Các Nhân Tố Thuộc Về Lợi Thế Và Trình Độ Phát Triển Của Địa Phương



sự phân định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm, lợi ích của các cơ quan thực hiện. Bên cạnh cơ quan chủ chốt có trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện chính sách nhất định, các cơ quan phối hợp tổ chức thực hiện chính sách cần được xác định cụ thể để tạo ra môi trường đồng bộ cho tổ chức thực hiện chính sách. Số lượng cơ quan tổ chức thực hiện chính sách cần phù hợp để đảm bảo tính chịu trách nhiệm đối với thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, sự tham gia của đối tượng thụ hưởng chính sách (tuân thủ hay không tuân thủ chính sách) cũng quyết định sự thành công hay thất bại của chính sách.

1.3.3. Các nhân tố thuộc về lợi thế và trình độ phát triển của địa phương

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên thuận lợi góp phần cho phát triển CCN trên các phương diện phát hiện nhu cầu, giảm nhẹ hỗ trợ tài chính, dễ thực thi các chính sách thu hút đầu tư vào CCN, các CCN có điều kiện hoạt động hiệu quả nên hỗ trợ thu ngân sách nhà nước, các vướng mắc cần tháo gỡ ít hơn. Ngược lại, ở các địa phương có điều kiện không thuận lợi cho phát triển CCN cần xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách để tháo gỡ, khó khăn, khuyến khích, thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp, trong khi đó CCN có thể vẫn vận hành không hiệu quả.

Điều kiện kinh tế xã hội

Bản thân Nhà nước phải hỗ trợ nhiều mặt và giúp đỡ CCN nếu như xây dựng CCN ở các vùng kém phát triển, lao động vừa thiếu, vừa chưa được đào tạo, cơ sở hạ tầng nghèo nàn...Do đó, tuỳ theo các điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương khác nhau mà chính sách phát triển cụm công nghiệp cũng khác nhau.

1.3.4. Các nhân tố khác

Trình độ năng lực về quản trị, công nghệ, văn hóa, nhận thức của đội ngũ doanh nhân, quản lý doanh nghiệp, dân tộc, tôn giáo, tính chất, quy mô, mô hình quản lý... cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quy hoạch, xây dựng ban hành các cơ chế, chính sách phát triển CCN của các cấp, các ngành được giao quản lý, phát triển CCN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.



Chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam - 6

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học cho hà nam trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phát triển các cụm công nghiệp

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Thái Nguyên luôn là các địa phương dẫn đầu về quản lý, phát triển CCN hiệu quả. Vì vậy, cao học viên đã lựa chọn hai địa phương này để nghiên cứu, tham khảo cho đề tài luận văn.

1.4.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh với diện tích trên 822,7 km2, dân số hơn 1 triệu người, hiện nay đang là một tỉnh phát triển nhiều khu công nghiệp và khu đô thị. Bắc Ninh có lợi thế về vị trí địa lý, nằm trong vùng Châu thổ Sông Hồng, cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bắc Ninh rất thuận lợi về giao thông đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không. Không chỉ là mảnh đất địa linh nhân kiệt, tỉnh Bắc Ninh còn là nơi hội tụ của nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước như: Tơ tằm Nội Duệ, đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê - Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái…Quán triệt chủ trương của Đảng về CNH-HĐH, dựa vào điều kiện thực tiễn của Bắc Ninh. Tỉnh uỷ Bắc Ninh ra Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 4/5/2001 về xây dựng và phát triển các KCN, CCN trên địa bàn, chỉ đạo triển khai phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã hình thành 35 CCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, đang xây dựng hạ tầng và hoạt động với diện tích 1.356,787 ha. Thu hút được 853 cơ sở sản xuất kinh doanh thuê đất, với số vốn đầu tư lên đến hơn 5.180,21 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 25.314 lao động trong và ngoài tỉnh.

Nhằm quản lý và phát triển các CCN, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tham gia đầu tư sản xuất trong các CCN. Bên cạnh đó, UBND Tỉnh đã giao cho các ngành chức năng ra các văn bản hướng dẫn theo hướng đơn giản, nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, cụ thể:



Công tác Quy hoạch phát triển CCN được thực hiện theo Nghị quyết số 04/NQ-TU (khóa XV): chủ trương về phát triển công nghiệp, làng nghề nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH; Nghị quyết số 02/NQ-TU (khóa

XVI) năm 2001: Phát triển các KCN, CCN, làng nghề, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để thực hiện chủ trương của Tỉnh; Quyết định 60/2001/QĐ-UB ngày 26/6/2001 của UBND Tỉnh ban hành quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định 105/2002/QĐ-UB ngày 30/8/2002 về thành lập, sử dụng và quản lý quỹ khuyến công; Quyết định số 128/2005/QĐ-UB về quy chế tổ chức, quản lý các KCN nhỏ và vừa, CCN làng nghề; Quyết định 71/2002/QĐ-UB về việc phân cấp cho UBND các huyện, thị xã cấp phép xây dựng cho các cơ sở sản xuất trong các CCN.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản hướng dẫn liên ngành về việc xét duyệt các đối tượng thuê đất và lập hồ sơ xin thuê đất của các tổ chức kinh tế và hộ gia đình trong các CCN. Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào các CCN, hàng năm tỉnh đã cân đối ngân sách hỗ trợ kinh phí cho các CCN đầu tư hạ tầng trong hàng rào CCN. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh cũng thực hiện chủ trương tất cả các dự án khả thi của các hộ sản xuất đều được Ngân hàng cho vay 70% giá trị mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay trung hạn và hỗ trợ cho vay từ 30-50% vốn lưu động.

Bắc Ninh là tỉnh thực hiện công tác giải phóng mặt bằng khá tốt. Trước khi giải phóng mặt bằng, Ban quản lý thông qua đề án dự định lựa chọn trước Đảng bộ và đề nghị Thường vụ Đảng uỷ quán triệt trong Đảng bộ mục tiêu phát triển kinh tế là phải quy hoạch CCN làng nghề và được Đảng bộ chấp thuận ra chủ trương. Tỉnh công khai diện tích thu hồi, công khai số tiền đền bù diện tích phải thu hồi và công khai quy hoạch sử dụng đất bằng hình thức thông báo từ 5-7 ngày trên phương tiện truyền thanh của xã. Với các giải pháp và chính sách cụ thể, nên các cơ sở sản xuất đầu tư trong các CCN đã được tạo các điều kiện thuận lợi như: thủ tục, hồ sơ đơn giản (không phải làm dự án đầu tư); giá thuê đất thấp, ngoài ra còn được miễn giảm trong 10 năm đầu và 50% trong những năm còn lại của dự án; thời gian thuê đất dài (thường là 50 năm); được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.



1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km2, phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam giáp với thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên có vị trí quan trọng, trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng lân cận, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Với những thuận lợi trên, tỉnh cũng đã xác định phát triển công nghiệp nói chung và phát triển các khu, cụm công nghiệp nói riêng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Xác định phát triển các khu, cụm công nghiệp chính là động lực để đẩy nhanh thu hút nguồn vốn đầu tư vào tỉnh và tạo điều kiện để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn,…Vì vậy Thái Nguyên đã quan tâm và chỉ đạo sát sao tập trung phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Theo Quyết định số 2564/QĐ-UBND ngày 09/10/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt đề án quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, qui hoạch 22 cụm công nghiệp, diện tích 1.193,13 ha và một số cụm công nghiệp, diện tích 48 ha. Năm 2010 UBND tỉnh Thái Nguyên có Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, qui hoạch 28 cụm công nghiệp, diện tích 1.160,83 ha và dự kiến dành quỹ đất tại các phường, xã để phát triển từ 1 đến 3 cụm công nghiệp, tổng diện tích không quá 10 ha.

Đến nay, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định Số: 1313/QĐ- UBND ngày 26/5/2017 với quan điểm, mục tiêu cụ thể như sau:

- Quan điểm phát triển

+ Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển công nghiệp và các quy hoạch ngành liên quan khác, như: Sử dụng đất; phát triển mạng lưới giao thông, phát triển đô thị, cung cấp điện, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường…



+ Phát triển cụm công nghiệp của tỉnh phải gắn với không gian công nghiệp chung trên địa bàn tỉnh, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

+ Phát triển cụm công nghiệp có sự kết hợp giữa các bước đi ngắn hạn với dài hạn; kết hợp hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động gắn với mở rộng, bổ sung cụm công nghiệp mới, trên cơ sở nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất.

+ Ưu tiên thu hút vào cụm công nghiệp các ngành, lĩnh vực có lợi thế về lao động, tài nguyên, nguyên liệu của địa phương; đồng thời lựa chọn đầu tư xây dựng một số phân khu với trình độ công nghệ cao tạo động lực phát triển mạnh trong giai đoạn tới; ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp phục vụ nhu cầu di dời các cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm từ khu vực đô thị, khu đông dân cư; tập trung thu hút các dự án sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Điều chỉnh và bổ sung các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là 35 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất 1.259 ha 1. Trong đó, phân kỳ đầu tư như sau:

Giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục triển khai và đầu tư cho 28 cụm công nghiệp với diện tích triển khai giai đoạn 1 khoảng gần 731 ha (hoàn thành lập quy hoạch chi tiết cho các cụm công nghiệp được đầu tư trong giai đoạn này). Thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt trung bình khoảng (60 - 65)%.

Giai đoạn 2021 - 2030, tiếp tục triển khai thêm khoảng gần 528 ha. Trong đó, hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng theo quy hoạch chi tiết, lấp đầy toàn bộ diện tích của 28 cụm công nghiệp đã được đầu tư trong giai đoạn trước (tổng diện tích 1.056,4 ha); đầu tư cho 07 cụm công nghiệp còn lại với tổng diện tích khoảng 202,13 ha.

+ Hoạt động trong cụm công nghiệp thu hút, tạo việc làm cho khoảng 600-800 lao động/năm.



+ Thực hiện xử lý chất thải, nước thải tập trung trong các cụm công nghiệp theo đúng quy định Luật Bảo vệ môi trường, các quy định của địa phương; 100% cụm công nghiệp hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung.

- Các giải pháp thực hiện:

+ Các giải pháp về vốn và nguồn vốn thực hiện quy hoạch

Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp từ ngân sách Trung ương quy định tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg (giai đoạn 2016 - 2020: 40,5 tỷ đồng).

Nguồn kinh phí khuyến công được quy định tại: Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/2/2014 của liên Bộ Tài chính và Bộ Công Thương; Quyết định số 52/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên: 05 tỷ đồng (03 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng, 02 tỷ đồng hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp).

Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp từ ngân sách địa phương quy định tại các Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 01/12/2010 về việc ban hành quy định hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND ngày 15/11/2012 ban hành quy định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Hỗ trợ mỗi cụm công nghiệp 06 tỷ đồng, đề xuất nâng mức hỗ trợ lên 30 tỷ đồng/cụm. Trong giai đoạn 2016 - 2020 hỗ trợ 05 cụm (có chủ đầu tư hạ tầng), số tiền là: 150 tỷ đồng.

Huy động nguồn lực của địa phương (huyện, xã) theo phân cấp Ngân sách. Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

+ Các giải pháp về đất đai

Nghiên cứu đổi mới các cơ chế, chính sách về giá cho thuê lại đất, phí dịch vụ và vốn đầu tư; điều chỉnh khung giá chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng phù hợp với mặt bằng thực tế.

Tăng cường hiệu lực các quy định của pháp luật về chính sách đất đai, kết hợp giữa vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật và cưỡng chế, đặc biệt là những khu vực và các địa bàn dự kiến sẽ có những khó khăn khi triển khai xây dựng các cụm công nghiệp.

Nghiên cứu, tham mưu xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện ưu đãi về miễn,



giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp thuê đất trong cụm công nghiệp. Rà soát bổ sung, sửa đổi cơ chế hợp lý.

+ Các giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công

Tăng cường xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp theo hình thức kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp;

Trong thu hút đầu tư hạ tầng, nếu có đơn vị đầu tư theo hình thức đối tác công

- tư (PPP) thì mạnh dạn xây dựng cơ chế để triển khai thực hiện.

Phân cấp ngân sách nhằm gắn nghĩa vụ và quyền lợi trong đầu tư phát triển hạ tầng giữa tỉnh và các địa phương.

Tổ chức tốt các dịch vụ về tài chính, hải quan, bưu chính viễn thông tại các cụm công nghiệp để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.

1.4.2. Bài học cho tỉnh Hà Nam

Từ nghiên cứu quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển CCN của một số địa phương, rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là:

Phát triển CCN là một nội dung của quá trình CNH - HĐH, là bước đi có tính tuần tự của các nước đang phát triển. Phát triển CCN cần chú trọng đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Hoàn thiện chính sách phát triển CCN cần hoàn thiện đồng bộ, hệ thống các giải pháp từ: quản lý vĩ mô (luật pháp, chính sách, cơ chế, công tác quy hoạch…) đến hoạt động quản lý vi mô của các doanh nghiệp.

Hoàn thiện chính sách phát triển CCN cần chú ý đảm bảo kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng quan tâm đến đời sống, việc làm của nhân dân.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đảm bảo tầm nhìn xa và khả năng tiếp nối của các CCN với các KCN, khu đô thị dịch vụ và thương mại. Tăng cường công tác quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các điểm, cụm công nghiệp, từng bước giảm tình trạng quy hoạch treo, dự án treo trong các CCN.

Chú trọng chăm lo với đời sống người lao động, bố trí, sắp xếp quy hoạch nhà ở, trạm xá, trường học và hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp với phát triển CCN ở địa phương.



CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM


2.1. Khái quát vể quá trình hình thành và phát triển của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế, xã hội tác động đến sự hình thành và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

- Đặc điểm tự nhiên

+ Vị trí địa lý

Hà Nam được tái lập tỉnh từ tháng 01/1997, nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên là 860,5 km2; có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế - chính trị

- văn hoá của tỉnh, thị xã Duy Tiên với các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh và 04 huyện: Lý Nhân, Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục. Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A - huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, Phía Bắc và Tây Bắc giáp Hà Nội, Phía Đông giáp Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Phía Tây giáp Hòa Bình, Phía Nam giáp Ninh Bình đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Trong cơ cấu sử dụng đất của Hà Nam, diện tích đất nông nghiệp và đất chuyên dùng chiếm tỷ trọng lớn (82,3%), có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phục vụ mục đích CNH, HĐH của tỉnh.

Tài nguyên nước: Nằm trong vùng mưa lớn, trung bình hàng năm trên 1.246mm. Hà Nam có nguồn nước mặt dồi dào, gồm sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và một số hồ đập có thể thoả mãn về nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm của Hà Nam lại bị nhiễm Asen nên việc khai thác sử dụng rất hạn chế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2022