Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Trong Nông Nghiệp Của Wto

-Trợ cấp xuất khẩu:

Trong quá trình diễn ra vòng đàm phán Urugoay, EU đã đấu tranh rất quyết liệt để duy trì các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp. Tuy vậy, EU bị ràng buộc bởi Hiệp định nông nghiệp về giảm trợ cấp xuất khẩu. Theo như cam kết với WTO, mỗi năm EU có thể thực hiện trợ cấp theo "hộp màu hổ phách" là 62 tỷ đô la. Hiện EU đang tiến hành cải cách cơ bản chính sách nông nghiệp chung thể hiện qua việc giảm chi phí trợ giá cho các sản phẩm ngũ cốc bằng hình thức thanh toán trực tiếp cho nông dân.

- Hỗ trợ trong nước:

Các điều khoản của Hiệp định nông nghiệp năm 1994 về hỗ trợ trong nước đã không tạo ra những rằng buộc quá lớn đối với các nhà sản xuất nông nghiệp EU. Bởi vì trong nội dung cải cách CAP, EU đã tiên liệu trước được những quy định trong Hiệp định Nông nghiệp. Đặc biệt là các chương trình hỗ trợ của nhà nước đều được xếp trong hộp xanh da trời. Các chương trình này thường đi kèm với các biện pháp hạn ngạch sản xuất.

- Các hàng rào kỹ thuật:

Các hàng rào kỹ thuật, bảo vệ môi trường được EU áp dụng một cách rộng rãi để bảo hộ nông nghiệp. Mức độ phức tạp của các rào cản này có xu hướng gia tăng.

Nhận xét:

Chính sách pháp luật chung của EU và những chính sách bảo hộ của họ đã tạo ra sự ổn định trong sản lượng nông nghiệp ở mức phù hợp hơn với lượng tiêu thụ của liên minh. Các biện pháp được thực hiện đã kiểm soát đựơc mức tăng sản lượng mà không gây ra những thiếu hụt nghiêm trọng. Triết lý cơ bản của EU đối với CAP thực chất có sự chuyển dịch từ chủ nghĩa bảo hộ sang phụ thuộc nhiều hơn vào giá cả thị trường thế giới. Tư tưởng chủ đạo là, trong tương lai, lý do duy nhất để tăng sản lượng là để đáp ứng những cơ hội mới của thị trường. Liên minh sẽ đáp ứng những nhu cầu mới này bằng cách

xuất khẩu những mặt hàng cạnh tranh và những mặt hàng không đựơc trợ cấp. Việc cắt giảm trợ cấp cũng là đòi hỏi của các nước khác ngoài EU, phù hợp với đòi hỏi của xu hướng tự do hoá mậu dịch hàng nông sản.

* Trung Quốc:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Sau 16 năm đàm phán, ngày 11/12/2002, Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Khi trở thành thành viên của WTO Trung Quốc cam kết thực hiện những nguyên tắc của Hiệp định nông nghiệp.

*Cắt giảm thuế quan:

Chính sách pháp luật nông nghiệp Việt Nam và hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới - 9

Trước khi gia nhập WTO, thuế suất thuế nhập khẩu nông sản của WTO là 25,3%. Trung Quốc đã cam kết trong năm gia nhập đầu tiên, mức thuế nông sản bình quân của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 18,5%. Đến năm 2004, giảm xuống còn 15,5% và năm 2008 giảm xuống còn 15,1% [16].

Việc giảm thuế nhập khẩu hàng nông sản sẽ gây áp lực đối với sản xuất trong nước, cũng như việc làm, thu nhập của nông dân.

Tuy nhiên, mức cắt giảm là khác nhau đối với từng mặt hàng nông sản. Trên thực tế, mặt hàng lương thực ít chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm. Bởi vì, Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ đánh thuế từ 1-10% đối với lương thực nhập khẩu theo hạn ngạchvà 65% đối với lương thực nhập khẩu vượt quá hạn ngạch.

*Hạn ngạch thuế quan:

Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã sử dụng hạn ngạch để quản lý rất nhiều hàng nhập khẩu. Khi đã gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết sử dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số loại nông sản chính là lương thực, lúa mỳ. Ngoài ra, Trung Quốc còn cam kết tỷ lệ phân bổ hạn ngạch cho các doanh nghiệp tư nhân.

*Trợ cấp xuất khẩu:

Trợ cấp xuất khẩu được coi là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, cũng như các nước thành viên WTO khác, Trung Quốc đã phải cam

kết đình chỉ việc trợ cấp xuất khẩu, trong đó có trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản. Từ năm 1997, Trung Quốc luôn là nước xuất siêu lương thực. Vì vậy, trợ cấp xuất khẩu là động lực chính để thúc đẩy xuất khẩu. Từ năm 2002, việc cắt bỏ các khoản trợ cấp xuất khẩu gây rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu nông sản của Trung Quốc.

*Hỗ trợ trong nước:

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết tuân thủ các quy tắc của tổ chức này về hỗ trợ và trợ cấp trong nước. Điều này có nghĩa là tuy trợ cấp xuất khẩu không còn được áp dụng, nhưng Trung Quốc vẫn có thể dành hỗ trợ và trợ cấp trong nước theo các quy định thuộc hộp mầu xanh lá cây, hộp mầu xanh da trời và hộp hổ phách.

Theo số liệu của WTO, trợ cấp thuộc hộp mầu hổ phách của Trung Quốc có thể chiếm 8,5% giá trị sản lượng nông nghiệp và Trung Quốc còn phải từ bỏ ba biện pháp mà các nước có thể được miễn trừ khỏi cam kết cắt giảm trong điều khoản 6.2 của Hiệp định nông nghiệp, đó là trợ cấp đầu tư, trợ cấp thu nhập nông dân, trợ cấp nhằm khuyến khích việc từ bỏ trồng cây thuốc phiện.

*Các cam kết khác:

- Biện pháp vệ sinh động thực vật:

Trung Quốc đã cam kết phải làm rõ tính minh bạch các quy định về vệ sinh động thực vật theo quy định của WTO. Đồng thời, theo quy tắc của WTO, Trung Quốc sẽ không được cấm nhập khẩu các sản phẩm biến đổi gen.

Điều khoản tự vệ và cơ chế tự vệ đặc biệt trong thời kỳ quá độ: Trung Quốc cam kết trong vòng 12 năm sau khi gia nhập, nếu sản phẩm nhập từ Trung Quốc gây ra những thiệt hại về thị trường cho người sản xuất của các nước thành viên thì các nước này có thể áp dụng cơ chế tự vệ đặc biệt trong thời kỳ quá độ đối với sản phẩn của Trung Quốc.

Hướng cải cách chính sách bảo hộ nông sản trong quá trình hội nhập trong bối cảnh WTO của Trung Quốc.

Sau khi gia nhập WTO, sự phát triển của nông nghiệp Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới khiến cho môi trường và bối cảnh của chính sách nông nghiệp nhờ đó có những thay đổi đáng kể. Đồng thời chính sách bảo hộ sản xuất nông sản Trung Quốc cũng đang dần thay đổi gồm:

+ Hình thành thị trường vốn cho sản xuất và xuất khẩu nông sản:

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế, Trung Quốc cho rằng cần phải mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu nông sản. Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có vốn, Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp sau:

Phát hành trái phiếu phát triển xuất khẩu: đây là một hướng để thu hút vốn xây dựng hạ tầng mở rộng quy mô xuất khẩu.

Cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu có ảnh hưởng lớn, có sức lôi kéo mạnh, hiệu quả kinh tế cao phát hành trái phiếu công ty với số lượng nhất định. Thông qua phương thức này, Trung Quốc có thể phát hành thêm được nhiều vốn cho phát triển xuất khẩu.

+ Điều chỉnh các chính sách khuyến khích xuất khẩu:

Trung Quốc có chủ trương tăng hoàn thuế xuất khẩu nông sản. Hiện mức hoàn thuế xuất khẩu nông sản của Trung Quốc chỉ có 5%. Đồng thời giảm thuế đánh vào mặt hàng đặc sản nông nghiệp, ưu tiên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, kiên quyết xoá bỏ công ty chuyên doanh độc quyền xuất nhập khẩu, mở rộng quyền tự do xuất khẩu nông sản.Chính phủ tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp bằng cách:

Dự đoán biến động thị trường nông sản quốc tế, cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp.

Ký kết các hiệp định song phương và đa phương về buôn bán hàng hoá nông sản với các thị trường tiềm năng.

Xoá bỏ các rào cản phi thương mại và kiểm dịch động thực vật, tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng nông sản Trung Quốc.

+ Lập hàng rào xanh hay còn gọi là hàng rào môi trường:

Trong thương mại quốc tế, nhiều nước thông qua luật pháp hoặc những quy phạm kỹ thuật nghiêm ngặt nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người để xây dựng hàng rào thương mại hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài.

Sau vòng đàm phán Urugoay, hàng rào thương mại chủ yếu là thuế quan đã từng bước được cắt giảm, còn hàng rào phi thuế quan cũng từng bước bị loại bỏ. Nhưng thương mại và môi trường đã gắn chặt với nhau, phát sinh ra "hàng rào xanh". Sự phát triển của hàng rào xanh là một biểu hiện mới của chủ nghĩa bảo hộ. Hình thức của hàng rào xanh là: các chế tài thương mại về môi trường, thúc đẩy áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường, áp dụng ISO 14000…Tuy hàng rào xanh chỉ được hình thành trong 10 năm trở lại đây nhưng đã có ở khắp toàn cầu. Trung Quốc một mặt vấp phải hàng rào xanh khi xuất khẩu hàng nông sản của mình ra nước ngoài như EU, Nhật Bản, mặt khác, Trung Quốc cũng từng bước thiết lập hàng rào xanh cho riêng mình để hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài mà không vi phạm các quy định của WTO.

Nhận xét:

Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu về kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Có thể thấy đặc điểm nổi bật nhất trong chính sách thương mại hàng nông sản của Trung Quốc là:

- Bảo hộ ở mức vừa phải đối với sản xuất hàng nông sản trước áp lực mở cửa hội nhập.

- Chuyển từ bảo hộ các biện pháp giấy phép, hạn ngạch sang bảo hộ bằng thuế quan và các rào cản thương mại mới không trái với quy định của WTO.

- Giảm dần trợ cấp xuất khẩu đến nay chỉ còn trợ cấp cho một vài mặt hàng.

* Thái Lan:

*Tiếp cận thị trường:

Trong vòng đàm phán Urugoay, Thái Lan đưa 994 mặt hàng nông sản vào ràng buộc thuế quan, và cam kết giảm mức thuế xuất trung bình khoảng 24% trong vòng 10 năm(1995-2004). Mức giảm tối thiểu là 10% đối với tất cả các dòng thuế. Ngoài ra, Thái Lan cũng bảo lưu quyền phải sử dụng tới điều khoản tự vệ đặc biệt trong Hiệp định nông nghiệp (chiếm khoảng 11% trong số 994 mặt hàng nông sản đưa vào cam kết). Có một thực tế là đối với nhiều sản phẩm, mức thuế suất áp dụng từ năm 1995 trải từ 0%-15%, còn mức thuế ràng buộc thì từ 20-30%. Sự chênh lệch giữa hai mức thuế suất này khá lớn đối với một vài sản phẩm như: ngô, bột sữa có độ béo tháp, khoai tây, bánh đậu xanh và hạt giống hành [16].

Các ràng buộc về thuế quan cao cùng với quyền bảo lưu áp dụng các biện pháp tự vệ đối với 111 sản phẩm nông sản đã đem lại một sự bảo hộ hợp lý cho hầu hết các sản phẩm nhạy cảm. Tuy vậy, cho đến nay, Thái Lan vẫn chưa cần thiết phải áp dụng các biện pháp tự vệ.

*Trợ cấp trong nước:

Trước vòng đàm phán Urugoay, một số hàng hoá thiết yếu như đậu tương và các sản phẩm sữa được sự bảo hộ cũng như trợ cấp từ Chính phủ Thái Lan rất mạnh. Hiện nay, Thái Lan vẫn tiếp tục trợ cấp cho nông sản theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định nông nghiệp.

*Trợ cấp xuất khẩu:

Thái Lan là một thành viên của nhóm các nước đi đầu trong việc kêu gọi cấm tất cả các hình thức trợ cấp xuất khẩu. Thái Lan không nêu vấn đề trợ cấp xuất khẩu nông sản trong lịch trình đàm phán gia nhập WTO, do đó không thể thực hiện việc trợ cấp như vậy trong tương lai. Tuy nhiên, với tư cách là một nước đang phát triển, Thái Lan vẫn có quyền tiến hành các khoản

trợ cấp để giảm bớt chi phí vận tải nội địa, chi phí Marketing cũng như chi phí vận tải quốc tế.

*Hạn ngạch thuế quan:

Thái Lan áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 23 mặt hàng nông sản, mức thuế trong hạn ngạch và ngoài hạn ngạch chênh lệch nhau khá lớn. Việc quy định hạn ngạch thuế quan đối với các nông sản trên không gây ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu các mặt hàng đó, bởi vì mức thuế trong hạn ngạch cao và lợi thế cạnh tranh hơn hẳn của các nhà xuất khẩu Thái Lan ở hầu hết các mặt hàng. Chính phủ Thái Lan cũng không những không cân nhắc khả năng việc gia tăng nhập khẩu liệu có làm thiệt hại đến các ngành cạnh tranh trong nước hay không mà còn cho rằng hàng nhập khẩu mang lại lợi ích cho nhiều ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, sử dụng những hàng nhập khẩu đó làm đầu vào cho sản xuất.

Mặc dù quy định hạn ngạch, nhưng có những trường hợp mức thực hiện hạn ngạch vượt quá mức cho phép với mức thuế nhập khẩu thấp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Chế độ hạn ngạch thuế quan hiện nay ở Thái Lan vẫn còn có sự phân biệt đối sử với các nhà nhập khẩu mới tham gia thị trường, ủng hộ những nhà nhập khẩu lâu năm và có quy mô lớn. Tình trạng này làm gia tăng các hành động tìm kiếm lợi ích thông qua các cuộc vận động hành lang của các chính trị gia. Sự độc quyền hay hành vi độc quyền sẽ dẫn đến các mức giá cao giả tạo và do đó sẽ làm tăng chi phí nguyên liệu và phá hoại lợi ích phúc lợi tiềm tàng.

Nhận xét:

Chính sách luật pháp phát triển nông nghiệp, cũng như chủ trương bảo hộ và khuyến khích xuất khẩu nông sản của Thái Lan đã đem lại cho nông nghiệp sự tăng trưởng ổn định. Thái Lan đã thoả mãn nhu cầu trong nước về các nông sản cơ bản, và là một trong những nước xuất khẩu nông sản đứng đầu thế giới. Nông sản nhập khẩu chỉ chiếm 5% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Tự do hoá và bảo hộ sản xuất luôn được kết hợp trong chính sách thương mại nông sản của Thái Lan. Tuy nhiên, xu hướng tự do hoá luôn được quan tâm. Trong các biện pháp bảo hộ luôn quan tâm chính sách đối với gạo, đặc biệt là chính sách giá cả, nhằm bảo đảm lợi ích của nông dân, của chính phủ và người tiêu dùng. Giá thóc mà nông dân trực tiếp được nhận bằng giá xuất khẩu trừ thuế, chi phí xuất khẩu và chi phí vận chuyển, chi phí xay xát và chi phí trung gian mua bán. Chính phủ Thái Lan đã thực hiện ba công cụ chủ yếu để thực hiện bảo hộ lúa gạo là thuế xuất khẩu gạo, chương trình dự trữ gạo bắt buộc và hạn mức xuất khẩu gạo.

Tín dụng cũng là một chính sách được chính phủ Thái Lan quan tâm đặc biệt. Có hai nguồn để chính phủ Thái Lan có thể tiếp cận các khoản vay tín dụng-nguồn vay chính thức và không chính thức. Nguồn vay không chính thức giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong thời kỳ đầu khi nguồn vốn của Nhà nước, các ngân hàng và các hợp tác xã còn khan hiếm. Trong tiến trình thực hiện từng bước tự do thương mại nông sản, Thái Lan coi trọng trợ cấp trong nước. Thái Lan đang cố gắng tham gia vào việc hạn chế việc trợ cấp xuất khẩu ở nhiều nước vì các khoản trợ cấp này gây thiệt hại đến hoạt động xuất khẩu của Thái Lan. Tuy nhiên, Thái Lan vẫn thường trợ cấp xuất khẩu cho ba mặt hàng nông sản xuất khẩu chính là gạo, đường ăn và thịt gia cầm. Xu hướng trợ cấp này giảm đi và tiến tới loại bỏ.

Các hạn ngạch nhập khẩu được chuyển sang chế độ thuế quan hoặc chế độ hạn ngạch thuế quan. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ hạn ngạch thuế quan cũng rất linh hoạt.


2.3. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA WTO


Hiệp định nông nghiệp không có các điều khoản riêng biệt nhằm xử lý các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp, nó dựa vào cơ chế giải quyết tranh chấp có sẵn tại GATT, cụ thể như sau: Theo Điều 19-Tham vấn và giải quyết tranh chấp, các quy định tại các điều XXII và XXIII, GATT 1994 sẽ được áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh chấp, cụ thể như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023