Vai Trò Của Chính Sách Phát Triển Khu Du Lịch Quốc Gia


TW của tổ chức chính trị - xã hội, Thông tư liên tịch; Ở cấp địa phương bao gồm Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân, Quyết định, Chỉ thị của UBND,…

Theo tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy và Bùi Thị Hồng Việt (Chính sách kinh tế

- xã hội, 2012), “chính sách bao hàm các biện pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi chính sách bao gồm hai bộ phận: định hướng, mục tiêu cần đạt và các giải pháp để thực hiện mục tiêu, định hướng đó”.

Trong khi đó, KDLQG là một đối tượng quản lý, là đối tượng tác động của chính sách, chính sách phát triển KDLQG là các chính sách tác động vào quá trình hình thành, hoạt động, phát triển du lịch tại các KDLQG nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong những giai đoạn nhất định. Có rất nhiều các chính sách khác nhau được ban hành và thực thi tại các KDLQG, bao gồm cả các chính sách về du lịch và các chính sách khác. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án, NCS đã giới hạn các chính sách phát triển KDLQG là các chính sách du lịch nhằm phát triển các hoạt động du lịch tại các KDLQG. Vì vậy, có thể hiểu, chính sách phát triển KDLQG là tổng hợp các quan điểm,

chủ trương, biện pháp, chương trình và phương thức hành động về du lịch của Nhà nước (TW và địa phương), tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội tại các KDLQG, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển du lịch.

Đối tượng thụ hưởng của các chính sách phát triển KDLQG là các tổ chức, các DNDL và các hộ gia đình và cá nhân tại các KDLQG, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch, mở rộng hợp tác giữa du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế.

Chính sách gồm nhiều quyết định có liên quan đến nhau. Chính sách phát triển KDLQG phải thực hiện các mục tiêu Nhà nước đã đề ra, dựa trên các quyết định về các vụ việc xã hội cần giải quyết có liên quan đến KDLQG.

Chính sách không chỉ thể hiện dự định của Nhà nước mà còn bao gồm những hành vi triển khai thực hiện dự định đó. Nhà nước triển khai bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, KDL, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo TNDL và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển NNL du lịch.

Nhiệm vụ của các chính sách này là tập trung giải quyết một hoặc một số vấn đề bức xúc của xã hội đặt ra. Chính sách phát triển KDLQG của Nhà nước cần tập trung huy động mọi nguồn lực, kêu gọi đầu tư dựa trên các dự án được quy hoạch


phát triển các KDLQG, để du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của KDLQG , của địa phương, của đất nước.

Mục tiêu của chính sách phát triển KDLQG là thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính sách phát triển KDLQG là một trong những công cụ quản lý của Nhà nước nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung và thường được áp dụng cụ thể ở từng địa phương có KDLQG.

2.1.3.2. Vai trò của chính sách phát triển khu du lịch quốc gia

Phát triển du lịch tại bất kỳ địa phương nào cũng cần các chính sách hỗ trợ và làm khuôn khổ cho sự phát triển du lịch tại đó. Vì vậy, các chính sách phát triển du lịch có vai trò quan trọng đối với mỗi một địa phương, một khu vực. Với các KDLQG, vai trò của chính sách phát triển du lịch được thể hiện thông qua vai trò với chính quyền địa phương, vai trò đối với doanh nghiệp và vai trò đối với cộng đồng dân cư địa phương.

Đối với chính quyền địa phương: Các chính sách phát triển KDLQG đưa ra các biện pháp, quy định để định hướng cho chính quyền địa phương thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc mỗi địa phương. Dựa trên ưu thế du lịch của từng địa phương, chính sách phát triển KDLQG phải định hướng phát triển những đặc trưng riêng biệt, tạo ra sự đa dạng SPDL, nâng cao chất lượng và số lượng các loại hình dịch vụ du lịch để đáp ứng được nhu cầu của du khách khi đến những KDLQG thuộc địa phương và quốc gia đó.

Chính sách phát triển KDLQG tạo cơ sở pháp lý cho địa phương thực hiện và điều chỉnh các kế hoạch, quy hoạch đầu tư xây dựng CSHT và CSVCKT du lịch. Dựa trên các chủ trương và chính sách của Nhà nước, địa phương triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG theo đúng định hướng, quy hoạch tổng thể của vùng miền và quốc gia, từ đó đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh tế – văn hóa – môi trường theo định hướng và quan điểm của Nhà nước cũng như của địa phương có KDLQG.

Đối với các doanh nghiệp du lịch: Chính sách phát triển KDLQG tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động thuận lợi, nhận được sự hỗ trợ phù hợp và hiệu quả từ sự quản lý của chính quyền địa phương. Các doanh nghiệp du lịch là đối tượng chủ yếu của chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG, do đó chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch phát triển hoạt


động kinh doanh tại các KDLQG, doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng sản phẩm của mình dễ dàng và thuận lợi hơn.

Chính sách phát triển KDLQG còn tạo điều kiện cho địa phương có các KDLQG khuyến khích phát triển nguồn lực du lịch theo hướng nâng cao chất lượng SPDL và phát triển bền vững. Các chính sách này sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp du lịch đầu tư CSVCKT, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, phát triển chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.

Đối với cộng đồng dân cư địa phương: Cộng đồng là nền tảng phát triển của mọi xã hội. Cộng đồng có thể được hiểu ở những mức độ, quy mô khác nhau từ làng, bản đến bộ tộc, dân tộc, quốc gia. Tác động của cộng đồng lên các giá trị tài nguyên, trong đó có TNDL và qua đó ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững. Khi có các chính sách phát triển du lịch phù hợp với cộng đồng dân cư địa phương tại các KDLQG, họ sẽ tự nâng cao trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch tại địa phương mình. Qua đó, sẽ đáp ứng được các yêu cầu phát triển du lịch của địa phương, nhu cầu của du khách đến cũng như mong muốn của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, vì thế, vừa đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương, vừa đảm bảo giữ gìn và phát huy bản sắc và các giá trị văn hóa tại địa phương, vừa góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ.

2.2. Nội dung nghiên cứu về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia

2.2.1. Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia

Luận án đã giới hạn phát triển KDLQG tập trung vào phát triển du lịch tại KDLQG, bao gồm phát triển cả quy mô, cơ cấu, số lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại đó, từ đó làm nổi bật giá trị của các KDLQG, nâng cao hiệu quả và hiệu suất khai thác, mang lại nhiều lợi ích cho địa phương từ các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội từ việc phát triển du lịch. Do đó, để phát triển du lịch tại các KDLQG cần có sự kết hợp của nhiều chính sách phát triển nhằm giải quyết các lĩnh vực khác nhau liên quan đến du lịch.

Trong phạm vi luận án, NCS đã giới hạn nghiên cứu tập trung vào các chính sách du lịch để phát triển du lịch tại các KDLQG. Qua nghiên cứu sơ bộ, NCS nhận thấy các chính sách du lịch bao gồm các chính sách tác động vào việc duy trì và bảo vệ môi trường du lịch và TNDL, tạo điều kiện cho các thành phần trong nền kinh tế có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch một cách thuận lợi và hiệu quả


nhất bằng các hỗ trợ vật chất và phi vật chất (liên quan đến ngân sách và các điều kiện kiện kinh doanh khác nhau), kích thích nhu cầu du lịch, cung cấp và đảm bảo các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng); tác động tới giá SPDL; tác động đến số lượng khách du lịch; tác động việc liên kết, hợp tác giữa các địa phương và giữa các doanh nghiệp trong tổ chức và quản lý nguồn lực du lịch (như nhân lực, vật lực, tài lực,…), trong đó đặc biệt là NNL du lịch,... (Bảng 2.1)

Bảng 2.1. Các chính sách du lịch chủ yếu


Chính sách du lịch

Nguồn

Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài

nguyên và môi trường du lịch

John S. Akama (1998) ; David A. Fennell, Ross

Kingston Dowling (2003)

Chính sách tài chính

Charles R. Goeldner, J. R. Brent Ritchie (2009);

James Mak (2008); Vũ Đức Minh (2009)


Chính sách kích cầu du lịch

Alan Jefferson, Leonard John Lickorish (1991);

Stephen Page, Joanne Connell (2006); William Revill Kerr (2003)

Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch

Charles R. Goeldner, J. R. Brent Ritchie (2009); Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001); Jonh R.

Walker, Josieelyn T. Walker (2011)

Chính sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch

Charles R. Goeldner, J. R. Brent Ritchie (2009); Jonh R. Walker, Josieelyn T. Walker (2011); Vũ

Đức Minh (2009)

Chính sách phát triển SPDL

James Mak (2008); Nese Kumral, A Özlem Önder

(2014); Vũ Đức Minh (2009)


Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch

Charles R. Goeldner, J. R. Brent Ritchie (2009); Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001); James Mak (2008); John R. Walker, Josieelyn T. Walker

(2011); Vũ Đức Minh (2009)

Chính sách liên kết, hợp tác

phát triển du lịch

Bill Bramwell, Bernard Lane (2000); Derek Hall,

Greg Richards (2002); Vũ Đức Minh (2009)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 6

Nguồn: Tác giả luận án tổng hợp

Thông qua kết quả phỏng vấn chuyên gia, NCS nhận thấy các chuyên gia đều thống nhất để phát triển du lịch cần tập trung vào 8 chính sách du lịch cơ bản sau: Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch; Chính sách tài chính; Chính sách kích cầu du lịch; Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch; Chính sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch; Chính sách phát triển SPDL; Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch và Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch (Bảng 2.2).


Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia

về chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG



STT


Các chính sách

Số chuyên gia được

phỏng vấn (15)

Số ý kiến

đồng ý

Tỷ lệ

(%)

1

Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi

trường du lịch

15

100

2

Chính sách tài chính

15

100

3

Chính sách kích cầu du lịch

15

100

4

Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch

15

100

5

Chính sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch

15

100

6

Chính sách phát triển SPDL

15

100

7

Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch

15

100

8

Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch

15

100

9

Chính sách khác

0

0

Nguồn: Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Từ kết quả khảo sát đó, NCS đã xác định và tập trung nghiên cứu 8 chính sách du lịch cơ bản nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG như sau:

2.2.1.1. Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch

Chính sách này bao gồm các nội dung liên quan đến phân loại, đánh giá tài nguyên và môi trường du lịch, bên cạnh đó còn đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động khai thác, bảo vệ tài nguyên và môi trường của mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tại các vùng du lịch có KDLQG. Đây là các chính sách chủ yếu do cấp TW ban hành, nhằm quản lý TNDL cấp quốc gia và địa phương, trên cơ sở đó, các địa phương có TNDL có cơ sở để khai thác, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường du lịch.

Phần lớn các chính sách này thường ưu tiên các dự án phát triển du lịch gắn liền với sử dụng năng lượng thay thế, tiết kiệm năng lượng, áp dụng mô hình 3R (Reduce, Reuse, Recycle) góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nội dung các chính sách này còn nhằm ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái.


2.2.1.2. Chính sách tài chính

Chính sách này bao gồm các ưu đãi về tài chính, tín dụng và ưu tiên bố trí ngân sách và thành lập các quỹ phát triển du lịch.

- Chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng nhằm khuyến khích, ưu đãi về tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ, tôn tạo TNDL và môi trường du lịch; tuyên truyền, quảng bá du lịch; phát triển NNL du lịch; nghiên cứu, đầu tư, xây dựng SPDL mới; hiện đại hóa hoạt động du lịch; xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, CSVCKT du lịch, nhập khẩu phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch cao cấp và KDLQG; phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch nhưng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, nhằm sử dụng lao động, hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo. Để thực hiện chính sách này, các hành động cần thi hành bao gồm: giảm tiền thuê đất, ưu tiên cho cơ sở lưu trú và KDL sử dụng nhiều diện tích đất cho tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường; được cấp và cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, nợ hạn dài,… để kích thích và tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài địa phương tới khai thác và kinh doanh du lịch, tạo ra cơ hội và khả năng phát triển du lịch tại địa phương, cũng như tại các KDLQG ở địa phương đó.

- Chính sách bố trí ngân sách: Mục tiêu là ưu tiên cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, KDL, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển nguồn lực du lịch,... Để thực hiện điều này cần xem xét, đánh giá và phân loại các dự án với các tiêu chí rõ ràng, minh bạch để có cơ sở phân phối ngân sách phù hợp. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp và có tính lan tỏa, ngoài mang lại lợi ích kinh tế vi mô cho doanh nghiệp kinh doanh thì nó còn có thể thúc đẩy kinh tế địa phương nói chung và ngành du lịch của địa phương nói riêng, phát triển. Tuy nhiên, có thể do điều kiện hạn chế về nguồn lực tài chính và khả năng tiếp cận thị trường bên ngoài mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay vẫn chưa đủ ngân quỹ để thực hiện các nhiệm vụ này. Vì thế, việc phân loại, xác định các dự án ưu tiên và bố trí một khoản ngân sách của TW, hoặc/và của địa phương để hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch địa phương giúp cho họ có đủ điều kiện để quảng bá, khai thác và phát triển du lịch tại địa phương một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững, xứng đáng với tiềm năng của Vùng, là rất cần thiết.


- Chính sách về quỹ hỗ trợ phát triển du lịch: Mục tiêu là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ các nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Để thực hiện các chính sách này cần giảm và cho chậm nộp thuế trong các trường hợp cần thiết; sử dụng lãi suất từ tiền ký quỹ của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế gửi ngân hàng thương mại để thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch; vận động, khai thác và tiếp nhận đóng góp cho quỹ hỗ trợ phát triển du lịch của mọi tổ chức và cá nhân tình nguyện.

2.2.1.3. Chính sách kích cầu du lịch

Kích cầu là biện pháp kinh tế với mục đích làm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế. Kích cầu có thể là chính sách của nhà nước và cũng có thể là biện pháp của doanh nghiệp. Đối với các chính sách của nhà nước, kích cầu thường chỉ được dùng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái, đang cần vực dậy.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, sự phát triển của ngành Du lịch liên quan trực tiếp tới nhiều ngành khác và bản thân nó cũng sẽ tác động tới nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế. Vì thế, bất cứ sự biến động nào ảnh hưởng tới nền kinh tế thì cũng đều tác động trực tiếp tới ngành du lịch. Trong quá trình vận động của nền kinh tế, các yếu tố môi trường thường biến động bất ngờ và khó lường, ảnh hưởng rất lớn tới điều kiện và quá trình sản xuất, kinh doanh. Khi yếu tố môi trường bất lợi, tăng trưởng kinh tế bị giảm sút, thậm chí là khủng hoảng thì chắc chắn ngành du lịch cũng sẽ bị suy thoái và tổn thất nặng nề. Lúc đó, các chính sách kích cầu du lịch sẽ là đòn bẩy quan trọng để giúp ngành phục hồi và phát triển.

Nội dung của các chính sách kích cầu du lịch bao gồm giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai.

- Giảm thuế: Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009, Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Tài chính đã đưa ra chính sách miễn, giảm, giãn liên quan đến 3 loại thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT.

+ Với thuế thu nhập cá nhân: Chính phủ có thể ban hành các chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân đối với tiền công, tiền lương của người lao động trong bối cảnh thu nhập của họ bị giảm sút vì kinh tế suy thoái, thời gian miễn giảm có thể linh hoạt, tùy vào điều kiện phục hồi của nền kinh tế. Hoặc Chính phủ có thể thực hiện linh hoạt bằng cách giãn thuế trong giai đoạn đầu, sau đó thực hiện giảm thuế. Nhu cầu du lịch là nhu cầu không thiết yếu, vì thế khi điều kiện kinh tế gặp khó khăn, một trong những lựa chọn đầu tiên cần giảm bớt hoặc cắt bỏ của người tiêu dùng sẽ là đi du lịch. Vì


vậy, để kích cầu du lịch, Nhà nước có thể xem xét các chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân với người tiêu dung, từ đó sẽ kích thích nhu cầu du lịch tăng lên. Các điểm đến du lịch, đặc biệt là các KDLQG sẽ có nguồn cầu ổn định, sự phát triển du lịch tại đó cũng được đảm bảo hơn.

+ Với thuế thu nhập doanh nghiệp: Tại một số quốc gia, chính phủ có thể xem xét thực hiện giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30%, đây là tỷ lệ tham chiếu cho tính toán mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi mà kinh tế bị đình đốn, doanh nghiệp rất khó xoay xở với các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh. Gánh nặng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ làm cho họ càng ít có khả năng duy trì và đảm bảo ổn định, chưa nói đến tăng trưởng, hoạt động kinh doanh của mình. Nhất là với các doanh nghiệp du lịch, việc khách hàng không lựa chọn nhu cầu du lịch trong giai đoạn này làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh du lịch bị bế tắc, các khoản chi phí gián tiếp, chi phí hao mòn tài sản vô ích,.. vẫn tăng lên. Nhiều doanh nghiệp du lịch không chịu nổi sức ép đó đã phải tuyên bố phá sản. Hoạt động cung du lịch bị thiếu hụt tạo ra sự mất cân bằng cho phát triển du lịch ngay khi kinh tế được phục hồi, và kết quả là điểm du lịch như các KDLQG không thể vực dậy, duy trì và không có cơ hội để phát triển.

+ Với thuế GTGT: Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng hoặc bị đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, người dân không có thu nhập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức mua của người tiêu dùng nên nếu Chính phủ đồng ý áp dụng thuế GTGT 0% đối với doanh thu đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam; hoàn thuế GTGT cho khách du lịch quốc tế khi mua hàng của Việt Nam mang ra; giảm 5% thuế GTGT đối với doanh thu từ kinh doanh du lịch nội địa thì nó sẽ có tác dụng kéo giá cả hàng hoá, dịch vụ du lịch xuống thấp. Từ đó, có thể kích cầu du lịch nội địa, giúp giải quyết khó khăn của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch tại các điểm du lịch, đặc biệt là KDLQG, có thể phục hồi và phát triển.

- Tăng chi tiêu của Chính phủ: Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, tổng cầu giảm rất mạnh, bao gồm cầu tư nhân và cầu doanh nghiệp, thậm chí tăng trưởng âm. Chỉ có cầu của Chính phủ gần như không bị tác động, đó là chi tiêu cho các gói hỗ trợ doanh nghiệp và đặc biệt là đầu tư công. Vì vậy chi tiêu của Chính phủ có thể kích cầu tăng trưởng. Về cơ bản, trong lĩnh vực du lịch, các khoản chi tiêu của Chính phủ bao gồm:

+ Chi đầu tư công tập trung vào lĩnh vực CSHT đã được phê duyệt và đúng thời điểm mà nền kinh tế cần. Tuy nhiên chỉ bố trí vốn từ ngân sách nhà nước cho những công trình thật sự cần thiết, có hiệu quả cao, đồng thời kiểm soát chặt chẽ đầu tư công nhằm chống dàn trải, lãng phí, thất thoát, tham nhũng.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí