* Du lịch tắm biển, nghỉ ngơi cuối tuần: Đây là loại hình du lịch có ưu thế nổi trội, cần duy trì ở mức độ cao. Hướng du lịch này gắn liền với việc cải tạo các bãi tắm cũ, xây dựng các bãi tắm mới, nâng cao chất lượng buồng phòng và chú ý tới cơ cấu khách có xu thế giảm về quy mô nhóm, với số lượng một gia đình thay cho quy mô đông người như trước kia.
* Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: có thế mạnh không kém với loại hình du lịch tắm biển. Các điểm thuận lợi cho loại hình du lịch này là khu vực phía Nam Sầm Sơn, vùng đầm hồ Quảng Cư. Loại hình du lịch này cần có một không gian yên tĩnh nhưng không tách rời biển.
* Du lịch hội thảo, hội nghị: do vị trí thuận lợi là nằm gần thành phố Thanh Hóa, thuận tiện đường giao thông và các điều kiện bảo đảm khác (hội trường, cảnh quan đẹp...).
* Xây dựng tour du lịch tâm linh vòng quanh khu vực thành phố.
Hình thành tuyến du lịch tâm linh kết nối các điểm đền, chùa trên địa bàn thành phố: đền Độc Cước - Đền Cô Tiên - Đền Tô Hiến Thành - Đền Cá Lập - Đền Bà Triều - Đền Đề Lĩnh. Trong đó nhấn mạnh đến sự linh thiêng của đền Tô Hiến Thành trong việc cầu tài cầu lộc, cầu bình yên, sự đỗ đạt học hành. Để thực hiện được việc này cần huy động sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông nhằm tạo điểm nhấn mới cho du khách khi đến với Sầm Sơn. Định kỳ tổ chức các lễ hội văn hóa dân gian truyền thống nhằm tạo điểm nhấn trong việc thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.
* Du lịch nhân văn: Các lễ hội thường diễn ra vào dịp tháng Giêng, vì vậy đây là điều kiện tốt cho du lịch Sầm Sơn có thể khai thác cả mùa xuân. Trong dịp xuân về có thể tổ chức các tour du lịch tham quan lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống, các di tích lịch sử trong phạm vi thành phố.
* Du lịch sinh thái: Cần giải quyết tốt việc bảo vệ rừng trên núi Trường Lệ, giải quyết vấn đề ô nhiễm. Có thể xây dựng khu vực nuôi các loài
sinh vật biển ở chân núi Trường Lệ. Vùng đầm hồ Quảng Cư, các đảo phía Bắc thành phố cũng thích hợp cho loại hình du lịch này.
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Kết, Tổng Kết Thực Hiện Văn Bản Về Chính Sách Phát Triển Du Lịch Của Thành Phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá
- Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Thành Phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá
- Giải Pháp Tăng Cường Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Ở Thành Phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá
- Chính sách phát triển du lịch ở Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
* Du lịch thể thao: vui chơi giải trí là điều kiện tốt để thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian nghỉ của khách. Loại hình du lịch này bao gồm cả việc tổ chức hoạt động thể thao ở trên cạn, dưới nước, câu cá và săn bắn.
3.2.2.4. Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch
Từ những hoạt động đầu tư phát triển du lịch thời gian qua, để hướng tới sự phát triển bền vững, thành phố cần quan tâm đầu tư để:
- Phát triển đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống giao thông trên địa bàn, bảo đảm tính liên hoàn, liên kết trong toàn thành phố và giữa thành phố Sầm Sơn với các địa phương khác, chú trọng giao thông hướng ngoại. Đến năm 2020, cơ bản xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông trên địa bàn; cũng như hệ thống các tuyến đường duyên hải (kéo dài đường Trần Hưng Đạo đến Nga Sơn, Hậu Lộc ở phía Bắc và Khu kinh tế Nghi Sơn ở phía Nam) nối thành phố Sầm Sơn với toàn bộ vùng ven biển của tỉnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng an ninh của thành phố nói riêng và vùng ven biển Thanh Hóa nói chung.
- Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới cấp điện nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển sản xuất và sinh hoạt. Nâng cao chất lượng mạng lưới truyền tải điện bảo đảm cung cấp điện liên tục, ổn định cho các hoạt động dịch vụ du lịch, giảm sự cố và tổn thất điện năng.
- Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp nước với công nghệ hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt và chất lượng cao phục vụ phát triển du lịch cũng như đời sống sinh hoạt của dân cư. Đồng thời, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị theo hướng hiện đại với 2 hệ thống thoát nước riêng biệt là hệ thống thoát nước thải và hệ thống thoát nước mưa.
- Thay thế toàn bộ mạng viễn thông và cáp điện thoại trong thành phố bằng cáp quang, từng bước ngầm hoá mạng cáp hiện có. Phấn đấu trước năm 2020 hoàn thành việc ngầm hoá toàn bộ mạng cáp viễn thông và cáp điện thoại.
3.2.2.5. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và mở rộng thị trường
Trong hoạt động du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng. Đến thời điểm hiện tại, xúc tiến quảng bá không còn chỉ rao bán 'cái chúng ta có" (tiềm năng du lịch), hay quảng bá hình ảnh chung chung mà phải thực hiện đầy đủ và đảm bảo chất lượng các khâu, gồm nghiên cứu thị trường, định hướng xây dựng sản phẩm và xúc tiến sản phẩm, dịch vụ du lịch và trên cơ sở đó từng bước xây dựng thương hiệu du lịch riêng cho Sầm Sơn. Việc chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa cao đòi hỏi hoàn thiện cả về đội ngũ con người, tổ chức bộ máy, qui trình xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện một cách khoa học, đúng qui trình, kế hoạch, tiến độ. Triển khai mục tiêu đưa Sầm Sơn trở thành "điểm đến trọn niềm vui" có nhiều thách thức, đòi hỏi một cách tiếp cận và hành động chiến lược và trong mối gắn kết chặt chẽ với công tác nghiên cứu thị trường, phát triển và quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ và phát triển thương hiệu.
UBND Thành phố Sầm Sơn cần có đánh giá đúng và đầy đủ về vai trò của công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh để từ đó có sự đầu tư nguồn lực phù hợp. Trước mắt cần bố trí từ 2 - 5% trong tổng thu từ hoạt động du lịch cho công tác xúc tiến, quảng bá. Bên cạnh đó cần tuyển dụng và đào tạo cán bộ chuyên sâu về xúc tiến, quảng bá du lịch, marketing du lịch và thành lập một bộ phận chuyên trách cho công tác này. Trường hợp chưa bố trí ngay được đội ngũ và tổ chức, UBND có cơ chế thuê đơn vị làm truyền thông chuyên nghiệp để tiến hành công tác xúc tiến, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho du lịch Sầm Sơn.
Tiếp tục thực hiện xúc tiến tại chỗ thông qua khách du lịch đến Sầm Sơn bằng cách mang lại cho khách du lịch những trải nghiệm thực tế trọn vẹn,
chân thực đúng như những thông tin, thông điệp về điểm đến, sản phẩm dịch vụ được thông tin qua các hoạt động xúc tiến trước đó nhằm thúc đẩy lượng khách quay lại hoặc truyền miệng cho người thân, bạn bè...
Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, ngoại ngữ bằng nhiều hình thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến. Cử cán bộ tham gia các lớp hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng và cách thức triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến quảng bá chuyên nghiệp. Trong đó cần ưu tiên nguồn lực nhằm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng để khai thác hiệu quả công nghệ thông tin phục vụ xúc tiến quảng bá du lịch.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng đối với sự phát triển du lịch của Sầm Sơn. Trong đó cần kịp thời tuyên dương, khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách nhà nước trong kinh doanh và bảo vệ môi trường du lịch Sầm Sơn.
Xây dựng giải pháp thu hút khách ở các thị trường quốc tế: cần xác định thị trường khách quốc tế chính của Sầm Sơn là Lào, Thái Lan, Campuchia qua cửa khẩu Na Mèo trong khuôn khổ hợp tác "Bốn quốc gia - Một điểm đến". Ngoài ra, thị trường khách Hàn Quốc với mục đích chơi golf tại Khu du lịch FLC cũng cần phải có những biện pháp quảng bá hình ảnh. Giải pháp cho công tác quảng bá, xúc tiến đến các thị trường khách quốc tế gồm: chọn lựa tham gia các hội chợ du lịch (Hội chợ Năm du lịch quốc gia Lào, ITE Hong Kong, CITM Thượng Hải, JATA Nhật Bản, KOTFA Hàn Quốc…) trên cơ sở nghiên cứu kỹ đặc điểm, tâm lý, sở thích của từng thị trường để xây dựng sản phẩm xúc tiến phù hợp; xây dựng các công cụ, tài liệu quảng bá hình ảnh Sầm Sơn bằng ngôn ngữ của thị trường khách; mời các đoàn famtrip, presstrip từ các thị trường nguồn đến khảo sát, tham quan; tích cực cùng Sở VHTTDL Thanh Hóa, Tổng cục Du lịch tổ chức thực hiện Chiến lược Marketing Du
lịch Việt Nam đến năm 2020; triển khai ứng dụng marketing điện tử (E – marketing) để thực hiện xúc tiến, quảng bá...
Phối hợp với các bên liên quan nghiên cứu ban hành quy chế phối hợp giữa UBND thị xã Sầm Sơn và ngành Du lịch Thanh Hóa, Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thanh Hóa trong tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá nói chung và Sầm Sơn nói riêng. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến quảng bá thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào các dự án du lịch tại Sầm Sơn.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để xác định các thị trường tiềm năng, thị trường trọng điểm và thị trường mục tiêu làm cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng đối tượng khách và xây dựng các chương trình xúc tiến phù hợp với từng thị trường. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến thị trường khách ở khu kinh tế Nghi Sơn với hai loại sản phẩm chính là nghỉ dưỡng và hội nghị, hội thảo.
Đa dạng và nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch, xây dựng hình ảnh ấn tượng về du lịch Sầm Sơn trong và ngoài nước; gắn các hoạt động xúc tiến du lịch với các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư.
Ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách cho công tác xúc tiến, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch Sầm Sơn để tăng cường sức cạnh tranh. Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách, UBND thành phố Sầm Sơn cần nghiên cứu ban hành quy chế về huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân cho quảng bá xúc tiến du lịch Sầm Sơn, bao gồm đối tượng hưởng lợi, cơ chế huy động nguồn lực, ưu đãi và chia sẻ quyền lợi cho các đối tượng tham gia đóng góp kinh phí nhằm chủ động về tài chính triển khai các hoạt động xúc tiến.
3.2.2.6. Đẩy mạnh công tác khai thác thị trường
Chiến lược phát triển Du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định tập trung khai thác hiệu quả thị trường nội địa;
phát triển thị trường du lịch quốc tế với mục đích kinh doanh - thương mại gắn với khu kinh tế Nghi Sơn. Thị trường nội địa truyền thống của Thanh Hóa là nghỉ dưỡng biển với hạt nhân thu hút khách là Sầm Sơn. Như vậy, trong thời gian trước mắt, thị trường chính của Sầm Sơn vẫn là thị trường nội địa với trung tâm phân phối khách là Hà Nội và các tỉnh đồng bằng, miền núi phía Bắc như Hà Nam, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La... Ngoài ra, phát triển phân khúc nghỉ dưỡng biển cao cấp gắn với khai thác bất động sản du lịch; nghỉ dưỡng biển và vui chơi giải trí cuối tuần gắn với hoạt động của khu kinh tế Nghi Sơn.
Các giải pháp thực hiện là:
Tích cực hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" của Tổng cục Du lịch.
Quảng bá một số chương trình kích cầu và những sản phẩm mới đã được các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp trên địa bàn Sầm Sơn đưa ra nhằm thu hút, hấp dẫn du khách.
Liên kết với các công ty lữ hành để xây dựng sản phẩm, kết nối tour tuyến. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch qua hình thức hội chợ,
triển lãm, liên hoan ẩm thực, quảng bá trực quan, tờ rơi, truyền hình, báo chí...
Hỗ trợ kinh phí tổ chức Famtrip đón các doanh nghiệp, các hãng thông tấn, báo chí đến Sầm Sơn khảo sát điểm đến, các sản phẩm du lịch của địa phương để quảng bá hình ảnh du lịch Sầm Sơn trên các kênh thông tin.
Tăng cường đầu tư làm mới các sản phẩm du lịch phù hợp thị hiếu của các thị trường khách. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ; công khai chất lượng dịch vụ trên website chính thức của du lịch Sầm Sơn, bao gồm: sản phẩm du lịch cao cấp cho khách có khả năng chi tiêu cao, khách thương gia (du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, golf, kỳ nghỉ gia đình…); sản phẩm du lịch dành cho khách có khả năng chi tiêu vừa phải (tour khách đoàn, giá cạnh tranh kết hợp mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ ngoài tour)
Khuyến khích đầu tư phát triển các điểm bán hàng đạt chuẩn với hàng hóa có chất lượng cao phục vụ khách du lịch
Lập kế hoạch và đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch thường niên như các lễ hội truyền thống, lễ hội biển, Lễ hội Tình yêu... để tạo điểm nhấn thu hút khách.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và giáo dục cộng đồng nhằm tạo cho du khách ấn tượng tốt đẹp khi đến Sầm Sơn (giữ gìn vệ sinh môi trường, thân thiện, giúp đỡ du khách khi có yêu cầu…);
Mở rộng hơn nữa các loại hình du lịch liên quan đến biển để thu hút hấp dẫn khách, tăng khả năng chi tiêu, kéo dài độ dài lưu trú của khách tới Sầm Sơn.
3.2.2.7. Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch
Có thể nói, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định rất lớn đến sự phát triển du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển nanh và bền vững nếu có một đội ngũ lao động du lịch chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý và có trách nhiệm gồm đông đảo những nhân viên lành nghề, những du lịch viên tài năng, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tuỵ, có trách nhiệm, có tầm nhìn.
Hội nhập quốc tế sâu và toàn diện trong và ngoài WTO đã và đang kéo theo sự thay đổi rất lớn từ phía cầu du lịch và quy mô và chất lượng nên cung du lịch của cả nước nói chung và Sầm Sơn nói riêng cần phải thay đổi để thích ứng. Để đạt được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, cần triển khai một số hoạt động sau:
- Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức và các nhân trong và ngoài nước về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam. Từng bước thực hiện tiêu chuẩn đối với các chức danh lãnh đạo các đơn vị quản lý nhà nước về du lịch và giám đốc doanh nghiệp du lịch.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù
hợp. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhana lực. Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và doang nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp. Coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
3.2.2.8. Tăng cường phát triển du lịch bền vững về tài nguyên môi trường
- Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch: Để đáp ứng nhu cầu về kinh tế, xã hội, môi trường, thẩm mỹ nhưng vẫn duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo được sự đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản cũng như đảm bảo cho cuộc sống của thế hệ hiện tại và tương lai; trong quá trình bảo tồn, tôn tạo và phát triển du lịch cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây:
+ Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên du lịch, quản lý môi trường, xử lý chất thải một cách có hiệu quả. Đầu tư kinh phí cho việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.
+ Tổ chức các hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động du lịch. Xử lý chất thải khí từ các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du lịch, vận hành hệ thống làm lạnh, hệ thống sản xuất tại các cơ sở dịch vụ du lịch. Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường ở các khu, điểm tham quan du lịch. Đánh giá tác động của môi trường đối với các dự án khai thác tài nguyên, phát triển du lịch. Sử dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch nhằm hạn chế chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường.
+ Tổ chức các hoạt động nhằm hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái: không đốt phá rừng, khai thác bừa bãi các nguồn nước trong hoạt động phát triển du lịch. Tăng cường trồng cây xanh trong các khu vực diễn ra hoạt động du lịch.
+ Khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch tự nhiên thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch kết hợp với bảo tồn, nghiên cứu khoa học, du lịch làng nghề.