+ Khuyến khích hỗ trợ việc nghiên cứu khoa học cơ bản; đồng thời kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng tham gia nghiên cứu nhằm tiếp tục đánh giá một cách toàn diện tài nguyên du lịch của thành phố Sầm Sơn.
+ Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch có những cam kết cụ thể về bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, những dự án sử dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải, sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu. Đồng thời, không khuyến khích hoặc không cấp phép cho các dự án đầu tư du lịch có nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.
+ Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các hoạt động phát triển của ngành du lịch. Đặc biệt, thực hiện đánh giá tác động của môi trường trong công tác quy hoạch phát triển du lịch bền vững.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy chế vè quy định bảo vệ môi trường tại các cơ sở du lịch trong tỉnh.
Thành lập các Ban quản lý tại các khu, điểm du lịch để quản lý, bảo vệ tại nguyên. Tại các khu, điểm du lịch cần xây dựng bảng hướng dẫn, giới thiệu về điểm du lịch và các quy định có liên quan đến quản lý và khai thác du lịch, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm soát những vấn đề xã hội trong quá trình tiến hành hoạt động du lịch, quy hoạch các quầy bán hàng lưu niệm và tạo ra nhiều sản phẩm lưu niệm mới, phát triển các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, tổ chức các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật.
- Thực hiện việc nghiên cứu, kiểm kê, đánh giá một cách có hệ thống để đề xuất thống nhất các phương án quản lý bền vững.
3.2.3. Giải pháp tăng cường hoạt động sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách phát triển du lịch
Sơ kết, tổng kết là một trong những hoạt động, một trong những giai đoạn của chu trình thực hiện chính sách. Để tăng cường việc thực hiện chính sách phát triển du lịch cần phải đưa ra những giải pháp hữu hiệu để tăng
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Thành Phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá
- Giải Pháp Tăng Cường Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Ở Thành Phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá
- Chính sách phát triển du lịch ở Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá - 12
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
cường từng giai đoạn bên trong chu trình. Đối với thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá việc tăng cường hoạt động sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách phát triển du lịch là không thể thiếu, xuất phát từ đặc thù hoạt động du lịch chủ yếu tập trung vào 3 tháng hè nên việc thực hiện chính sách phát triển du lịch thường bị đứt quãng, không liên tục. Mặt khác hoạt động du lịch là một hoạt động văn hoá gắn với con người, có yếu tố động rất lớn phụ thuộc vào kinh tế, thiên nhiên, tâm lý, sở thích. Điều này dẫn đến thực hiện chính sách phát triển du lịch thường xuyên phải thay đổi để bắt kịp tình hình thực tế. Trong hoàn cảnh đó việc sơ kết tổng kết thường xuyên là không thể thiếu. Vậy để hoạt động sơ kết, tổng kết đảm bảo chất lượng cần có những giải pháp như sau:
Năng cao nhân thức của cán bộ, công chức, viên chức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động sơ kết, tổng kết. Một trong những lí do khiến hoạt động sơ kết, tổng kết không hiệu quả là do nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Sầm Sơn dẫn đến việc tổ chức họp có khi còn mang tính hình thức. Thủ trưởng cử cấp phó hoặc nhân viên đi thay, đến họp thì “ đánh trống ghi tên” vẫn còn diễn ra. Nên có nhiều vấn đề không giải quyết được tận gốc rễ trong cuộc họp.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan khi tham gia hoạt động sơ kết, tổng kết. Trong cuộc họp, các cơ quan liên quan đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch cần trao đổi, chia sẽ giải quyết các nội dung vướng mắc liên quan đến thực hiện chính sách phát triển du lịch.
Ngoài ra một vấn đề liên quan đến kỹ thuật đó là công tác chuẩn bị nội dung chương trình, tài liệu, thời gian, địa điểm phù hợp cũng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động sơ kết, tổng kết.
Kết luận chương 3
Từ khung lý thuyết ở chương 1 và phân tích thực trạng ở chương 2, trong chương 3, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, xác định được mục tiêu và định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững thành phố Sầm Sơn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã cung cấp một cái nhìn dài hạn về vấn đề phát triển du lịch của thị xã Sầm Sơn. Đó là: phát triển toàn diện đô thị du lịch Sầm Sơn đạt tiêu chí đô thị loại II, hướng tới mục tiêu hình thành liên đô thị Thanh Hóa - Sầm Sơn. Xây dựng thành phố Sầm Sơn thành một đô thị tương hỗ cho thành phố Thanh Hóa, là động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và có tác động đến việc phát triển vùng Bắc Trung Bộ, Nam Bắc Bộ và cả nước. Tạo tiền đề để có những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Sầm Sơn thành đô thị du lịch, nghỉ mát, có bản sắc, thương hiệu đẳng cấp quốc gia và quốc tế.
Thứ hai, luận văn đề xuất 3 nhóm giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá: (1) giải pháp ban hành văn bản thực hiện chính sách phát triển du lịch (2) giải pháp tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch (3) giải pháp tăng cường hoạt động sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách phát triển du lịch
KẾT LUẬN
Sầm Sơn là điểm đến du lịch biển nổi tiếng không chỉ của tỉnh Thanh Hóa mà của cả nước với những bãi biển đẹp, cảnh quan hấp dẫn cùng với những truyền thuyết dân gian và những giá trị di tích văn hóa lịch sử. Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 và số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 đều khẳng định vị trí quan trọng của Sầm Sơn với vai trò là khu vực có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia và đô thị du lịch.
Đề tài nghiên cứu “Chính sách phát triển du lịch ở Sầm Sơn, tỉnh Thanh oá” là công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thực tiễn, vận dụng những lý luận đã học về phát triển bền vững; đề tài đã tìm hiểu một số vấn đề cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững - là kim chỉ nam cho toàn bộ đề tài. Từ đó, đề tài đã phân tích được những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong việc khai thác các tiềm năng; thực thi chính sách phát triển du lịch ở thành phố Sầm Sơn. Từ đó, nêu ra được những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý, khai thác các tài nguyên trong việc phát triển du lịch bền vững tại địa phương. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đưa ra những chính sách phát triển du lịch cơ bản nhằm góp phần khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có, góp phần phát triển du lịch bền vững ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa .
Đề tài không chỉ nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững tại địa phương và thông qua đó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư; vai trò, vị trí, lợi ích của phát triển du lịch bền vững trong phát triển du lịch tổng thể trên cơ sở có tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng dân cư trong quản lý, bảo vệ, giữ gìn và phát huy các tiềm năng sẵn có
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban Tuyên giáo Thị uỷ Sầm Sơn (2012), "Thành phố Sầm Sơn 30 năm xây dựng và phát triển"; Nxb Văn hóa Thông Tin;
2. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định số 3550/QĐ-UBND ngày 27/10/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh óa đến năm 2020;
3. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (2012), Quyết định số 3313/QĐ-UBND ngày 09/10/2012 về việc phê duyệt Đề cương Đề án Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh óa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), "Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, (2004), Kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội Hà Nội.
6. Họ i đồng Quốc gia ( 2011), Từ điển bách khoa Viẹ t Nam, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nọ i.
7. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công - những vấn đề co bản, Nxb chính trị quốc gia .
8. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên, 2008), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, Học viẹ n Hành chính Quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuạ t.
9. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên, 2012), Hành chính nhà nu ớc, NXB Giáo dục Viẹ t Nam.
10. Lê Va n Hòa (2016), Giám sát và đánh giá chính sách công, Nxb Chính trị Quốc gia
11. Đỗ Phú Hải (2014), Quá trình xây dựng chính sách công tại các nu ớc đang phát triển, Tổ chức nhà nu ớc, Bọ Nọ i vụ.
12. Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên, 2003), Hành chính công, NXB Khoa học và Kỹ thuạ t, Hà Nọ i.
13. Lâm Thị Hồng Loan (2012), "Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình" Luận văn Thạc sỹ ngành Kinh tế chính trị mã số 603101;
14. Nguyễn Bá Lâm (2007), Giáo trình "Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững"; Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
15. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Thủ tướng Chính Phủ (2009), Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
17. Va n Tất Thu (2014) ,Na ng lực thực hiẹ n chính sách công – những vấn đề l luạ n và thực tiễn, Tạp chí Tổ chức nhà nu ớc, Bọ Nọ i vụ.
18. Nguyễn Minh Thuyết (2012), Bài giảng Phân tích chính sách. 33. Từ điển Bách khoa Viẹ t Nam (1995), Nxb. Khoa học xã họ i, Hà Nọ i.
19. Thành phố Sầm Sơn, Niên giám Thống Kê;
20. Nguyễn Văn Thanh (2013) "Nâng cao hiệu quả quản lý các di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Sầm Sơn" Luận văn Thạc sỹ Văn hóa - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
21. Trần Đức Thanh, (2000), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia.
22. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục vì sự phát triển bền vững (2007), "Nâng cao nhận thức và năng lực phát triển du lịch bền vững trong thời đại toàn cầu hoá", Nxb Đại học Sư phạm.
23. UBND tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định 1816/QĐ-UBND ngày 09/6/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh óa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
24. La Nữ Ánh Vân (2011) "Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận" Tạp chí Du lịch Bình Thuận.
Tiếng Anh
25. Michael Howlett and M. Ramesh (1995), Studying Public Policy: Policy Cycles and Policy Subsystems, Oxford University Press, p.6.
Website:
26. Bách khoa toàn thư http://vi.wikipedia.org/
27. Cổng thông tin điện tử của Chính phủ http://chinhphu.gov.vn
28. Du lịch Sầm Sơn http://dulichsamson.gov.vn
29. Tủ sách thư viện http://thuvienkhoahoc.com
30. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
31. http://svhttdl.thanhhoa.gov.vn