thừa của xã hội, mình không giúp ích gì được cho đời và phải ăn nhờ vào xã hội. Bao nhiêu năm đèn sách dùi mài kinh sử để rồi không giúp gì được cho nước cho dân. Nếu không là người có lương tâm thì có lẽ Nguyễn Khuyến đã không bao giờ phải chìm đắm trong những suy tư dằn vặt như vậy.

Nguyễn Khuyến là một nhà nho, con đường công danh là thi đỗ làm quan. Nhưng từ khi cụ Tam Nguyên bước vào chính trường được hơn một năm thì thực tế xã hội có nhiều thay đổi xáo trộn mạnh mẽ, thực dân Pháp tiến hành đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Chính cuộc tấn công ấy đã làm cho con đường làm quan của ông không suôn sẻ. Ông thấu hiểu rò nỗi nhục của kẻ sĩ nếu phải chịu thua kẻ thù, đặc biệt là đối với ông, một "Tam Nguyên" ba lần đỗ đầu mà lại không có một phương kế, không có khả năng để dẹp giặc cứu xã tắc, và Nguyễn Khuyến còn phải chịu một điều day dứt có lẽ là lớn hơn, ấy là đang bị thực tế loại dần, vô hình ông trở thành một con người đứng ngoài cuộc:

Thuật nghiệp vô tha lãn thả dung, An nhiên nhất thất vũ hoàn trung. Dĩ ưng bất khó thiên tâm hậu,


Hà hạnh vô thu thánh lượng hồng. Tài tiểu nan phân đa lũy nhục,

Vị ty hề bổ tứ thời công?


(Nhàn vịnh I)

Dịch nghĩa:


Công nghiệp theo người xưa không có gì khác là lười và rỗi Được yên ổn trong một ngôi nhà giữa còi nhân gian

Đã không bỏ tấm lòng trung hậu trời phú cho, May mắn sao lại không nhận ơn lớn vua ban

Tài kém không thể chia sẻ nỗi nhục bốn còi đầy đồn giặc Chức quan thấp bổ ích gì cho công việc bốn mùa?

(Vịnh nhàn I)

Xưa kia, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm từng cáo quan về ở ẩn song chưa ai có tâm trạng bất lực như Nguyễn Khuyến. Ông thấy hổ thẹn cho chút tài lực của mình và nhìn thấy rò sự trống rỗng, vô vị của nó. Cái tri thức của một vị đại khoa đã ngấm nghiệm sách thánh hiền cộng với tài lực của bản thân bỗng chốc trở nên vô nghĩa trong xã hội phong kiến thực dân. Nguyễn Khuyến dám nhìn vào sự thật để thấy sự vô nghĩa của mình cũng như của cả tầng lớp Nho học trước yêu cầu của lịch sử. Chính điều đó dẫn đến sự day dứt dằn vặt trong lòng ông. Mặc cảm về sự vô trách nhiệm với đất nước luôn trở lại trong thơ:

Cờ đang dở cuộc không còn nước,


Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. (Tự trào)


Hình ảnh thơ mang tính chất đa nghĩa: có lẽ đây là cuộc cờ, canh bạc còn mang hình tượng cuộc đời. Một sự dở dang lỡ cỡ trên con đường nhà thơ đã đi qua, dù Yên Đổ tiên sinh cố tình gọi một cách hài hước là “chạy làng” nhưng vẫn không sao giấu được chút ngậm ngùi xót xa. Câu thơ càng đọc càng đau bởi nó phanh phui tất cả, nó lộn trái hành động “chạy làng” của một con người đã vào ngò cụt. Trốn tránh trách nhiệm với bản thân


đã đành nhưng trốn tránh cả trách nhiệm với dân, với nước thì cái cười ấy ở nhà thơ đã là tiếng khóc vò xé, day dứt, đớn đau.

Đọc thơ Nguyễn Khuyến, ta thấy con người ông dù thức hay ngủ, tỉnh hay mộng, lang thang giữa chốn quan trường hay đã về “vườn Bùi chốn cũ” dường như luôn có sự day dứt không nguôi. Ông luôn ý thức được sự già nua, bất lực của bản thân:

Tuổi thêm, thêm được râu tóc phờ, Nay đã năm mươi có lẻ ba.

Sách vở ích chi cho buổi ấy, Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già. Xuân về ngày loạn càng lơ láo,

Gặp người khi cùng cũng ngất ngơ. Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng,

Sao con đàn hát vẫn say sưa.

(Ngày xuân dặn các con)


Bài thơ “dặn con” chỉ có tám câu thơ thì sáu câu là lời tâm sự của người dặn còn lời dặn chỉ có hai câu. Có lẽ chỉ cốt để người nghe cảm thông mà thành tâm, thấu suốt bởi người dặn là người đang ưu tư một nỗi niềm tâm sự cần đến sự sẻ chia. Nguyễn Khuyến hơn ai hết rất biết mình, biết mình “ngẩn ngơ”, “lơ láo”. Ông đau đớn nhận thấy cái học vấn của mình trở thành vô dụng. Vì mình đã không thi hành được đạo thánh hiền, không cứu vãn được thời cuộc:

Sách vở ích chi cho buổi ấy, Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.

(Ngày xuân dặn các con)

Nguyễn Khuyến yêu nước nhưng bất lực vì không thể giúp nước. Niềm day dứt u uất ấy, bản thân ông chưa tìm được lối ra nhưng người quân tử, bậc đại nho ấy luôn khẳng định phẩm giá và khí tiết của mình thông qua những biểu tượng hai mặt: Anh giả điếc, Mẹ Mốc, Lời gái góa...


Tác giả cũng giống như anh giả điếc: “khéo ngơ ngơ, ngác ngác ngỡ là ngây” (Anh giả điếc), không thèm để ý những điều xảy ra xung quanh để được yên thân, trách sự quấy rầy, sách nhiễu. Giả điếc để tránh xa sự dụ dỗ của kẻ thù, để được sống trong cảnh vui thú nơi điền viên:

Khi vườn sau, khi ao trước, khi điếu thuốc, khi miếng trầu, Khi chè sen năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu.

(Anh giả điếc)

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo, Nguyễn Khuyến đã nhận mình là một “Anh giả điếc” mặc sự khen chê của thiên hạ. Đó chính là khí tiết, bản lĩnh của một nhà nho yêu nước.

Tấm lòng kiên trinh của tác giả còn được gửi gắm qua hình ảnh mẹ Mốc:

Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm, Giữ son sắt êm đềm một tiết.

Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết, Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ.

(Mẹ Mốc)

Mẹ Mốc tuy hình hài nhem nhuốc, rách rưới nhưng bao giờ cũng giữ trọn tấm lòng thủy chung son sắt với chồng con. Phẩm chất cao đẹp của mẹ chính là tấm gương tiết nghĩa cho muôn đời soi chung. Ca ngợi mẹ Mốc: “sạch” “trắng” “trong” cũng là gián tiếp khẳng định tấm lòng kiên trung với dân với nước của nhà thơ. Tấm lòng đó được tác giả giữ sâu kín trong lòng mặc tiếng khen chê của thiên hạ:

Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ,

Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây.

(Mẹ Mốc)

Hơn thế nữa nhà thơ bao giờ cũng giữ trọn đạo thủy chung như nhất:

Thương thì gạo vải cho vay

Lấy chồng thì gái góa này xin van

(Lời gái góa)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022