Sự Ổn Định Của Kinh Tế Chính Trị Và Mối Quan Hệ Hợp Tác Với Các Đối Tác


sách về thuế, chính sách về đất đai, miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế xuất nhập khẩu, chính sách chuyển lỗ…

1.3.2. Sự ổn định của kinh tế chính trị và mối quan hệ hợp tác với các đối tác

Giữ vững ổn định chính trị xã hội có ý nghĩa quan trọng đến việc thu hút vốn đầu tư. Bởi lẽ mỗi khi tình hình chính trị bất ổn, nhất là thể chế chính trị không ổn định cũng có nghĩa là mục tiêu sẽ thay đổi và cả phương thức đạt mục tiêu cũng thay đổi. Giữ vững ổn định chính trị xã hội sẽ tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng đối với các nhà đầu tư khi đầu tư vào địa bàn.

Để thu hút được đầu tư, pháp luật phải bảo đảm thực sự rõ ràng, nhất quán, minh bạch, ổn định. Hệ thống pháp luật phải tạo mặt bằng chung về pháp lý cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, xóa bỏ sự phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việc xây dựng luật đầu tư phải đồng thời phải xây dựng các văn bản dưới luật để đảm bảo sự đồng bộ nhất quán, mang tính khả thi cao. Đối với các địa phương, ngoài những chính sách chung của Nhà nước, các địa phương cần có những chính sách, văn bản cụ thể, chi tiết đối với hoạt động đầu tư trên địa phương mình như danh mục dự án kêu gọi đầu tư, lĩnh vực ưu đãi đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư.

Quan hệ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài tỉnh là yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp. Thu hút vốn đầu tư không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước mà còn phải có sự hỗ trợ của các thành phần trong xã hội. Qua đó, các vấn đề sẽ có cách nhìn khách quan, đầy đủ, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tổng hợp và xây dựng thành chính sách phù hợp. Đồng thời, thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của một tỉnh phải tuân theo chính sách thu hút vốn đầu tư của vùng, cùng phát triển theo nguyên tắc chung, tuy nhiên, từng tỉnh có sự thay đổi phù hợp với các điều kiện của địa phương mình.

1.3.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Vùng lãnh thổ có diện tích rộng, nhưng địa hình chia cắt, nhiều đồi núi, sông suối sẽ ảnh hướng lớn đến giao lưu kinh tế, hạn chế thu hút vốn đầu tư. Ngược lại, nếu lãnh thổ có vị trí thuận lợi sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Chẳng hạn, gần đầu mối giao lưu kinh tế, gần thị trường tiêu thụ, gần các hệ thống giao thông, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, gần các trung tâm kinh tế lớn.


b. Điều kiện tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên giàu có sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư hơn là những vùng nghèo tài nguyên. Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất. Vì nó cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. KCN nằm trong vùng sẵn có nguyên liệu cho sản xuất, các nhà đầu tư sẽ giảm bớt được chi phí vận tải, tránh được gián đoạn sản xuất trong trường hợp khó khăn về giao thông.

Khí hậu thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi cũng như đất đai đảm bảo cho việc xây dựng những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp chế biến những sản phẩm nông nghiệp. KCN nằm trong khu vực này sẽ thu hút các nhà đầu tư vào công nghiệp chế biến như sữa, đường, thịt hộp, hoa quả... Trái lại, khí hậu khắc nghiệt, nắng lắm mưa nhiều, bão lụt thuờng xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất công nghiệp, hạn chế thu hút đầu tư.

Vùng có trữ luợng khoáng sản lớn, phong phú và có giá trị kinh tế cao sẽ tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, cần có sự thăm dò, khảo sát, đánh giá đầy đủ, chính xác các nguồn tài nguyên, trên cơ sở đó xây dựng, hoạch định chính sách thu hút vốn đầu tư đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường sinh thái, sự phát triển bền vững không chỉ của cả vùng mà của cả nền kinh tế. Có những điều kiện này, KCN trên địa bàn sẽ có thêm cơ hội thu hút đầu tư.

1.3.4. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp sẽ hạn chế sự phát triển của thị trường trong nước. Từ đó, nguồn thu về cho ngân sách cũng hạn hẹp, không có vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Thu nhập của người lao động thấp kéo theo sức cầu thị trường giảm. Do đó, các doanh nghiệp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa. Chính sách tiền tệ không ổn định, lạm phát cao sẽ làm các nhà đầu tư rút vốn hoặc thôi đầu tư để tránh thua lỗ trong kinh doanh. Chẳng hạn, trình độ tay nghề thấp của đa số người lao động buộc các doanh nghiệp tốn kém chi phí đầu tư đào tạo. Mặc dù chi phí này được bù đắp một phần bởi mức lương thấp nhưng kết hợp với năng suất lao động thấp, chi phí này có xu hướng làm tăng đơn giá tiền lương trong sản phẩm. Hoặc các dịch vụ ngân hàng, viễn thông với giá cao hơn mức khu vực và thế giới làm tăng chi phí của các nhà đầu tư. Những trở ngại ấy sẽ làm hạn chế thu hút đầu tư. Nói chung, trình độ kinh tế - xã hội thấp ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hút vốn đầu tư.


Trái lại, với trình độ phát triển kinh tế xã hội cao sẽ là yếu tố thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Bởi vì với một nền kinh tế phát triển, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư như quản lý vĩ mô, điều kiện kết cấu hạ tầng, thị trường, chất lượng cung cấp các dịch vụ... sẽ thuận lợi rất nhiêu cho các nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, những địa phương có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao đã thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn là các địa phương mà điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn.

1.3.5. Hạ tầng cơ sở

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của khu công nghiệp bao gồm hệ thống các công trình giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của cụm công nghiệp.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nơi nào có cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt thì nơi đó có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và ngược lại. Vì vậy xây dựng kết cấu hạ tầng là điều kiện tiên quyết, bắt buộc không chỉ với đòi hỏi trước mắt mà cả lâu dài, không chỉ tạo tiền đề để thu hút vốn đầu tư mà còn cho sự phát triển bẽn vững của sản xuất kinh doanh.

Hệ thống giao thông vận tải được đảm bảo an toàn, tiện lợi sẽ góp phần giảm thiểu mức tối đa chi phí lưu thông cho doanh nghiệp. Kho tàng, bến bãi, điện nước, thông tin liên lạc, xử lý chất thải, phòng chống cháy nổ ở các KCN được xây dựng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, hạ tầng xã hội như bệnh viện, khu vui chơi giải trí, nhà ở cho người lao động và chuyên gia... được chuẩn bị tốt cũng làm tăng sức thu hút vốn đối với các nhà đầu tư.

1.3.6. Nguồn nhân lực

Từ thực tế hoạt động của các KCN trong và ngoài nước cho thấy nhu cầu lao động làm việc tại các KCN là rất lớn. Tùy theo tính chất ngành nghề và số lượng dự án thu hút vốn đầu tư vào trong KCN, bình quân mỗi KCN với diện tích từ 100-150 ha khi đã lấp đầy toàn bộ diện tích sẽ cần số lượng lao động từ 15.000-18.000 người làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Điều đó cho thấy sự thiếu hụt trầm trọng lao động cho các KCN. Sự khan hiếm về lao động địa phương để cung ứng cho các KCN đóng trên địa bàn cũng tác động đến quyết định của các nhà đầu tư.

Để có nguồn lao động có khả năng đáp ứng được yêu cầu cho các KCN cần phải phát triển hệ thống đào tạo có khả năng cung cấp cho các KCN một đội ngũ lao động đông đảo, có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng với công nghệ mới.


Trong đó vai trò của các trường dạy nghề rất quan trọng với việc cung ứng nguồn lao động đã qua đào tạo, có tay nghề cho các KCN.

1.3.7. Năng lực hoạch định và thực thi chính sách của địa phương

Việc điều hành các hoạt động của một đất nước được tiến hành thông qua hệ thống pháp luật. Điều hành hoạt động đầu tư không thể là một ngoại lệ. Nói như vậy, có nghĩa là các hoạt động đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các điều khoản mà pháp luật của nước sở tại đề ra. Trong quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư, những thay đổi về các điều luật, các quy định là tất yếu phải xảy ra. Bản thân hệ thống pháp luật của một đất nước cũng có những thay đổi cho phù hợp với tình hình của từng giai đoạn. Vì lẽ này, khi hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư không chỉ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đầu tư trong giai đoạn cụ thể, mà còn phải xem xét đến các quy định của pháp luật quốc tế ở thời kỳ đó, để khi ban hành sửa đổi cơ chế, chính sách không có điểm nào vi phạm các điều luật của hệ thống vi phạm trong nước và quốc tế.

1.3.8. Thủ tục hành chính

Trong hoạt động thu hút vốn đầu tư, thủ tục hành chính ảnh hưởng đến thời gian, chi phí và cơ hội đầu tư. Nếu thủ tục hành chính rườm rà sẽ tốn thời gian, tăng chi phí, mất cơ hội của nhà đầu tư làm cho nhà đầu tư nản lòng. Đối với KCN, nếu đơn giản hóa các hình thức và thủ tục cấp phép đầu tư, rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư, mở rộng việc cho phép áp dụng hình thức đăng ký đầu tư đối với các danh mục dự án cần khuyến khích thu hút vốn đầu tư, loại bỏ những quy định không cần thiết cản trở đến hoạt động đầu tư sẽ thu hút được vốn đầu tư.

Nếu không quy định rõ ràng, công khai thủ tục hành chính trên cơ sở đơn giản hoá, không xử lý nghiêm khắc những trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực của những cán bộ có liên quan đến hoạt động đầu tư sẽ làm hạn chế rất lớn đến thu hút vốn đầu tư.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm thời gian và giảm thủ tục phiền hà cho các nhà đầu tư. Ban quản lý khu kinh tế của tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ban ngành khác của tỉnh để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình làm thủ tục đầu tư cũng như trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Quản lý hành chính theo hướng “một cửa, tại chỗ”, Ban quản lý khu kinh tế của tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với các KCN, mọi thủ tục giấy tờ liên quan đến hoạt động trong các KCN đều do ban quản lý các KCN tiếp nhận, ban quản lý có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan để giải quyết


nhanh chóng những vướng mắc trong quá trình từ triển khai dự án cho đến suốt thời gian dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.4. Một số tiêu chính đánh giá hiệu quả của các chính sách thu hút vốn ddaafu tư vào các khu công nghiệp:

* Tỷ lệ nhà đầu tư đăng ký cấp phép đầu tư:

Chỉ tiêu này đánh giá số lượng các dự án có nhà đầu tư quan tâm đối với các dự án đầu tư tại các KCN. Chỉ tiêu này nhằm xác định hiệu quả của các chính sách xúc tiến đầu tư.

Tỷ lệ đăng ký cấp phép đầu tư

=

Tổng số dự án có NĐT quan tâm

x 100%

Tổng số dự án mời gọi đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 5

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ các chính sách xúc tiến đầu tư càng hiệu quả

* Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp:

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tối ưu mặt bằng các KCN. Chỉ tiêu này nhằm xác định hiệu quả của việc khai thác và sử dụng đất có ích trên tổngdiện tích được cấp phép theo dự án KCN

Tỷ lệ lấp đầy KCN

=

Tổng diện tích đất cho thuê

x 100%

Tổng diện tích đất trong KCN

Đây là tiêu chí hàng đầu về tính hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN từ đó đánh gái hiệu quả cuẩ các chính sách. Tỷ lệ lấp đầy này không đòi hỏi phải đạt cao ngay từ ban đầu mà phải chia theo từng phân kỳ đầu tư và đánh giá theo từng đoạn. Thời kỳ đầu là thời kỳ là thời kỳ đầu xây dựng kết cấu hạ tầng khoảng 3 - 5 năm, tiếp sau đó là giai đoạn thu hút vốn đầu tư và hoàn thiện các khu chức năng theo nhu cầu đầu tư của các DN thuê đất, thu hồi chi phí đầu tư, tạo việc làm cho người lao động.

* Quy mô vốn đầu tư vào các khu công nghiệp: Quy mô vốn đầu tư trong KCN phản ánh khả năng lấp đầy và sử dụng các nguồn lực của KCN. Tiêu chí này đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư và đồng thời cũng cho chúng ta biết về chất lượng của việc xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó, quy mô vốn đầu tư của một dự án là yếu tố đánh giá tiềm lực của các nhà đầu tư trong các lĩnh vực như: vốn, khoa học - công nghệ và trình độ quản lý của mỗi nhà đầu tư

* Tỷ lệ các dự án công nghệ cao và có số vốn đầu tư lớn


Tỷ lệ các dự án công nghệ cao

=

Số dự án chuyển giao công nghệ mới

x 100%

Tổng số dự án đầu tư

Tỷ lệ này càng cao càng chứng tỏ KCN tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư và cho thấy rằng xu hướng phát triển lâu dài của KCN. Nên các KCN lấp đầy diện tích đất cho


thuê để đáp ứng mục tiêu ngắn hạn của KCN là thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm cho lao động. Về lâu dài KCN phải thu hút các dự án công nghệ cao và có vốn đầu tư lớn để tăng khả năng trong việc mở rộng thị trường của DN. Khi KCN có nhiều dự án đầu tư công nghệ cao và mới được chuyển giao thì các sản phẩm được tạo ra sẽ có chất lượng cao trên thị trường khu vực và thế giới. Do vậy, việc cải tiến công nghệ trong SX là điều kiện cần thiết để nâng cao cạnh tranh trong xuất khẩu.

* Số lượng và chất lượng lao động trong KCN

Các KCN không ngừng giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế của các địa phương mà còn góp phần quan trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động


Tỷ lệ lao động qua đào tạo

=

Tổng số LĐ qua đào tạo tại KCN

x 100%

Tổng số LĐ tại KCN

Khu công nghiệp nào thu hút nhiều LĐ và có số LĐ qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao thì KCN đó hoạt động hiệu quả.

* Một số chỉ tiêu khác

- Số vốn đăng kí của những dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ;

- Số vốn đầu tư thực hiện của những dự án đã được cấp giấy phép trong các kỳ trước;

- Tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện so với đăng kí;

- Tỉ lệ dự án thực hiện so với đăng kí;

- Vốn đầu tư bình quân của một dự án;

- Ngoài ra, cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp, ngành kinh tế, đối tác đầu tư cũng cần được xem xét và đánh giá.

1.5. Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của một số địa phương và bài học cho tỉnh Nghệ An

1.5.1. Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của một số địa phương

1.5.1.1. Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của thành phố Hải Phòng

Thời gian qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành TW, sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã đồng hành cùng doanh


nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư vào các KCN, KKT Hải Phòng.

Cũng trong 3 năm liên tục (từ 2016 đến 2018), thành phố chọn chủ đề năm là “Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách nhà nước - Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh” nên trong lĩnh vực cải cách hành chính năm 2017, Hải Phòng đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố; chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2017 tăng 12 bậc, xếp thứ 9 toàn quốc.

Công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng được thành phố quan tâm đầu tư, đặc biệt là 3 năm trở lại đây một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông được hoàn thành đi vào sử dụng đã tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi thu hút vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã nỗ lực phối hợp cùng Sở ngành, địa phương liên quan trong hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, gắn bó, đồng hành, chăm lo, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào KCN, KKT.

Kết quả là thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KKT Hải Phòng trong 5 năm qua đã đạt được những kết quả vượt bậc cả về chiều rộng và chiều sâu, góp phần thực hiện chủ trương, mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Nghị quyết số 09-NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV.

Cụ thể, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có bước phát triển đột phá, đạt 9,06 tỷ USD, bằng 73% lũy kế 25 năm, với 149 dự án cấp mới; thu hút vốn đầu tư trong nước (DI) đạt 70.560 tỷ đồng, bằng 72% tổng vốn đầu tư trong nước lũy kế đến nay, với 79 dự án cấp mới.

Song song với thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong 3 năm trở lại đây đầu tư trong nước có bước phát triển đột phá. Từ năm 2013 đến nay, thu hút vốn đầu tư trong nước đạt

70.560 tỷ đồng chiếm trên 70% tổng vốn đầu tư lũy kế từ trước đến nay, với những dự án lớn.

Các dự án trong KCN, KKT đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của thành phố, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, chiếm hơn 60% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 70% kim ngạch xuất khẩu của thành phố, góp phần tăng thu ngân sách, mở rộng thị


trường, tăng lượng hàng hóa qua cảng, nâng cao sức cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế của nền kinh tế thành phố.

Đồng thời đã tạo việc làm cho trên 100.000 lao động địa phương và các tỉnh lân cận, với mức thu nhập trung bình khá, từng bước nâng cao trình độ quản lý, tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

Tuy vậy, môi trường đầu tư của thành phố Hải Phòng cũng còn không ít thách thức như nhu cầu về mặt bằng sạch với diện tích lớn; các công trình hạ tầng kỹ thuật xã hội tiện ích ngoài hàng rào KCN, KKT còn hạn chế; chất lượng nguồn lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư; việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại một số KCN, KKT chưa nghiêm…

1.5.1.2. Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung. Trong những năm qua cùng với việc mở rộng đa dạng hóa các quan hệ hợp tác khi tế quốc tế, hoạt động thu hút vốn đầu tư trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng là một trong các địa phương thành lập khu công nghiệp (KCN) đầu tiên trên cả nước, khởi đầu là KCN Đà Nẵng (KCN An Đồn trước đây) với tổng diện tích ban đầu 303,2 ha. Đến năm 1995, phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Đà Nẵng với diện tích 680,3 ha.

Tính đến cuối năm 2020, quy hoạch các KCN giảm còn 723,5 ha (tỷ lệ lấp đầy 94,01%, trong đó có 2 KCN do thành phố đầu tư có tỷ lệ lấp đầy 100%), giải quyết hơn

74.000 lao động; năm 2020 các doanh nghiệp KCN đóng góp ngân sách thành phố hơn

7.000 tỷ đồng.

Để đạt được những thành tựu trên, UBND thành phố cùng với Ban Quản lý Khu công nghiệp Đà Nẵng đó có những giải pháp quan trọng nhằm cải thiện và tăng cường môi trường đầu tư, tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:

- Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng (IPC DaNang).

- Ưu tiên thu hút vốn đầu tư vào những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm tin học…

- Hình thành các trung tâm thương mại, phát triển dịch vụ cảng biển và sân bay, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn đầu tư…

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí