Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 8


Theo quan niệm của đạo đức phong kiến, gái ngoan chỉ thờ một chồng, thần dân thì thờ một vua. Sự thật là gái góa, ai cũng mong có một tấm chồng đề nhờ cậy, nhưng phải tìm được người xứng đáng, còn nếu không thì đành “Buồn nằm suông, suông cả áo cơm”

Lấy chồng vốn nhờ câu ăn mặc Chẳng ngờ rằng đói rách hổ ngươi

(Lời gái góa)


Lấy chồng mà không đạt được mục đích của hôn nhân thì phỏng có ích gì? Nó vô duyên và kệch cỡm không khác gì cảnh: “Bà già đã tám mươi tư; Ngồi trong cửa sổ viết thư lấy chồng”.

Mặt thứ hai của hình tượng, nếu như vị thiên tử không xứng đáng với xứ mệnh “thay trời hành đạo” thì việc làm quan của nhà thơ cũng vô ích không kém. Bài thơ gợi được cái ngổn ngang của một người đứng trước ngã ba đường: ngổn ngang, lỡ cỡ vì nước đã mất nên không thể đi tiếp, nhưng cũng không thể quay lại. Một người chồng trong đời người đàn bà và một minh chúa cho một tôi trung, không thể so sánh tương đồng, nhưng ít ra cả hai chủ thể này (người đàn bà và bậc tôi trung) đều rất cần hai chủ thể kia (người chồng và minh chúa). Và rốt cuộc, điều làm cho chúng ta cảm động nhất là tấm lòng trong sạch, kiên trinh của Nguyễn Khuyến, trước sau không chịu đồng hành cùng bóng tối.

Và thái độ, phẩm giá thanh sạch ấy ông nguyện giữ đến hơi thở cuối cùng.

Ông muốn nói với người đời:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu. (Di chúc)


Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 8

Như vậy, ta thấy trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Khuyến là nỗi đau đớn, sự bế tắc, tuyệt vọng đến cùng cực của một con người luôn trăn trở, day dứt trước vận mệnh dân tộc đang rên xiết trong vòng vây của kẻ thù. Nỗi lòng đó lúc nào cũng thường trực trong lòng thi sĩ, có khi là giằng xé, giày vò, xót xa đau đớn.


Nỗi lòng này cũng được nhà thơ Tú Xương chia sẻ qua hình ảnh chú Mán, Với hình tượng chú Mán, nhà thơ đã gửi gắm tư tưởng tình cảm của mình trong buổi loạn ly:

Phong lưu nhất ai bằng chú Mán, Trong anh em chúng bạn kém thua xa. Buổi loạn ly bốn bể không nhà,

Răng chẳng nhuộm, vợ chẳng lấy, lụa là chẳng mặc. Mán chỉ làm đủ tiền tiêu vặt

Khi cao lâu, khi cà phê, khi nước đá, khi thuốc lá, khi đủng đỉnh ngồi xe.

Sự đời Mán chẳng muốn nghe.

(Chú Mán)

Mán là một nhân vật có thật ở thành phố Nam Định, quê hương nhà thơ Tú Xương, một người chuyên nghề gánh thuê, vác mướn nhưng có tính tình và phong cách sống ngất ngưởng lạ kì: không vợ con, chẳng có cửa nhà... nhưng với Tú Xương, Mán phong lưu nhất mực, “anh em chúng bạn kém thua xa”. Bởi vì con người ấy đã biết tách mình ra khỏi thói tục, sống đối lập với xung quanh, ung dung vòng cương tỏa. Trong thời buổi ấy, hoàn cảnh ấy còn gì tiết tháo hơn là chỉ “ấm ớ giả câm giả điếc” “chốn quyền môn luồn cúi mặc ai”... Triết lý này chẳng phải đã xuất phát từ lối sống “xuất xử hành tàng”, muốn “muốn độc thiện kì thân” của Nho gia, từ quan niệm đạo đức cổ truyền của dân tộc, để con người đạt tới tự do cá nhân, thoát vòng tục lụy.

Tóm lại, dưới chế độ xã hội phong kiến, Nguyễn Khuyến mang trong mình tư tưởng và mong ước muốn phò vua giúp nước, kinh bang tế thế, trị quốc bình thiên hạ. Nhưng những ý tưởng cao đẹp đó lại không thực hiện được, Nguyễn Khuyến phải sống trong nỗi day dứt dằn vặt của lương tâm. Không thực hiện được hoài bão, lí tưởng, nên Nguyễn Khuyến có tư tưởng xuất - xử, hành – tàng, lui vào cuộc sống ẩn dật để giữ trọn


danh tiết. Dù sống xa lánh việc đời, không màng đến danh lợi nhưng trong con người Nguyễn Khuyến mối liên hệ với cuộc đời với vận nước vận dân mãi không xa rời.

* Tiểu kết


Có thể nói, trong văn học Việt Nam trung đại, chưa có nhà thơ nào lại đưa cái “tôi” vào để tự thuật một cách sinh động và đầy đủ như Nguyễn Khuyến.Ông đã đem đến cho văn học dân tộc bức kí họa chân dung đầu tiên về đời sống cá nhân chân thực, cụ thể, chi tiết và sâu sắc. Qua số phận, qua cuộc đời mình, Nguyễn Khuyến cũng đồng thời làm hiện lên số phận, đời sống của cả dân tộc, của cả một lớp người trong xã hội buổi giao thời.

Với những nét vẽ tự họa về dáng vẻ bề ngoài và phẩm chất tính cách, Nguyễn Khuyến đã góp vào nền thơ văn truyền thống Việt Nam một cách tân lớn về xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình theo hướng phi lý tưởng hóa.


Chương 3

CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ QUA CÁC MỐI QUAN HỆ CÁ NHÂN


Văn học thời trung đại chủ yếu phản ánh mối quan hệ giữa con người với cái chung, với cộng đồng làng nước. Mối quan hệ chung này đã bao trùm lên mối quan hệ riêng, đôi khi mối quan hệ riêng không được nói đến hoặc chỉ là phụ. Đến Nguyễn Khuyến, bên cạnh con người nho giáo vẫn hiện lên một con người cá nhân cá thể với những mối quan hệ riêng tư như: Tình cảm vợ chồng, cha con, bạn bè, làng xóm…

3.1. Mối quan hệ vợ chồng


Xã hội phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, trong gia đình truyền thống, người đàn ông vẫn là người có quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, nên đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện thường tình không lấy gì làm lạ. Chính tư tưởng này làm cho đàn ông tự cho mình quyền gia trưởng. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình không được đề cao, thậm chí còn bị coi rẻ. Trong văn thơ cũng vậy, rất ít nhà thơ viết về cuộc sống tình cảm riêng tư của mình, đặc biệt viết về người vợ. Trước Nguyễn Khuyến, ta hầu như chỉ thấy những bậc nam nhi, trượng phu gửi vào trong thơ những điều to tát như trung quân ái quốc, trí quân trạch dân; hay chí, tâm, đạo…Còn làm thơ tặng vợ để phân trần tình cảm thì Nguyễn Khuyến có lẽ là một trong những người tiên phong.

Đến với sáng tác của Nguyễn Khuyến, ta bắt gặp rất nhiều bài ông viết về người vợ của mình. Nguyễn Khuyến có tới bốn bà vợ nhưng ông vẫn duy trì được hoà khí. Lí do chính ở chỗ Nguyễn Khuyến là một người chồng thương vợ nên ông rất quan tâm đến suy nghĩ của các bà. Thương yêu vợ Nguyễn Khuyến còn đề cao vợ:

Nghĩ chuyện trần gian cũng nực cười! Giời nào hơn vợ, vợ hơn giời?

Khôn đến mẹ mày là có một, Khéo như con tạo cũng thời hai. Giời khéo yêu vì, nhưng có phận,


Vợ mà vụng dại, đếch ăn ai. Cớ sao vợ lại hơn giời nhỉ? Vợ chỉ hơn giời có cái trai!

(Nhất vợ nhì giời)

Qua bài “Nhất vợ nhì giời” ta nhận thấy một giọng thơ hài hước hóm hỉnh nhưng vẫn thấy được sự đề cao vợ của Nguyễn Khuyến. Vợ chỉ có một và vợ hơn cả trời. Nguyễn Khuyến viết về cảnh đầm ấm vui vẻ trong gia đình mình với một giọng thơ hồn nhiên, vui đùa. Điều đó chứng tỏ rằng, nhà thơ có một cuộc sống khá yên ấm, hạnh phúc.

Trong một gia đình có bốn người đàn bà chắc hẳn không tránh khỏi những chuyện xô xát, va chạm, ghen tị giữa các bà mà người không thoải mái nhất đó chính là vợ cả.

Thấu hiểu điều đó, ông đã làm bài thơ để khuyên vợ cả, phân trần, động viên và bày tỏ rò tình cảm của mình với vợ cả:

Ta chẳng như ai lối nguyệt hoa, Trước là ngẫm nghĩ lối gần xa. Lấy năm thì cũng dành ngôi chính, Dẫu bảy càng thêm vững việc nhà. Mọi việc cửa nhà là việc nó,

Mấy con trai gái ấy con ta. Thôi đừng nghĩ sự chi chi cả:

Chẳng chữ gì hơn chữ thuận hòa.

(Khuyên vợ cả)

Vợ cả là người ông yêu quý nhất bởi bà là người chăm sóc, ở bên động viên, đỡ đần, lo lắng, cùng ông trải qua biết bao hoạn nạn trong suốt quãng thời gian ông thi cử, đỗ trượt. Nguyễn Khuyến là người nhạy cảm và biết quan tâm đến người khác nên ông đã nhận ra sự khó xử của vợ cả. Ông không hề tỏ thái độ gia trưởng để răn đe, bắt bà làm theo, ngược lại ông đưa ra những lời lẽ thuyết phục vừa có


tình vừa có lí. Ông muốn bà hiểu được rằng, dù lấy bốn vợ không phải vì ông là người quen lối trăng hoa mà vì ông muốn có người đỡ đần gánh vác công việc gia đình cùng bà. Như thế chứng tỏ ông hiểu được nỗi gian truân, vất vả của bà. Có thể nói, Nguyễn Khuyến là một nhà Nho chân chính, ông được thừa hưởng toàn bộ hệ thống giáo dục của Nho giáo, lại sống trong một xã hội nam quyền phong kiến thế nhưng Nguyễn Khuyến lại có những suy nghĩ khác người, khác đời và nó mang tính chất tích cực. Có lẽ từ nhỏ, hình ảnh của một người mẹ đoan trang thùy mị, một người tần tảo, yêu thương chồng con rất mực, luôn động viên ông những lúc ông thoái chí đã khắc sâu trong tâm trí ông, hình thành ở ông một cái nhìn nhân ái với cuộc đời. Lớn lên, những vấp váp trong hoạn lộ cũng hình thành nên cho ông sự nhẫn nhịn, trầm lắng. Nguyễn Khuyến khuyên vợ nghe vừa có lí, vừa có tình. Ông còn viện đến cả các con:

Mấy con trai gái ấy con ta...


Người xưa hay nói “bát đũa còn có lúc xô” huống chi là chuyện gia đình. Tuy nhiên, mỗi khi xô xát xảy ra mâu thuẫn người ta lại nghĩ đến những đứa con, con cái là sợi dây ràng buộc, niềm an ủi lớn lao của cha mẹ. Nguyễn Khuyến đã tác động vào tình mẫu tử, thiên tính nữ của vợ. Ông quả là người khéo léo, tế nhị. Ta cảm nhận lời thơ như lời nói hằng ngày mà hàm ý vẫn rất sâu sắc. Cuối cùng ông lấy hai chữ “thuận hòa” để khuyên vợ:

Thôi đừng nghĩ sự chi chi cả, Chẳng chữ gì hơn chữ thuận hòa.

Để tránh mâu thuẫn trong gia đình, tránh sứt mẻ tình cảm vợ chồng thì có lẽ hai chữ thuận hòa là hai chữ có ý nghĩa nhất. Dân gian vẫn nói “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Quả đúng như vậy, Nguyễn Khuyến đã dùng những lời lẽ chân tình để khuyên vợ bởi ông biết dù giận dỗi, bực tức nhưng người vợ của ông lúc nào cũng tần tảo, chăm lo và yêu thương chồng con hết mực. Đó cũng là người mà Nguyễn Khuyến vui vầy, chia sẻ, tâm sự chuyện trăm năm. Có lẽ Khuyến Khuyến là người mở đường cho một cái nhìn bình đẳng trong quan hệ vợ chồng.


Ông không tỏ ra gia trưởng, độc đoán mà dùng lời lẽ chân tình để tác động vào tình cảm. Và sau Nguyễn Khuyến ta mới thấy một Tú Xương quan tâm và “thương vợ” rất mực.

Càng yêu vợ bao nhiêu, khi vợ mất nỗi đau càng lớn bấy nhiêu. Ông không chỉ buồn khổ mà còn đau đớn đến tột độ. Khi bà cả mất ông đã viết bài Điếu nội để khóc bà:

Cân trất truy tùy ngũ thập niên, Y hòe nhất mộng dĩ thành miên. Bạch câu hốt hốt hữu như thị,

Thanh trủng luy luy thùy bất nhiên. Tĩnh thổ an tri phi nhị lạc,

Trần đồ vị tất vọng nhân liên. Nhược giao ngã thọ như Bành Tổ, Bát ách xuân thu kỷ khấp huyền.

(Điếu nội)


Dịch : Khăn lược theo nhau đã năm mươi năm,


Một giấc mộng tựa cây hòe đã thành giấc ngủ dài. Bóng câu trắng vùn vụt nhanh như thế đó!

Nấm mồ xanh ngổn ngang, ai rồi cũng vậy mà!


Nơi tĩnh thổ, biết đâu chẳng là nơi vui sướng của bà, Đường trần gian, chưa chắc đã mong người khác thương. Nếu để tôi sống lâu được như ông Bành Tổ,

Thì tám trăm năm biết bao lần phải khóc vợ.


(Khóc vợ)


Bà vợ cả là người ông cưới về từ lúc ông mới mười tám tuổi, cùng ông chung sống suốt năm mươi năm trời và suốt thời gian ấy một lòng một dạ với chồng, thương con hết mực:

Khăn lược theo nhau đã năm mươi năm,


Một giấc mộng tựa cây hòe đã thành giấc ngủ dài.


Chưa bao giờ bà được sống trong cảnh giàu sang phú quý, bởi Nguyễn Khuyến là một ông quan thanh liêm, cuối đời lại cáo về ở ẩn tại quê nhà và với ông cảnh giàu sang phú quý trên đời chỉ là mơ hồ như một giấc mộng dài.

Cuộc đời con người cũng thế, chỉ như bóng ngựa câu chạy qua khe hở, chỉ thoáng qua rồi lại trở về với cát bụi. Bà cả cũng không tránh được quy luật của cuộc đời “sinh – lão – bệnh – tử”.

Nấm mồ xanh ngổn ngang, ai rồi cũng vậy mà!


Nhưng biết đâu ở “nơi tĩnh thổ” lại là nơi “vui sướng của bà” bởi ở nơi đó bà không còn những lo toan, những gánh nặng trần gian.

Hai câu cuối Nguyễn Khuyến nhắc đến tích ông Bành Tổ, sống 800 năm và 49 lần góa vợ. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Khuyến nhắc đến tích này, ông muốn nói rằng nếu sống lâu như Bành Tổ thì có lẽ đã phải bao lần nhà thơ khóc lóc nhớ thương. Bởi với Nguyễn Khuyến, vợ là một trong những người quan trọng nhất của đời ông.

Tuy dành nhiều tình cảm cho bà cả nhất nhưng Nguyễn Khuyến cũng không quá thiên vị ai mà ông san sẻ tình cảm của mình cho cả bốn bà. Nguyễn Khuyến không chỉ làm thơ cho vợ cả, khóc vợ cả mà ông còn có những bài thơ chan chứa tình yêu thương viết để khóc bà hai, bà tư. Bài thơ nào ông cũng thể hiện tình cảm chân thành và sâu sắc.

Khi khóc bà hai đã mất ở nơi đất khách mà nhà thơ chưa kịp gặp mặt, Nguyễn Khuyến có bài thơ Lữ thấn khốc nội:

Tương kỳ giai lão, lão vô duyên, Nhất biệt du niên, tiện bách niên.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022