Chính sách xúc tiến thương mại một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La - 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt tiếng Việt


Từ viết tắt

Giải nghĩa tiếng Việt

DN

Doanh nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

Trung ương

HĐTM

Hiệp định thương mại

Bộ KH&ĐT

Bộ Kế hoạch và đầu tư

Bộ GTVT

Bộ Giao thông vận tải

XTTM

Xúc tiến thương mại

HTX

Hợp tác xã

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TMDV & XNK

Thương mại dịch vụ & xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Chính sách xúc tiến thương mại một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La - 2


Từ viết tắt tiếng Anh


Từ viết tắt

Giải nghĩa tiếng Anh

Giải nghĩa tiếng Việt

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các nước Đông nam á

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

OCOP

One commune, one product

Mỗi xã, một sản phẩm


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài luận văn

Hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong tiêu thụ các sản phẩm của mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp. Sản xuất là căn cứ để phát triển thương mại nhưng hoạt động xúc tiến lại có vai trò dẫn dắt, tiếp cận và thâm nhập thị trường, vì thế không thể thiếu khi bàn đến việc phát triển hoạt động xúc tiến thương mại của các chủ thể khác nhau.

Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên

14.174 km2, chiếm 4,28% tổng diện tích cả nước, lớn thứ 3 trong 63 tỉnh, thành phố, trong đó có trên 367.000 ha đất nông nghiệp; dân số trên 1,2 triệu người, trong đó tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm trên 70%. Sơn La nằm theo trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu; Cách trung tâm thành phố Hà Nội 320 km. Tỉnh Sơn La có vị trí chiến lược, trọng yếu phía Tây Bắc, với 274,5 km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào, đơn vị hành của tỉnh gồm 01 thành phố Sơn La và 11 huyện: Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Yên Châu và Vân Hồ; bao gồm 204 xã, phường, thị trấn.

Địa hình của tỉnh Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh thái khác nhau. Sơn La có hai cao nguyên: Mộc Châu và Nà Sản. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa, các loại rau, củ quả. Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 800 m, chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho phát triển cây mía, cà phê, dâu tằm, xoài, nhãn, ngô, rau củ các loại… Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và


mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông, lâm nghiệp phong phú.

Trong những năm qua, nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, tỉnh Sơn La đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm gắn với đẩy mạnh công nghiệp chế biến, kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được các vùng nguyên liệu nông sản tập trung, khối lượng hàng hoá nông sản lớn, phát triển theo hướng mở rộng quy mô diện tích hợp lý ở những vùng có điều kiện, tập trung cho đầu tư thâm canh, sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các vùng nguyên liệu có giá trị kinh tế gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. Sơn La đã trở thành vựa hoa quả lớn nhất miền Bắc, năm 2019 sản lượng nhãn đạt khoảng 75.000 tấn (lớn nhất cả nước); sản lượng xoài 47.500 tấn; sản lượng mận 51.300 tấn; ....các loại gia súc, gia cầm, thủy sản hàng năm cũng có sản lượng tương đối dồi dào...

Xác định Hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã được vừa là động lực, là bà đỡ để phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân, là một trong những giải pháp để tỉnh đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, từng bước xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh Sơn La đã tranh thủ vận dụng, triển khai các chính sách xúc tiến thương mại quốc gia, ban hành chính sách xúc tiến thương mại của địa phương, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, để đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nông sản. Qua công tác xúc tiến thương mại trong thời gian vừa qua, nhiều sản phẩm của tỉnh Sơn La đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến và sử dụng sản phẩm nông sản của Sơn La.


Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Sơn La chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao, sản lượng nông sản của tỉnh ngày càng lớn. Các hoạt động xúc tiến thương mại để đảm bảo đầu ra cho nông sản một cách bền vững, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến tăng tỷ lệ sản phẩm trong tiêu thụ và xuất khẩu cần được nâng cao và chuyên nghiệp hơn.

Trong thời gian qua, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã có nhiều nỗ lực trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản của tỉnh, nhưng trong thời gian tới để các sản phẩm nông sản của địa phương tiếp cận nhanh hơn, thâm nhập sâu và bền vững vào các thị trường trong và ngoài nước thì rất cần có sự đầu tư mạnh mẽ, có chính sách, chiến lược bài bản cho hoạt động xúc tiến thương mại. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, sự đòi hỏi ngày càng cao về tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu... Do đó Sơn La rất cần có sự bứt phá, thay đổi và nâng cao hiệu quả các chính sách xúc tiến thương mại để gia tăng khả năng thương mại hoá các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Xuất phát từ những lý do đó, việc nghiên cứu đề tài "Chính sách xúc tiến thương mại một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La" là thực sự cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và gia tăng giá trị thương mại cho các sản phẩm chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Hoạt động xúc tiến thương mại được nghiên cứu khá hệ thống và thường xuyên được cập nhật để phù hợp với tình hình thực tiễn. Có khá nhiều công trình nghiên cứu cả trong nước lẫn ngoài nước về lĩnh vực xúc tiến


thương mại nói chung cũng như chính sách xúc tiến thương mại của các địa phương nói riêng.

a. Một số công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan

Dianiele Giovannucci (2002), National trade promotion organisations: their role and functions (Các tổ chức xúc tiến thương mại quốc gia: vai trò và chức năng), International Trade Centre. UNCTAD/GATT. 20:14-19, 32-34.

Saburo Yuzawa (), Successful tools and policies in trade promotion for good and services (Chính sách và công cụ để xúc tiến thương mại hàng hóa và dịch vụ hiệu quả), bài viết giới thiệu về chương trình của Jetro trong hoạt động xúc tiến thương mại, trong nỗ lực mở rộng các mối quan hệ kinh tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu là thương mại, đầu tư và hợp tác công nghiệp.

Zhong Min (), bài viết tập trung vào vai trò của Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc và những chính sách, công cụ xúc tiến thương mại hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc.

SAIKAT SINHA ROY, SIMONTINI DAS, SOURIT DAS (), State-

level Exports and Trade Promotion Policies: An exploration with Indian data (Chính sách xúc tiến thương mại và xuất khẩu ở quy mô quốc gia: một phân tích với số liệu của Ấn Độ)

Clara Brandi (2013), Successful trade promotion; Lesson from emerging economies (Xúc tiến thương mại thành công: Bài học từ các nền kinh tế mới nổi). Báo cáo nghiên cứu đưa ra một số kết luận sau: (i) Hỗ trợ cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại, tạo thuận lợi thương mại và quan hệ nhà nước - doanh nghiệp hiệu quả có thể cải thiện hoạt động thương mại; (ii) Các nền kinh tế mới nổi Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đã thành côngtrong hỗ trợ hoạt động thương mại của họ và đưa ra các bài học cho các nước thu nhập thấp (LIC); (iii) Cơ sở hạ tầng: thiết lập một môi trường thể chế thuận lợi, tìm


kiếm các nhà đầu tư tổ chức trong nước và đầu tư nước ngoài và hỗ trợ các quan hệ đối tác công tư (PPP); (iv) Tạo thuận lợi thương mại: tăng cường sử dụng thông tin và truyền thôngcông nghệ (ICT), thúc đẩy trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và cơ sở một cửa sổ và giảm thiểu việc kiểm tra thực tế; (iv) Quan hệ Nhà nước - Doanh nghiệp: xây dựng năng lực cho các mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp hiệu quả, giải quyết các lợi ích được giao chống lại cải cách và tạo ra một khuôn khổ cạnh tranh lành mạnh.

b. Một số công trình nghiên cứu trong nước

Trong nước, đến nay đã có không ít các công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về xúc tiến thương mại, chính sách xúc tiến thương mại và chính sách thương mại cho sản phẩm chủ lực của địa phương. Trong đó, một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như:

Luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Hồng Sơn (2019). Tăng cường xúc tiến thương mại của Sở Công Thương tỉnh Điện Biên. Công trình đã tổng quan những nội dung lý luận về hoạt động xúc tiến thương mại từ tiếp cận, vai trò cho đến các hoạt động xúc tiến thương mại cơ bản. Trên cơ sở những nội dung về lý luận, tác giả đã nghiên cứu thực tế hoạt động xúc tiến thương mại của Sở Công Thương trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp cho tỉnh Điện Biên.

Luận văn thạc sỹ của tác giả Cấn Thị Minh Lan (2016). Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu tại Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý đối với hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu của Hiệp hội trong một ngành hàng cụ thể - ngành hàng thủy sản. Tác giả cũng đã đưa ra những vấn đề trọng tâm trong hoạt động quản lý đối với xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua.


Sách của tác giả Lê Hoàng Oanh (2014), Xúc tiến thương mại Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, H.2014, Nội dung cuốn sách được chia thành 6 chương, trong đó, Chương 1. Khái quát về XTTM và vai trò XTTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam; Chương 2. Giới thiệu hệ thống các cơ quan XTTM; Chương 3. Khái quát hoạt động QLNN về XTTM. Chương 4 và 5 giới thiệu nội dung và tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình XTTM quốc gia và Chương trình Thương hiệu quốc gia ở Việt Nam từ năm 2003 đến nay; và Chương VI trình bày một số nghiệp vụ XTTM mà DN quan tâm.

Công trình nghiên cứu của tác giả Kiều Hà Thu (2011). Năng lực đội ngũ các nhà quản trị và tác nghiệp xúc tiến đầu tư và thương mại của các trung tâm xúc tiến thương mại nhà nước. Thực trạng và giải pháp. Luận văn Thạc sỹ. Trong công trình này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu và phân tích một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo cho các hoạt động xúc tiến thương mại đạt hiệu quả, đó là năng lực đội ngũ các nhà quản trị và tác nghiệp trong các trung tâm xúc tiến thương mại nhà nước. Công trình cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả để nghiên cứu thực trạng những yếu tố có thể giúp hoạch định, triển khai các chính sách một cách có hiệu quả - yếu tố nguồn lực.

Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nhiễu và Lê Huy Khôi (2008), Xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu như đề tài, luận văn, luận án, chủ đề về XTTM nói chung và XTTM sản phẩm chủ lực cấp Quốc gia, cấp Tỉnh còn được đề cập trong nhiều bài báo, kỷ yếu hội thảo, … Trong đó, một số công trình tiêu biểu là:

- Công trình của tác giả Lê Huy Khôi (2014), Giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng


thủy sản vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020, đăng trên Tạp chí Phát triển kinh tế -xã hội Đà Nẵng. Nội dung bài báo đã đề cập đến thực trạng phát triển thủy sản vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung giai đoạn 2002-2012 và thực trạng xúc tiến thương mại thủy sản Việt Nam của vùng, trên cơ sở khái quát hoạt động xúc tiến thương mại của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và những hoạt động XTTM thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung nói riêng cả ở tầm vĩ mô (quốc gia, vùng) và vi mô (doanh nghiệp). Từ đó đánh giá những mặt được, chưa được và nguyên nhân để đề ra định hướng, giải pháp XTTM thủy sản Vùng đến năm 2020.

Bài báo tổng hợp tình tình thực tế của một số hoạt động XTTM được triển khai thời gian qua ở một số tỉnh thành và đưa ra những nhận định về vai trò của hoạt động XTTM, của việc liên kết giữa HTX, doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối,… để đảm bảo đầu ra cho nông sản chủ lực.

- Nguyễn Thùy Vân (2018), Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại quốc gia trong tình hình mới, tapchitaichinh.vn ngày 8/4/2018. Với việc tham gia một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Trước những yêu cầu của bối cảnh mới, hoạt động xúc tiến thương mại cần được nâng cao cả về chất và lượng, triển khai phối hợp đa dạng với nhiều biện pháp cả trong nước lẫn ngoài nước, hướng tới mục tiêu tăng cường tối đa tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác này. Trong đó, hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Bài viết tổng quan tình hình thực hiện xúc tiến thương mại quốc gia thời gian qua, phân tích những rào cản và đưa ra một số đề xuất chính sách.

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 14/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí