Khái Quát Về Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An


Hoạt động đối ngoại tiếp tục đạt nhiều kết quả. Môi trường đầu tư kinh doanh được tập trung cải thiện, tăng cường công tác thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tích cực hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư như: xây dựng bảng giá đất Khu công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam giai đoạn 2020-2024; sửa đổi chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tỉnh,... Trên địa bàn tỉnh đã cấp mới cho 75 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 7.798,03 tỷ đồng; điều chỉnh 92 lượt dự án, trong đó điều chỉnh tổng vốn đầu tư 26 dự án (tăng 7.173,01 tỷ đồng). Thành lập mới 1.716 doanh nghiệp, tăng 4,44% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 568 doanh nghiệp, tăng 0,9% so cùng kỳ năm 2019... Các cấp, các ngành tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng của dịch như: Miễn, giảm tiền lãi, giảm lãi suất; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất...

b. Văn hóa - xã hội

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, nhất là chủ động kiểm soát và phòng chống dịch, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn như thực hiện chi trả cho đối tượng người có công; bảo trợ xã hội; người nghèo, cận nghèo; hỗ trợ đối tượng người lao động bị chấm dứt hợp đồng (không hưởng trợ cấp thất nghiệp), người lao động tự do. Quan tâm hỗ trợ giải quyết việc làm, thực hiện kịp thời, đầy đủ chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được chăm lo và khẳng định, học sinh giỏi quốc gia tiếp tục giữ vững tốp đầu của cả nước; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia ước đạt 72,66%; tổ chức được nhiều hoạt động có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 90 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh; 990 năm danh xưng Nghệ An...

c. Y tế:

Với địa bàn rộng lớn, dân số đông, đường biên giới dài hơn 468 km (có cửa khẩu, nhiều đường mòn, lối mở), lực lượng lao động xuất khẩu và lao động tự do tại nước ngoài nhiều; nguy cơ xâm nhập dịch Covid-19 từ bên ngoài vào là rất lớn. Nhưng bằng nhiều giải pháp, toàn tỉnh đã làm tốt công tác phòng chống dịch nên đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm bệnh dịch. Đây là một thành công rất lớn của tỉnh. Đảm bảo công tác khám, cấp cứu và điều trị bệnh nhân ở các tuyến; tiếp tục áp dụng thành công nhiều kỹ thuật mới trong khám và điều trị. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được quan tâm chỉ đạo.


d. Lao động, việc làm:

Trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo quyết tâm của Chính phủ và các cấp chính quyền trong việc chống suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống người lao động mà trong đó công tác giải quyết việc làm là nhiệm vụ cấp thiết. Tạo việc làm mới cho 38.000 người; tuyển sinh đào tạo nghề cho 79.000 lượt người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, lao động qua đào tạo nghề đạt 48%, hoàn thành kế hoạch đề ra. Triển khai tốt các chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo; có nhiều mô hình sản xuất phát huy tốt góp phần giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2020 ước còn khoảng 7,5%.

Công tác cải cách hành chính được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước được đẩy mạnh; việc khai thác các dịch vụ công trực tuyến hiệu quả hơn. Khai trương và vận hành đi vào hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công...

Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Tổ chức các khu cách ly, tiếp nhận công dân từ Lào và vùng có dịch về địa bàn cách ly chặt chẽ, đúng quy định. Tích cực tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy rừng, bão lụt. Các lực lượng vũ trang thường xuyên tuần tra kiểm soát, thực hiện đồng bộ các biện pháp đấu tranh ngăn chặn và chủ động xử lý các tình huống không để bị động bất ngờ. Làm tốt công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu kiện của nhân dân; đến nay các ngành, các cấp đã giải quyết được 314/343 vụ việc, đạt tỷ lệ 91,5%.

2.1.2. Khái quát về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.1.2.1. Công tác tổ chức quản lý nhà nước với các KCN

Hệ thống tổ chức quản lý các KCN tỉnh Nghệ An bao gồm:

Cơ quan quản lý các KCN tỉnh Nghệ An là Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam; là đầu mối quản lý chung các KCN của tỉnh; thay mặt UBND tỉnh quản lý toàn bộ các KCN của tỉnh; Ban có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong quản lý các KCN.

Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam (KKT), là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu kinh tế và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (KKT, KCN). Quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong KKT, KCN.


- Ngoài ra, còn có các cơ quan của tỉnh phối hợp quản lý dự án đầu tư vào các KCN như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn có các KCN trên địa bàn; Các cơ quan Thuế, Hải quan và Công an,…

Sơ đồ 2 1 Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Thủ 1

Sơ đồ 2 1 Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Thủ 2

Sơ đồ 2 1 Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Thủ 3

Sơ đồ 2 1 Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Thủ 4

Sơ đồ 2. 1: Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An




Thủ tướng Chính phủ (Ban Chỉ đạo phát triển KTT, KCN








Bộ Kế hoạch và Đầu tư


UBND tỉnh Nghệ An


Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 7


Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An


Các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Chỉ đạo, hướng dẫn

Trực thuộc, QL trực tiếp

Chỉ đạo, hướng dẫn

2.1.2.2. Công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ

An

Trong thời gian qua, công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và không gian phát triển

Khu kinh tế (KKT) và KCN của tỉnh Nghệ An được quan tâm rà soát, điều chỉnh, tổ chức hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư. Đến nay, tỉnh Nghệ An đã cơ bản hoàn thiện “Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam”. Tính đến hết năm 2020, tỉnh Nghệ An đã hoàn thành quy hoạch 10/11 KCN với diện tích hơn 5 nghìn ha. Theo quy hoạch chung được phê duyệt và điều chỉnh thêm ranh giới, KKT Đông Nam gồm có khu phi thuế quan 650 ha, 6 khu công nghiệp 4.367 ha, khu công


nghiệp công nghệ cao 94 ha, 6 khu đô thị với tổng diện tích dân cư 1.822 ha, trung tâm đào tạo 212 ha, khu du lịch nghỉ dưỡng 1.417 ha, khu bến cảng Cửa Lò và khu bến cảng Đông Hồi và được chia theo 3 khu vực:

Khu vực 1: Quy mô diện tích khoảng 18.826,47 ha, gồm 10 xã thuộc huyện Nghi Lộc (Nghi Hợp, Nghi Xá, Nghi Long, Nghi Đồng, Nghi Thuận, Nghi Hưng, Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Yên); 06 xã thuộc huyện Diễn Châu (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn An, Diễn Thọ, Diễn Lộc, Diễn Phú) và 02 phường thuộc thị xã Cửa Lò (Nghi Thủy, Nghi Tân). Ranh giới khu vực 1 xác định:

- Phía Bắc giáp các xã: Diễn Thành, Diễn Tân, Diễn Cát thuộc huyện Diễn Châu;

- Phía Nam giáp các xã: Nghi Trung, Nghi Thịnh, Nghi Khánh, Nghi Thu thuộc huyện Nghi Lộc;

- Phía Đông giáp biển Đông;

- Phía Tây giáp xã Diễn Lợi thuộc huyện Diễn Châu và các xã: Nghi Văn, Nghi Lâm, Nghi Phương, Nghi Hoa thuộc huyện Nghi Lộc.

Khu vực 2: Quy mô diện tích khoảng 1.200 ha, gồm toàn bộ diện tích các Khu công nghiệp Hoàng Mai và Khu công nghiệp Đông Hồi, thuộc thị xã Hoàng Mai (theo Quyết định số 67/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An”). Trong đó: Khu công nghiệp Hoàng Mai có diện tích 600 ha, khu công nghiệp Đông Hồi có diện tích 600 ha.

Ranh giới khu vực 2 được xác định cụ thể trong quá trình lập quy hoạch.

Khu vực 3: Quy mô diện tích khoảng 750 ha, gồm toàn bộ diện tích Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An, thuộc thị trấn Hưng Nguyên, xã Hưng Đạo, xã Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên); xã Hưng Chính (thành phố Vinh). Ranh giới khu vực 3 được xác định:

- Phía Bắc giáp quốc lộ 46B;

- Phía Nam giáp quốc lộ 46A;

- Phía Đông giáp đường Nguyễn Văn Bé xã Hưng Tây (nối quốc lộ 46A và quốc lộ

46B);


- Phía Tây giáp Đường quốc lộ 1A.

Bên cạnh đó, đề án xác định quy hoạch các khu công nghiệp làm trọng tâm phát triển

cho khu kinh tế, từ đó phát triển các khu chức năng tương ứng nhằm khai thác có hiệu quả


quỹ đất và lợi thế từ việc kết nối, tổ chức không gian. Xác định tổ chức không gian và phát triển khu kinh tế với các dự án động lực là dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, phát triển đa ngành, đa lĩnh vực; tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, đồng bộ với phát triển hạ tầng kỹ thuật, kinh tế biển, các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và hạ tầng xã hội. Từng bước nâng cấp các khu công nghiệp hiện có theo hướng hình thành khu công nghiệp theo dạng chuỗi (cluster), đồng thời hoàn thiện các công trình hạ tầng đảm bảo tiêu chuẩn hiện đại. Ưu tiên phát triển khu công nghệ cao, khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chuyên ngành. Xây dựng khu dịch vụ, đô thị, chung cư và các công trình phúc lợi xã hội cho người lao động.

2.1.2.3. Khái quát các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bảng 2.1: Danh sách các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An


STT


Tên

Địa điểm

Diện tích

(ha)


Lĩnh vực, ngành nghề hoạt động

Quyết định thành lập/điều chỉnh

1

Bắc Vinh

TP

Vinh

60,16

Chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, may mặc,

cơ khí lắp ráp, cơ khí chế tạo, hóa

Quyết định số 1128/QĐ-

TTg ngày 18/12/1998


2


Nghĩa Đàn

Huyện Nghĩa

Đàn


245,68

Chế biến nông, lâm, khoáng sản; thức ăn gia súc; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp

chế tạo cơ khí lắp ráp xe máy, hóa chất

Công văn số 2244/TTg- KTN ngày 22/12/2008


3


Sông Dinh

Huyện Quỳ

Hợp


301,65

Chế biến nông, lâm, khoáng sản, sản xuấtvật liệu xây dựng và công nghiệp chế tạo cơ khí lắp

ráp, hóa chất

Công văn số 2244/TTg- KTN ngày 22/12/2008


4


Tân Kỳ

Huyện

Tân Kỳ


600

Chế biến nông, lâm, khoáng sản, sản xuất vật

liệu xây dựng và công nghiệp chế tạo cơ khí lắp ráp, hóa chất

Công văn số 2244/TTg- KTN ngày 22/12/2008


5


Tri Lễ

Huyện Anh

Sơn


200

Chế biến nông, lâm, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp chế tạo cơ khí lắp

ráp, hóa chất

Công văn số 2244/TTg- KTN ngày 22/12/2008


6


Vsip


TP

Vinh


750

May mặc, sản xuất hàng tiêu dùng nhanh,thực phẩm, nước giải khát, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng

Điều chỉnh vào KKT Đông Nam tại Quyết định số 67/2014/QĐ-

TTg ngày 04/12/2014



7


Hemaraj

Huyện Nghi Lộc


3200

Giai đoạn 1 với diện tích 498 ha, tổng mức đầu tư là 92,2 triệu USD đã được khởi công ngày 10/3/2018

Điều chỉnh vào KKT Đông Nam tại Quyết định số 67/2014/QĐ-

TTg ngày 04/12/2014


8


Nam Cấm


Huyện Nghi Lộc


371,15

Lắp ráp chế tạo ô tô, máy công cụ, luyện kim, cán thép, chế biến nông lâm sản và thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng và hàng xuất khẩu khác, đồ gỗ, phân bón, bia, rượu, nước giải khát các loại,

chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng

Điều chỉnh vào KKT Đông Nam tại Quyết định số 67/2014/QĐ- TTg ngày 04/12/2014


9


Hoàng Mai 1


TX

Hoàng Mai


289,67

Công nghiệp cơ khí lắp ráp; công nghiệp chế biên nông, lâm, khoáng sản; công nghiệp chế tạo cơ khí và hàng điện tử; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí chính xác; công nghiệp sản xuất phụ tùng phục vụ các

ngành sản xuất, dịch vụ


Điều chỉnh vào KKT Đông Nam tại Quyết định số 67/2014/QĐ- TTg ngày 04/12/2014


10


Hoàng Mai 2

TX

Hoàng Mai


343,69


Đang trong quá trình kêu gọi đầu tư hạ tầng

Điều chỉnh vào KKT Đông Nam tại Quyết định số 67/2014/QĐ-

TTg ngày 04/12/2014


11


Đông Hồi


Huyện Quỳnh Lưu


1,436

Công nghiệp nhiệt điện; công nghiệp phụ trợ nhiệt điện; công nghiệp xi măng; công nghiệp đóng tàu phà; công nghiệp bện thừng, cáp, chão và sản xuất ngư cụ; công

nghiệp chế biến bột nêm; công nghiệp sửa chữa

cơ khí


Điều chỉnh vào KKT Đông Nam tại Quyết định số 67/2014/QĐ- TTg ngày 04/12/2014

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An

a. Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An

Quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An được lập từ năm 2007, thời hạn lập chỉ đến 2030, một số quy hoạch hiện nay không còn phù hợp, ví dụ không còn khu phi thuế quan, khu công nghệ cao. Một số diện tích không có thực tiễn để giải phóng mặt bằng, một số khu quá đông dân cư không giải phóng mặt bằng được. Diện tích Khu công nghiệp còn ít, manh mún.

Năm 2015, KKT Đông Nam được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung thêm ranh giới Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An (750 ha) theo Quyết định số 10/2015/QĐ-TTg 03/4/2015. Sau khi điều chỉnh, nâng tổng diện tích KKT Đông Nam lên 20.776,47 ha.


Các khu chức năng chính trong KKT Đông Nam theo quy hoạch gồm: Khu phi thuế quan 650 ha; 05 khu công nghiệp 4.461ha (bao gồm KCN công nghệ cao 94 ha); 06 khu đô thị với tổng diện tích đất dân cư 1.822 ha; trung tâm đào tạo 212 ha; khu du lịch nghỉ dưỡng 1.417 ha; khu bến cảng Cửa Lò và Khu bến cảng Đông Hồi. Hiện nay, cơ bản đã hoàn thành việc lập và phê duyệt các quy hoạch phân khu xây dựng.

Sau hơn 12 năm xây dựng và phát triển, Khu kinh tế Đông Nam đang từng bước thể hiện vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. Đã huy động, thu hút vốn đầu tư và triển khai xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, hạ tầng kỹ thuật với tổng vốn hơn 8.500 tỷ đồng.

Đến năm 2020, với sự nỗ lực đổi mới, sáng tạo, Khu kinh tế Đông Nam đã thu hút được 24 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5.400 tỷ đồng. Trong đó, có 9 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 165 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn 17 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm gần 8.900 tỷ đồng; Chấm dứt hoạt động 6 dự án do không triển khai và triển khai chậm tiến độ.

Các dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An, Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 Nghệ An đã từng bước hoàn thiện với hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Hiện đã có 129 doanh nghiệp đi vào hoạt động cũng đã duy trì sản xuất hiệu quả đạt 35.114 tỷ đồng; xuất khẩu 6.568 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 23.000 lao động, đóng góp vào ngân sách hơn 1.800 tỷ đồng, chiếm gần 12% tổng thu ngân sách của tỉnh.

Bên cạnh đóng góp ngân sách cho tỉnh, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động tỉnh Nghệ An, đặc biệt là lao động khu vực Đông Nam tỉnh cũng là một hiệu quả thiết thực của công tác đầu tư, phát triển của KKT Đông Nam. Bên cạnh giải quyết việc làm trực tiếp cho lao động địa phương vào làm việc tại các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà thầu; việc phát triển KKT Đông Nam đã làm tăng dân số khu vực, tạo đột biến về các nhu cầu trong cuộc sống tạo điều kiện chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Chính vì thế trong mấy năm qua các địa phương trong KKT Đông Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu lao động trong xã hội theo hướng tăng tỷ lệ lao động tham gia vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ giảm tỷ lệ lao động tham giao trong lĩnh vực nông nghiệp.

Với tốc độ thu hút vốn đầu tư cao trong những năm qua, các dự án đầu tư triển khai đúng tiến độ, KKT Đông Nam đã trở thành điểm sáng thu hút đầu tư hiệu quả. Bên cạnh đó các dự án đưa vào khai thác đúng cam kết, đưa lại giá trị kinh tế cao cho doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động địa phương và đóng góp vào ngân sách Nghệ An ngày càng


tăng. Mặt khác công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỷ thuật trong KKT Đông Nam được Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An quan tâm, triển khai mạnh mẽ làm cơ sở tiền đề cho công tác kêu gọi xúc tiến đầu tư các dự án, lĩnh vực ưu tiên đầu tư đúng với quy hoạch và mục tiêu phát triển của KKT Đông Nam. Với việc quy hoạch và quản lý quy hoạch hiệu quả, đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, KKT Đông Nam có đủ điều kiện để thu hút đầu tư hài hòa giữa các lĩnh vực, phát triển đồng bộ và bền vững.

b. Khu công nghiệp Bắc Vinh

Khu công nghiệp Bắc Vinh nằm phía Nam đường Đặng Thai Mai, thuộc xã Hưng Đông, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Với diện tích 143,17 ha, được thành lập theo Quyết định số 1128/QĐ-TTg ngày 18/12/1998 của Thủ tướng chính Phủ và được phê duyệt chi tiết giai đoạn I theo quyết định số 256/BXD-KTQH ngày 8/5/1999 của Bộ xây dựng với diện tích 60,16 ha. Do công ty đầu tư hạ tầng KCN Bắc Vinh thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt nam (LILAMA) làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng với tổng mức vốn đầu tư: 78,507 tỷ đồng, thời gian hoạt động: 50 năm.

Khu Công nghiệp Bắc Vinh được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại công văn số 256/TTg- CN ngày 14/03/2005 bổ sung vào qui hoạch phát triển khu công nghiệp cả nước đến năm 2010. Ngày 18 tháng 7 năm 2000, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 55/2000/QĐ-UB về việc Ban hành Điều lệ quản lý KCN Bắc Vinh của tỉnh.

Khu Công nghiệp Bắc Vinh nằm trên các tuyến giao thông đường bộ như quốc lộ 1A; đường Đặng Thai Mai; đường phía Nam KCN; đường vành đai phía Đông KCN. Cách trung tâm thành phố Vinh 4 km; cách sân bay Vinh 2,5 km; cách ga đường sắt Vinh 2 km; cách cảng biển Cửa Lò 13 km. Nằm trên các tuyến giao thông đường bộ như quốc lộ 1A; Quốc lộ 46 (đường Đặng Thai Mai). Cách trung tâm thành phố Vinh 4 km; cách sân bay Vinh 1,5 km; cách ga Vinh 3 km; cách cảng biển Cửa Lò 13 km.

Ngoài các ưu đãi được hưởng theo Luật Đầu tư; Luật Doanh nghiêp, Luật thuế TNDN, Luật thuế XNK..., các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Vinh còn được hưởng các ưu đãi của tỉnh Nghệ An ban hành theo Quyết định số 101/2007/QĐ- UBND ngày 06/9/2007; Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 01/9/2009 của UBND tỉnh Nghệ An.

Tính đến cuối năm 2020, Khu Công nghiệp Bắc Vinh có 22 dự án đầu tư đi vào hoạt động với tổng vốn đăng ký hơn 1450 tỷ đồng. Một số dự án có tổng mức đầu tư lớn, thu

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí