Bảng Chi Phí Hỗ Trợ Đào Tạo Của Một Số Bệnh Viện Công Lập Năm 2020


được, Bệnh viện sẽ chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức theo công thức sau:

Thu nhập tăng thêm của cá nhân


=

Lương tối thiểu hiện hành Nhà nước quy định


x

Hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm của

cá nhân


x

Tỉ lệ theo loại (A, B, C)

22 ngày


x

Số ngày làm việc thực tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 9

Trong đó:


Hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm của

cá nhân


=


(


Hệ số trách nhiệm


+


Hệ số trình độ


+


Hệ số kiêm nhiệm


)


x

Số lần chi trả thực tế


+


Hệ số thâm niên

- Hệ số trách nhiệm: Thể hiện chức vụ, trách nhiệm chính của cán bộ công chức, viên chức.

- Hệ số trình độ: Thể hiện học hàm học vị mà cán bộ, công chức, viên chức đạt được.

- Hệ số kiêm nhiệm: Thể hiện chức vụ mà cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm.

- Hệ số thâm niên: Thể hiện thâm niên công tác của CBVC.

Mỗi tiêu chí (trách nhiệm, trình độ, kiêm nhiệm) được xây dựng hệ số chi trả theo từng nhóm đối tượng tương ứng. Riêng hệ số thâm niên được xác định chung cho toàn Bệnh viện.

Nguồn thu nhập từ lương tăng thêm mặc dù đã tính đến các yếu tổ như trách nhiệm, thâm niên, hiệu quả lao động, … tuy nhiên còn phụ thuộc vào chênh lệch thu chi từng tháng/ quý đề phân chia hệ số chi trả theo tình hình hoạt động kinh doanh của từng Bệnh viện. Các chỉ tiêu xếp loại A, B, C phụ thuộc nhiều vào kết quả đánh giá hàng tháng của hội đồng thi đua khen thưởng, tuy nhiên các chỉ tiêu này được đánh giá còn mang tính cảm tính, cào bằng, chưa rõ ràng, chưa áp dụng các phương pháp tính hiệu quả lao động tiên tiến theo các chỉ số đánh giá KPI, … nên phát sinh những bất hợp lý,


không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ, chưa gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của người lao động.

Bên cạnh đó ngành y tế theo quy định chung có các phụ cấp ưu đãi nghề cho từng đội ngũ cán bộ theo chuyên môn cụ thể, riêng đối với một số bệnh viện để thu hút nhân lực chất lượng cao về làm việc và gắn bó với bệnh viện đã xây dựng các chế độ đãi ngộ riêng để tạo sự cạnh tranh giữa các đơn vị trên địa bàn.

Như vậy, nếu Bệnh viện công lập có đông bệnh nhân, hoạt động kinh doanh hiệu quả thì ngoài tiền lương cơ bản thì lương tăng thêm là một khoản thu nhập ổn định giúp người lao động có trình độ được chi trả và ghi nhận đúng với năng lực chuyên môn. Y bác sỹ có trình độ càng cao, thì hệ số trình độ trong chi trả lương tăng thêm càng lớn đồng thời lượng bệnh nhân khám và điều trị các đông thì thu nhập đem lại từ hiệu quả công việc cao, hệ số chi trả lương tăng thêm cao do đó đội ngũ cán bộ có trình độ cao có nguồn thu nhập từ lương tăng thêm lớn hơn rất nhiều lần so với đội ngũ cán bộ khác. Như vây thúc đẩy cán bộ nâng cao năng lực chuyên môn và nâng cao năng lực bản thân.

Bên cạnh chính sách về tiền lương hiện nay các Bệnh viện công lập đầu tư phát triển về các mặt về cơ sở vật chất, xây dựng Bệnh viện khang trang sạch đẹp theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế do đó môi trường làm việc của y bác sỹ được cải thiện hơn rất nhiều so với trước đây, các bác sỹ có trình độ cao như PGS, Tiến sỹ có phòng làm việc riêng, có phòng khám của Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ riêng khác biệt so với các bác sỹ thường giúp các bác sỹ có trình độ ưu ái được tôn trọng trong công việc. Các phòng làm việc được trang bị máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ cao trong khám và điều trị để các cán bộ có trình độ cao có thể làm việc tại chỗ và kết nối trong hội chẩn từ xa với các tuyến trung ương.


Trong các chế độ đãi ngộ khác vào các ngày Lễ, Tết, mua bảo hiểm cho cán bộ nhân viên y tế thì đội ngũ Y bác sỹ có trình độ cao luôn được chi trả theo cấp bậc chuyên môn và mức chi trả cao hơn so với các nhóm đối tượng khác.

2.3.3. Thực trạng về chính sách đào tạo

Hiện nay, nguồn nhân lực nghành y tế tỉnh Nghệ An thiếu hụt trọng, tại các bệnh viện công lập lượng bác sỹ, dược sỹ thiếu hụt trầm trọng đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, các bệnh viện đặc thù chuyên môn như tâm thần, lao phổi,… Việc đánh giá thực Công tác tuyển dụng, thu hút bác sỹ, dược sỹ đại học được thực hiện ở các bệnh viện công lập là việc làm cần thiết trước khi đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực trình độ cao vì công tác quản lý nguồn nhân lực gồm các vấn đề có liên quan như: lập kế hoạch nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, đánh giá kết quả làm việc của nhân viên, trả công lao động và đảm bảo các chế độ đãi ngộ khác. Một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ảnh chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao là cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên bao gồm kiến thức, hiểu biết, tính chuyên nghiệp và các kỹ năng cơ bản. Trong công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, hiện nay tại các trường đại học về lĩnh vực y khoa hàng đầu như Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Huế, Đại học Y Thái Bình, … khi đào tạo trình độ đại học đều đào tạo bác sỹ đa khoa, không đào tạo chuyên khoa do đó khi tuyển dụng cán bộ về công tác tại các bệnh viện chuyên khoa đều phải đào tạo lại chuyên khoa định hướng hoặc các bậc cao hơn. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện công tác, nhu cầu phát triển của từng bệnh viện mà nhu cầu đào tạo cán bộ lại các nhau. Tại các bệnh viện tùy thuộc vào nhu cầu phát triển chuyên môn mà các bệnh viện xây dựng các mức hỗ trợ đào tạo các nhau:


Tùy theo đặc thù của từng Bệnh viện về nhu cầu đào tạo mà các đơn vị xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ có mức chi trả cho đào tạo khác nhau:

- Đối với đào tạo ngắn hạn: Chủ yếu các lớp đào tạo 3, 6, 9 tháng. Các lớp đào tạo này thường tổ chức để đào tạo chuyên sâu một số các kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực y tế tập trung vào các khối cận lâm sàng như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và một bộ phận của hệ ngoại và gây mê. Đối với các lớp đào tạo này nhằm phục vụ cho nhu cầu chuyên môn trước mắt của từng Bệnh viện trong phát triển kỹ thuật như: đào tạo sử dụng máy Spect, đào tạo kỹ thuật đặt buồng tiêm truyền, …hay đối với hệ ngoại là đào tạo phẫu thuật nội sọi, kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ, …. Do những lớp học này hầu hết nhằm đào tạo nhân lực để phát triển kỹ thuật chuyên môn nên hầu hết các chi phí đào tạo được Bệnh viện hỗ trợ 100% và tạo điều kiện tối ưu cho cán bộ khi tham gia đào tạo.

- Đối với đào tạo dài hạn: Từ 2 năm trở lên. Hầu hết các lớp đào tạo này với mục đích các bác sỹ, dược sỹ nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân tại các trường đại học y khoa trong cả nước với các khóa học Thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2,…Việc đào tạo dài hạn này giúp các y bác sỹ nâng cao học hàm, học vị và uy tín thương hiệu của bản thân trong lĩnh vực y tế, tăng thương hiệu của bệnh viện, do đó tùy theo nhu cầu và điều kiện của từng Bệnh viện mà các bệnh viện xây dựng chính sách hỗ trợ đạo tạo dài hạn khác nhau, đối với các Bệnh viện lâu năm có rất nhiều cán bộ có trình độ cao nên việc chi trả đào tạo dài hạn chỉ mang tính chất hỗ trợ một phần nhằm quan tâm đến nguồn nhân lực có trình độ cao phát triển, còn đối với các Bệnh viện mới thành lập hoặc còn có ít nhân lực có trình độ chuyên môn cao thì chính sách đào tạo dài hạn được quan tâm vượt trội, hỗ trợ đào tạo dài hạn với mức chi trả cao.Theo thống kê tại quy chế chi tiêu nội bộ của một số Bệnh


viện trên địa bàn về mức hỗ trợ đào tạo ngắn và dài hạn của các đơn vị theo bảng dưới đây.

Bảng 2. 7. Bảng chi phí hỗ trợ đào tạo của một số Bệnh viện công lập năm 2020


ST T

Tên Bệnh viện

Hỗ trợ học phí sau ĐH

Hỗ trợ học phí ĐT ngắn hạn

Hỗ trợ thuê nhà ở

Hồ trợ sinh hoạt phí

Hỗ trợ chi phí đi lại


1


Bệnh viện Sản nhi


50%


100%


500.000đ/

tháng

Đô thị loại 1: 50.000 đ/ngày.

Đô thị khác:

40.000đ/ngày


2 lượt đi về/ năm


2


Bệnh viện Ung bướu


100%


100%


750.000đ/

tháng

Hà Nội, TP HCM:

70.000đ /ngày. Huế, Đà Nẵng:

60.000 đ/ngày Đô thị khác: 50.000đ/ ngày


2 lượt đi về/ năm


3

Bệnh viện hữu nghị đa khoa tỉnh


50%


100%


Không


Không

2 lượt đi về/ năm


4

Bệnh viện chấn thương chỉnh hình


100%


100%


700.000đ/

tháng


Không

2 lượt đi về/ năm + 1 lượt đi về

Tết

Tùy theo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực theo giai đoạn cụ thể các Bệnh viện xây dựng mức hỗ trợ chi phí đào tạo cán bộ hàng năm tại quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp theo nhu cầu của đơn vị. Theo thống kê tại Quy chế chi tiêu nội bộ của các bệnh viện tại B ảng 2.8 nhận thấy, hầu hết các bệnh viện đều hỗ trợ 100% chi phí đào tạo ngắn hạn các lớp này chủ yếu học cầm tay chỉ việc, đào tạo thực hành các kỹ thuật chuyên khoa, … để cập nhật các công nghệ, kỹ thuật hiện đại nên các chi phí này được ưu tiên chi trả 100%.


Đối với các khóa học dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn, là thước đo trình độ đối với bác sỹ thì tùy theo nhu cầu của từng đơn vị để hỗ trợ đào tạo, đối với các bệnh viện mới thành lập có cơ cấu lao động trẻ hoặc nhằm đảm bảo tiêu chí xếp hạng bệnh viện sẽ ưu tiên hỗ trợ kinh phí đào tạo dài hạn như tại Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện chấn thương chỉnh hình. Các bệnh viện có bề dày chuyên môn lâu năm, đội ngũ bác sỹ trẻ không nhiều, công tác đào tạo là cơ hội để nâng mức tiền lương tăng thu nhập, giúp công tác quy hoạch bổ nhiệm cán bộ sau này thì mức hỗ trợ kinh phí sau đại học của các đơn vị này mang tính động viên chỉ hỗ trơ 50% kinh phí.

Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cán bộ đào tạo dài hạn sau khi được đào tạo bài bản sẽ tiếp tục ở lại làm việc tại đơn vị, tránh trường hợp chảy máu chất xám, một số đơn vị có chế tài hỗ trợ thu hút cụ thể:

Tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An hỗ trợ sau đào tạo: Hỗ trợ bảo vệ Giáo sư, Phó Giáo sư là: 30.000.000 đồng/ người; luận án tiến sĩ, chuyên khoa II là: 20.000.000đồng/ người; tốt nghiệp chuyên khoa I, thạc sỹ là:

10.000.000 đồng/ người. Đồng thời có chế độ thu hút đối với cán bộ có trình độ cao về làm việc tại Bệnh viện cụ thể: Thạc sỹ, Bác sỹ CK I mức chi

10.000.000 đồng/ người. Tiến sỹ, Bác sỹ CK II mức chi 20.000.000 đồng/ người, Phó Giáo sư, Giáo sư mức chi 30.000.000 đồng/ người.

Tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An chỉ hỗ trợ thu hút đối với bác sỹ nội trú: Là bác sỹ đa khoa chính quy trường Đại học y Hà Nội, đậu nội trú trường Đại học Y Hà Nội. Hỗ trợ tiền học phí theo quy định của nhà trường, tiền ăn 65.000đ/ ngày theo chế độ học chuyên sâu, nhà ở 400.000 đồng/ tháng, tàu xe 2 lượt đi/ về/ năm, thưởng Tết như cán bộ nhân viên của Bệnh viện. Điều kiện ràng buộc: Bác sỹ sau khi đi học về phải làm việc tại Bệnh viện ít nhất 10 năm mới được chuyển công tác. Trường hợp sau khi đi học


xong không về công tác tại Bệnh viện thì phải đền tiền gấp 5 lần chi phí Bệnh viện đã chi trả trong quá trình học tập.

Theo thống kê từ năm 2018 – 2020 công tác đào tạo cán bộ được các bệnh viện chú trọng, từ năm 2018 – 2020 số lượng các bác sỹ, dược sỹ được đào tạo ra trường năm 2020 đạt tỷ lệ khá cao, có 75 bác sỹ và 9 dược sỹ chuyên khoa 2 tốt nghiệp, có 49 bác sỹ và 21 dược sỹ tốt nghiệp thạc sỹ, riêng đối với công tác đào tạo có trình độ tương được thạc sỹ thì trong ngành y được chú trọng đào tạo chuyên khoa 1 nhiều hơn, năm 2020 có 239 bác sỹ chuyên khoa 1 và 51 dược sỹ chuyên khoa 1 tốt nghiệp. Công tác đào tạo được chú trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các bệnh viện, đảm bảo công tác chuyên môn trong khám chữa bệnh phục vụ nhân dân.

250

200

150


100

Bác sỹ

Dược sỹ

50

0

Tiến sỹ

CK 2

Thạc sỹ

CK 1


Hình 2. 6. Số lượng bác sỹ, dược sỹ đào tạo sau đại học từ năm 2018 – 2020

Như vậy, tùy theo nhu cầu và điều kiện thực tiễn của từng Bệnh viện mà các đơn vị này xây dựng chế tài chính sách đào tạo nguồn nhân lực khác nhau. Việc xây dựng chính sách đào tạo đặc thù như vậy giúp các đơn vị có được nguồn nhân lực có chất lượng, đồng thời quá trình đào tạo kéo dài nhưng không làm chảy máu chất xám, không bị thất thoát nhân lực do sự mời chào và các chế độ thu hút của các Bệnh viện khác.


2.3.4. Thực trạng về môi trường làm việc và cơ hội phát triển

Ngành y tế là một ngành dịch vụ đặc thù trong đó đối tượng phục vụ hầu hết là người bệnh và người nhà người bệnh, hầu hết bệnh nhân đến khám đều mệt mỏi về tinh thần và bệnh tật nên việc thường xuyên làm việc trong môi trường này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người thầy thuốc trong khám và điêu trị bệnh do đó môi trường làm việc với rất nhiều các yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc và khả năng cống hiến của bác sỹ.

Tại các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện đã không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dịch vụ và môi trường làm việc phát huy hiệu quả và tạo động lực cho cán bộ làm việc.

Để đáp ứng được yêu cầu cơ sở hạ tầng theo tiêu chí của Bộ Y tế, các Bệnh viện công lập thực hiện cải tạo sửa chữa xây dựng cơ sở vật chất khang trang, xây dựng các khu khám điều trị theo yêu cầu, các phòng khám Giáo sư, Phó Giáo sư hiện đại trang bị đầy đủ máy móc thiết bị để bác sỹ có thể khám và hội chẩn từ xa. Tạo điều kiện tối ưu về phòng làm việc và máy tính cho cán bộ trong quá trình làm việc, giảm thiểu thủ tục hành chính để các bác sỹ có thời gian nghiên cứu chuyên môn như: Thực hiện Bệnh án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong khám và điều trị, hội chẩn từ xa, giảm thiểu thời gian chờ đợi, giúp linh hoạt và tạo môi trường làm việc thông minh cho đội ngũ y bác sỹ. Cụ thể:

+ Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh là đơn vị đi đầu trong toàn tỉnh về sử dụng hệ thống trang thiết bị Bệnh viện thông minh để thu dung người bệnh đến khám và điều trị, giảm thiểu cho các y bác sỹ trong quá trình khám chữa bệnh cho người bệnh.

+ Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An, Bệnh viện Ung bướu, … hiện đã áp dụng hệ thống hội chẩn từ xa, là bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện tuyến TW.

+ Tuy nhiên hiện còn một số đơn vị đặc thu như Bệnh viện tâm thần, Bệnh

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí