Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 2


DANH MỤC BẢNG, HÌNH



Bảng

Ý nghĩa

Bảng 2.1

Một số thông số về nông nghiệp hàng hóa của Sơn La

Bảng 2.2

Thu nhập bình quân các chủ thể sản xuất

Bảng 2.3

Diện tích đất bình quân phân theo loại hình và mục đích sử dụng

Bảng 2.4

Thực trạng đất đai căn cứ vào nguồn gốc

Bảng 2.5

Vốn đầu tư ở Sơn La năm 2016 và 2019

Bảng 2.6

Đánh giá của Chủ nông hộ ở Sơn La về cơ sở hạ tầng nông nghiệp,

nông thôn

Bảng 2.7

Mức độ khó khăn khi vay vốn kinh doanh

Bảng 2.8

Trình độ học vấn của Chủ nông hộ ở Sơn La, năm 2019

Bảng 2.9

Cơ cấu nguồn thông tin kĩ thuật sản xuất

Bảng 2.10

Mức độ khó khăn của trang trại ở Sơn La trong tiêu thụ các loại sản

phẩm

Bảng 2.11

Tỷ lệ nông hộ ở Sơn La đã thực hiện tốt bảo vệ môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 2


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ở nước ta, việc đề ra các chính sách hỗ trợ kinh tế nông nghiệp hàng hóa đã xuất hiện từ lâu và thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, nhất là khi Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn” được ban hành. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay.

Sơn La là tỉnh có vị trí địa lý quan trọng của khu vực Tây Bắc, có địa hình đa dạng và có điều kiện để phát triển nông nghiệp quy mô lớn với nhiều loại sản phẩm đa dạng. Theo đánh giá của các nhà địa lý và nông học, điều kiện tự nhiên của Sơn La tuy khắc nghiệt nhưng có nhiều loại cây trồng, vật nuôi được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao, phù hợp để phát triển kinh tế nông nghiệp với quy mô lớn. Các loại cây ăn quả đặc hữu (như xoài, nhãn, bơ, mận, các loại quả có múi…), hoa, cây dược liệu, các loại gia súc như trâu, bò, ngựa, dê… rất thích ứng và có khả năng phát triển rộng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác một cách hiệu quả những lợi thế này.

Mô hình kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bắt đầu xuất hiện ở Sơn La từ những năm 1980. Trong những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp ở Sơn La đã phát triển khá nhanh. Bản thân tỉnh cũng đưa ra một số định hướng để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa như Quyết định số 3348/QĐ-UBND ngày


12/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La về việc “Cho phép lập dự án rà soát, điều chỉnh, quy hoạch bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 25/4/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La về việc “Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án rà soát, điều chỉnh, quy hoạch bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh Sơn La, kinh tế nông nghiệp ở Sơn La phát triển chưa bền vững, chủ yếu còn mang tính tự phát. Có nhiều nguyên nhân làm cho kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La phát triển chưa bền vững như công tác quy hoạch yếu, chưa có sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ, đầu tư thiếu bài bản… nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa còn nhiều vấn đề bất cập: hệ thống chính sách chưa đồng bộ, khó áp dụng vào thực tiễn, việc tổ chức thực thi và đánh giá chính sách chưa được kịp thời,...

Xuất phát từ những ý nghĩa thực tiễn trên, em đã chọn đề tài “Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La” làm luận văn thạc sỹ.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đổi mới quản lý sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Trong những năm gần đây, một số cơ quan nghiên cứu và quản lý ở trung ương và địa phương đã bước đầu nghiên cứu, tổng kết về kinh tế nông nghiệp.

GS.TS. Trần Đức, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, trong công trình nghiên cứu “Kinh tế nông nghiệp vùng đồi núi”, NXB Thống kê (1998) đã nhấn mạnh hiệu quả kinh tế và những tác động tích cực về môi trường và xã hội khi phát triển kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, theo tác giả, khó khăn lớn nhất cản trở sự phát triển của mô hình này chính là thói quen, tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của bà con nông dân. Hơn thế nữa, tác giả Trần Đức cho rằng, trình độ dân trí chưa cao đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân vùng nông thôn, miền núi. Đó là một thực tế khá phổ biến ở hầu hết các tỉnh miền núi,


trung du trên cả nước. Đặc tính tự nhiên, tự cung tự cấp còn tồn tại rất phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, nhất là các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên. Thói quen sản xuất để trao đổi, quan hệ hàng - tiền rất hạn chế. Điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, địa hình cản trở việc đầu tư công nghệ và quy hoạch sản xuất tập trung quy mô lớn. Vốn liếng đầu tư cho nông nghiệp ít ỏi, sức hút các doanh nghiệp lớn thấp là những khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hàng hóa nói riêng. Từ đó đòi hỏi phải có sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành mà trực tiếp là các Ban chỉ đạo, các địa phương hoạch định chính sách, hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an ninh, an toàn xã hội.

Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, tập thể tác giả, “Phát triển kinh tế hợp tác và kinh tế nông nghiệp gia đình ở Việt Nam” (năm 2010). Đồng quan điểm với GS, TS. Trần Đức, tập thể tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Nhà nước trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế nông nghiệp. Người dân chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cung - tự cấp lên sản xuất hàng hoá theo mô hình kinh tế nông nghiệp, không chỉ cần vốn, khoa học - công nghệ, thị trường mà còn cần kỹ năng tổ chức sản xuất. Trong giai đoạn từ 2000 - 2010, sự thành bại của các hình thức kinh tế hợp tác (KTHT) nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc hợp tác xã (HTX) hay liên minh HTX gắn kết thế nào với chuỗi giá trị toàn cầu. Bởi hoạt động theo chuỗi giá trị sẽ cho phép từng thành phần kinh tế tương tác với nhau và kiểm soát nhau ở mức hiệu quả nhất. Người quản lý tư nhân hay nhà nước có thể dễ dàng phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu trong bất kỳ khâu nào tại bất kỳ thành phần nào trong chuỗi để điều chỉnh. Việc gắn kết những hộ nông dân nhỏ lẻ, hay các HTX ở trình độ sản xuất nhỏ, manh mún lạc hậu vào một hệ thống kinh tế tập thể theo chuỗi giá trị mà thường được điều phối bởi các chuỗi siêu thị hay các tập đoàn lớn đa quốc gia là mấu chốt nhưng cũng là thử thách vô cùng lớn để phát triển KTHT ở nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Điều này không thể thực hiện được nếu


không đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp, đồng thời có biện pháp thích ứng để rút ra các bài học từ những kinh nghiệm và trải nghiệm quốc tế.

GS.TS. Nguyễn Đình Hương (Chủ nhiệm, năm 2015), Đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu công phu và đồ sộ nhất về kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam cho đến thời điểm này. Tập thể tác giả đã phân tích một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. Cụ thể là: 1. Chưa thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng hiện đại; 2. Tạo ra áp lực lớn về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất canh tác; 3. Làm gia tăng sự phân hoá giàu nghèo; 4. Gây ô nhiễm môi trường,… Trên cơ sở đó, tác giả luận chứng những biện pháp cần thiết để giải quyết, khắc phục những vấn đề nảy sinh nhằm nâng cao hiệu quả của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về đất đai, về vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về thị trường, về khoa học - công nghệ, về phát triển hạ tầng nông thôn, về phát triển công nghiệp chế biến và tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp.

Phạm Hồng Chương (2016) với đề tài cấp tỉnh (do tỉnh Quảng Bình đặt hàng) “Đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín thuộc tỉnh Quảng Bình”. Nghiên cứu tiến hành phân tích một số khía cạnh về kinh tế và môi trường giữa các mô hình canh tác nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín thuộc tỉnh Quảng Bình. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc (90 hộ dân và 03 cán bộ chuyên trách) và thống kê mô tả được sử dụng nhằm đánh giá tổng quan về hiệu quả kinh tế và môi trường giữa các mô hình sản xuất nông nghiệp (gồm: lúa, màu và cây ăn trái) trong vùng đê bao khép kín. Kết quả nghiên cứu cho thấy địa phương đang có xu hướng thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp từ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả lên vườn cây ăn trái với hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra, việc thâm canh tăng vụ (sản xuất lúa 3 vụ) và đê bao khép kín trong thời gian dài (không xả lũ) làm giảm lượng bùn cát/phù sa bổ sung vào đồng ruộng. Các ảnh hưởng của thời tiết cực đoan như nắng


hạn, mưa kéo dài đã làm bùng phát sâu bệnh cũng như gia tăng đáng kể chi phí đầu tư cho các mô hình này do việc gia tăng số lượng phân bón và thuốc nông dược. Điều này đã gây suy giảm chất lượng môi trường nước mặt trong vùng nghiên cứu.

Phạm Văn Khôi (2018) với đề tài cấp tỉnh (do tỉnh Bắc Giang đặt hàng) “Nghiên cứu các mô hình phát triển bền vững nông nghiệp vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiện trạng các mô hình canh tác và định hướng các loại cây trồng chủ lực của tỉnh, từ đó thực hiện đánh giá tính bền vững và so sánh thực tế giữa các mô hình canh tác để làm cơ sở đề xuất mô hình triển vọng cho quy hoạch nông nghiệp thời gian tới. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích các dữ liệu, số liệu. Phần mềm Excel được sử dụng để tiến hành đánh giá tính bền vững trên các kiểu sử dụng được chọn lọc, từ đó đề ra mô hình có triển vọng. Kết quả cho thấy có 5 mô hình gồm lúa 3 vụ, lúa 2 vụ, cây ăn trái, mía, dứa được chọn để đánh giá tính bền vững. Mô hình đáp ứng tốt cả 3 mục tiêu phát triển bền vững là kinh tế, xã hội, môi trường là mô hình dứa, cây ăn quả, lúa 2 vụ, cơ cấu mía có mục tiêu kinh tế tốt, đạt được tốt mục tiêu môi trường nhưng lại kém nhất về mục tiêu xã hội cần thêm sự hỗ trợ của các cấp chính quyền. Mô hình lúa 3 vụ có hiệu quả cao về mặt xã hội và môi trường nhưng lại kém về kinh tế. Dựa trên đánh giá đa mục tiêu các mô hình sử dụng đất có triển vọng của tỉnh Bắc Giang, những cải tiến về chính sách tạo động lực cho sự phát triển bền vững lâu dài cần được nghiên cứu đề xuất. Tuy nhiên, cả 2 nghiên cứu của Phạm Văn Khôi (2018) và Phạm Hồng Chương (2016) đều tập trung quá nhiều vào tính kĩ thuật của các dự án nông nghiệp.

Nguyễn Thị Ngọc Lan (2017) với đề tài cấp Bộ, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Kinh tế nông nghiệp và những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam” đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hình thức sở hữu, theo quy mô, theo phương hướng kinh doanh và trình độ công nghệ. Đề tài đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng tính phát triển bền vững của các vùng nông


nghiệp mà chủ yếu là vùng cây ăn quả của tỉnh trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Các công trình nghiên cứu kể trên, ngoài việc phân tích những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, đã đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước và các cấp có thẩm quyền ban hành một số chủ trương, chính sách thúc đẩy mô hình kinh tế này phát triển.

Trong những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Sơn La cũng đã bước đầu được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Năm 2015, Trường Đại học Tây Bắc đã có đề tài cấp cơ sở về phát triển Kinh tế nông nghiệp hàng hóa tại Sơn La. Đề tài đã bước đầu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển Kinh tế nông nghiệp hàng hóa; phân tích thực trạng trong giai đoạn 2005 - 2015 và đề xuất một số giải pháp. Dù vậy, đề tài này chỉ mới đề cập đến Kinh tế nông nghiệp hàng hóa ở một số huyện miền núi và cũng chưa có điều kiện điều tra, khảo sát, đánh giá toàn diện về phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, một số cơ quan ở tỉnh Sơn La như: Cục Thống kê, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN&PTNT, một số huyện, các trung tâm khuyến nông… cũng đã bước đầu thống kê, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh…

Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp mới tập trung chủ yếu vào đề xuất các giải pháp tổ chức, quản lý về phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương cụ thể, gắn với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội.

Thực tế cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa Sơn La. Một số công trình nghiên cứu cũng đã nêu lên các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, nhưng hầu như các công trình này chưa tập trung đi sâu phân tích, đánh giá về chính sách và đề xuất các giải pháp chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là khoảng trống, mở ra nhiệm vụ cho cao học viên tiếp tục nghiên cứu.


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:

- Xác định khung lý luận nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh, đồng thời làm rõ một số vấn đề lý luận về kinh tế nông nghiệp hàng hóa, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa ở địa phương.

- Đánh giá thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2019.

- Đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Quy hoạch phát triển, chính sách đất đai, tín dụng, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hợp tác liên kết, chính sách về thị trường và chính sách bảo vệ môi trường.

- Phạm vi về không gian: chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Phạm vi về thời gian: các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh 2016-2019; các giải pháp hoàn thiện chính sách đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở phương pháp luận

Luận văn được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 11/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí