Nhóm Chính Sách Tín Dụng Ưu Đãi Khuyến Khích Xuất Khẩu

Nhóm 4: Hỗ trợ nhằm giảm nhẹ thiên tai

Là quốc gia luôn phải đối mặt với thiên tai, hàng năm, Chính phủ dành một khoản ngân sách phòng chống thiên tai. Với mục đích hỗ trợ lương thực, thực phẩm, các vật dụng tối thiểu cho nhân dân vùng bị thiên tai, ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất, Chính phủ đã có những chính sách hướng dẫn cụ thể trong việc cung cấp cứu trợ khẩn cấp cho dân thường và những gia đình bị thiên tai ảnh hưởng.

Thực tế chính sách hỗ trợ trên cho thấy, nước ta mới chỉ có khả năng tập trung vào các loại hình hỗ trợ mang tính xã hội (không được coi là hỗ trợ nông nghiệp). Hỗ trợ cho nông dân để phục hồi sản xuất nông nghiệp là rất ít. Căn cứ vào mức độ thiệt hại trong nông nghiệp, Nhà nước thường hỗ trợ một phần thông qua việc cung cấp cho không hạt giống lúa, ngô, rau, thuốc phòng dịch cho gia súc (từ nguồn dự trữ quốc gia). Tuy nhiên, mức hỗ trợ của Nhà nước còn rất nhỏ so với mức độ thiệt hại của nông dân. Nhiều nơi, lũ lụt, sat lở làm mất hêt cả đồng ruộng, gây cho nông dân rất nhiều khó khăn. Rất khó khăn để tách riêng phần hỗ trợ cho nông nghiệp, vì Bộ Tài chính cấp cả gói kinh phí trực tiếp cho tỉnh.

Nhóm chính sách này có tác động trực tiếp đến đời sống của nông dân tại các vùng thiên tai, dịch bệnh, Nhà nước tập trung vào công tác cứu trợ khẩn cấp, kết hợp với các chương trình dự trữ công vì mục đích an ninh lương thực đảm bảo hỗ trợ toàn diện đối với những nơi bị thiên tai, dịch bệnh. Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai là một trong nhóm chính sách hộp xanh của Hiệp định nông nghiệp. Trong thời gian tới Chính phủ sẽ có những biện pháp và chính sách tích cực hơn nữa trong việc ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Nhóm 5: Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu

Trong các hình thức hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu được WTO thừa nhận, Việt Nam chỉ mới sử dụng hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chuyển đất

đai từ sản xuất nông nghiệp sang sử dụng cho các mục đích khác và trợ cấp thông qua hỗ trợ đầu tư. Ngày 20/6/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với quan điểm: Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác, tạo nhiều việc làm và tăng nhanh thu nhập cho nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm nghề rừng. Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường; phát huy lợi thế và điều kiện tự nhiên của từng vùng, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, tăng khả năng cạnh tranh nông, lâm, thủy sản hàng hóa Việt Nam. Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phải đồng bộ với cơ chế chính sách, huy động được mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, bền vững và an toàn môi trường sinh thái.

Chính sách này được thực hiện dựa trên sự phối hợp của các Bộ ngành liên quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thủy sản và các cơ quan khác. Theo đó, Bộ Tài chính: đảm bảo các chính sách tài chính để thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Giai đoạn sau 2001, Việt Nam vẫn chưa áp dụng trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình trợ giúp người sản xuất về hưu. Trong thời gian tới Chính phủ sẽ có những chính sách hợp lý điều chỉnh vấn đề này.

Nhóm 6: Chương trình môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Với mục tiêu tăng độ che phủ cây cối với các vùng đất trống đồi núi trọc, phát triển nông lâm ngư nghiệp ở những vùng khó khăn nhằm khôi phục môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, trong giai đoạn sau 2001, Chính

phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, trong đó chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã được quốc hội thông qua. Sau 7 năm thực hiện (tính từ năm 1998 là năm thực hiện Quyết định 661 đến năm 2005), tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 5.916.248 triệu đồng. Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, ngày 20/10/2002 Bộ Tài Chính ban hành Quyết định số 109/2002/TTLT/BNN cho phép lâm trường được sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp cho đầu tư phát triển rừng.

Chính sách pháp luật nông nghiệp Việt Nam và hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới - 13

Chương trình này còn tiếp tục được Chính phủ ưu tiên thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo - do phù hợp với các quy định của WTO. Bên cạnh chương trình trồng rừng và cho phép các lâm trường đầu tư phát triển rừng, nước ta cũng thực hiện một số chương trình khác như chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Trong giai đoạn 2001-2005, ngân sách nhà nước đã bố trí 1.033 tỷ đồng cho đầu tư phát triển các công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thông qua chính sách tín dụng ưu đãi vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội, thực hiện từ năm 2004, mỗi năm các hộ gia đình được vay khoảng 100 tỷ đồng. Theo quy định của WTO, được coi là chương trình môi trường liên quan đến ngành nông nghiệp là những hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu cải thiện và bảo vệ môi trường. Căn cứ vào tiêu chí này, thực tế hầu như chưa có chương trình nào được xây dựng và triển khai ở cấp trung ương. Tuy nhiên, từng nơi, từng năm có một số hỗ trợ của địa phương triển khai. Nhưng sự hỗ trợ này cũng chỉ mang tính chất giải quyết tình huống, không xây dựng theo chương trình cụ thể. Ví dụ, trong giai đoạn 2001-2002, do giá cà phê xuống quá thấp, một số tỉnh sản xuất cà phê lớn đã kiên quyết yêu cầu và hỗ trợ cho nông dân để chuyển đổi cây cà phê sang trồng rừng ở những diện tích mà vốn trước đây quy hoạch để trồng rừng.

Nhóm 7: Chương trình hỗ trợ vùng

Nhà nước bố trí một lương ngân sách nhất định cho công tác định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm mục đích ổn định cuộc

sống của đồng bào dân tộc thiểu số và ngăn ngừa việc phá rừng làm nương rẫy. Về định canh định cư ở các xã nghèo trong 05 năm (2001-2005) đã có trên 200 dự án được triển khai, định canh định cư cho 90 ngàn hộ, với tổng vốn đầu tư 480 tỷ đồng.

Chương trình phát triển kinh tế, xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn: Đây là một chương trình lớn, mang tính quốc gia. Nội dung chủ yếu là hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn (thuỷ lợi, đường giao thông, trường học, bệnh xá, chợ), hướng dẫn nông dân làm ăn. Chương trình được xây dựng có tiêu chí rõ ràng, triển khai có sự tham gia của cộng đồng. Qua trên 10 năm thực hiện, chương trình mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao.

Nhóm 8: Chương trình mang tính kinh tế - xã hội


Giai đoạn sau 2001, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ để thực hiện các hoạt động hướng dẫn, đào tạo cho nông dân cách thức làm ăn, sau đó cho vay vốn ưu đãi nhằm phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tăng thêm việc làm và thu nhập cho người dân.

Về đào tạo và hướng dẫn nông dân làm ăn: đã xây dựng được quy hoạch mạng lưới dậy nghề giai đoạn 2002-2010, tạo điều kiện mở rộng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong 5 năm 2001-2005, đã thực hiện dậy nghề cho khoảng 2,8 triệu lao động nông thôn.

Các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo việc làm cho trên 2,36 triệu lao động. Chương trình hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm đã tạo việc làm cho 1,3 triệu lao động khu vực nông thôn. Hoạt động phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chương trình mở rộng và phát triển làng nghề tạo việc làm mới cho trên 20 vạn lao động.

Trong thời gian tới, nhóm Chương trình mang tính kinh tế - xã hội sẽ được Việt Nam áp dụng nhiều hơn.

Nhóm 9: Mạng lưới an sinh xã hội

Theo quy định của AoA, nếu vì lý do thị trường hoặc thiên tai, thu nhập của người nông dân bị giảm đi đáng kể, thì Nhà nước có thể hỗ trợ phần thu nhập bị thiếu hụt đó, nhưng mức hỗ trợ không vượt quá 70% số thiếu hụt. Nhà nước ta chưa có chương trình nào như thế này để triển khai hỗ trợ cho nông dân.

3.2.2.3. Hỗ trợ dạng hộp xanh lơ (Blue box)

Chính sách trong nhóm hộp xanh lơ chủ yếu là những chi trả trực tiếp cho nông dân nhằm hạn chế sản xuất nông nghiệp. Theo Hiệp định nông nghiệp, nhóm chính sách hỗ trợ này được phép áp dụng. Các nước phát triển thường áp dụng chương trình này. Đối với nước ta, từ trước đến nay không áp dụng các chính sách thuộc dạng hỗ trợ trực tiếp theo các chương trình hạn chế sản xuất.

"Chương trình phát triển", đây là sự đãi ngộ đặc biệt và ưu đãi cho các nước đang phát triển được phép áp dụng, gồm: trợ cấp đầu tư của Chính phủ, trợ cấp đầu vào cho người sản xuất có thu nhập thấp và trợ cấp dành cho người sản xuất nhằm khuyến khích từ bỏ việc trồng cây thuốc phiện, thực hiện của Việt Nam như sau:

Trợ cấp đầu tư của Chính phủ:

Nhà nước đã tiến hành trợ cấp đầu tư cho nông nghiệp dưới hình thức cho vay đầu tư lãi suất ưu đãi và các hỗ trợ tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại. Theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước sẽ hỗ trợ tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển cho các dụ án đầu tư lớn.

Trợ cấp đầu vào cho người sản xuất có thu nhập thấp:

Ngày 4 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian hoạt động 99 năm bắt đầu

từ ngày 1 tháng 1 năm 2003. Ngân hàng chính sách kế thừa các hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo và thực hiện thêm các hoạt động tín dụng chính sách như cho vay sinh viên nghèo, cho vay giải quyết việc làm... Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập với mục tiêu cho vay các đối tượng chính sách, chủ yếu là người nghèo, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì lợi nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi. Lãi suất cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội từ 0,25%/ tháng đến 0,5%/ tháng, thấp hơn lãi suất của ngân hàng thương mại.

Các mức lãi suất ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay được Bộ Tài chính cấp bù, những tổn thất trong cho vay, sau khi bù đắp bằng quĩ dự phòng, chi phí hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội sẽ được Bộ Tài chính cấp.

Trợ cấp dành cho người sản xuất nhằm khuyến khích từ bỏ việc trồng cây thuốc phiện

Nhà nước đã có các hỗ trợ cho nhân dân để họ chuyển từ trồng cây thuốc phiện sang trồng cây khác (như hỗ trợ cây giống, hạt giống, con giống, hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra, kiểm soát quá trình chuyển dịch cây trồng này). Việt Nam đã thực hiện thành công các chương trình thay thế cây thuốc phiện, cây cần sa và đang cố gắng xoá bỏ tình trạng tái trồng cây thuốc phiện một cách triệt để.

3.2.3. Trợ cấp xuất khẩu

Giai đoạn sau 2001, tại phiên đàm phán thứ 9 để gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết không trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp ngay khi gia nhập WTO [3].

Trong thực tế, một mặt do từng bước chuyển đổi chính sách theo hướng phù hợp với WTO, mặt khác nhờ giá cả nông sản trên thị trường thế

giới có nhiều cải thiện, các hình thức trợ cấp xuất khẩu từng bước đã được giảm dần.

Chính sách trợ cấp xuất khẩu giai đoạn sau 2001 tập trung chủ yếu tập trung vào 3 nhóm sau [39]:

3.2.3.1. Nhóm chính sách tín dụng ưu đãi khuyến khích xuất khẩu

- Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Hình thức hỗ trợ: đối với tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung, dài hạn: cho vay đầu tư trung, dài hạn; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư. Đối với tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn: vay ngắn hạn (kể cả cho xuất khẩu trả chậm 720 ngày); bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Đối tượng được vay: các thành phần kinh tế của người Việt Nam.

Lãi suất tín dụng: Đối với tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung, dài hạn: lãi suất bằng với lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Đối với tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn, lãi suất bằng 80% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại thời điểm vay.

Hàng năm, Bộ Thương mại được Chính phủ uỷ quyền ban hành danh mục các mặt hàng được vay vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. (Năm 2003 các mặt hàng nông sản sau đây được vay từ quỹ này: Gạo, lạc nhân, cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều, rau quả, thịt, đường, thuỷ sản, mây tre lá, tơ, lụa).

Thực tế triển khai Quyết định 133 cho thấy, việc triển khai còn rất hạn chế. Theo ý kiến của các doanh nghiệp, nhu cầu vay thì rất lớn, nhưng quỹ rất hạn chế về nguồn nên chỉ một số ngành hàng, doanh nghiệp được vay. Ví dụ, Quỹ được Nhà nước cấp vốn ban đầu khoảng 5.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 318 triệu USD), trong khi nhu cầu đầu tư của riêng một ngành như cơ khí đã cần tới trên 3000 tỷ đồng. Nhu cầu vay vốn để mua gạo xuất khẩu đã cần tới hàng chục ngàn tỷ đồng, chưa kể đến rất nhiều ngành khác. Những ngành cần hỗ trợ để nâng cao năng lực xuất khẩu như chế biến nông sản (rau

quả, thịt lợn vv…) để tăng giá trị gia tăng cho ngành thì yếu tố hiệu quả kinh tế của dự án thường thấp, khả năng thu hồi vốn chậm (do quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ, manh mún, sự mất cân đối giữa vùng nguyên liệu và nhà máy luôn xảy ra) thì thường không được vay. Các trang trại, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ trong ngành nông nghiệp khó tiếp cận khoản vay này do không có khả năng thế thấp, phương án kinh doanh không thuyết phục v.v…

Theo thoả thuận của vòng đàm phán Urugoay, các hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu như ưu đãi về lãi suất, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh hợp đồng v.v… không bị cấm áp dụng. Mỹ và một vài nước phát triển đang áp dụng triệt để hình thức này để hỗ trợ xuất khẩu. Hiện nay, trong quá trình đàm phán vòng Doha, các nước thành viên WTO đang đề nghị xem xét lại hình thức hỗ trợ xuất khẩu này. Nếu bị coi là trợ cấp xuất khẩu thì sẽ bị loại bỏ hoàn toàn vào năm 2013.

3.2.3.2. Nhóm trợ cấp trong các trường hợp cụ thể


(1) Quyết định số 110/ 2002/ QĐ-TTg ngày 21/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng.

Mục đích cho phép các Hiệp hội được thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các hội viên trong Hiệp hội, góp phần khắc phục và hạn chế rủi ro, ổn định sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.

Nguồn hình thành quỹ: Nguồn đóng góp của các hội viên trong Hiệp hội tối đa bằng 1% doanh thu xuất khẩu (theo giá FOB) và được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong ngoài nước. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Quỹ được sử dụng vào các mục đích:

- Hỗ trợ tài chính cho các hội viên trực tiếp xuất khẩu tạm thời bị lỗ trong các trường hợp sau:

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí