Nghiên Cứu Về Du Lịch Tại Vùng Du Lịch Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc


- Các chính sách khác: Bên cạnh những chính sách cho từng lĩnh vực cụ thể thì để phát triển du lịch Việt Nam vẫn rất cần các chính sách khác mang tính tổng hợp. Các chính sách này cần được triển khai toàn diện và trên các khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch. Về mặt lý luận, VNCPTDL (2014), trong đề tài cấp cơ sở về “Tổng quan hệ thống chính sách phát triển du lịch Việt Nam,” nhóm tác giả xác định: xuất phát từ tính chất của ngành du lịch là một ngành liên ngành, liên vùng và có tính xã hội cao, các chính sách đối với ngành Du lịch vì thế cũng mang tính phức tạp và đa dạng. Các chính sách phát triển du lịch không chỉ có những chính sách nội bộ trong ngành mà còn có sự tham gia của nhiều ngành khác có liên quan vì bản thân du lịch không thể tự phát triển du lịch nếu không có sự tham gia, hỗ trợ của các ngành khác. Từ lý luận đó, nhóm tác giả đã nghiên cứu và trình bày tổng quan và hệ thống hóa các chính sách phát triển du lịch Việt Nam từ năm 2005 đến 2014, như chính sách phát triển sản phẩm, chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch, chính sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch,…; và đã tiến hành phân tích thực trạng các chính sách này tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa chính sách phát triển du lịch trong giai đoạn tới.

Để phát triển du lịch rất cần dựa vào TNDL. Trong đề tài NCKH cấp Nhà nước của VNCPTDL về “Cơ sở khoa học cho các chính sách, giải pháp quản lý khai thác TNDL ở Việt Nam”, tác giả Trịnh Quang Hảo (2002), nhận định, muốn khai thác và quản lý hiệu quả TNDL thì rất cần phải có các chính sách phù hợp. Tác giả đã hệ thống và tổng quan những vấn đề lý luận chung về TNDL, quản lý khai thác TNDL, phân tích hiện trạng quản lý khai thác TNDL hiện nay ở Việt Nam, đưa ra những khó khăn bất cập và nguyên nhân, nhằm tìm cách tháo gỡ và có các chính sách, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác TNDL ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm tháo gỡ những bức xúc hiện nay trong quản lý khai thác TNDL.

Còn với các dịch vụ du lịch, chẳng hạn như dịch vụ lữ hành, việc vận dụng chính sách liên kết, hợp táccùng phát triển là điều rất cần thiết. Đó cũng là nội dụng mà luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội của Nguyễn Trùng Khánh (2012) về “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam” đề cập. Tác giả đã cố gắng hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến liên kết, hợp tácphát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như: khách du lịch, dịch vụ lữ hành du lịch, khách sạn... Tác giả cũng khẳng định tính chất dịch vụ thương mại của hoạt động lữ hành du lịch; chỉ ra các điều kiện phát triển dịch vụ lữ hành du lịch, bao gồm các điều kiện về cung và cầu,... Từ đó,


tác giả đã phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch lữ hành của Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành du lịch. đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

1.1.1.4. Nghiên cứu về du lịch tại vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

ĐBSH&DHĐB được coi là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa với truyền thống lâu đời và đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là khu vực có mức độ phát triển kinh tế tương đối tốt của Việt Nam, đặc biệt là kinh tế du lịch.

Trong lĩnh vực du lịch, đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL (2015) về “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm đặc thù vùng đồng bằng sông Hồng” và đề tài NCKH cấp Bộ của tác giả Trần Thị Bích Hằng (2019), “Phát triển SPDL vùng ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2020-2030” đã đánh giá tiềm năng phát triển SPDL đặc thù vùng Đồng bằng Sông Hồng nói riêng và vùng ĐBSH&DHĐB nói chung; Làm rõ các TNDL đặc sắc và lợi thế so sánh của Vùng làm căn cứ để xác định SPDL đặc thù. Đánh giá hiện trạng phát triển SPDL đặc thù, công tác tổ chức, liên kết phát triển SPDL vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB. Xác định các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển SPDL đặc thù của từng vùng. Xây dựng hệ thống SPDL đặc thù vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng du lịch ĐBSH&DHĐB. Đề xuất các kiến nghị và giải pháp phát triển sản phẩm đặc thù vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng du lịch ĐBSH&DHĐB,…

Ngoài các lĩnh vực cụ thể, tại một vài địa phương tiêu biểu trong vùng ĐBSH&DHĐB cũng có những đề tài nghiên cứu có liên quan đến kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, có thể được sử dụng để hỗ trợ nghiên cứu cho luận án của NCS. Các công trình này nghiên cứu ở góc độ tổ chức hoạt động du lịch và phát triển du lịch bền vững tại một địa phương cụ thể trong vùng ĐBSH&DHĐB, cụ thể là tại Hà Nội và Quảng Ninh. Tại Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân (2013) của Nguyễn Văn Đức về “Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững” đã nêu ra các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa ở Hà Nội chưa đảm bảo được nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững, chưa có sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý di tích lịch sử văn hóa với các doanh nghiệp lữ hành để phát triển SPDL bền vững. Luận án đã tổng hợp cơ sở khoa học về tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa, đưa ra thực trạng tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội. Từ đó, đề tài cũng đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện


tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội. Đây là nguồn thông tin tham khảo để định hướng quản lý hoạt động du lịch tại các điểm du lịch cụ thể nói riêng và các điểm du lịch nói chung ở vùng ĐBSH&DHĐB nói chung hiện nay. Tại Quảng Ninh, tác giả Nguyễn Đăng Tiến trong Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2016) về “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng” đã nghiên cứu và làm sáng tỏ những mặt thuận lợi và hạn chế của điền kiện tự nhiên, nhân văn và điều kiện sinh khí hậu cho việc triển khai các hoạt động du lịch và từng loại hình du lịch phục vụ phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững. Những vấn đề lý luận, thực tiễn nghiên cứu góp phần hoàn thiện về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, nhân văn và sinh khí hậu phục vụ mục đích của con người, trong đó có hoạt động du lịch. Luận án đã xác lập cơ sở khoa học và tài liệu tham khảo có giá trị cho việc hoạch định chiến lược và thiết kế tổ chức không gian phát triển du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng. Đồng thời kết quả này là tài liệu chỉ dẫn cho các cấp chính quyền địa phương cụ thể hóa kế hoạch, tổ chức hoạt động du lịch, thực thi các giải pháp cho quản lý phát triển du lịch bền vững tại địa phương và vùng du lịch.

1.1.2. Kết luận và khoảng trống nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu trên, bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm cả phương pháp định tính và định lượng, đã phần nào khái quát được hệ thống những chính sách, những quy định của Nhà nước, của chính quyền địa phương đối với du lịch và phát triển du lịch, hệ thống những kinh nghiệm về phát triển du lịch, về nhân lực du lịch của các địa phương và của các quốc gia, vùng lãnh thổ điển hình. Cụ thể, các nghiên cứu đã giải quyết được những vấn đề:

Một là, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về KDL nói chung như khái quát về KDL, vai trò và điều kiện hình thành, phát triển các KDL, kinh nghiệm và các giai đoạn phát triển một số KDL trên thế giới và ở Việt Nam nói chung.

Hai là, một số vấn đề cơ bản về QLNN về du lịch, như vai trò QLNN từ trung ương (TW) đến địa phương trong phát triển du lịch bền vững, quản lý và điều tiết các vấn đề về kinh tế, pháp luật, an ninh chính trị và an toàn xã hội cho du khách tại các địa điểm du lịch. Vai trò QLNN được thể hiện rất rõ thông qua các chính sách kinh tế - xã hội nói chung và chính sách du lịch nói riêng để đảm bảo sự phát triển du lịch tại điểm đến.


Ba là, chính sách phát triển du lịch và chính sách phát triển KDL, trong đó chủ yếu bao gồm các chính sách tài chính, chính sách đào tạo, phát triển NNL du lịch, chính sách về TNDL , chính sách hợp tác, liên kết phát triển du lịch tại Việt Nam nói chung,…

Bốn là, khái quát về các yếu tố môi trường, hệ thống pháp luật, du lịch và kinh tế nói chung trong sự phát triển du lịch bền vững vùng Đồng bằng Sông Hồng và tại một số các địa phương cụ thể vùng ĐBSH&DHĐB.

Những công trình nghiên cứu này chưa nghiên cứu và tiếp cận một cách hệ thống và toàn diện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB. Chưa chỉ ra đầy đủ các chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch và những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện và hoàn thiện chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch nói chung và tại các KDLQG nói riêng thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB.

Nhận thấy những khoảng trống của những công trình nghiên cứu đã được công bố, NCS thấy rằng việc lựa chọn đề tài: “Chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB Việt Nam” sẽ kế thừa phần nào kết quả trong các công trình nghiên cứu trước về các lý luận cơ bản về vùng du lịch, KDL nói chung, về QLNN về du lịch, về chính sách phát triển du lịch và chính sách phát triển vùng du lịch và tại điểm du lịch, về các yếu tố môi trường, hệ thống pháp luật, du lịch, văn hóa – xã hội và kinh tế nói chung trong sự phát triển bền vững của vùng du lịch ĐBSH&DHĐB và tại một số các địa phương cụ thể thuộc Vùng. Từ đó, tiếp tục nghiên cứu, phát hiện và làm rõ các vấn đề sau:

- Các chính sách du lịch đang được áp dụng tại các KDL và KDLQG

- Quy trình thực hiện chính sách phát triển các KDLQG

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chính sách phát triển các KDLQG

- Thực trạng triển khai chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB.

1.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế nói chung và cách tiếp cận liên ngành, liên vùng và hệ thống thường được áp dụng trong nghiên cứu các đề tài về du lịch nói riêng. Trên cơ sở phương pháp luận nói trên và xuất phát từ mục


tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, đối chiếu, dự báo. Đặc biệt, phương pháp so sánh được sử dụng trong luận án nhằm phân tích, đánh giá thực trạng chính sách và quy trình chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB Việt Nam.

Bên cạnh đó, luận án sử dụng kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong thu thập và phân tích dữ liệu, cụ thể như sau:

1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

1.2.1.1. Đối với dữ liệu thứ cấp

Các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập để thực hiện luận án này bao gồm:

- Về dữ liệu thứ cấp nghiên cứu cơ sở lý luận, NCS đã tiến hành thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin từ việc nghiên cứu tài liệu, các công trình NCKH, các sách, báo, tạp chí về du lịch có liên quan đến luận án, bao gồm: chính sách và quy trình triển khai chính sách phát triển du lịch tại các KDL và các KDLQG hiện nay, các bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển KDLQG tại một số KDLQG tiêu biểu trên thế giới và tại Việt Nam.

- Về dữ liệu thứ cấp nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp, kiến nghị, NCS đã tìm kiếm và tiếp cận các thông tin về các văn bản, Quy định, Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư,… của Chính phủ và các địa phương về phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB; Các số liệu thực tế về doanh thu và lượt khách đến trong giai đoạn 2015 - 2019 từ các CQQL du lịch từng địa phương, số liệu dự báo về mục tiêu lượt khách và doanh thu từ khách du lịch đến năm 2030,…

1.2.1.2. Đối với dữ liệu sơ cấp

Để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu, NCS đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp điều tra xã hội học với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh du lịch, gọi tắt là doanh nghiệp du lịch (DNDL), tại các KDLQG được xác định trong Quy hoạch, là đối tượng chính thụ hưởng chính sách.

a. Phương pháp phỏng vấn sâu

Để làm rõ thực trạng nghiên cứu về chính sách phát triển các KDLQG tại vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, NCS đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với 15 chuyên gia, là những người làm việc trực tiếp hoặc có liên quan đến lĩnh vực du lịch tại: Trường Đại học (ĐH) Thương mại, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, và đại diện các CQQL du lịch tại địa phương có KDLQG được quy hoạch vùng ĐBSH&DHĐB, như các Sở Du lịch Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Sở


VHTTDL Hà Nam và đại diện đội ngũ quản lý của các công ty du lịch như Viettravel, Hanoitourist, Leadtravel, Vietsense (Xem Phụ lục 01).

Thời gian phỏng vấn từ tháng 6/2019 đến tháng 8/2019, mỗi buổi phỏng vấn tiến hành trong khoảng 30-40 phút.

Nội dung phỏng vấn tập trung vào ba vấn đề chính: 1) Các chính sách được áp dụng để phát triển các KDLQG; 2) Thực trạng chính sách phát triển các KDLQG vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, bao gồm: Các chính sách đang được áp dụng tại KDLQG của Vùng; Nội dung quy trình chính sách phát triển các KDLQG và những khó khăn trong việc triển khai chính sách; và 3) Các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện các chính sách phát triển KDLQG tại địa phương (Xem Phụ lục 02).

Cách thức thực hiện: Phỏng vấn sâu được tiến hành thông qua các cuộc hẹn gặp trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại. Nội dung phỏng vấn được ghi chép đầy đủ và lưu trữ trong máy tính.

Phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu: Dữ liệu thu thập từ các cuộc phỏng vấn được sắp xếp, phân loại để phục vụ cho quá trình phân tích và tổng hợp các vấn đề liên quan đến chính sách phát triển các KDLQG được nghiên cứu trong luận án.

b. Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp điều tra xã hội học thông qua phiếu khảo sát dành cho các DNDL tại các KDLQG đã được xác định trong Quy hoạch vùng ĐBSH&DHĐB, họ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp và cũng hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách này.

- Thời gian thực hiện từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2019.

- Thiết kế phiếu khảo sát căn cứ nội dung nghiên cứu của đề tài. Để đánh giá các thông tin dữ liệu trong Phiếu khảo sát, luận án sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Phiếu khảo sát được thiết kế làm hai phần: Phần I là các thông tin chung về DNDL. Phần II tập trung vào các chính sách thực tế đang được áp dụng, các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách và một số nội dung trong quy trình chính sách, ngoài ra phiếu điều tra còn có các câu hỏi mở liên quan đến đánh giá của doanh nghiệp về những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong việc áp dụng các chính sách đó hiện

nay, từ đó đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách phát triển.

Nội dung các câu hỏi được xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhưng đảm bảo được mục tiêu của nghiên cứu. (Xem Phụ lục 03).

- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Do NCS không có được danh sách và địa chỉ liên lạc của tất cả các đối tượng trong tổng thể và cũng không đủ điều kiện khảo sát tất cả, cho nên mẫu nghiên cứu của đề tài này được chọn theo phương pháp lấy mẫu xác


suất thuận tiện, tức là chọn mẫu dựa trên khả năng có thể tiếp cận được tới các đối tượng nghiên cứu một cách thuận tiện nhất (Nguyễn Văn Thắng, 2015).

Trong luận án, NCS xác định kích thước của mẫu dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Cụ thể, theo Hair và các tác giả (2006), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Số quan sát hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát đủ điểu kiện cần thiết; biến đo lường đơn giản là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát. Công thức chọn mẫu là: n=5xm.

Trên cơ sở đó, với 28 biến trong phiếu khảo sát (Phụ lục 03) tại mỗi KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, số lượng phiếu tối thiểu cần điều tra tại mỗi KDLQG là: n = 5 x 28 = 140.

Kích thước mẫu này lớn hơn kích thước tối thiếu (50 hoặc 100), vì vậy cỡ mẫu này đã đảm bao yêu cầu nghiên cứu.

Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB có 9 KDLQG đã được xác định trong Quy hoạch nên tổng số phiếu điều tra tối thiểu của cả vùng sẽ là: 140 x 9 = 1.260 phiếu.

- Cách thức khảo sát: NCS tiến hành phát phiếu cho các DNDL tại các KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB, bao gồm cả các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú, ăn uống, vận chuyển và bán vé thăm quan tại điểm du lịch, thông qua hai hình thức: phát phiếu trực tiếp và gửi phiếu online.

Trong đó, tổng số phiếu phát ra là 1.800 phiếu, số phiếu thu về là 1.467 phiếu, số phiếu đủ điều kiện phân tích là 1.389 phiếu (đạt 77,17%), số phiếu không đủ điều kiện phân tích là 78 (phiếu không đủ điều kiện phân tích là phiếu phát trực tiếp nhưng người được khảo sát không trả lời đầy đủ các câu hỏi, còn đối với các phiếu online đều có gắn * bắt buộc phải trả lời hết các câu hỏi nên tất cả phiếu thu về đều đủ điều kiện phân tích). (Bảng 1.1).

Tùy từng địa phương trong vùng ĐBSH&DHĐB, dựa trên cơ sở quy mô và mức độ phát triển du lịch tại đó mà số lượng phiếu phát ra và thu về sẽ khác nhau. Các địa phương có tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch sẽ phát ra và thu được nhiều phiếu hơn do ở đó có nhiều DNDL, ngược lại ở các địa phương khác có điều kiện phát triển du lịch du lich ít hơn thì số phiếu phát ra và thu về cũng sẽ nhỏ hơn. Theo đó, kết quả thu được như Bảng 1.1.

Qua thống kê từ kết quả phiếu điều tra cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại các KDLQG vùng du lịch ĐBSH&DHĐB với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành


có kết hợp với kinh doanh cung ứng dịch vụ vận chuyển du lịch, bán vé thăm quan tại điểm du lịch (có/không kèm trong chương trình du lịch của doanh nghiệp), các dịch vụ vui chơi, giải trí và dịch vụ khác (tổ chức team building, sự kiện,…); Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, bên cạnh việc kinh doanh dịch vụ chính thì còn tổ chức cung ứng thêm các dịch vụ thăm quan tại điểm du lịch và các dịch vụ khác. Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và ăn uống có địa chỉ gần hoặc trong phạm vi khu/điểm du lịch tại địa phương, còn các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển và kinh doanh các dịch vụ khác lại có phạm vi hoạt động tương đối rộng tại hầu hết các điểm du lịch trong khu vực thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB nói riêng và Việt Nam nói chung, do tính chất và bản chất của hoạt động kinh doanh lữ hành có sự đa dạng và phong phú về các tour và dịch vụ du lịch, điều này giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh có khả năng tiếp cận khách hàng tốt hơn, từ đó có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trên thị trường du lịch hiện nay. Do vậy, một doanh nghiệp có thể được điều tra tại nhiều KDLQG khác nhau.


Các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB

Số phiếu phát ra

Số phiếu đủ

điều kiện phân tích


Tỷ lệ (%)

Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội)

150

144

96.00

Điểm tham quan Ba Vì – Suối Hai (Hà Nội)

150

126

84.00

KDL Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

200

162

81.00

KDL Tam Chúc (Hà Nam)

250

168

67.20

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương)

150

124

82.67

Điểm du lịch Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh-Hải Phòng)

250

168

67.20

KDL Vân Đồn (Quảng Ninh)

200

166

83.00

KDL Trà Cổ (Quảng Ninh)

200

165

82.50

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình)

250

166

66.40

Tổng cộng

1800

1389

77.17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 4

Bảng 1.1. Số lượng phiếu điều tra DNDL tại các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB


(Nguồn: Tổng hợp của NCS)

1.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

1.2.2.1. Đối với dữ liệu thứ cấp

- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để hệ thống hóa các chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG, những nhân tố ảnh hưởng đến nhóm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023