Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Các Ccn Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Nam



liên kết vùng tạo ra những đột phá trong định hướng đầu tư.

Thực hiện phương châm, quan điểm chỉ đạo thể hiện trong Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX: “Ổn định là tiền đề; Đổi mới là động lực phát triển; Phát triển là mục tiêu, nền tảng và then chốt để giải quyết mọi vấn đề...”.

Giai đoạn 2021- 2030: Tập trung huy động nguồn lực hoàn thành, tiến tới lấp đầy các Khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch. Đề nghị Chính phủ cho phép bổ sung quy hoạch khoảng 3.000 ha đất KCN để tiếp tục chuẩn bị đất sạch thu hút đầu tư. Bình quân hàng năm có khoảng 200 - 240 ha đất công nghiệp cho nhà đầu tư thuê.

Giữ vững và phát triển các cụm công nghiệp, sản phẩm nghề truyền thống của địa phương.

Để đạt được mục tiêu, định hướng trên, UBND tỉnh đã đề ra một số giải pháp, cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới:

Xây dựng, rà soát, nâng cao chất lượng các quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến 2025, tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch vùng tỉnh; Quy hoạch thành phố Phủ Lý, Quy hoạch các ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, thủy lợi; Quy hoạch các KCN, cụm CN-TTCN và làng nghề; đô thị; quy hoạch sử dụng đất... theo hướng thiết thực, bền vững. Thực hiện bổ sung, cập nhật, điều chỉnh kịp thời và thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch.

Xây dựng kế hoạch trung hạn 5 năm và hàng năm trên cơ sở định hướng đầu tư phát triển; hướng đến xây dựng đô thị Hà Nam sau năm 2030 phát triển bền vững.

Xây dựng, rà soát, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp phụ trợ công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng (cơ khí lắp ráp, điện tử...); phát triển nông nghiệp, nông thôn (hạ tầng, sản xuất, tiêu thụ và thực hiện các chuỗi sản phẩm nông nghiệp). Tạo cơ chế hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ, chủ động các phương án GPMB để sẵn sàng quỹ đất sạch đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Ưu tiên thu hút doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu.



Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh đến 2020 và tầm nhìn 2030 cho phù hợp với định hướng đổi mới đầu tư.

Kịp thời điều chỉnh, tổ chức thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường. Quản lý chặt chẽ khai thác tài nguyên, đảm bảo tiết kiệm, môi trường.

Tập trung xử lý môi trường, đặc biệt tại các làng nghề, các khu, cụm CN, khu vực khai thác đá, khu chăn nuôi, thu gom, xử lý triệt để rác thải y tế, rác thải đô thị và nông thôn.

Ngoài những quan điểm, giải pháp như trên, các quyết định cũng đề cập tới nội dung quản lý cụm công nghiệp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan gồm có: Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; xây dựng, ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về cụm công nghiệp; thực hiện quy hoạch phát triển cụm công nghiệp; bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển cụm công nghiệp; thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp; lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp; lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; thu hồi đất, cho thuê đất đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; tiếp nhận, triển khai dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vào cụm công nghiệp; quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích; quản lý hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, công tác thông tin báo cáo; công tác thanh tra, kiểm tra và hoạt động xúc tiến đầu tư vào cụm công nghiệp. Quyết định cũng quy định rất rõ về hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với cá nhân, tổ chức có thành tích hoặc vi phạm và trách nhiệm thi hành quyết định đối với các bên liên quan nhằm hướng tới mục tiêu để CCN ngày càng phát triển.

2.2.2. Thực trạng về chính sách thu hút đầu tư

2.2.2.1. Chính sách đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Đầu tư phát triển các CCN đã trở thành xu hướng phát triển quan trọng trong tổ chức không gian kinh tế, phát triển CN theo hướng hiện đại bên cạnh việc đầu tư phát triển các KCN quy mô lớn. Từ bài học kinh nghiệm của một số tỉnh bạn, mô hình phát



triển CCN đã được nghiên cứu và ứng dụng. Một trong những chính sách quan trọng để phát triển CCN đó là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các CCN trên địa bàn. Hàng năm, UBND tỉnh Hà Nam đã dành nguồn vốn từ ngân sách hỗ trợ công tác quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các CCN trên địa bàn; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới các CCN.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm xúc tiến, thu hút đầu tư vào CCN đã được ban hành như: hỗ trợ doanh nghiệp về lao động, môi trường, điện, nước, viễn thông, an ninh, trật tự; tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp, hình thành hệ thống dịch vụ cho các doanh nghiệp đầu tư vào CCN, tạo nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu cho các nhà đầu tư, tích cực cải cách thủ tục hành chính trong thủ tục cấp phép đầu tư,...Các chính sách này đã góp phần thu hút nhiều doanh nghiệp vào đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trong CCN (năm 2010 có khoảng 50 doanh nghiệp nhưng đến nay đã có 195 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư và triển khai hoạt động). Doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các CCN có tốc độ tăng trưởng khá nhanh (15-20%) và mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 2015, doanh thu chỉ đạt khoảng

9.000 tỷ đồng, tới năm 2019 doanh thu đã đạt tới 17.048,1 tỷ đồng. Doanh thu của các CCN được thể hiện trong bảng sau:



Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của các CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam

ĐVT: Tỷ đồng


STT

Cụm công nghiệp

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

1

CCN Nam Châu Sơn

321,5

338,5

371,97

413,3

425,7

2

CCN Kim Bình

830

956

1.101

1.085,43

1.220,4

3

CCN Tiên Tân

1.644

1.856

1.944

2.011,69

2.706,8

4

CCN Thi Sơn

1.908

2.155

2.215

2.311,2

3.010,3

5

CCN Biên Hoà

89,1

92,2

120

147,32

150,5

6

CCN Nhật Tân

251,7

296,7

323

393,56

412,9

7

CCN Hoà Hậu

761

889

912

930,76

1.021,4

8

CCN Thanh Hải

109

124

142

156,7

151,6

9

CCN Thanh Lưu

129,5

185,6

196,25

212,5

221,2

10

CCN Kiện Khê I

1.379

1.705

1.956

2.012

2.834

11

CCN Bình Lục

560,6

996,1

1.252

1.284,8

1.536

12

CCN An Mỹ, Đồn Xá

124

176

203,2

226,4

230,7

13

CCN Trung Lương

340

785,9

856,2

1.130,9

1.912,2

14

CCN Cầu Giát

416

431

563

875,6

963

15

CCN Hoàng Đông

176

241

288

255,3

251,4


Tổng

9.039,4

11.228

12.443,62

13.447,46

17.048,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam - 8

(Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Hà Nam) Các CCN không những có doanh thu tăng trưởng mạnh mà đóng góp của các doanh nghiệp trong các CCN vào ngân sách Nhà nước ngày một tăng lên, nhất là thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó CCN đóng thuế nhiều nhất là CCN Thi

Sơn, Tiên Tân và Kiện Khê I.

Để thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN thuận lợi, tỉnh có chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư hạ tầng thể hiện trong Quyết định số 829/2003/QĐ-UB ngày 01/8/2003 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành quy định đầu tư xây dựng và quản lý CCN-TTCN. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 10/18 CCN được hỗ trợ xây dựng hạ tầng



bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Các hạng mục công trình hạ tầng cơ bản hoàn thành như: Đường giao thông, thoát nước, kè mương, điện chiếu sáng, lát hè, trồng cây xanh,.. Điều này cho thấy sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh Hà Nam dành cho hoạt động phát triển CCN. Đồng thời thấy được chính sách đầu tư phát triển các CCN đã phát huy hiệu lực và hiệu quả trên thực tế. Do đó, đến nay 10 CCN này đã hoạt động tương đối ổn định và được giao cho các đơn vị kinh doanh hạ tầng CCN quản lý:

- Đối với 9CCN được hỗ trợ xây dựng hạ tầng bằng nguồn ngân sách nhà nước:

+ Tại thị xã Duy Tiên và huyện Kim Bảng: Thành lập 2 Trung tâm phát triển CCN thuộc huyện thực hiện chức năng kinh doanh hạ tầng các CCN (việc thành lập trung tâm thực hiện theo quyết định 105/2009/QĐ-TTg, đó là 5CCN: Cầu Giát, Hoàng Đông, Biên Hòa, Nhật Tân, Thi Sơn).

+ 04 huyện, thành phố còn lại (Phủ Lý, Lý Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục) giao cho phòng Kinh tế/Kinh tế hạ tầng thực hiện nhiệm vụ của trung tâm phát triển CCN (các CCN: Nam Châu Sơn, Kim Bình, Thanh Lưu, Hòa Hậu). Tuy nhiên, đến nay các phòng này không thực hiện được nhiệm vụ kinh doanh hạ tầng do không có chức năng kinh doanh hạ tầng các CCN.

- Có 01 CCN được nhà nước ứng tiền xây dựng hạ tầng (CCN Kiện Khê I), hiện đang thực hiện thủ tục chuyển giao Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh quản lý

- 05 CCN: Thanh Hải, An Mỹ-Đồn Xá, Tiên Tân, Kiện Khê, Tiêu Động không có đơn vị kinh doanh hạ tầng.

Như vậy hiện nay còn 09/18 CCN đang hoạt động nhưng không có doanh nghiệp hay đơn vị sự nghiệp nào đứng ra nhận trách nhiệm làm chủ đầu tư hạ tầng (thực hiện kinh doanh hạ tầng CCN). Vì vậy Sở Công thương đã triển khai các dịch vụ thông qua Ban đại diện các doanh nghiệp nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp một số khó khăn nhất định như: Ban đại diện do các doanh nghiệp thống nhất bầu nên không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản, con dấu riêng.trong quá trình giao dịch với các cơ quan, đơn vị chức năng, Ban đại diện khó triển khai; khi nộp tiền cho Ban đại diện, các doanh nghiệp không được cung cấp chứng từ hợp



lệ,…Do vậy, hoạt động của Ban đại diện chỉ dừng lại ở công tác vệ sinh môi trường, sửa chữa nhỏ bởi kinh phí dùng cho hoạt động này không lớn. Ban đại diện không thể huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp để triển khai các hoạt động có quy mô lớn như: nâng cấp hạ tầng giao thông, xây dựng khu xử lý nước thải tập trung, cung cấp các dịch vụ công cộng tiện ích khác.

Thực tế triển khai chính sách cho thấy việc đầu tư hạ tầng trong các CCN tại các địa phương trong thời gian qua đã được chính quyền địa phương, các doanh nghiệp quan tâm đầu tư, bước đầu đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định đi vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế:

Do hầu hết các CCN trên địa bàn tỉnh được hình thành từ trước thời điểm Quyết định số 105/2009/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực nên công tác đầu tư xây dựng hạ tầng CCN còn bộc lộ nhiều hạn chế, mang tính dàn trải; việc huy động và phân bổ nguồn lực đầu tư manh mún, chưa phù hợp với quy hoạch phát triển lâu dài, bền vững, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước trong khi nguồn lực nhà nước hạn hẹp, dẫn đến đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ, hiệu quả không cao. Bên cạnh đó việc huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp để đầu tư xây dựng hạ tầng CCN theo quy hoạch còn rất hạn chế. Hiện nay, chỉ có 02 CCN được đầu tư xây dựng hạ tầng bằng nguồn vốn của doanh nghiệp (CCN Bình Lục, CCN Trung Lương).

Hiện nay có 05 CCN không hình thành tổ chức quản lý chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, các doanh nghiệp vào thuê đất tự đầu tư hạ tầng dùng chung. Tuy nhiên, việc đầu tư rất hạn chế, các doanh nghiệp chỉ đầu tư hạ tầng có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp của mình, do đó việc đầu tư hạ tầng đối với các CCN này thiếu đồng bộ, không hoàn thiện theo quy hoạch chung (các CCN: Thanh Hải, An Mỹ- Đồn Xá, Tiên Tân, Tiêu Động). Một số CCN được hỗ trợ đầu tư hạ tầng từ NSNN đã đi vào hoạt động nhưng chưa thực hiện việc thu tiền sử dụng hạ tầng của các doanh nghiệp để phục vụ công tác duy tu, sửa chữa hạ tầng dùng chung (CCN Thi Sơn, CCN Thanh Lưu…)

Chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng các CCN (hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư xây



dựng hạ tầng) chưa đạt được mục tiêu đề ra do quá trình hoạch định và thực thi còn thiếu sót. Các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng CCN chỉ ký hợp đồng xây dựng hạ tầng chứ không thực hiện chức năng kinh doanh nên hết 50% kinh phí hỗ trợ của Ngân sách thì không đơn vị nào bỏ vốn đầu tư xây dựng tiếp, trong khi nguồn vốn Ngân sách tỉnh còn hạn chế. Do đó, việc quản lý và đầu tư hạ tầng tại các CCN này gần như bị buông lỏng, không ai chịu trách nhiệm, nhất là trong việc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa một số hạng mục công trình dùng chung đã xuống cấp như: đường giao thông nội bộ, hệ thống chiếu sáng, thoát nước. Vì vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý cũng như thu hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp trong các CCN. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong quá trình bổ sung, hoàn thiện chính sách sau này.

2.2.2.2. Chính sách hỗ trợ về đất đai

UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 829/2003/QĐ-UB ngày 01/8/2003 về việc ban hành quy định đầu tư xây dựng và quản lý cụm CN-TTCN huyện, thị xã và cụm TTCN làng nghề các xã, thị trấn. Trong văn bản quy định Doanh nghiệp được thuê đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian thuê đất của doanh nghiệp không quá 50 năm, khi hết thời hạn thuê đất nếu có nhu cầu thuê tiếp, nhà đầu tư phải làm đơn trình cấp có thẩm quyền quyết định. Được hưởng các ưu đãi và chính sách khuyến khích đầu tư theo các quy định hiện hành của UBND tỉnh Hà Nam. Ngoài ra, tại các KCN, CCN của tỉnh đã được giải phóng mặt bằng, khi dự án được chấp thuận vào các KCN, CCN này thì chủ đầu tư không phải giải phóng mặt bằng (đối với các dự án nằm ngoài KCN, CCN thì nhà đầu tư vào phải ứng trước tiền để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng. Số tiền ứng trước này nhà đầu tư được trừ vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất).

Ngoài ra Quyết định số 26/2019/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 của UBND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Trong đó có quy định hỗ trợ giá thuê mặt bằng sản xuất cho các doanhg nghiệp vừa và nhỏ có dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo, công nghệ cao có thuê lại đất của nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp,



cụm công nghiệp để đầu tư sản xuất kinh doanh. Cụ thể: Thứ nhất, hỗ trợ 30% giá thuê mặt bằng sản xuất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (bao gồm chi phí thuê hạ tầng, tiền thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm và phí sử dụng hạ tầng) nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng cho 01 dự án/năm, được xác định theo giá mà nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp cho doanh nghiệp thuê. Thời gian hỗ trợ là 05 năm kể từ ngày doanh nghiệp ký hợp đồng thuê mặt bằng với nhà đầu tư hạ tầng. Thứ hai, hỗ trợ giá thuê mặt bằng sản xuất quy định tại tiết a, điểm 3.2, khoản 3 điều này được thực hiện thông qua việc bù giá cho các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để giảm giá cho thuê mặt bằng đối với DNNVV. Số tiền bù giá được trừ vào tiền thuê đất mà nhà đầu tư hạ tầng phải nộp hàng năm hoặc được hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách tỉnh. Thứ ba về hình thức hỗ trợ: Chuyển trực tiếp cho đơn vị kinh doanh hạ tầng mà doanh nghiệp nhỏ và vừa ký hợp đồng thuê mặt bằng.

Để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, thời gian qua, Tỉnh Hà Nam đã ban hành các quyết định: Số 38/2014/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam; số 06/2016/QĐ-UBND ngày 14/4/2016 bổ sung một số nội dung quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 của UBND tỉnh.

Với những chính sách trên, tỉnh đã thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và giao đất cho các tổ chức kinh tế đầu tư kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng trong CCN. Đến nay, tổng diện tích đất đã cho thuê, đăng ký thuê là 274,33 ha, đạt 77% so với diện tích đất quy hoạch (356ha), đạt 90% so với diện tích đất công nghiệp đã giải phóng mặt bằng (305,4 ha) (Bảng 2.4). Diện tích đã và đang đầu tư xây dựng hoạt động là 252 ha/274 ha (đạt 92%), còn 22,2 ha chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành xây dựng như công ty TNHH Thương Mại Long Tre – CCN Hoàng Đông, công ty CP EMJ – CCN Kim Bình, công ty MTV sản xuất vật liệu chịu lửa kiềm tính Việt Đức Thái Nguyên – CCN Thanh Hải,...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2022