Các hoạt động xúc tiến thương mại góp phần xây dựng hình ảnh địa phương, quốc gia trên trường quốc tế. Thực tế, nhiều sản phẩm của địa phương, của Việt Nam chưa được biết đến, chưa có tên tuổi, thương hiệu trên thị trường thế giới. Do đó, việc xây dựng hình ảnh Việt Nam là một thị trường tiềm năng về thương mại, đầu tư cũng như quảng bá hàng Việt Nam trên thị trường thế giới hiện nay trở nên rất quan trọng.
Do có vai trò cực kỳ quan trọng nên mọi Chính phủ đều chú trọng vào hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là thu thập thông tin về môi trường và cơ hội kinh doanh từ nước ngoài, ban hành chính sách thương mại, thành lập các tổ chức làm công tác xúc tiến thương mại ở nhiều nơi trên thế giới.
Ở cấp tỉnh/địa phương, XTTM sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, kích thích tăng trưởng kinh tế, gắn kết nền kinh tế của tỉnh/địa phương với nền kinh tế thế giới bằng nhiều hình thức hoạt động giới thiệu, sản phẩm, thương hiệu hàng hóa của DN, mở rộng, khai thác, liên kết các thị trường tiềm năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; thu hút đầu tư; góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Thông qua hoạt động XTTM giúp góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Ở tầm vi mô, XTTM vi mô là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để thực hiện chiến lược và chương trình Marketing của mình. XTTM giúp các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mối quan hệ với các bạn hàng trong nước cũng như ngoài nước trong lĩnh vực thương mại, đồng thời tạo điều kiện để các nhà kinh tế, các doanh nghiệp thương mại biết thông tin về thị trường từ đó có điều kiện phát triển buôn bán, quan hệ làm ăn và thâm nhập vào thị trường trong nước, khu vực, quốc tế một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả.
Xúc tiến thương mại là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường, duy trì củng cố thị trường truyền thống của doanh nghiệp. Tạo cơ hội chiếm lĩnh thị trường mới, khách hàng mới. Cung cấp thêm thông tin cho
khách hàng tiềm năng, tạo lòng tin cho khách hàng đối với doanh nghiệp và nâng cao vị thế của doanh nghiệp.
Xúc tiến thương mại là cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp. Thông qua đó mà doanh nghiệp nhận biết về ưu, nhược, nhu cầu thị trường về những loại hàng hoá mà doanh nghiệp đáp ứng được. Để từ đó phát triển, cải tiến và thay đổi cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Xúc tiến thương mại làm cho hoạt động bán hàng trở nên dễ dàng hơn kích thích hiệu quả làm việc của nhân viên bán hàng. Tạo điều kiện để khách hàng tìm tới sản phẩm mình cần, đồng thời cảm thấy hài lòng khi nhận được sản phẩm. Do đó, kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách xúc tiến thương mại một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La - 1
- Chính sách xúc tiến thương mại một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La - 2
- Những Đóng Góp Về Lý Luận Và Thực Tiễn Của Luận Văn
- Vai Trò Của Chính Sách Xúc Tiến Thương Mại Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Một Địa Phương Cấp Tỉnh
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Triển Khai Thực Hiện Chính Sách
- Phân Tích Và Đánh Giá Thực Trạng Chính Sách Xúc Tiến Thương Mại Cho Một Số Sản Phẩm Chủ Lực Của Tỉnh Sơn La Giai Đoạn 2015- 2019
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, doanh nghiệp, nhà kinh doanh bán được những hàng hoá và góp phần làm thay đổi thị hiếu, cơ cấu tiêu dùng của khách hàng. Xúc tiến thương mại tạo điều kiện thúc đẩy cho sự phát triển của công ty trong quá trình phát triển trên thị trường, đóng vai trò cho hỗ trợ cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong nền kinh tế đang phát triển mạnh.
1.1.2. Bản chất và chu trình chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm
a. Khái niệm chính sách xúc tiến thương mại
- Khái niệm chính sách
Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng cấp khác nhau như Chính sách của Liên hiệp quốc, chính sách của một đảng, chính sách của nhà nước trung ương, chính sách của chính quyền địa phương, chính sách của một bộ, chính sách của một tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, chính sách của một doanh nghiệp…
Các tổ chức, các doanh nghiệp, các hiệp hội, đoàn thể… có thể đề ra những chính sách riêng biệt để áp dụng trong phạm vi một tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội hay đoàn thể đó. Các chính sách này nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức, chúng chỉ có tác dụng và ảnh hưởng trong tổ chức đó, vì vậy, chúng mang tính chất riêng biệt và được coi là những "chính sách tư", tuy trên thực tế khái niệm "chính sách tư" hầu như không được sử dụng. Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách công.
Thuật ngữ “chính sách” xuất hiện nhiều trong các văn kiện của Đảng, trong các văn bản pháp luật của Nhà nước ta. Có thể hiểu một cách khái quát chính sách là những định hướng hành động mà nhà nước chọn lựa để xử lý những vấn đề của thực tiễn mà nhà nước có trách nhiệm giải quyết. Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/05/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật giải thích “chính sách” là “định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định”.
- Khái niệm sản phẩm chủ lực
Sản phẩm chủ lực là khái niệm đã xuất hiện trong một số văn bản quản lý của Nhà nước vào những năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Ban đầu, đây chỉ là thuật ngữ dùng để chỉ những sản phẩm có khả năng xuất khẩu mạnh, chiếm tỷ trọng kim ngạch cao hoặc có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế của đất nước. Gần đây, khái niệm này được sử dụng khá phổ biến và trở thành thuật ngữ kinh tế quen thuộc.
Tựu chung, sản phẩm chủ lực là sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu, có khả năng sản xuất và cung ứng với khối lượng lớn và năng lực cạnh tranh cao; là trung tâm lan tỏa, lôi kéo các ngành nghề khác cùng phát triển;
đồng thời nó còn có thể là sản phẩm thể hiện tính đặc thù riêng, mang ý nghĩa văn hóa của quốc gia, địa phương hay vùng lãnh thổ.1
Trong luận văn này, đề cập chủ yếu đến sản phẩm chủ lực của một địa phương, một tỉnh. Theo đó,
- Khái niệm chính sách xúc tiến thương mại
Trong phạm vi Luận văn này, chính sách XTTM cho các sản phẩm chủ lực của Tỉnh được tiếp cận dưới giác độ chính sách của nhà nước về XTTM và chính sách của DN về XTTM.
Theo cách tiếp cận như trên, chính sách của nhà nước (trung ương và địa phương) XTTM cho các sản phẩm chủ lực của Tỉnh là tổng thể các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ, biện pháp của nhà nước được sử dụng để định hướng, dẫn dắt, tổ chức, khuyến khích hoạt động XTTM cho sản phẩm chủ lực trong một thời kỳ nhất định. Chính sách XTTM cho các sản phẩm chủ lực của Tỉnh là một trong những công cụ cơ bản được Nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động XTTM cho sản phẩm chủ lực, do Nhà nước ban hành. Các chính sách này được hình thành ở các cấp nhà nước, tạo nên hệ thống chính sách từ Trung ương đến địa phương.
b. Mục tiêu
- Phân loại chính sách XTTM cho các sản phẩm chủ lực
Chính sách XTTM cho các sản phẩm chủ lực có thể được phân loại theo nhiều cách như theo cấp ban hành, theo thời gian tồn tại, theo loại hình sản phẩm, theo nội dung của chính sách, theo đối tượng/phạm vi tác động của chính sách, theo công cụ của chính sách.
- Phân theo cấp ban hành có chính sách của Trung ương và chính sách của địa phương về XTTM cho các sản phẩm chủ lực. Theo cách phân loại này
1 Nguyễn Hồng Gấm (2013), Xác định sản phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
giúp xác định được thẩm quyền ban hành và phạm vi tác động của chính sách XTTM cho các sản phẩm chủ lực.
- Phân theo thời gian tồn tại, các chính sách XTTM cho các sản phẩm chủ lực được phân loại thành chính sách dài hạn, chính sách trung hạn và chính sách ngắn hạn.
- Phân theo phạm vi không gian, gồm chính sách XTTM nội địa và chính sách XTTM xuất khẩu.
- Phân theo nội dung, chính sách XTTM bao gồm:
(1) Chính sách về thông tin, truyền thông; (2) Chính sách về thương hiệu; (3) Chính sách tư vấn xuất khẩu; (4) Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực XTTM; (5) Chính sách về tổ chức và hỗ trợ tham gia Hội chợ triển lãm, hội thảo, sự kiện giới thiệu sản phẩm; (6) Chính sách hỗ trợ khảo sát, tìm kiếm thị trường; (7) Chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng XTTM; (8) Chính sách về ứng dụng phát triển thương mại điện tử phục vụ XTTM.
- Phân theo đối tượng/ phạm vi tác động của chính sách, bao gồm:
+ Chính sách tác động đến cơ sở ra quyết định đầu tư, điều kiện thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng XTTM (tác động đến quyết định đầu tư, đến nhà đầu tư vào các hạ tầng XTTM).
+ Chính sách tác động hiệu quả của hoạt động XTTM, gồm: Chính sách thuế; Chính sách tín dụng, lãi suất; Chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Chính sách hỗ trợ thông tin thị trường, ….
- Nội dung
Nội dung của chính sách XTTM cho các sản phẩm chủ lực thường để giải quyết các vấn đề thực tiễn XTTM trong hiện tại hoặc định hướng phát triển trong từng giai đoạn. Trong đó, nội dung của chính sách XTTM thường đề cập đến việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm mở
rộng thị trường trong nước và quốc tế, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tỉnh; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và doanh nghiệp; gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch tỉnh (như thông tin thương mại, tổ chức tham gia hội chợ triển lãm, tập huấn hội nghị, hội thảo; khảo sát thị trường, giới thiệu sản phẩm, kêu gọi đầu tư; xây dựng thương hiệu; về huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng XTTM, các hỗ trợ, ưu đãi, ...). Qua đó, thể hiện ý chí của nhà nước trong giải quyết vấn đề XTTM với sản phẩm chủ lực và thái độ của Nhà nước trước một vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện XTTM.
Thể thức văn bản của chính sách XTTM với sản phẩm chủ lực thường gồm Luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ và liên Bộ, quyết định của Bộ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định, Kế hoạch, Công văn của UBND tỉnh và các văn bản liên quan khác. Bố cục văn bản của chính sách XTTM với sản phẩm chủ lực cũng tương tự bố cục của các chính sách nói chung. Mỗi chính sách được thiết kế theo một cấu trúc cụ thể, bao gồm: vấn đề về XTTM với sản phẩm chủ lực cần giải quyết; mục tiêu của chính sách và giải pháp giải quyết vấn đề của XTTM với sản phẩm chủ lực.
Chính sách XTTM với sản phẩm chủ lực có mục tiêu chung là:
(i) Tìm kiếm thị trường trong nước và quốc tế thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chủ lực của quốc gia, của địa phương; (ii) góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp; (iii) gắn kết các hoạt động XTTM, đầu tư và du lịch; (iv) đồng thời, đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về XTTM một cách có hiệu quả và hiệu lực nhất.
Mục tiêu của chính sách XTTM với sản phẩm chủ lực được thể hiện ở nhiều cấp độ, từ mục tiêu chung đến mục tiêu cụ thể, từ định tính đến định lượng. Thông thường, mục tiêu chính sách ban đầu (mục tiêu chung) mang
tính định tính, sau đó, được cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể (chỉ tiêu) thường được định lượng, đồng thời có thể chi tiết theo từng giai đoạn thời gian, cho từng vùng miền, địa phương.
c. Chu trình và phân cấp chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản
phẩm
Đến nay, có nhiều nghiên cứu về Quy trình chính sách. Tuy nhiên, xem
xét một cách tổng quát nhất thì quy trình chính sách thường được quy gọn về các giai đoạn chính như hình sau đây
I. Hoạch định
chính sách
III. Giám sát/
đánh giá chính sách
Phân tích
chính sách
II. Thực thi
chính sách
Hình 1.1. Quy trình chung của chính sách quản lý nhà nước
Nguồn: Lê Như Thanh – Lê Văn Hòa, [2016]
- XTTM ở tầm vĩ mô là các hoạt động của Chính phủ nhằm xây dựng, thực hiện những biện pháp, chính sách có tác động trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, các ngành, quốc gia. Những biện pháp chính sách của Nhà nước bao gồm:
- Các biện pháp giúp hoạt động nghiên cứu, triển khai
- Các biện pháp hỗ trợ để mở rộng công suất hay tạo ra năng lực sản xuất mới cho xuất khẩu
- Các biện pháp cải tiến nâng cao năng suất và hiệu quả xuất khẩu
- Các hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ
- Các biện pháp khuyến khích đầu tư và thuế
- Các biện pháp giúp cải thiện khả năng cạnh tranh xuất khẩu
- Đàm phán các hiệp định song phương và đa phương tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các nhà xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu
- Xây dựng và tổ chức mạng lưới thông tin quốc gia đáp ứng yêu cầu thông tin của các doanh nghiệp xuất khẩu
- Thiết lập hệ thống văn phòng đại diện thương mại, trung tâm thương mại ở nước ngoài để xúc tiến hình ảnh đất nước, con người và sản phẩm
- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm thương mại ở nước ngoài, hay hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham quan, khảo sát lẫn nhau, được mô hình hóa qua hình 1.2
Hình 1.2. Mô hình XTTM vĩ mô