Những Đóng Góp Về Lý Luận Và Thực Tiễn Của Luận Văn 43864


- Nguyễn Văn Tuấn (2020), Xúc tiến thương mại hàng nông sản chủ lực của tỉnh Bắc Giang – Những vấn đề cấp thiết đặt ra, Tạp chí Công Thương. Nội dung bài báo tổng quan về xúc tiến thương mại, phân tích hoạt động XTTM hàng nông sản chủ lực của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2018 (về kinh phí, kết quả thực hiện) và một số nhận xét về tồn tại, hạn chế, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp, chính sách đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản chủ lực của tỉnh Bắc Giang.

- Trần Đình Tuấn, Đỗ Thị Thúy Phương, An Thị Thư (2019), Phát triển các sản phẩm chủ lực của Quảng Ninh, tapchitaichinh.vn, 29/4/2019, Bài báo tổng hợp kết quả và một số tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Chương trình phát triển các sản phẩm chủ lực của Quảng Ninh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển các sản phẩm chủ lực của Tỉnh.

đường dẫn http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/giai-phap-phat-trien-cac-san-pham-chu-luc-cua-tinh-quang-ninh-306191.html.

Kết luận về khoảng trống nghiên cứu:

Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách xúc tiến thương mại về cơ bản đã đưa được khái niệm xúc tiến thương mại, các công cụ cơ bản của xúc tiến thương mại, vai trò của xúc tiến thương mại cùng các nhân tố ảnh hưởng đến nó trong hoạt động kinh doanh hiện nay, đặc biệt liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hay đầu tư. Nhiều công trình nghiên cứu hoạt động xúc tiến thương mại ở góc độ vĩ mô hay chỉ ở góc độ vi mô với các doanh nghiệp cụ thể trong 1 thị trường, một ngành hàng nhất định đều là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho tác giả để hoàn thiện việc nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến chính sách xúc tiến thương mại một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng những nghiên cứu ở góc độ rộng và chuyên sâu về chính sách xúc tiến thương mại của 1 địa phương cấp tỉnh còn rất hạn chế. Đến nay, hầu như chưa có đề tài,


công trình tập trung một cách trực tiếp và chuyên sâu vào chính sách xúc tiến thương mại với các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La như cách tiếp cận của nghiên cứu này.

3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách xúc tiến thương mại nói chung và chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của Sơn La nói riêng.

3.2. Mục tiêu nghiên cứu

Chính sách xúc tiến thương mại một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La - 3

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp để hoàn thiện hơn nữa chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2025.

3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những khái niệm và một số nội dung liên quan đến chính sách xúc tiến thương mại như: Khái niệm xúc tiến thương mại, bản chất và chu trình chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm, vai trò của chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm của một địa phương cấp tỉnh; Nguyên tắc và những nội dung cơ bản của chính sách XTTM tiêu thụ sản phẩm của một địa phương cấp tỉnh cùng những nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định, tổ chức chính sách.

- Đánh giá khách quan thực trạng chính sách xúc tiến thương mại đối với một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La, tập trung vào chính sách ở tầm vĩ mô (trung ương và địa phương), bên cạnh đó, đề cập đến chính sách vi mô (doanh nghiệp) như là yếu tố ảnh hưởng đến chính sách ở tầm vĩ mô, trong giai đoạn từ 2015 - 2019. Trên cơ sở đó, phân tích những kết quả đạt được cùng những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.


- Đề xuất giải pháp phù hợp cho giai đoạn đến năm 2025 để hoàn thiện hơn nữa chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La, góp phần nâng cao năng lực tiếp cận và thâm nhập thị trường cho các sản phẩm của Sơn La nói chung và sản phẩm chủ lực nói riêng.

4. Phạm vi nghiên cứu

Xuất phát từ những hạn chế trong điều kiện và khả năng nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung làm rõ các vấn đề trong phạm vi giới hạn như sau:

- Về không gian, sẽ nghiên cứu chính sách xúc tiến thương mại một số sản phẩm chủ lực của Sơn La cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Tập trung nghiên cứu trong phạm vi các chính sách về thực hiện và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm chủ lực tại các thị trường.

- Về thời gian, giới hạn nghiên cứu các chính sách của giai đoạn từ 2015 đến 2019 và những giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025.

- Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu những chính sách của Tỉnh, song hành cùng với việc thực hiện các chính sách của Trung ương về thực hiện công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm chủ lực. Bên cạnh đó, luận văn tập trung nghiên cứu các sản phẩm nông sản chủ lực của Tỉnh (nông sản tươi và nông sản chế biến).

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp: Thông qua quan sát đối với các chủ thể triển khai và tham gia thực hiện chính sách xúc tiến thương mại một số sản phẩm chủ lực của địa phương.

Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các báo cáo, các tài liệu, công trình công bố, các dữ liệu thống kê, báo cáo ngành, địa phương); các tài liệu từ Internet.


5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Việc xử lý và phân tích dữ liệu được tiến hành bằng các phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá và quy nạp để đưa ra được những nhận định và đánh giá khách quan.

6. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, cụ

thể:

Về mặt lý luận, luận văn hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản

liên quan đến chính sách xúc tiến thương mại ở cấp tỉnh trong tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của địa phương; góp phần hoàn thiện các lý luận về xúc tiến thương mại nói riêng và các hoạt động marketing nói chung.

Về thực tiễn, luận văn giúp tỉnh Sơn La bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện các chính sách hiện có, đồng thời, làm căn cứ để tham khảo, từ đó hoạch định và thực thi các chính sách XTTM phù hợp với bối cảnh thị trường. Các giải pháp, kiến nghị có khả năng áp dụng triển khai trong thực tế với một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Một số lý luận cơ bản về chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm của một địa phương cấp tỉnh.

- Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015

– 2019.

- Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La giai đoạn từ nay đến năm 2025.


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH XTTM TIÊU THỤ SẢN PHẨM

CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH

1.1. Bản chất và vai trò của chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm của một địa phương cấp tỉnh

1.1.1. Khái niệm và sự cần thiết của xúc tiến thương mại tiêu thụ sản

phẩm


a. Khái niệm xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại (XTTM) là một thuật ngữ cùng đồng hành phát

triển theo sự hình thành của khái niệm Marketing. Hiện nay có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau về Xúc tiến thương mại.

Theo cách hiểu truyền thống, XTTM là hoạt động giao tiếp và hỗ trợ giao tiếp thông tin giữa bên bán và bên mua hoặc qua khâu trung gian nhằm tác động tới thái độ và hành vi mua bán, qua đó thúc đẩy việc mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

Trong cuốn Essentials of Marketing, Jerome và William (2009) đã định nghĩa: XTTM là việc truyền tin giữa người bán và người mua hay những

khách han

g tiềm năng khac

nhằm tác động vao

han

h vi và quan điểm cua

người mua hang”. Hay theo Philip Kotler: “Xúc tiến thương mại là hoạt động

thông tin tới khách hàng tiềm năng

Theo giáo trình Marketing thương mại của trường Đại học Thương Mại do PGS.TS Nguyễn Bách Khoa chủ biên cũng đưa ra định nghĩa về XTTM: “XTTM là một lĩnh vực hoạt động marketing đặc biệt và có chủ đích được định huớng vào việc chào hàng và chiêu khách và xác lập mối quan hệ thuận lợi nhất giữa công ty và bạn hàng của nó với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối hợp triển khai năng động chiến lược và chương trình marketing hỗn hợp đó lựa chọn của công ty”.


Ngoài ra, theo tiếp cận của Luật Thương mại (2005), xúc tiến thương mại trong tiếng Anh là Trade Promotion, là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ bao gồm các hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

Xúc tiến thương mại là hoạt động trao đổi và hỗ trợ trao đổi thông tin giữa bên bán và bên mua, hoặc qua khâu trung gian nhằm tác động tới thái độ và hành vi mua bán, qua đó nhằm thúc đẩy việc mua bán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

Những định nghĩa trên xuất phát từ vị trí, vai trò của hoạt động XTTM nói chung và từ cấp độ tiếp cận vĩ mô và vi mô. Thông qua những định nghĩa cũng như cách tiếp cận về XTTM có thể khẳng định rằng bản chất của hoạt động này là cầu nối giữa cung và cầu để người bán có thể đem lại những lợi ích tập khách hàng tiềm năng của mình. Trong đó, đóng vai trò hết sức quan trọng là việc lựa chọn thông điệp cũng như các phương tiện để truyền tải thông tin về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ cũng như văn hoá doanh nghiệp để gia tăng sự nhận thức, thuyết phục quyết định mua sản phẩm và dịch vụ của từng người tiêu dùng. Các công cụ phổ biến của XTTM như khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm…

Tác giả đồng tình ủng hộ quan điểm của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) - cơ quan hoạt động của UNTAD và WTO khi cho rằng: Xúc tiến thương mại là tất cả các biện pháp có thể tác động, hỗ trợ, khuyến khích thương mại phát triển. Đây là quan điểm khá toàn diện về xúc tiến thương mại ở cả tầm vĩ mô và vi mô.

Ở khía cạnh nhà nước (cả ở tầm vĩ mô - trung ương và trung mô - địa phương), xúc tiến thương mại thực chất là các hoạt động hỗ trợ của chính phủ


cho các hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp nói riêng và nhằm phát triển các hoạt động thương mại của đất nước nói chung. Trong đó, xúc tiến thương mại gồm Xúc tiến thương mại thị trường nội địa và Xúc tiến xuất khẩu.

- Xúc tiến thương mại thị trường nội địa (còn gọi là XTTM thị trường trong nước) là một tổng thể các hoạt động của các chủ thể có liên quan (Chính phủ, tổ chức XTTM, DN) nhằm nghiên cứu, nhận dạng, khai thác và phát triển các cơ hội thương mại trên thị trường trong nước thông qua phát triển các kênh phân phối và thực hiện các biện pháp, các hình thức giới thiệu, trưng bày, quảng cáo sản phẩm và dịch vụ, khuyến mại, tổ chức hội chợ triển lãm nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thương mại. Tại Luận văn này, tập trung nghiên cứu về xúc tiến thương mại thị trường nội địa.

- Xúc tiến xuất khẩu: là các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong nước ra thị trường nước ngoài và dùng ngoại tệ làm phương tiện trao đổi. Xúc tiến xuất khẩu cũng bao gồm các hoạt động XTTM như: hội chợ triển lãm ở nước ngoài, khảo sát thị trường nước ngoài, thông tin thương mại, ứng dụng TMĐT ở nước ngoài, … các hoạt động này được thực hiện ở nước ngoài hoặc nhằm mục đích thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa ở ngoài nước, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Các hình thức của hoạt động XTTM

Từ góc độ hỗ trợ của chính phủ, XTTM là tất cả các biện pháp có tác dụng hỗ trợ, khuyến khích phát triển thương mại, bao gồm:

(1) Thông tin thương mại, tuyên truyền và lập trung tâm dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp; (2) Tư vấn xuất khẩu; (3) Đào tạo và nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp; (4) Hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu; (5) Khảo sát, tìm kiếm thị trường xuất khẩu; (6) Quảng bá thương hiệu quốc gia và sản phẩm xuất khẩu đặc trưng quốc gia; (7) Chi phí ban đầu xây


dựng cơ sở hạ tầng XTTM; (8) Nghiên cứu ứng dụng phát triển thương mại điện tử phục vụ xuất khẩu.

Theo Luật Thương mại (2005), XTTM gồm các hoạt động là Khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại

Theo Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 của Chính phủ, XTTM gồm các hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại.

Theo Thông tin liên tịch 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày 28/05/2008 của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ, hoạt động XTTM của Sở Công Thương bao gồm: Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án XTTM của Sở Công Thương (Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án XTTM nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ các DN trên địa bàn xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại cho các thương nhân).

b. Sự cần thiết của xúc tiến thương mại

Ở tầm vĩ mô, hoạt động xúc tiến thương mại với việc xây dựng và thực hiện các chính sách, chiến lược xuất nhập khẩu hay thâm nhập vào các thị trường trong và ngoài nước sẽ tạo ra những động lực trong phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương, quốc gia.

Xúc tiến thương mại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một địa phương, tạo ra nhiều công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động. Với những nguồn thu khác nhau, cùng với hoạt động nhập khẩu của nhà nước sẽ giúp nhập khẩu đúng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phẩn đẩy mạnh tốc độ tăng trường, phát triển của địa phương, quốc gia.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022