Khoảng Cách Từ Các Chợ Nổi Đến Trung Tâm Tạo Khách


Trên phương diện khả năng tiếp cận, chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm gần trung tâm đô thị (thị trấn, thị xã, thành phố), nơi quy tụ nhiều tuyến đường bộ nên du khách có thể đến chợ nổi theo nhiều nẻo đường. Về đường thủy, chợ nổi nằm trên tuyến chính hoặc nơi hợp lưu của nhiều nhánh sông, và vì thế, tàu du lịch có thể tiếp cận chợ nổi từ những địa phương khác nhau.

Bảng 2.5: Khoảng cách từ các chợ nổi đến trung tâm tạo khách


Chợ nổi

Đến thành phố Hồ Chí Minh(*)

Đến thành phố Cần Thơ(*)

Cái Bè

108

67

Trà Ôn

178

27

Cái Răng

171

7

Phong Điền

188

15

Long Xuyên

187

61

Châu Đốc

248

109

Ba Ngàn

199

34

Ngã Năm

228

63

Vĩnh Thuận

350

185

Cà Mau

290

153

Cái Nước

340

203

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Chợ nổi và khai thác chợ nổi phục vụ mục đích du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long - 11

Chú thích: * Đến trung tâm thành phố, đơn vị tính km

Nguồn: Tác giả, 2018

2.2.1.2. Tài nguyên du lịch chợ nổi

a. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Yếu tố tự nhiên có khả năng hấp dẫn du khách ở chợ nổi là sông nước. Điểm chung của sông nơi chợ nổi phân bố là khá rộng đến rộng, dòng nước tương đối trong, tạo cảm giác thích thú cho du khách trong quá trình thực hiện chuyến tham quan. Trần Đức Thanh và Trần Thị Mai Hoa [54] cho rằng, con người ngày càng sống tách biệt với thiên nhiên bởi họ tìm mọi cách để tạo ra môi trường sống thiên về kỹ thuật, nhưng vốn là một thực thể của thiên nhiên, con người lại muốn quay trở về với thiên nhiên. Sông nước ở chợ nổi là một bộ phận của thiên nhiên nên có khả năng thu hút du khách, đặc biệt là khách sống ở các đô thị và các nước có nền công


nghiệp phát triển. Tuy nhiên, sự không đồng đều về chất lượng là điểm yếu đối với sông nước ở các chợ nổi. Long Xuyên và Châu Đốc là hai chợ nổi có chất lượng sông nước tốt nhất. Trung bình là tiêu chuẩn đối với chất lượng sông nước ở chợ nổi Cái Bè, Trà Ôn, Cái Răng, Phong Điền, Ba Ngàn, Ngã Năm và Vĩnh Thuận. Trong khi đó, kém nhất về chất lượng là sông nước ở chợ nổi Cái Nước và Cà Mau. Vì vậy, sẽ không thích hợp cho hoạt động du lịch ở chợ nổi Cà Mau và Cái Nước trên cơ sở yếu tố hấp dẫn sông nước.

Ngoài chức năng tạo cảm giác thú vị, sông nước còn có khả năng thu hút du khách bởi ý nghĩa sinh thái, văn hóa và lịch sử của chúng. Đến Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều du khách muốn đi thuyền ngắm sông Tiền, sông Hậu, sông Cần Thơ, các tuyến kênh tạo nên địa danh Ngã Bảy, Ngã Năm. Thực hiện chuyến tham quan ở chợ nổi Cái Bè, Long Xuyên, Châu Đốc, Cái Răng, Ba Ngàn và Ngã Năm sẽ giúp du khách thỏa mãn nhu cầu này.

b. Tài nguyên du lịch văn hóa

Để khai thác chợ nổi phục vụ du lịch không thể tách chợ nổi ra khỏi không gian xung quanh chúng. Tuy nhiên, để làm nổi bật tài nguyên du lịch của chợ nổi và phân biệt tài nguyên du lịch chợ nổi với tài nguyên du lịch chợ phố, chúng tôi chỉ xem xét các yếu tố văn hóa trên chợ nổi. Theo đó, chợ nổi có khả năng hấp dẫn du khách bởi nhờ vào hàng hóa, hoạt động mua bán, cách thức bẹo hàng và đời sống của người dân thương hồ. Chợ nổi nào càng nổi bật về các yếu tố này càng có nhiều khả năng cho việc khai thác phục vụ du lịch.

- Hàng hóa:

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Trên chợ nổi, người dân bán nhiều loại hàng hóa nhưng phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn nhất là nông sản. Ngoài ra, thức ăn, đồ uống, thực phẩm tươi sống, nhu yếu phẩm, hàng lưu niệm, đồ gia dụng, cây giống, xăng dầu, cây cảnh, vé số,… cũng được bán ở chợ nổi này hay chợ nổi khác.

Ba nhóm hàng nông sản chủ lực ở chợ nổi là quả, củ và rau. Các chợ nổi Cái Răng, Long Xuyên và Ngã Năm là nơi tập trung lượng hàng nông sản lớn nhất trong các chợ nổi ở vùng. Bên cạnh hàng nông sản, một số loại thức ăn (cơm, bún,


bánh mì,...), đồ uống (cà phê đá, nước ngọt, trà đá đường,...) được bán ở chợ nổi Cái Răng, Cái Bè, Phong Điền, Long Xuyên, Châu Đốc, Ngã Năm, Vĩnh Thuận và Ba Ngàn. Để phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân thương hồ, trên chợ nổi Phong Điền, Ba Ngàn và Ngã Năm, thực phẩm tươi sống (thịt heo, cá, trứng, rau,…) được cung ứng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thương hồ, nhiều loại nhu yếu phẩm (dầu ăn, nước mắm, đường, bột ngọt,…) được bán trên chợ nổi Trà Ôn, Phong Điền, Châu Đốc và Ngã Năm. Hàng lưu niệm được bán ở chợ nổi Cái Răng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Vừa cung ứng hàng hóa cho người dân thương hồ và cư dân địa phương, đồ gia dụng (cước rửa chén, xoong nồi, nón lá,…) được bán ở chợ nổi Phong Điền và Châu Đốc, cây giống (bạch đàn, tràm, cây ăn quả) có ở chợ nổi Ba Ngàn, Ngã Năm và Phong Điền; trên chợ nổi Cái Răng, Long Xuyên và Ba Ngàn, người dân cung cấp mặt hàng xăng dầu; cây cảnh được bán trên chợ nổi Cái Răng, Cái Bè, Long Xuyên, Ngã Năm,…; người dân bán vé số ở chợ nổi Phong Điền và Châu Đốc.

So với hàng hóa ở vùng, hàng hóa trên chợ nổi không có tính đặc trưng, tuy nhiên, chúng có tác dụng phục vụ nhu cầu tham quan, ăn uống và mua sắm của du khách. Trong các chợ nổi ở vùng, Cái Răng, Long Xuyên, Ngã Năm, Cái Bè, Vĩnh Thuận đứng đầu về khối lượng và sự đa dạng hàng hóa nên có nhiều khả năng cho khai thác du lịch.

- Hoạt động mua bán:

Hoạt động mua bán trên chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện chủ yếu bởi người Kinh. Phương tiện được sử dụng trong giao thương là ghe, vỏ lãi và xuồng. Trực tiếp vào rẫy thu mua, nhờ người khác mua hộ, đến chợ nổi khác thu mua, mua lại của nhà vựa, tự sản xuất hàng hóa là những cách thức giúp người dân thương hồ có được hàng hóa bán buôn ở chợ nổi. Địa điểm mua bán thường là những chợ nổi quen thuộc bởi buôn có bạn, quen mặt đắt hàng. Có người cùng lúc bán nhiều loại hàng hóa nhưng cũng có người chỉ chuyên bán một loại hàng hóa nào đó (phụ thuộc vào vốn, kinh nghiệm mua bán, khả năng tiếp cận nguồn hàng). Đối tượng mua bán trên mỗi chợ nổi tương đối ổn định bởi mối quan hệ đối tác đã được thiết lập. Hàng hóa trên chợ nổi được bán dưới dạng sỉ và lẻ. Tùy


vào loại hàng hóa, một số đơn vị đo lường trong mua bán được sử dụng (hầu hết hàng hóa được bán dưới dạng cân ký; dạng đếm thiên, chục được áp dụng với đối khóm, dừa; chuối được bán bằng cách đếm nải; tạ được sử dụng đối với khoai mì). Giá cả hàng nông sản trên chợ nổi rẻ hơn so với giá cả hàng nông sản ở chợ phố bởi chi phí vận chuyển bằng đường thủy rẻ hơn so với chi phí vận chuyển bằng đường bộ và hàng hóa trên chợ nổi ít qua những khâu trung gian hơn.

Người dân thương hồ trên chợ nổi rất quan tâm đến lần giao dịch đầu tiên bởi nó ảnh hưởng đến sự thuận lợi hoặc khó khăn trong hoạt động mua bán cả ngày của họ. Để giao hàng, ghe mua và ghe bán thường áp sát mạn nhau, từng kiện, buồng, trái được đưa, tung, ném đến người nhận. Thời gian trung bình một chuyến buôn của người dân thương hồ thấp nhất là một ngày và cao nhất là 10 ngày. Để cầu mua may bán đắt, công việc kinh doanh hanh thông, người dân thương hồ thường thờ Thần tài và Thổ địa.

Hoạt động mua bán trên chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện tính đặc trưng của văn hóa thương mại vùng sông nước, và vì vậy, nó có khả năng thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm. Theo Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch tỉnh An Giang và Tiền Giang [48], du khách có nhiều nhu cầu trong chuyến tham quan, trong đó, nhu cầu hiểu biết về hoạt động mua bán của người dân thương hồ đã thôi thúc du khách đến với chợ nổi. Tự tìm hiểu hoặc nghe kể về hoạt động này thật sự là mong đợi của nhiều du khách. Trong các chợ nổi ở vùng, Cái Răng, Long Xuyên, Ngã Năm, Cái Bè và Vĩnh Thuận có hoạt động mua bán sôi động nhất nên có nhiều khả năng cho hoạt động khai thác du lịch.

- Cách thức bẹo hàng:

Cách thức bẹo hàng trên chợ nổi chỉ có ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Bẹo hàng là việc treo những thứ cần bán lên thanh cây (được làm bằng tre, ống nhựa cứng, ống tuýt sắt) hoặc sợi dây để bạn hàng dễ nhìn thấy. Hàng hóa được bẹo là nông sản. Mũi ghe và hai bên mũi ghe là vị trí lí tưởng để bẹo hàng. Tùy vào mức độ quản lý của công an đường thủy, khả năng gây cản trở giao thông và kích cỡ hàng hóa, cách thức bẹo hàng có sự khác biệt. Thông thường, những nơi được


quản lý lỏng lẻo và ít gây trở ngại giao thông, hàng hóa có trọng lượng lớn, cây bẹo được cắm dưới dạng nằm ngang, ngược lại, cây bẹo được mắc thẳng đứng.

Đến nay, có một số cách lý giải về nguồn gốc của việc bẹo hàng. Nhâm Hùng

[20] cho rằng, từ cách nói “bẹo hình, bẹo dạng” trong dân gian, người dân thương hồ nghĩ ra cách bẹo hàng. Trong khi đó, Thiên Lý (2009; dẫn theo [39]) khẳng định, việc phát minh ra cách bẹo hàng xuất phát từ thói quen treo hàng nông sản trên thanh tre để bán ở nhiều gia đình vùng nông thôn. Chúng tôi cho rằng, việc bẹo hàng có thể kế thừa từ cách bẹo chim của người nông dân. Về hình thức (treo nhiều vật lên một thanh cây) và tác dụng (thông báo) có sự tương đồng cao, tuy nhiên, tùy vào mục đích mà việc bẹo có tác dụng mời gọi (bạn hàng) hay xua đuổi (chim).

Cách thức bẹo hàng ra đời từ rất lâu, có mối quan hệ mật thiết với chủ nhân của chợ nổi và nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của những người mua bán trên sông trong điều kiện sông nước mênh mông và tải trọng ghe chở hàng lớn. Bẹo hàng là cách thức tiếp thị hàng hóa theo kiểu dân gian nhưng không kém phần độc đáo bởi nó thể hiện khả năng ứng phó với môi trường sông nước và kinh nghiệm cạnh tranh thương mại của người dân thương hồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hơn nữa, nhiều loại hàng hóa với kích thước, hình dáng và màu sắc khác nhau được bẹo trên một thanh cây, sợi dây tạo nên một hình ảnh đẹp, ấn tượng. Nhiều du khách, nhất là khách quốc tế thường tỏ ra thích thú với cách thức bẹo hàng ở chợ nổi. Nhâm Hùng [20] cho rằng, cách thức bẹo hàng tô điểm cho toàn cảnh khu chợ nổi những đường nét, màu sắc,… tạo nên một vẻ đẹp trên sông nước, khiến ai đến chợ nổi cũng đều tấm tắc ngợi khen; du khách trong và ngoài nước đến tham quan trước kết họ trầm trồ và ghi liền hình ảnh lạ mắt này. Trừ chợ nổi Cái Nước, các chợ nổi còn lại đều có cách thức bẹo hàng, tuy nhiên, chợ nổi Cái Răng, Long Xuyên, Ngã Năm, Cái Bè, Vĩnh Thuận và Châu Đốc thật sự đứng đầu về sức hấp dẫn của cách thức bẹo hàng.

- Đời sống của người dân thương hồ:

Người dân thương hồ là những người chuyên đi lại, mua bán và sinh hoạt trên sông ở chợ nổi. Họ đến với nghề thương hồ vì nhiều nguyên nhân nhưng rốt cuộc cũng vì mục đích mưu sinh. Trước khi làm nghề thương hồ, hoạt động sinh kế của họ là sản


xuất nông nghiệp, mua bán, làm công,... Số người trên mỗi ghe dao động từ 1 đến 6 và trung bình là 2,83. Các thành viên chủ yếu có mối quan hệ gia đình, họ hàng.

Thiết bị nấu ăn của họ phần lớn là bếp ga bởi nó phù hợp với cuộc sống trên ghe (thiếu điện và thường xuyên di chuyển). Người dân thương hồ sử dụng nhiều nguồn nước cho hoạt động nấu ăn, uống, tắm giặt và rửa thực phẩm. Nước đóng chai (bình), nước sông, nước giếng khoan, nước máy được họ sử dụng cho việc nấu ăn, uống; nước sông, nước giếng khoan, nước máy được dùng để tắm giặt và rửa thực phẩm. Bởi vậy, trong giới thương hồ thường biết câu “Đạo nào vui bằng đạo đi buôn, Xuống bể lên nguồn gạo chợ nước sông”. Để nắm bắt thông tin và giải trí, người dân thương hồ chủ yếu sử dụng tivi, radio và điện thoại di động.

Đi lại trên sông đôi khi gặp nguy hiểm, để khắc phục vấn đề này về mặt tâm linh, họ thờ Bà Cậu và Phật Bà Nam Hải. Sức khỏe, tuổi thọ rất quan trọng đối với họ, và vì vậy, các vị thần (Quan Thánh Đế Quân, Mẹ Sanh Mẹ Độ) được thờ tự trên ghe để cầu mong sự phù trợ. Một số người dân thương hồ thờ cúng gia tiên, Đức Huỳnh Giáo chủ trên ghe bởi tín ngưỡng, tôn giáo là một phần quan trọng đối với đời sống tâm linh của họ. Nhằm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau, trên một số ghe, người dân thương hồ trồng cây cảnh, nuôi chó và gà.

Đời sống của người dân thương hồ trên chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long hàm chứa những giá trị văn hóa độc đáo, đặc trưng cho hoạt động tận dụng và thích ứng môi trường sông nước của người dân. Vì lẽ đó, nó là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách ở chợ nổi. Smith [119] cho rằng, nhiều du khách đã và đang rất quan tâm đến truyền thống và lối sống của người dân địa phương. Nelson và Shock

[108] cũng khẳng định, nhiều du khách bị cuốn hút bởi cách sống, cách làm việc của cư dân bản địa. Những chợ nổi có số lượng ghe xuồng tham gia mua bán đông đúc (Cái Răng, Long Xuyên, Ngã Năm) sẽ có nhiều lợi thế trong khai thác du lịch bởi chúng thể hiện đời sống của người dân thương hồ phong phú hơn.

2.2.1.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác du lịch chợ nổi

Chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm gần trung tâm thành phố, thị xã và thị trấn nên chúng tận dụng được mạng lưới cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ cho sự phát triển của mình. Trong các yếu tố cấu thành nên cơ sở hạ tầng, hệ thống


đường sá, bến tàu/cảng du lịch/bến đò, mạng lưới thương nghiệp, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp nước, mạng lưới điện có ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác chợ nổi phục vụ du lịch. Về hệ thống đường sá, du khách có thể tiếp cận chợ nổi theo nhiều tuyến đường (Bảng 2.6). Nhìn chung, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đi qua chợ nổi đều được tráng nhựa và làn đường đủ rộng cho việc lưu thông của phương tiện vận tải khách với nhiều loại tải trọng khác nhau.

Bảng 2.6: Các tuyến đường du khách có thể tiếp cận chợ nổi


Du khách có thể đến chợ nổi bằng các tuyến đường bộ

Chợ nổi

Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 875 và 864, huyện lộ 74

Cái Bè

Quốc lộ 54, tỉnh lộ 904, hệ thống đường thị trấn Trà Ôn

Trà Ôn

Quốc lộ 1A, 91, 91B, 61C, đường nội đô thành phố Cần Thơ

Cái Răng

Quốc lộ 1A, 91, 91B, 61C, hệ thống đường nội đô thành phố Cần Thơ, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, tỉnh lộ 923, 926, 932

Phong Điền

Quốc lộ 91, 80, 54, tỉnh lộ 943, 944, hệ thống đường nội đô thành phố Long Xuyên

Long Xuyên

Quốc lộ 91, tỉnh lộ 953, 956, 957, hệ thống đường nội đô thành phố Châu Đốc

Châu Đốc

Quốc lộ 1A, quản lộ Phụng Hiệp, tuyến dân cư vượt lũ Cái Côn

Ba Ngàn

Quản lộ Phụng Hiệp, quốc lộ 61B, đường nội thị Ngã Năm

Ngã Năm

Quốc lộ 63

Vĩnh Thuận

Quốc lộ 1A, quản lộ Phụng Hiệp, quốc lộ 63, hệ thống đường nội đô thành phố Cà Mau

Cà Mau

Quốc lộ 1A, hệ thống đường thị trấn Cái Nước

Cái Nước

Nguồn: Tác giả, 2019

Bến tàu/cảng chuyên dùng cho việc khai thác du lịch chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long là bến tàu du lịch Cái Bè, cảng du lịch Ninh Kiều, bến tàu du lịch chợ nổi Cái Răng. Ngoài bến tàu, cảng chuyên dùng cho việc khai thác du lịch chợ nổi, Đồng bằng sông Cửu Long còn có một số bến đò có chức năng vừa phục vụ nhu cầu đi lại của người dân thương hồ và người dân địa phương, vừa phục vụ hoạt động tham quan chợ nổi của du khách (bến đò chợ nổi Trà Ôn, Long Xuyên, Châu Đốc, Ngã Năm). Các bến tàu, cảng du lịch chợ nổi đã đáp ứng được nhu cầu tham quan của du khách.


Riêng vấn đề vệ sinh môi trường chưa đảm bảo. Các bến đò tận dụng không gian của bờ kè/bến phà nên chỉ đáp ứng được nhu cầu tham quan của khách lẻ, khách đi theo đoàn dưới dạng nhóm nhỏ; các tiêu chuẩn về thẩm mỹ, vệ sinh môi trường, mức độ tiện lợi trong đi lại chưa thật sự phù hợp cho hoạt động khai thác du lịch. Ở mỗi chợ nổi đều có sự hiện diện của chợ trên bờ. Mạng lưới thương nghiệp này không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống, mua sắm mà còn là nơi du khách có thể tham quan, tìm hiểu về đời sống, nét sinh hoạt, văn hóa kinh doanh của người dân và sản vật của địa phương. Các thành tố cơ sở hạ tầng khác như hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp nước, mạng lưới điện cơ bản đáp ứng được hoạt động khai thác chợ nổi phục vụ du lịch.

2.2.1.4. Sự kết hợp với các loại hình du lịch khác

Chợ nổi là một trong những loại hình du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long nên nó không thể tồn tại tách biệt với các loại hình du lịch khác. Các loại hình du lịch đã và đang được khai thác kết hợp với du lịch chợ nổi gồm tham quan vườn cây ăn trái, tham quan làng nghề, thưởng thức đờn ca tài tử, đi xuồng trên sông rạch, tham quan nhà cổ, viếng thăm làng dân tộc, tham quan nhà thờ/đình/chùa/thiền viện/khu lưu niệm/thánh đường, tham quan vườn cò, xem xiết khỉ/đua heo/đua chó,… Các loại hình du lịch này phân bố ở phụ cận chợ nổi và góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng khai thác du lịch ở nhiều chợ nổi.

* Tham quan vườn cây ăn trái:

Bầu không khí trong lành và mát mẻ, cảnh quan đẹp; cơ hội hái và thưởng thức trái cây; lối sống, sinh hoạt và kinh nghiệm sản xuất của người dân là những yếu tố hấp dẫn du khách đối với vườn cây ăn trái. Trên đất liền hoặc cù lao/cồn gần chợ nổi (Cái Bè, Cái Răng, Phong Điền, Long Xuyên, Ba Ngàn) có những vườn cây ăn trái nhiệt đới sum sê được ví như “vườn địa đàng” là khung cảnh thích hợp cho những du khách muốn đắm mình trong môi trường thiên nhiên và khám phá những nét văn hóa đặc trưng của người dân xứ vườn.

* Tham quan làng nghề:

Sự điêu luyện của nghệ nhân, quy trình/kỹ thuật nuôi/sản xuất mới lạ, sản phẩm độc đáo, cơ hội tham gia sản xuất/thưởng thức đặc sản, có thể mua sản phẩm là những yếu tố thu hút du khách đến với làng nghề. Nghề nuôi ong lấy mật, nghề trồng hoa

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí