Số Lượng Bác Sỹ, Được Tuyển Dụng Về Làm Việc Tại Các Bệnh Viện Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An Giai Đoạn 2018 – 2020


Dựa trên các quy định về chế độ thu hút nguồn nhân lực của tỉnh, các bệnh viện công lập căn cứ theo quy định của Bộ Nôi vụ và các văn bản pháp lý hiện hành để xây dựng đề án vị trí việc làm phùi hợp với nhu cầu nhân lực còn thiếu cụ thể của từng đơn vị để tuyển dụng cán bộ theo hướng dẫn hiện hành. Do đặc thù là các Bệnh viện công lập nên các chế tài trong tuyển dụng hầu hết phải áp dụng theo quy định chung của Bộ Nội vụ và các quy định riêng của tỉnh nên không có chế độ riêng biệt như đối với các doanh nghiệp hay bệnh viện tư nhân để có thể cạnh tranh về cơ chế đãi ngộ trong tuyển dụng trên thị trường lao động

Bên cạnh đó việc áp dụng các chế độ thu hút nhân lực theo quy định của UBND tỉnh Nghệ An mới chỉ thu hút được một bộ phận nhỏ sinh viên mới ra trường từ các trường đại học y dược có uy tín trong cả nước, một số cán bộ có trình độ thạc sỹ hoặc Chuyên khoa 1 nhưng hầu như không thu hút được chuyên gia hoặc các Phó giáo sư, Tiến sỹ về công tác tại tỉnh Nghệ An.

Theo thống kê hàng năm của ngành y tế tỉnh Nghệ An hằng năm lượng bác sỹ về công tác tại tỉnh Nghệ An còn thấp so với nhu cầu, năm 2018 có 115 bác sỹ được tuyển dụng và 6 bác sỹ chuyển công tác về tỉnh, năm 2020 có 125 bác sỹ được tuyển dụng và 9 bác sỹ chuyển công tác về tình. Số lượng được tiếp nhân hàng năm rất thấp so với nhu cầu bác sỹ của tỉnh, theo thống kê tại tỉnh Nghệ An tỷ lệ bác sỹ mới chỉ đạt được 5,9 bác sỹ/1 vạn dân trong khi tỷ lệ này trong cả nước đạt 7,2 bác sỹ/ 1 vạn dân. Như vậy nhu cầu bác sỹ ở tỉnh Nghệ An đặc biệt là các bệnh viện công lập còn thiếu rất nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.



140


120


100


80


60

Tuyển dụng từ sinh viên

chính quy

Chuyển công tác nơi khác

về

40


20


0

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020


Hình 2. 5. Số lượng bác sỹ, được tuyển dụng về làm việc tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 – 2020

Một vấn đề nữa là cơ chế quy định phân tuyến điều trị nên cán bộ, viên chức, công chức ở tuyến càng cao thì khả năng phát triển chuyên môn càng lớn và uy tín càng cao nên cán bộ, viên chức, công chức có tay nghề cao không muốn công tác ở tuyến dưới. Một số ít cán bộ y tế có trình độ cao chấp nhận về tuyến dưới công tác nhưng được một thời gian cũng xin chuyển lên tuyến trên. Thậm chí có không ít trường hợp bác sĩ nghỉ việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh chấp nhận tuyển dụng lại từ đầu tại bệnh viện tuyến cao hơn và sẵn sàng bồi thường chi phí hỗ trợ thu hút cho đơn vị. Theo thống kê của ngành y tế lượng sinh viên hệ chính quy người Nghệ An đang theo học tại các trường Y, dược trong cả nước khoảng 900 người, trong đó: ĐH Y Hà Nội 200; Đại học Y Hải phòng: 100; Đại học Y Thái Bình 220; Đại học Y Bắc Thái 100; Đại học Y Huế 200; Đại học Dược Hà Nội 80. Dự kiến sinh viên ra trường về Nghệ An công tác khoảng 70 – 80 người/ năm.

Tại tỉnh Nghệ An từ năm 2018 trường đại học Y khoa Vinh đào tạo bác sỹ, dược sỹ giải quyết phần nào khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực y bác sỹ


cho tỉnh, theo thống kê số lượng sinh viên tuyển dụng bác sỹ, dược sỹ hàng năm của trường.

Bảng 2. 3. Số lượng tuyển sinh bác sỹ, dược sỹ tại trường Đại học y khoa Vinh năm 2019, 2020



STT


Ngành tuyển sinh

Năm 2019

Năm 2020

Chỉ tiêu

Trúng tuyển

Người Nghệ An

Chỉ tiêu

Trúng tuyển

Người Nghệ An

1

Bác sỹ đa khoa

350

365

124

470

477

122

2

Bác sỹ đa khoa liên thông

70

87

9

80

41

11

3

Dược sỹ đại học

100

124

48

150

180

75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 8

Theo bảng trên nhận thấy, năm 2019 có 365 sinh viên trúng tuyển ngành bác sỹ đa khoa trong đó sinh viên người Nghệ An là 124 người chiếm tỷ lệ 33,9%, năm 2020 có 477 sinh viên trúng tuyển ngành bác sỹ đa khoa trong đó sinh viên người Nghệ An là 122 người chiếm tỷ lệ 25,6%. Như vậy hàng năm dự kiến có khoảng từ 200 – 250 sinh viên người Nghệ An tốt nghiệp các trường đại học y, dược trên cả nước ra trường có nhiều khả năng về công tác tại tỉnh Nghệ An trong khi lượng bác sỹ còn thiếu của tỉnh trong năm 2020 ước tỉnh khoảng 930 người, như vậy số lượng còn thiếu cần bổ sung hàng năm đối với y bác sỹ là rất lớn. Lượng bác sỹ tốt nghiệp ra trường hàng năm về tỉnh Nghệ An được tuyển dụng vào các bệnh viện công lập, bệnh viện ngoài công lập, các trung tâm y tế tuyến huyện do đó sự cạnh tranh giữa các đơn vị y tế rất cao. Trong năm 2020 có 11 bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An tuyển dụng cán bộ viên chức trong đó nhu cầu tuyển dụng với số liệu cụ thể:


Bảng 2. 4. Tuyển dụng bác sỹ tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020

STT

Tên Bệnh viện

Nhu cầu

tuyển

Số hồ

Số tham

gia thi

Trúng

tuyển

1

Bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu

10

12

10

10

2

Bệnh viện Tâm thần

10

6

4

4

3

Bệnh viện đa khoa Tây Nam

11

8

8

8

4

Bệnh viện đa khoa Diễn Châu

15

10

7

7

5

Bệnh viện mắt

6

12

9

5

6

Bệnh viện da liễu

8

10

10

8

7

Bệnh viện đa khoa Đô Lương

7

6

6

4

8

Bệnh viện Lao và bệnh phổi

15

18

13

13

9

Bệnh viện đa khoa Yên Thành

12

8

7

6

10

Bệnh viện nội tiết

10

7

6

2

11

Bệnh viện chấn thương chỉnh hình

10

7

5

4


Tổng

114

104

85

71

Qua bảng trên nhận thấy số lượng bác sỹ theo nhu cầu tuyển dụng năm 2020 của 11 bệnh viện là 114 người nhưng chỉ tuyển dụng được 71 bác sỹ chỉ đạt 62,3% so với nhu cầu tuyển dụng, một số bệnh viện chuyên khoa đặc thù mặc dù nhu cầu tuyển dụng rất cao nhưng số lượng hồ sơ dự tuyển và tham gia thi tuyển rất thấp, số trúng tuyển thấp như Bệnh viện tâm thần nhu cầu tuyển 10 bác sỹ nhưng chỉ có 6 hồ sơ tuyển dụng và trúng tuyển 4 người, Bệnh viện nội tiết nhu cầu tuyển 10 bác sỹ nhưng chỉ tham gia thi tuyển 6 người và trúng tuyển 2 người. Do hầu hết các bác sỹ ra trường đều học bác sỹ đa khoa, việc về công tác tại các bệnh viện chuyên khoa hầu như phải đào tạo lại, trong điều kiện cạnh tranh giữa các đơn vị y tế, việc thu hút bác sỹ về công tác tại các đơn vị đa khoa, chuyên khoa rộng có nhiều bệnh nhân và các


đơn vị có chế độ đãi ngộ tốt là yếu tố cơ bản để các bác sỹ trẻ lựa chọn khi tuyển dụng về các bệnh viện công lập, ngoài ra quy trình tuyển dụng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp có thời gian kéo dài nên trong thời gian này các bác sỹ có nhiều sự lựa chọn các đơn vị có chế độ đãi ngộ tốt hơn để tuyển dụng do đó hàng năm mặc dù nhu cầu tuyển dụng cao nhưng kết quả vẫn không đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt bác sỹ có trình độ chuyên môn về công tác, mặc dù đây là đối tượng sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn

Đối với đối tượng tuyển dụng dược sỹ đại học, do lượng sinh viên các trường đại học dược ra trường đông, tỷ lệ đào tạo lớn trong khi nhu cầu của các bệnh viện cần dược sỹ đại học không nhiều do đó hàng năm chỉ tiêu tuyển dụng dược sỹ gần như đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng.

Bảng 2. 5. Tuyển dụng dược sỹ tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020


STT


Tên Bệnh viện

Nhu cầu tuyển

Số hồ sơ

Số tham gia thi

Trúng tuyển

1

Bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu

1

1

1

1

2

Bệnh viện Tâm thần

2

4

1

1

3

Bệnh viện đa khoa Đô Lương

1

2

2

1

4

Bệnh viện Lao và bệnh phổi

1

1

1

1

5

Bệnh viện đa khoa Yên Thành

1

1

1

1


Tổng

6

9

6

5

Theo thống kê của ngành y tế năm 2020 có 5 bệnh viện công lập tuyển dụng vị trí dược sỹ đại học với tổng nhu cầu tuyển dụng là 6 vị trí và trúng


tuyển 5 vị trí, như vậy số lượng dược sỹ tuyển dụng về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu.

2.3.2 Thực trạng về chính sách đãi ngộ:

Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Từ năm 2010 đến nay nhà nước đã thực hiện tăng mức lương cơ sở từ 730.000 đồng/ tháng lên 1.490.000 đồng/ tháng đã từng bước cải thiện nâng cao đời sống của người lao động.

Đối với các Bệnh viện công lập việc chi trả tiền lương hiện tuân thủ theo quy định về mức lương tối thiểu và các phụ cấp của nhà nước đề ra với đặc thù công tác chuyên môn trong lĩnh vực y tế, đội ngũ bác sỹ hầu hết là những người lao động có trình độ chuyên môn cao, đặc thù công việc yêu cầu trình độ học vấn và thời gian đào tạo kéo dài, nên khi ra trường vào làm việc trong các đơn vị công lập thì chính sách tiền lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ.


Bảng 2. 6. Tính lương theo hệ số nhà nước đối với bác sỹ mới ra trường



STT


Vị trí công tác


Hệ số lương

Lương cơ bản (1.490.000

đồng)

Hệ số phụ cấp ưu đãi

nghề


Phụ cấp ưu đãi nghề

Trừ 10,5% BHXH, BHYT,

BHTN

Số tiền

lương theo hệ số được nhận


1

Bác sỹ thuộc khối CLS: bộ phận Xét nghiệm, Giải phẫu

bệnh


2,34


3.486.600


70%


2.440.600


366.100


5.561.100


2

Bác sỹ thuộc bộ phận Hồi sức cấp cứu,

Chăm sóc giảm nhẹ


2,34


3.486.600


60%


2.091.900


366.100


5.212.400

3

Bác sỹ thuộc bộ phận

Gây mê hồi sức

2,34

3.486.600

50%

1.743.300

366.100

4.863.800

4

Bác sỹ thuộc các bộ

phận còn lại

2,34

3.486.600

40%

1.394.600

366.100

4.515.100

Theo quy định về chế độ tiền lương theo hệ số của nhà nước quy định, một bác sỹ mới ra trường lương cơ bản được nhân là 3.486.600 đồng, tùy theo bộ phận công tác tại các lĩnh vực chuyên môn thì mức phụ cấp ưu đãi nghề của từng bộ phận khác nhau, thấp nhất là 40%, cao nhất là 70%. Mức lượng này không thể hiện rõ giá trị thực của chất lượng công tác và năng lực chuyên môn của cán bộ trong công việc, mặc dù đã có sự phân biệt giữa các bộ phận chuyên môn, nhưng hiệu quả công tác thì chưa được tính đến.

Như vậy, nếu chỉ tính theo lương cơ bản của nhà nước quy định thì không đáp ứng được nhu cầu trong đảm bảo đời sống của người lao động có trình độ cao là các y bác sỹ trong công việc chuyên môn. Do các Bệnh viện công lập là ngành dịch vụ công có thu nên hoạt động khám chữa bệnh của các đơn vị tích lũy sau khi trích lập các quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ ổn định thu nhập số còn lại để chi trả tiền thu nhập tăng thêm cho người lao động. Khoản thu nhập này trong các bệnh viện công lập là


khoản thu nhập tăng thêm phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh hàng tháng của tưng đơn vị. Việc trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động được xác định theo nhiều nhóm hệ số tăng thêm và trong mỗi nhóm lại chi tiết theo loại A, B, C và ngày công lao động thực tế của từng cán bộ viên chức.

Hệ số thu nhập tăng thêm sẽ được điều chỉnh (tăng hoặc giảm) tùy thuộc vào khả năng kinh phí tiết kiệm được trong kỳ (quý, năm) nhưng tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định.

Hàng tháng (hoặc quý) căn cứ vào khả năng kinh phí Bệnh viện tiết kiệm được, hiệu quả kinh tế của từng khoa, phòng và kinh phí đóng góp, ngày công lao động thực tế của từng khoa, phòng và từng cán bộ công chức để bình bầu, xếp loại thi đua lao động theo loại A, B, C cho tập thể và cá nhân để chi trả lương tăng thêm.

Loại A được hưởng 100% Hệ số thu nhập tăng thêm. Loại B được hưởng 70% Hệ số thu nhập tăng thêm. Loại C được hưởng 40% Hệ số thu nhập tăng thêm. Quy định: Xếp loại cá nhân:

- Tập thể khoa, phòng đạt loại A có không quá 90% cá nhân xếp loại A.

- Tập thể khoa, phòng đạt loại B có không quá 70% cá nhân xếp loại A.

- Tập thể khoa, phòng đạt loại C có không quá 50% cá nhân xếp loại A và phải có cá nhân xếp loại C.

Phương án chi trả thu nhập tăng thêm:

Ngoài lương ngạch bậc và các khoản phụ cấp theo quy định của Nhà nước, căn cứ vào quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ làm cơ sở để tính thu nhập tăng thêm trong năm xác định được bao gồm: Tiền lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung và khả năng kinh phí tiết kiệm

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí