Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ để xây dựng trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội - 10

KHUYẾN NGHỊ

Trường ĐH Công nghiệp là một trường mới được thành lập từ tháng 12/2005. Với 5 năm hình thành và phát triển nhà trường gặp không ít những khó khăn trên con đường hội nhập với cả nước. Vấn đề thiếu nhân lực khoa học công nghệ là một khó khăn lớn. Vì vậy yêu cầu đặt ra trước mắt là nhà trường cần chú trọng phát triển nhân lực để phục vụ nhu cầu phát triển của trường cũng như sự phát triển chung của xã hội.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực khoa học & công nghệ hiện nay rất quan trọng và cấp bách không chỉ ở các nước trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam. Ở nước ta hiện nay, nhân lực nghiên cứu khoa học đã tăng cả về số lượng lẫn chất lượng và đã có những đóng góp nhất định trong sự phát triển của KH&CN, nhưng nhìn chung hiệu quả hoạt động nghiên cứu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

Thông qua hệ thống các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, nghiên cứu hiện trạng thực thi chính sách đồng thời phân tích và đánh giá chính thực trạng tình hình phát triện nguồn nhân lực khoa học & công nghệ tại trường ĐH Công nghiệp nhằm rút ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Sau đó đúc kết thành các bài học kinh nghiệm để làm cơ sở định hướng phát triển nguồn nhân lực của trường. Xác định chính xác mục tiêu chiến lược phát triển nhân lực khoa học & công nghệ dựa trên mục tiêu chiến lược phát triển của trường.

Với toàn bộ nội dung của luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ mục đích yêu cầu đặt ra, nhằm định hướng, phát triển nguồn nhân lực khoa học & công nghệ để tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực này cũng như hiệu quả nghiên cứu và đào tạo của nhà trường. Trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị nhằm giải quyết vấn đề phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ của trường cho phù hợp với thực tế khách quan.

- Nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển nhân lực nói chung và nguồn nhân lực khoa học và công nghệ nói riêng phù hợp với chiến lược phát

triển của trường.


Hiện nay cần đào tạo thu hút đội ngũ cán bộ khoa học & công nghệ phục vụ cho trường là điều cần làm ngay nhằm bù đắp sự thiếu hụt về nhân lực trong thời gian qua. Do đó ngay từ bây giờ trường phải có kế hoạch tuyển dụng bố trí, đào tạo lực lượng này để có thể đáp ứng được với yêu cầu hiện nay của nhà trường.

- Cần quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể của giáo viên trong việc nghiên cứu khoa học. Trên thực tế, công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ cũng như sinh viên chưa được quan tâm đúng mức, chỉ có một bộ phận nhỏ giáo viên tham gia do đó cần có qui định hoặc khuyến khích hoặc “bắt buộc” phải tham gia nghiên cứu khoa học hoặc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống. Vì vậy, cần qui định và xây dựng những tiêu chuẩn cho các đơn vị và cá nhân cán bộ khoa học & công nghệ tham gia nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó hàng năm lựa chọn, biểu dương những cá nhân đơn vị có những đóng góp cho hoạt động khoa học & công nghệ, đồng thời cũng nên có phần thưởng vật chất tương ứng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Mở rộng và đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu giữa trường và các viện, các trường đại học trong và ngoài nước.

- Đổi mới cơ chế quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nhân lực khoa học & công nghệ. Nhà trường cần dành một khoản ngân sách cần thiết để gửi nhân lực nghiên cứu KH&CN đi đào tạo tại các nước có nền khoa học tiên tiến. Đồng thời có chính sách khuyến khích hỗ trợ việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo như tự đào tạo, đào tạo lại, đào tạo qua việc làm thực tế, qua việc nghiên cứu khoa học, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn,..

Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ để xây dựng trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội - 10

- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút người tài, thu hút cán bộ trẻ, sinh viên giỏi mới ra trường, giải quyết vấn đề biên chế, lương, thưởng hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ khoa học-Công nghệ và môi trường (2008): Chiến lược phát triển khoa học & công nghệ Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội, tháng 10/2008.

2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2004): Giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004.

3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2005): Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội, tháng 11/2005.

4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006): Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (báo cáo tóm tắt của lãnh đạo bộ giáo dục và đào tạo tại hội nghị hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, Hà Nội, tháng 5/2006).

5. Chính phủ (2001): Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ).

6. Chính phủ (2005): Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

8. Phân Viện Báo chí & Tuyên truyền, Bộ môn khoa học luận: Danh từ, thuật ngữ khoa học-công nghệ & khoa học về khoa học, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2002.

9. Quốc hội (2005): Luật Giáo dục năm 2005.


10. Quốc hội (2001): Luật khoa học và công nghệ năm 2001.

11. Quốc hội (1992): Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

12.Thủ tướng Chính phủ (2005): Quyết định số 315/2005 QD/TTg thành lập trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở trường cao đẳng Công nghiệp Hà Nội

13.Trường Đại học Công nghiệp (2008): Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Công nghiệp - Lộ trình và giải pháp, 5/2008.

14. Trường Đại học Công nghiệp (2009): Chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo, 8/2009.

15. Trường Đại học Công nghiệp (2009): Những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, (Báo cáo tham luận hội nghị), tháng 12/2009.

16. Trường Đại học Công nghiệp (2009), Phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật, Dự án do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam.

17.Trường Đại học Công nghiệp (2009): Báo cáo tổng kết 4 năm hoạt động KH&CN Trường Đại học Công nghiệp, tháng 12/2009.

18. Đặng Ngọc Dinh (2005): Chiến lược phát triển khoa học & công nghệ (giáo trình), Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.

19. Vũ Cao Đàm (2002): Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2002 (xuất bản lần thứ bảy).

20. Vũ Cao Đàm (2004): Xã hội học khoa học và công nghệ (giáo trình), Trường đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,, 2004.

21. Vũ Cao Đàm & Nguyễn Thanh Tuấn (1998) : Nhập môn khoa học luận (giáo trình), Trường đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội, 1998.

22. Đặng Bá Lâm – Trần Khánh Đức (2002): Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002.

23. Hoàng Phê (1992) : Từ điển Tiếng Việt (in lần thứ hai, có sửa chữa và bổ sung), Trung tâm từ điển ngôn ngữ xuất bản, Hà Nội, 1992.

24. Bùi Thanh Quất (2005): Logic nghiên cứu khoa học (giáo trình), Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.

25.Trịnh Ngọc Thạch, (2003), Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học, Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN.

26.Nguyễn Thị Anh Thu (2004): Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (giáo trình), Trường Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004.

27. Phạm Huy Tiến (2004): Tổ chức khoa học và công nghệ (giáo trình), Trường Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004.

28. Nguyễn Như Ý chủ biên (2008): Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá

– Thông tin.


29. OECD (2002), Fracasti manual. proposed standard practice for serveys on research and experimental development, 2002.

30. OECD (1995) Manual on the measurement of human resources devoted to s&t “canberra manual”, Paris, 1995.

PHỤ LỤC: 1

PHIẾ U XIN Ý KIẾ N

(Về Giải phá p phá t triển nguồn nhân lưc


KH &CN

Trường đại học Công nghiệp Hà Nội)

Hiên nay , vấn đề phát triên̉ nguồn nhân lưc KH &CN đang đươc nhiêù

người quan tâm. Với cương vi ̣l ãnh đạo, hoăc là lãnh đạo phòng ban, bộ môn ,

trung tâm…xin Thầy/Cô cho biết ý kiến về vấn đề này bằng cách trả ̀i cho

môt số câu hỏi dưới đây . Với những câu hỏi đã có phương án trả̀i săñ , xin

Thầy/Cô đánh dấu X vào ô trố ng bên caṇ h ở những phương án phù hơp với y

kiến của mình . Với những câu hỏi chưa có phương án trả ̀i , xin Thầy/Cô ghi ý kiến của mình vào những chỗ để trống dành cho người trả lời ý kiến .

Xin cam đoan rằng những ý kiế n của Thầy/Cô chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứ u (hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ ). Xin cám ơn sự côṇ g tác của Thầy/Cô .

1. Quan điểm của Thầy/Cô về vi ̣trí, vai trò của nguồn nhân lưc

Là tài sản quý của trường.

KH&CN

Là nguồn lực góp phần quan trọng quyết định sự thành công của quá trình CNH-HĐH trường.

Ý kiến khác ………………………………………………………………….

..........................................................................................................................

2. Cơ chế quản lý nhân lưc

như hiên

nay đã và đang đươc

xem:

Là điều kiện cần thiết để duy trì hoạt độ ng nghiên cứ u khoa hoc .

Thúc đẩy tính năng động , sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học .

Kìm hãm tính năng động , sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học .

Viêc áp duṇ g chế đô ̣viên chứ c đối với cán bô ̣KH &CN trong cơ quan sự

nghiệp có phù hơp với đăc điêm̉ của loaị hinh̀ lao đôṇ g mang tinh́ sáng tao

trong hoaṭ đôṇ g nghiên cứ u khoa hoc

Phù hợp

hay không ?

Không phù hơp

Phù hợp ở những điểm nào ?

Tuyển duṇ g .

Bố trí.

Quản lý lao động .

Không phù hơp̣ nào?

Tuyển duṇ g .

Bố trí.

ở những điểm

Đào taọ , bồi dưỡng.

Lương và thu nhâp .

Quản lý lao động .

Đào taọ , bồi dưỡng.

Lương và thu nhâp .

3. Để phá t huy năng lưc của đôi

ngũ cá n bộ nghiên c ứu khoa học và tính

năng đông, sáng tạo, hiêu quả trong hoat đông nghiên cứ u khoa hoc có cần

giữ nguyên hay phải thay đổi cơ chế quản lý nhân lưc

KH&CN?

Giữ nguyên hiên

Thay đổi.

traṇ g .

Nếu thay đổi thì có thể thay đổi t heo các hướng sau đươc

không ? (chọn 1

hoăc đồng thời nhiêù hướng )

Chuyển chế đô ̣biên chế sang chế đô ̣hơp

đồng lao đôṇ g

Chuyển môt

phần

Chuyển phần lớn .

Chuyển tất cả .

Trả lương cao cho cán bô ̣KH&CN.

Tạo lập môi trường dân chủ và tự do sáng tao

Hướng khác (Xin nêu 1 vài hướng )


trong nghiên cứ u khoa hoc .

- ........................................................................................................................

- ........................................................................................................................

- ........................................................................................................................

4. Để xây dựng các chính sách tạo động lực vật chất và tinh thần mạnh mẽ cho các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, trọng dụng và tôn vinh nhân tài khoa học và công nghê ̣có thể theo cá c hướ ng sau?

Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh

Xóa bỏ dần chế độ phân phối bình quân

Thực thi chế độ đãi ngộ tương xứng với cống hiến của các nhà KH&CN; không giới hạn mức thu nhập đối với cán bộ KH&CN

Miễn hoặc giảm thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động KH&CN.

Bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ nhằm khích lệ sáng tạo và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng rộng rãi.

Chính sách khen thưởng đối với cá nhân có thành tích KH&CN có giá trị khoa học và thực tiễn cao

Chính sách khuyến khích cán bộ KH&CN làm việc tại trường có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;

Chính sách sử dụng cán bộ KH&CN đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn khả năng chuyên môn, sức khỏe và tâm huyết với nghề nghiệp.

Hướng khác (Xin nêu 1 vài hướng )

- ........................................................................................................................

- ........................................................................................................................

- ........................................................................................................................

5. Để phát triển nguồn nhân lực KH&CN nhà trường thì hình thức đào tạo nào là phù hợp?

Đào tạo từ công việc.

Kèm cặp hướng dẫn tại chỗ.

Luân phiên thay đổi công việc.

Đào tạo ngoài công việc

Cử đi học tại trường theo hệ chính qui/tại chức.

Đào tạo từ xa.

Đào tạo lại.

Hướng khác (Xin nêu 1 vài hướng )

- ........................................................................................................................

- ........................................................................................................................

- ........................................................................................................................

6. Để phá t triển nguồn nhân lưc KH &CN nhà trường có cần phải đổi mới

chính sách đào tạo cán bộ khoa học và công nghê ̣không?

Giữ nguyên hiên

Thay đổi.

traṇ g .

Nếu thay đổi thì cần thay đổi theo hướng nào ?

Tuyển chọn và gửi học sinh, sinh viên, cán bộ KH&CN đi đào tạo một cách đồng bộ ở các nước có trình độ KH&CN tiên tiến.

Phối hợp chặt chẽ giữa việc đào tạo với cơ quan sử dụng cán bộ KH&CN.

Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, các cán bộ làm quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề.

Hình thành các tập thể KH&CN mạnh, đủ sức giải quyết những nhiệm vụ KH&CN quan trọng do sản xuất , đời sống , quốc phòng , an ninh của nhà trường đặt ra.

Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng tăng đào tạo công nhân kỹ thuật (đặc biệt công nhân có tay nghề cao) cho các ngành đang thu hút đầu tư nước ngoài.

Huy động và hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo nhân lực KH&CN, nhất là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí