Hỗ Trợ Dạng Hộp Xanh Lá Cây (Green Box)

giá lúa trong ba năm qua luôn ổn định ở mức cao, có lợi cho nông dân, kể cả trong vụ thu hoạch nên hầu như chính sách này chưa được áp dụng trong thực tế. Đồng thời, trong một số trường hợp nhất định, Chính phủ vẫn yêu cầu các doanh nghiệp mua gạo xuất khẩu theo các hợp đồng ký kết cấp Chính phủ. Tuy đây là các quyết định mang tính cá biệt, nhưng nằm trong nhóm phải loại bỏ dần khi gia nhập WTO.

Sản phẩm đường: Do là một ngành công nghiệp non trẻ, mới được phát triển trong giai đoạn 1998 - 2000, hơn nữa lại tập trung ở các vùng duyên hai miền trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long - là các vùng khó khăn, ngành mía đường của Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ và bảo hộ rất đáng kể của Nhà nước. Trong số các mặt hàng nông sản, đường là mặt hàng được bảo hộ cao nhất (nếu không tính đến rượu bia và thuốc lá). Những khó khăn của ngành mía đường không thể khắc phục ngay, do vậy, trước yêu cầu hội nhập cần phải tính đến những giải pháp bảo vệ ngành mía đường một cách có hiệu quả, nhưng phải đảm bảo phù hợp với các quy định của WTO trong giai đoạn tiếp theo.

Theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2005, Điều 2, khoản 1, Phụ lục 2 quy định: "Cấp giấy phép nhập khẩu mặt hàng đường ăn nhằm hỗ trợ ngành sản xuất đường trong nước" - quy định này vi phạm hạn chế số lượng hàng nhập khẩu của WTO - do đó quy định này sẽ bị bãi bỏ trong thời gian tới.

Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán để chuyển từ giấy phép nhập khẩu đường sang hạn ngạch thuế quan. Nhìn chung, biện pháp hạn ngạch thuế quan được các nước chấp nhận để thay thế cho giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, việc này cũng rất phức tạp, vì phải đàm phán rất chi tiết từ hạn ngạch, mức thuế, tốc độ tăng hạn ngạch hàng năm, biện pháp quản lý v.v…

Đối với hỗ trợ trong nước, Chính phủ cũng đã bãi bỏ yêu cầu các nhà máy phải mua mía theo giá tối thiểu cho nông dân.

Các nông sản khác (cà phê, bông, thịt lợn): Giai đoạn sau năm 2001, việc hỗ trợ cũng đã có sự thay đổi đáng kể. Không áp dụng hỗ trợ đối với sản phẩm thịt lợn và cà phê. Về bông, tuy tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp công bố giá sàn mua bông cho nông dân, nhưng Nhà nước không thực hiện bù lỗ; Cho phép thành lập quỹ dự phòng rủi ro thiên tai và thị trường. Điều này chứng tỏ sự chuyển đổi chính sách theo đúng hướng.

* Hỗ trợ tính gộp không theo sản phẩm cụ thể:

Trong giai đoạn sau 2001, Việt Nam vẫn duy trì một số chích sách nhằm hỗ trợ không theo sản phẩm cụ thể được báo cáo trong biểu hỗ trợ trong nước (DS9) của ACC4.

Hỗ trợ về bán giá điện cho bơm nước, tưới tiêu trong nông nghiệp, cấp bù một số khoản thuỷ lợi phí do nông dân gặp khó khăn về tài chính nên không có khả năng trả.

Nhìn chung, mức hỗ trợ và diện sản phẩm được nhận hỗ trợ dưới dạng hộp hổ phách của nước ta vốn đã rất thấp, không phải cam kết loại bỏ khi gia nhập WTO. Từ năm 2001 đến nay, nước ta tiếp tục có nhiều cải cách theo hướng giảm bớt sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường. Đây là hướng đi đúng và phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

3.2.2.2. Hỗ trợ dạng hộp xanh lá cây (Green box)

Trong giai đoạn sau 2001, việc áp dụng các chính sách hỗ trợ thuộc hộp xanh của Việt Nam có xu hướng tăng lên. Hiệp định nông nghiệp liệt kê các nhóm chính sách hỗ trợ sau vào danh mục của hộp xanh. Chính sách thuộc nhóm này không hoặc ít bóp méo thương mại nên các nước được tự do áp dụng [20]:

Chính sách pháp luật nông nghiệp Việt Nam và hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới - 12

Nhóm 1: Dịch vụ chung;

Nhóm 2: Dự trữ công vì mục đích an ninh lương thực; Nhóm 3: Viện trợ lương thực, thực phẩm trong nước; Nhóm 4: Hỗ trợ nhằm giảm nhẹ thiên tai;

Nhóm 5: Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu; Nhóm 6: Chương trình môi trường; Nhóm 7: Chương trình hỗ trợ vùng;

Nhóm 8: Hỗ trợ người nông dân về hưu do phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất;

Nhóm 9: Đảm bảo thu nhập tối thiểu cho nông dân (mạng lưới an sinh xã hội).

Nhóm 1: Dịch vụ chung

Các chính sách pháp luật trong lĩnh vực dịch vụ chung gồm các chương trình liên quan đến việc cung cấp dịch vụ phục vụ chung cho ngành nông nghiệp thông qua các chương trình như nghiên cứu, khuyến nông, đào tạo, kiểm soát dịch bệnh cây trồng và gia súc dịch vụ kiểm tra, kiểm hoá, dịch vụ tiếp thị và xúc tiến thương mại, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp Việt Nam hiện đã áp dụng 05 nhóm là nghiên cứu khoa học, khuyến nông, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, phòng, chống và kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi và trồng trọt.

Về nghiên cứu khoa học, toàn ngành nông nghiệp có 21 Viện chuyên ngành gồm các viện đầu ngành như: Viện Bảo vệ Thực vật, Viện Cây lương thực, Thực phẩm, Viện Công nghệ sau Thu hoạch, Viện Chăn nuôi, Viện Di truyền, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Thuỷ lợi v.v... Nhà nước cấp một phần kinh phí cho các viện nghiên cứu thực hiện các đề tài nghiên cứu về giống cây, con, kỹ thuật canh tác, nguồn nước, đề tài bảo vệ cây trồng, nghiên cứu kinh tế nông nghiệp theo ngân sách hàng năm.

Công tác khuyến nông: đây cũng là một trong các trọng tâm được Chính phủ quan tâm. Một hệ thống khuyến nông từ trung ương đến địa phương đã được thành lập với một số lượng cán bộ khuyến nông lớn thuộc biên chế nhà nước. Nhằm củng cố và phát triển hệ thống khuyến nông theo chiều sâu, ngày 03 tháng 11 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 118/2003/QĐ-BNN quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, theo đó có các chính sách và các hoạt động khuyến nông nhằm trợ giúp nông dân: xóa đói giảm nghèo; tăng cường sức cạnh tranh hàng hoá chủ lực; xây dựng mô hình hợp tác xã và xã điểm mô hình nông thôn mới. Một trong những chức năng chính của công tác khuyến nông là nhằm tư vấn miễn phí cho nông dân về kỹ thuật và phương pháp sản xuất. Các cán bộ khuyến nông sẽ hướng dẫn cho nông dân các kỹ thuật về giống mới, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh. Nhà nước cấp kinh phí để bộ máy này hoạt động. Ngày 26/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/NĐ-CP về khuyến nông - khuyến ngư, theo đó ngân sách nhà nước, ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cấp theo dự toán ngân sách hàng năm được duyệt đối với các chương trình khuyến nông. Chương trình này sẽ được Chính phủ khuyến khích áp dụng trong thời gian tới.

Ngày 20/3/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 311/QĐ-TTg về phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, theo đó, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư xây dựng mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại, chủ yếu xây dựng mạng lưới chợ. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục duy trì hỗ trợ phát triển mạng lưới tiêu thụ loại này, phù hợp với các quy định của WTO.

Về dịch vụ thú y, bảo vệ và kiểm dịch động thực vật: Hiện nay Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống thú y và bảo vệ thực vật tương đối toàn diện, đã góp phần tích cực vào công tác kiểm soát dịch bệnh trong cả nước.

Ngày 29/4/2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 18/2004/PL-UBTVQH11 về thú y, theo đó Nhà nước đầu tư cho các hoạt động: Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực thú y; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ quan nghiên cứu về thú y, kiểm dịch động vật; … Phát triển hệ thống thông tin, giám sát dịch bệnh; xây dựng khu cách ly kiểm dịch động vật tại một số cửa khẩu; xây dựng

và thực hiện chương trình khống chế, thanh toán một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin, phòng, chống dịch bệnh. Pháp lệnh đã mang lại hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trong cả nước, đặc biệt trong quá trình phòng chống dịch cúm gia cầm tại Việt Nam. Thông qua hoạt động này, Chính phủ Việt Nam đã chi thêm nhiều ngân sách trợ cấp cho nông nghiệp

Dịch vụ bảo vệ thực vật: Pháp lệnh bảo vệ thực vật đã được ban hành

Về xúc tiến thương mại: giai đoạn sau 2001: Nhiều hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại trong ngành nhằm tìm kiếm thị trường mới cho hàng nông lâm sản cũng như giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các hoạt động hỗ trợ này phù hợp với quy định của WTO và được tiếp tục thực hiện trong các năm tiếp theo.

Một số chính sách hỗ trợ trực tiếp theo dạng này đã được ban hành như:

Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 16/2004/PLUBTVQH11 ngày 24/3/2004 về quản lý giống vật nuôi, theo đó Nhà nước đầu tư và hỗ trợ cho việc thu thập, bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; xây dựng cơ sở lưu giữ nguồn gen vật nuôi quý hiếm; bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm tại địa phương, hỗ trợ việc phục hồi giống vật nuôi trong trường hợp bị thiên tai, dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng, ưu tiên đầu tư cho các hoạt động thu thập, bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi mới và nuôi giữ giống vật nuôi thuần chủng. Do phù hợp với các quy định WTO, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng các loại chính sách, quy định pháp luật này trong thời gian tới.

Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về: Nhà nước hỗ trợ ngân sách một phần đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống chợ, mạng lưới thông tin, kho tàng cho các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung. Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng thương mại chính phủ, chương trình xúc tiến thương mại của Bộ, Hiệp hội.

Chỉ thị 24/2003/CT-TTg ngày 8/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, theo đó, có những chính sách hỗ trợ chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước cho nông dân, ngư dân, hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế cho phát triển vùng nguyên liệu công nghiệp chế biến nông lâm sản.

Chỉ thị 19/2004/CT-TTg ngày 1/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về một số giải pháp phát triển chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ. Chỉ thị đã đưa ra những chính sách quy định hỗ trợ về đất đai, đầu tư, tín dụng, hỗ trợ giống, xây dựng hạ tầng cho phát triển nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.

Các chính sách, quy định này sẽ tiếp tục được áp dụng trong thời gian tới. Tuy nhiên, sẽ có sự sửa đổi một số nội dung vì chưa phù hợp với các quy định của WTO.

Nhóm 2: Dự trữ công vì mục đích an ninh lương thực

Hoạt động dự trữ quốc gia là các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch, dự toán ngân sách dự trữ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật để quản lý dự trữ quốc gia; điều hành nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ dự trữ quốc gia.

Trong giai đoạn sau 2001, Nhà nước vẫn tiếp tục duy trì chương trình dự trữ quốc gia nhằm bảo đảm an ninh lương thực. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được chương trình an ninh lương thực quốc gia một cách đồng bộ và toàn diện.

Ngoài ra, Việt Nam còn đưa vào chương trình dự trữ một số vật tư phục vụ nông nghiệp như hạt giống lúa, giống rau, thuốc bảo vệ thực vật, vaccin thú y, phân bón để hỗ trợ trong trường hợp thiên tai gây ra. Theo Quyết định số 37/2003/QĐ-TTg của Chính phủ về nhập khẩu phân bón dự trữ lưu thông, ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để nhập khẩu và

dự trữ 100 ngàn tấn Ure trong 6 tháng. Theo Pháp lệnh Dự trữ quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, bình ổn thị trường, ổn định đời sống nhân dân. Ngày 9/6/2005 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 48 /2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia.

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, tổ chức quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia và tập trung hướng dẫn về kế hoạch và dự toán ngân sách dự trữ quốc gia; nhập xuất hàng dự trữ quốc gia; xử lý hàng dự trữ quốc gia hao hụt, thiệt hại do bị hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc bị mất; xây dựng, ban hành, thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm bảo quản hàng dự trữ quốc gia; ký hợp đồng nguyên tắc, bảo quản hàng, kho chứa hàng, quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia; quản lý tài chính và ngân sách chi cho dự trữ quốc gia; thủ tục, trình tự xuất dự trữ quốc gia bằng tiền; trích lập, quản lý, sử dụng quỹ phúc lợi, khen thưởng; bảo vệ bí mật nhà nước, kiểm tra, thanh tra dự trữ quốc gia. Cụ thể, thông tư 48 hướng dẫn chi tiết các nội dung sau:

1. Kế hoạch và dự toán ngân sách dự trữ quốc gia;

2. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia;

3. Xử lý hàng dự trữ quốc gia hao hụt, thiệt hại do bị hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc bị mất;

4. Xây dựng, ban hành, thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm bảo quản hàng dự trữ quốc gia;

5. Ký hợp đồng nguyên tắc, bảo quản hàng, kho chứa hàng, quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia;

6. Quản lý tài chính và ngân sách chi cho dự trữ quốc gia;

7. Thủ tục, trình tự xuất dự trữ quốc gia bằng tiền để mua hàng dự trữ quốc gia;

8. Trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng;

9. Bảo vệ bí mật Nhà nước, kiểm tra, thanh tra dự trữ quốc gia.

Các chương trình dự trữ quốc gia về lúa gạo do Cục dự trữ quốc gia quản lý, dự trữ quốc gia về giống cây trồng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Nhìn chung, chính sách pháp luật của Việt Nam về dự trữ công về mục đích an ninh lương thực nhằm bảo đảm bình ổn việc cung cấp đầy đủ lương thực cho tất cả mọi người ở mọi nơi. Việt Nam chưa có một chương trình dự trữ an ninh lương thực quốc gia đồng bộ, do đó, trong thời gian tiếp theo, bên cạnh các chính sách dự trữ quốc gia, cần phải có những hướng dẫn cụ thể cho từng sản phẩm, mặt hàng thiết yếu.

Đây là chính sách phù hợp với các quy định của WTO về dự trữ công vì mục đích đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất nông nghiệp trong trường hợp khẩn cấp. Trong các năm tiếp theo, chính sách này vẫn được duy trì áp dụng

Nhóm 3: Viện trợ lương thực, thực phẩm trong nước

Giai đoạn sau 2001, Việt Nam đã áp dụng một số NTM nhằm trợ cấp lương thực thực phẩm, cụ thể là viện trợ lương thực cứu đói cho những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo, trong những năm qua Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp tập trung cho các vùng nông thôn. Xoá đói giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ xuyên xuốt của hầu hết các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, nổi bật là Chương trình 135, chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí