Giải Pháp Xây Dựng Chính Sách Pháp Luật Nông Nghiệp

+ Hàng hoá lần đầu tiên xuất khẩu bị lỗ do huy động đầu tư mới;

+ Xuất khẩu vào thị trường mới;

+ Giá thế giới bị giảm đột ngột hoặc do biến động về tỷ giá ngoại tệ.

- Hỗ trợ một phần lãi suất vay vốn để tạm trữ chờ xuất khẩu.

- Hỗ trợ một phần chi phí cho Hiệp hội trong các hoạt động mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại.

- Hỗ trợ một phần cho các hội viên trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu gặp rủi ro.

Do quyết định này được ban hành đúng vào thời điểm giá của đa số nông sản chủ lực của Việt Nam xuống quá thấp, nên hầu hết các doanh nghiệp đều thua lỗ. Do vậy, đến nay, chưa có quỹ ngành hàng nào được thành lập.

Theo quy định của WTO, hình thức thành lập quỹ này không bóp méo thương mại, nên có thể áp dụng được. Trong tương lai cần xúc tiến hình thức này.

(2) Quyết định số 195/ 1999/ QĐ-TTg ngày 27/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Đối tượng được hỗ trợ là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu (chủ yếu là nông sản), doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trực tiếp xuất khẩu và các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng (một phần hoặc toàn bộ lãi suất vốn vay); hỗ trợ chênh lệch lãi suất; hỗ trợ tài chính; thưởng xuất khẩu.

Giai đoạn 2001 - 2002: Biện pháp chủ yếu là tập trung vào thưởng xuất khẩu cho các mặt hàng gặp khó khăn về thị trường, giá cả xuống quá thấp, ảnh hưởng lớn đến đời sống nông dân.

Năm 2001, thưởng xuất khẩu cho 4 mặt hàng nông sản: gạo, cà phê, thịt lợn và rau quả hộp.

Năm 2002, mở rộng cho 10 nhóm sản phẩm, mức thưởng cho từng mặt hàng, theo từng năm như sau:

Mức thưởng xuất khẩu năm 2001 - 2002

Đơn vị: VNĐ/ USD



Mặt hàng

Mức thưởng

Năm 2001

Năm 2002

1 - Gạo

180

180

2 - Cà phê

220

220

3 - Thịt



Trong đó: - Lợn sữa

280

280

- Lợn mảnh

900

900

- Thịt khác

-

100

4 - Rau quả



Trong đó: - Rau hộp

400

400

- Quả hộp

500

500

- Rau quả khác

-

100

5 - Chè

-

400

6 - Lạc nhân

-

120

7 - Hạt tiêu

-

100

8 - Hạt điều

-

100

10 - Mây tre lá

-

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Chính sách pháp luật nông nghiệp Việt Nam và hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới - 14


Giai đoạn 2003 - 2004: Tình hình thị trường nông sản thế giới dần được cải thiện, việc xuất khẩu đã giảm bớt khó khăn. Mặt khác, cũng cần hạn chế tới mức thấp nhất tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, biện pháp thưởng xuất khẩu đã được thay thế theo hướng khuyến khích thi đua là chính. Quyết định 1116/2003/QĐ-BTM ngày 9/9/ 2003 về quy chế thưởng xuất khẩu đối với phần kim ngạch xuất khẩu năm 2003 vượt so với năm 2002. Trong số 12 mặt hàng thuộc diện thưởng thì nông sản chiếm tới 8 mặt hàng.

Quy định như sau:

Kim ngạch năm 2003 phải cao hơn năm 2002.

Riêng với các mặt hàng gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều (đã qua chế biến), chỉ áp dụng cho các trường hợp kim ngạch xuất khẩu của các nhóm này năm 2002 phải đạt mức như sau:

Gạo: 1 triệu USD trở lên. Cà phê: 0,5 triệu USD

Hạt tiêu, hạt điều (đã qua chế biến): 0,1 triệu USD.


Mức thưởng năm 2003 cho phần kim ngạch vượt


STT

Mặt hàng

Mức thưởng (Đ/ USD)

1

Thịt các loại

1000

2

Rau quả các loại

1000

3

Chè các loại

1000

4

Gạo

300

5

Cà phê

300

6

Lạc nhân

300

7

Hạt tiêu

300

8

Hạt điều (chế biến)

300

10

Mây tre lá

300


Hỗ trợ xuất khẩu năm 2003 giảm đáng kể so với năm 2002 do chỉ thưởng phần kim ngạch vượt.

Việc tính toán lượng hỗ trợ thực tế là rất khó. Vì ngoài yếu tố chính sách trên ra, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: Các doanh nghiệp có làm đầy đủ thủ tục hay không; Buôn bán tiểu ngạch không thông qua tài khoản ngân hàng, các hoạt động xuất khẩu gạo theo Hiệp định Chính phủ, xuất khẩu trả nợ của Chính phủ vv…không được thưởng; Việc xét duyệt và cấp phát cũng kéo dài từ năm trước sang năm sau.

(3) Về thưởng theo thành tích xuất khẩu, mỗi năm chi vào khoảng 11 - 15 tỷ đồng để khuyến khích tăng trưởng kim ngạch, mặt hàng mới, thị trường mới. Thực chất chính sách thưởng này chỉ mang tính động viên thi đua là chính, có thể không coi đây là hình thức trợ cấp xuất khẩu.

Ngoài hình thức thưởng xuất khẩu theo chương trình như trên, còn có một số quyết định cá biệt cho một số mặt hàng cụ thể như sau:

+ Đối với mặt hàng gạo: Bãi bỏ đầu mối xuất khẩu gạo (từ năm 2001), không bù lỗ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Duy nhất trong giai đoạn này Chính phủ hỗ trợ bán gạo trả chậm cho Cu Ba năm 2005 tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 22/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu cấp bù lãi suất vay ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo cho Cuba.

+ Đối với mặt hàng thịt lợn: Không bù lỗ xuất khẩu thịt lợn.

+ Đối với cà phê: Không hỗ trợ các doanh nghiệp mua cà phê tạm trữ để xuất khẩu.

+ Đối với rau quả: Bãi bỏ trợ giá xuất khẩu dứa hộp sang thị trường Mỹ. Không hỗ trợ xuất khẩu rau quả chế biến sang Nga.

Trên thực tế, Hiệp định nông nghiệp cho phép các nước đang phát triển như áp dụng hai hình thức trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị xuât khẩu cho nông sản (trừ các dịch vụ tư vấn và xúc tiến xuất khẩu thông thường), trong đó gồm chi phí xử lý, nâng cấp và các chi phí chế biến khác và trợ cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu. Nhưng Việt Nam lại chưa áp dụng hình thức hỗ trợ này.

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu năm 2004-2005. Theo Quyết định 266/2003/QĐ-TTg ngày 17/12/2003, để tăng tính cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu, các chính sách khác nhau về tài chính, tín dụng, đầu tư, phí và lệ phí đã được sửa đổi hoặc mở rộng, với sự tập trung vào khoản tín dụng đầu tư dài hạn nhằm tăng

cường năng lực sản xuất, đặc biệt cho những ngành công nghiệp chế biến nguyên liệu thô để sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, bảo lãnh tín dụng thương mại cũng được mở rộng với việc tập trung vào các dự án đầu tư công nghệ mới cho hàng xuất khẩu, và vào những hợp đồng xuất khẩu có hiệu quả cao. Tín dụng cũng sẽ dần được cấp cho các đối tượng thường xuyên nhập một khối lượng lớn hàng hoá của Việt Nam cho thị trường khu vực. Theo Quyết định số 226, số các mặt hàng được hưởng ưu đãi xuất khẩu sẽ bị giảm, cũng theo đó các khoản thưởng sẽ tập trung vào những hàng hoá chủ chốt có tính cạnh tranh cao và những mặt hàng sử dụng nguyên liệu thô, địa phương có mức cung lớn. Hỗ trợ tài chính trực tiếp cũng bị hạn chế và thay vào đó là hỗ trợ cho các nhà cung cấp nguyên liệu thô, những giải pháp về khoa học, kỹ thuật và công nghệ để cải thiện tình hình sản xuất hàng xuất khẩu.

Bên cạnh các hoạt động của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Nhà nước cũng đang xem xét sớm hoàn chỉnh quy chế hoạt động của Quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu để làm căn cứ cho vay và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu nông sản còn nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ phát triển dưới hình thức cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi đối với các dự án sản xuất, chế biến kinh doanh hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc ngành nghề được ưu đãi theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước có tỷ trọng hàng xuất khẩu từ 30% trở lên (Quyết định 02/QĐ-TTg ngày 2/1/2001 về chính sách hỗ trợ đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển).

3.2.3.3. Nhóm chính sách xúc tiến thương mại

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 86/ 2002/TT-BTC ngày 27/ 9/ 2002 về việc hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu theo chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 104/ 2003/ QĐ-BTM ngày 24/1/2003 về quy chế xây dựng và quản lý chương trình xúc tiến thương mại trong điểm quốc gia.

Nội dung hỗ trợ cho các hoạt động: thông tin thương mại, tuyên truyền, quảng bá xây dựng cơ sở dữ liệu; tư vấn xuất khẩu; đào tạo nâng cao

năng lực, kỹ năng kinh doanh xuất khẩu, hội chợ, triển lãm; khảo sát, tìm kiếm thị trường; quảng bá thương hiệu, sản phẩm; chi phí ban đầu cho việc xây dựng kho ngoại quan, trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài nước; nghiên cứu ứng dụng thương mại điện tử phục vụ xuất khẩu. Mức hỗ trợ từ 50 – 70% tuỳ loại. Các Hiệp hội ngành hàng, các tổng công ty lớn là cơ quan đầu mối tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại của ngành mình.

Các ngành hàng nông sản được phê duyệt trong chương trình này là gạo; chè; cà phê; hạt tiêu; rau quả; sản phẩm gỗ; thịt lợn, thực phẩm chế biến;

Năm 2003, là năm đầu tiên thực hiện chính sách này, một số tổng công ty, Hiệp hội ngành hàng trong ngành nông nghiệp được phê duyệt chương trình này như gạo, chè, cà phê, rau quả, hồ tiêu. Các hoạt động chủ yếu vào khảo sát thị trường, hỗ trợ thông tin, hội chợ triển lãm v.v… Do việc triển khai chậm (cuối năm mới có kế hoạch), thủ tục giải ngân phức tạp nên các doanh nghiệp chỉ gải ngân được khoảng 10 – 15% kế hoạch được giao.

Năm 2004, có 15 Hiệp hội và tổng công ty trong ngành nông nghiệp được phê duyệt chương trình này với tổng số king phí toàn chương trình là 86 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách hỗ trợ là 56 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo của các đơn vị, tỷ lệ giải ngân rất chậm do các thủ tục tài chính rất chặt chẽ nên có khả năng chỉ thực hiện được từ 30 – 50% số kinh phí được duyệt.‌

3.3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT NÔNG NGHIỆP

3.3.1. Quan điểm về bảo hộ sản xuất trong nước và hỗ trợ nông nghiệp Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định chủ trương "phát huy cao

độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững".

Một trong những đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế là phải từng bước xoá bỏ các rào cản trong thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, thực hiện tự do hoá thương mại. Một số biện pháp bảo hộ và hỗ trợ sản xuất trong

nước, trong đó có ngành nông nghiệp vẫn được duy trì, nhưng phải theo các quy tắc nhất định.

Việt Nam là nước đang phát triển, việc bảo hộ và hỗ trợ cho sản xuất và mậu dịch hàng nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc là cần thiết, tuy nhiên, vấn đề hỗ trợ và bảo hộ cho sản xuất và mậu dịch là vấn đề hết sức nhậy cảm trong chính sách thương mại. Trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã khẳng định không lấy chính sách bảo hộ làm nền tảng và xu hướng cho chính sách thương mại của mình. Mặc dù hiểu rõ vai trò của hội nhập đối với quá trình tăng trưởng kinh tế, đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong đó có vai trò to lớn của các luồng sản phẩm tham gia cấu thành vào đầu vào của sản xuất, du nhập công nghệ và khoa học thương mại, nhưng trong điều kiện nền nông nghiệp trong nước không thể không đặt ra sự cần thiết phải bảo hộ trong từng sản phẩm, từng thời kỳ nhằm tạo ra môi trường thương mại lành mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước ngay tại thị trường nội địa. Cần lưu ý là chính sách bảo hộ nói chung và bảo hộ nông nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế phải có tác dụng hỗ trợ cho sản phẩm trong nước vươn lên trong cạnh tranh; đồng thời cũng không vì bảo hộ sản xuất mà quên mất lợi ích của người tiêu dùng. Ở đây, sự bảo hộ sản xuất nội địa được quan niệm là sự bảo hộ tích cực trong xu thế tự do hoá thương mại. Nó khác hẳn sự bảo hộ trong điều kiện nền kinh tế khép kín, sản xuất thay thế nhập khẩu.

Bảo hộ phải tạo được lợi thế về năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế:

Sản xuất hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả là chiến lược mà Việt Nam theo đuổi trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu. Thực hiện chiến lược này đòi hỏi nước ta phải thực thi một hệ thống chính sách thương mại tự do là chính, là xu hướng chủ yếu, bảo hộ chỉ là chính sách mang tính thời gian và phải hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm năng lực cạnh tranh quốc

gia, của doanh nghiệp và của sản phẩm trên thị trường. Thị trường ngày nay hơn lúc nào hết mang tính toàn cầu, do vậy, cạnh tranh mang tính toàn cầu là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện nay.

Nhìn lại quá trình toàn cầu hoá hiện nay ta có thể thấy rằng sự xuất hiện của quá nhiều thị trường và công ty toàn cầu, trước kia quy mô của công ty là rất quan trọng, thì ngày nay quan trọng lại là quy mô của sự tập hợp, tức mạng lưới và cơ sở hạ tầng. Mô hình toàn cầu hoá ngày nay, ngày càng đặt lên hàng đầu sự chuyên môn hoá làm ra các sản phẩm cụ thể tại các địa điểm cụ thể khác nhau trên thế giới. Do đó, xuất hiện mô hình mới về cạnh tranh. Đó là mô hình dựa trên cơ sở chuyên môn hoá nghĩa là các nước sẽ phát đạt ở những lĩnh vực mà họ đạt được sự chuyên môn hoá đặc thù.

Về phía các nhà sản xuất cần xây dựng chiến lược cạnh tranh thích nghi với mô hình mới về cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hoá. Phải tạo ra môi trường để bản thân mình mong đợi xu hướng thay đổi tiến bộ, chứ không phải chống lại nó. Một môi trường trong đó các nhà sản xuất chủ động thủ tiêu sản phẩm của mình thay vì các đối thủ cạnh tranh làm việc đó, một môi trường các nhà sản xuất tự xác định quy mô thích hợp hơn là để người khác làm việc đó.

Các chính sách, quy định bảo hộ phải được thực hiện một cách có chọn lọc:

Nước ta có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi và nguồn nhân lực để sản xuất đa dạng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các nông sản nhiệt đới. Việc tìm kiếm mặt hàng nông sản có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình nông nghiệp nước ta tham gia vào phân công lao động quốc tế. Trong quá trình này, cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước không nên và không thể bảo hộ tràn lan, phải lựa chọn cẩn thận các ngành hàng được bảo hộ. Nguyên tắc ở đây là chỉ bảo hộ cho những sản phẩm mà sản xuất trong nước đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế, có tiềm năng phát triển, thu hút được nhiều lao động và ưu

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí