Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

Viết tắt

Nội dung

1

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

2

DN

Doanh nghiệp

3

FDI

Đầu tư nước ngoài

4

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

5

GPMB

Giải phóng mặt bằng

6

KCN

Khu công nghiệp

7

KKT

Khu kinh tế

8

KT-XH

Kinh tế - xã hội

9

QLNN

Quản lý nhà nước

10

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

11

UBND

Ủy ban nhân dân

12

USD

Đô la Mỹ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An 41

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1: Danh sách cách khu công kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn 43

Bảng 2. 2: Danh mục dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Vinh 47

Bảng 2. 3: Số lượng các dự án thu hút vốn đầu tư phân theo KCN tính đến 31/12/2020 ... 51 Bảng 2. 4: Tổng hợp dự án và vốn đầu tư mới, điều chỉnh giai đoạn năm 2018-2020 52

Bảng 2. 5: Tiến độ thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh 53

Bảng 2. 6: Kết quả thu hút vốn đầu tư vào KCN theo lĩnh vực sản xuất trên địa bàn tỉnh Nghệ An 55

Bảng 2. 7: Tổng hợp các thủ tục đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An 61

Bảng 2. 8: Bảng chỉ số PCI tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 đến 2020 62

Bảng 2. 9: Tổng hợp các văn bản liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư tại các KCN tỉnh Nghệ An qua 3 năm 2018-2020 78

Bảng 2. 10: Kết quả giải quyết và các thông tin liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư tại các KCN tỉnh Nghệ An năm 2018-2020 81

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2. 1: Biểu đồ thu hút vốn đầu tư tại KKT Đông Nam và các KCN tỉnh Nghệ An. 50 Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu vốn chủ đầu tư theo dự án và vốn đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An 54


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, phát triển các khu công nghiệp là một phương thức thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế. Đây là một trong những động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy đô thị hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài nguyên và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là điều kiện để chuyển biến cơ bản về mọi mặt đời sống xã hội theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH - HĐH).

Được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung uơng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, trong suốt quá trình xúc tiến kêu gọi đầu tư, tỉnh Nghệ An đã vận dụng các chủ trương, chính sách để áp dụng đúng quy trình, mặt khác được sự chia sẻ của các nhà đầu tư nên các dự án khi có chủ trương đầu tư đều được đáp ứng mọi thủ tục đầy đủ, nhanh chóng.

Trong năm 2020, tỉnh Nghệ An đã cấp mới cho 75 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 7.798,03 tỷ đồng; điều chỉnh 92 lượt dự án, trong đó điều chỉnh tổng vốn đầu tư 26 dự án (tăng 7.173,01 tỷ đồng). Thành lập mới 1.716 doanh nghiệp, tăng 4,44% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 568 doanh nghiệp, tăng 0,9% so cùng kỳ năm 2019... Các cấp, các ngành tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng của dịch như: miễn, giảm tiền lãi, giảm lãi suất; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất. Năm 2021, tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục tổ chức hoạt động, chương trình xúc tiến đầu tư để thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư vào địa phương. Mục tiêu mà tỉnh Nghệ An đang hướng tới là trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ của khu vực Bắc Trung Bộ.

Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An vẫn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn vướng mắc về phía chính quyền tỉnh Nghệ An bao gồm việc thu hút vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp (KCN), công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư, xây dựng, phát triển các ngành phụ trợ cho các doanh nghiệp KCN. Thực trạng đầu tư chủ yếu công nghiệp thô, giá trị kinh tế mang lại chưa tướng xứng với nguồn lực hiện có, đòi hỏi chính quyền tỉnh Nghệ An phải có các


chính sách mới, cụ thể và cấp bách trong thu hút, đầu tư, quản lý vốn vào các khu công nghiệp trên địa bàn.

Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ Anlàm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Thu hút vốn đầu tư nói chung và thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp nói riêng là một vấn đề mang tính chiến lược đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thể hiện qua đường lối, chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH). Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập vấn đề này, trong đó đáng chú ý một số công trình như:

- Ngô Sỹ Bích (2015), “Bài học chính sách thu hút thành công Dự án đầu tư của Samsung vào khu công nghiệp Bắc Ninh và những bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế”, Cổng thông tin Điện tử tỉnh Bắc Ninh. Qua thực tế tỉnh Bắc Ninh, tác giả nhận thấy, về thể chế các văn bản luật điều chỉnh về KCN còn có một số nội dung chồng chéo, các chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào KCN hiện nay thiếu nhất quán; ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong KCN có xu hướng thu hẹp, hiệu quả hạn chế, các thủ tục hành chính liên quan đến chuyển nhượng cổ phần, góp vốn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập... Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến những khó khăn vướng mắc trong hoạt động của doanh nghiệp KCN trong một số lĩnh vực liên quan như: quy hoạch xây dựng, môi trường, thanh tra, lao động…

- Phan Thuy Lân (2016) “Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. Luận văn đã mạnh dạn đánh giá thực trạng việc thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đưa ra một vài giải pháp cơ bản để có thể tăng cường việc thu hút FDI vào KCN nhằm tăng được tỷ lệ lấp đầy KCN trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu về việc đảm bảo chất lượng thu hút ngày càng được nâng cao hơn. Việc tích cực và chủ động hơn trong công tác xúc tiến đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh cần được sự quan tâm hơn nữa không chỉ của tỉnh Phú Thọ mà còn của Nhà Nước nói chung. Trên cơ sở vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với các kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thực tiễn tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN nói riêng cũng như của cả tỉnh nói chung, đóng góp tích cực vào công cuộc CNH-HĐH của đất nước.


- Nguyễn Trường Giang (2016), “Thực thi hiệu quả chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam. Đã nêu lên những nỗ lực của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các KCN. Theo tác giả, những năm gần đây, thu hút vốn đầu tư vào Vĩnh Phúc đã thực hiện một cách có chọn lọc, tập trung chủ yếu vào các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đảm bảo đúng định hướng phát triển, làm thay đổi diện mạo các KCN mới thành lập, góp phần hiệu quả vào sự gia tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Bằng 4 nhóm giải pháp QLNN về chính sách và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KCN, quản lý và thực hiện hiệu quả quy hoạch, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và cải cách thủ tục hành chính, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của chính quyền tỉnh, tác giả khẳng định QLNN sẽ làm tốt vai trò kiến tạo giúp các KCN tỉnh Vĩnh Phúc sớm trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn, tin cậy, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ.

- Võ Thị Vân Khánh (2016), Chính sách thu hút FDI vào các khu công nghiệp theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. Luận án đã làm rõ các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá thu hút FDI, các nhân tố ảnh hưởng đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân và bài học rút ra trong thu hút và quản lý FDI thông qua khảo sát, đánh giá thực trạng các hoạt động này tại Hà Nội. Trên cơ sở, phân tích khách quan và xác thực nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém trong QLNN đối với các KCN của chính quyền Thủ đô trên một số lĩnh vực, Luận án đã đưa ra một số giải pháp căn cơ và chính sách ưu đãi đặc thù nhằm thu hút đầu tư FDI vào các KCN, đồng thời đề xuất những hướng phát triển nhằm vừa đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư FDI vừa thúc đẩy sự gia tăng kết nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo các mục tiêu, chiến lược phát triển của Thủ đô. Tác giả cũng khuyến nghị Thành phố nên tập trung chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư.

- Phạm Văn Năm (2017), “Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam. Theo tác giả, các dự án đầu tư hạ tầng và thứ cấp tại các KCN, khu kinh tế (KKT) tỉnh Quảng Bình đang được đẩy mạnh xây dựng để sớm đi vào hoạt động. Có được kết quả đó là do tỉnh đã có nhiều giải pháp quyết liệt như: Đổi mới hình thức quảng bá, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật các KCN, KKT; triển khai hiệu quả


các hoạt động xúc tiến đầu tư; tăng cường chăm sóc và bảo vệ môi trường các KCN, KKT; chú trọng công tác cải cách hành chính. Để làm tốt hơn công tác này, theo tác giả, Quảng Bình cần tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng; đẩy mạnh thi công các dự án chuyển tiếp từ những năm trước; tập trung quảng bá, thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KKT; quản lý có hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật trong các KKT, KCN; thực hiện tốt các nhiệm vụ QLNN trong các KKT, KCN. Đây là những kinh nghiệm QLNN tốt, cách làm hay cần được phát huy.

- Trần Xuân Dưỡng (2017), “Tiếp tục tăng cường chính sách thu hút vốn đầu tư”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam. Đã khái quát những thành công, hiệu quả tích cực trong các hoạt động xúc tiến và thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN tỉnh Hà Nam. Theo nghiên cứu, kinh nghiệm đem lại thành công là sự vào cuộc quyết liệt, đổi mới và linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư của chính quyền tỉnh thông qua các Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh, tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản, Hàn Quốc và sự chủ động tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN. Tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ trong KCN như: Rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục hành chính so với quy định, tạo điều kiện thuận lợi, công khai, minh bạch thủ tục hành chính cho nhà đầu tư; có biện pháp xử lý đối với các dự án chậm triển khai, kém hiệu quả. Việc thực hiện tốt công tác QLNN đối với các dự án đầu tư vào KCN đã góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế. Theo tác giả, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đầu tư, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCN, tỉnh Hà Nam cần quan tâm, đẩy nhanh tiến độ giải phòng mặt bằng, có phương án đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối các KCN; thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của KCN... đưa tỉnh Hà Nam trở thành môi trường lý tưởng thu hút các nhà đầu tư, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong KCN hoạt động lành mạnh, hiệu quả.

Qua tổng quan nghiên cứu cho thấy, tuy đã đề cập đến vấn đề thu hút vốn, một số nghiên cứu đã có giá trị nhất định đối với vốn đầu tư, tuy nhiên hầu hết các đề tài chưa nêu rõ được các chính sách nhằm thu hút vốn như chính về đất đai trong phát triển các khu công nghiệp; các ưu đãi về thuế, tài chính cho các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp mới, có tính đặc thù; chưa làm rõ công tác quy hoạch phát


triển các khu công nghiệp, khả năng liên kết vùng, miền tạo sự đồng nhất trong thu hút đầu tư; các công trình nghiên cứu không nhấn mạnh việc cải cách các thủ tục hành chính và sự tham gia của chính quyền cũng như nguồn lực lao động địa phương trong thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.

Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp một cách có hệ thống và dưới góc độ khoa học kinh tế đối với một tỉnh có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đặc thù, nhu cầu thu hút đầu tư lớn với tốc độ nhanh như tỉnh Nghệ An. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian tới là vấn đề rất cần thiết, tác giả khẳng định đề tài luận văn của tác giả có tính mới và không trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã công bố cho đến thời điểm hiện nay.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn

a. Mục tiêu của đề tài luận văn

Luận văn góp phần đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian tới.

b. Nhiệm vụ của đề tài luận văn

Để đạt đuợc mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ sau:

- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua.

- Xây dựng phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp.

b. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An quản lý, không bao gồm các các cụm công nghiệp nhỏ do chính quyền huyện, thành phố quyết định thành lập.


- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Phạm vi thời gian: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2018-2020. Các giải pháp đề xuất áp dụng đến năm 2025.

- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Nghệ An quản lý, không bao gồm các cụm công nghiệp nhỏ do chính quyền huyện, thành phố quyết định thành lập.

5. Phương pháp nghiên cứu:

5.1. Phương pháp luận

Luận văn vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp “duy vật biện chứng”, “duy vật lịch sử”; xem xét, nghiên cứu dưới góc độ các quy trình nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước, trong đó tập trung vào các quy trình quản lý vốn hiện hành để phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những bất cập, mâu thuẫn hoặc những tồn tại để phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế ở địa bàn nghiên cứu nhằm đề xuất một số biện pháp có tính khả thi góp phần hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

5.2. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo các đơn vị, UBND tỉnh Nghệ An, Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, Sở Tài chính tỉnh Nghệ An; thông tin đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong và ngoài nước.

Số liệu sơ cấp từ khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu cán bộ các Sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An.

5.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Nhằm hệ thống hoá và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.Tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để thực hiện mục đích đó.

Việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng excel và các phần mềm tin học.

5.4. Phương pháp phân tích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023