Điều hành phân phối thu nhập của Nhà nước phải lấy biện pháp kinh tế là chính, tuy nhiên sự điều tiết bằng luật pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trước hết, Nhà nước sử dụng các công cụ, các chính sách đòn bẩy kinh tế giúp cho các cá nhân, tổ chức nhận thấy được lợi ích của việc thực hiện các chính sách phân phối thu nhập, từ đó tự nguyện thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách trên. Khi các đối tượng này không chủ động thực hiện các chính sách phân phối thu nhập, Nhà nước cần dựa vào sức mạnh luật pháp và thông qua các công cụ pháp luật để cưỡng chế nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách điều tiết phân phối thu nhập.
1.3.2. Chính sách phân phối thu nhập cá nhân của Nhà nước
Việc điều tiết phân phối TNCN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được thực hiện bởi cơ chế hỗn hợp gồm thị trường và Nhà nước. Trong cơ chế đó, thị trường điều tiết phân phối thu nhập bằng giá cả các yếu tố sản xuất thông qua quan hệ cung - cầu. Tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, tiền thuê đất và các tài sản khác là những thu nhập của các chủ sở hữu sức lao động, vốn và tài sản được điều tiết thông qua cơ chế thị trường.
Dưới đây xem xét một số chính sách của Nhà nước có tác động điều tiết phân phối TNCN:
1.3.2.1. Chính sách tiền lương
Chính sách tiền lương là chính sách thu nhập trực tiếp tác động vào thị trường sức lao động, qua đó tác động vào sản xuất kinh doanh. Nó là chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của đất nước, liên quan trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu con người, đến động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Việc thực hiện chính sách tiền lương có quan hệ mật thiết đến các cân đối trong nền kinh tế, đặc biệt là quan hệ giữa việc làm và thu nhập, giữa cung và cầu lao động; giữa khu vực hành chính sự nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh; giữa các cơ quan đảng, đoàn thể và chính quyền; giữa vấn đề tiền lương và vấn đề tài chính quốc gia...
Vì tính chất quan trọng và các mối quan hệ đó, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc thực hiện chính sách tiền lương. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII nhấn mạnh: Chính sách tiền lương phải quán triệt quan điểm: tiền lương gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đầu tư cho phát triển, góp phần quan trọng làm lành mạnh, trong sạch đội ngũ cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu suất công tác. Bảo đảm giá trị thực của tiền lương và từng bước cải thiện theo sự phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nêu rõ: "Cải cách cơ bản chế độ tiền lương cán bộ, công chức theo hướng tiền tệ hoá đầy đủ tiền lương; điều chỉnh tiền lương tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội; hệ thống thang bậc lương bảo đảm tương quan hợp lý, khuyến khích người có tài, người làm việc giỏi" [9, tr. 212]. Đến Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập” [10, tr. 102].
Một trong những nội dung quan trọng nhất trong chính sách tiền lương là phải thực thi chính sách tiền lương tối thiểu có bảo đảm. Nội dung cơ bản của chính sách đó là phải làm cho tiền lương thực tế của người hưởng lương không bị giảm xuống khi có sự biến động về giá cả, nền kinh tế có lạm phát. Để thực hiện tốt chính sách này, phải vừa đề cao tính tự chủ của các đơn vị cơ sở, vừa tăng cường vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước. Ngoài ra còn cần xây dựng được một hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương công bằng, có tác dụng kích thích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 2
- Quan Điểm Của Đảng Ta Về Phân Phối Thu Nhập Cá Nhân Từ Khi Tiến Hành Đổi Mới Đến Nay
- Vai Trò Của Nhà Nước Trong Phân Phối Thu Nhập Cá Nhân
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Cú Thể Ỏp Dụng Với Việt Nam
- Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 7
- Biểu Thuế Thu Nhập Đối Với Công Dân Việt Nam Và Cá Nhân Khác Định Cư Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
1.3.2.2. Chính sách điều tiết của Nhà nước đối với thu nhập cá nhân
a. Chính sách thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là một chính sách nhằm điều tiết huy động sự đóng góp của những người có thu nhập cao. Nó được áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế thị trường và được coi là chính sách chủ yếu nhất để điều tiết thu nhập cá nhân, giảm sự phân hoá giàu nghèo, giữ ổn định xã hội.
Đối tượng của thuế thu nhập cá nhân bao gồm các khoản: thu nhập về tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập có tính chất lương khác của người làm công ăn lương, nói chung là các khoản thu nhập từ lao động; thu nhập từ lợi tức cổ phần, lợi tức trái phiếu và tiết kiệm, quà biếu tặng, thừa kế tài sản... hay thu nhập từ vốn, tài sản.
Phương thức đánh thuế đối với thu nhập cá nhân gồm: thuế luỹ tiến, thuế luỹ thoái và thuế theo tỷ lệ. Thuế luỹ tiến là loại thuế được đánh theo nguyên tắc thu nhập càng cao thì tỷ lệ đánh thuế càng cao. Thuế luỹ thoái là thuế ngược lại, thu nhập càng cao thì tỷ lệ đánh thuế càng thấp. Thuế theo tỷ lệ là thuế đánh theo nguyên tắc tỷ lệ không thay đổi theo mức thu nhập. Thông qua các hình thức đánh thuế này, nhà nước điều tiết một phần thu nhập của những người có thu nhập cao, đưa vào ngân sách nhà nước nhằm trợ cấp cho người có thu nhập thấp.
Nước ta đã bước đầu thực hiện chính sách điều tiết thu nhập cá nhân bằng thuế thu nhập cá nhân theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Ngày 5-12-2007, Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân và sẽ có hiệu lực thi hành từ năm 2009. Việc ban hành và thực thi loại thuế này là cần thiết để thực hiện bình đẳng về thu nhập trong xã hội. Theo cách đánh thuế này, Nhà nước không hạn chế mức thu nhập cao do sự nỗ lực của mỗi người, nhưng phải điều tiết một phần để thực hiện chính sách xã hội.
b. Chính sách giải quyết việc làm
Thất nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói và các tệ nạn xã hội khác. Đối với người lao động, thiếu hoặc không có việc làm là một nguy cơ dẫn đến thu nhập thấp hoặc không có thu nhập. Đây là điều bất hạnh nhất, bởi nó không chỉ tước mất quyền bình đẳng được làm việc để phát huy năng lực của mình, mà còn không có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình. Bởi vậy, Nhà nước phải có chính sách giải quyết việc làm, tạo sự bình đẳng về quyền lao động và thu nhập. Giải quyết được vấn đề việc làm là bước đầu tiên để thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống, thu nhập của người dân. Đảng ta cũng khẳng định bảo đảm công ăn, việc làm cho dân là một mục tiêu xã hội hàng đầu.
Để thực hiện chính sách này, Nhà nước phải ban hành các thể chế pháp luật về vấn đề việc làm, lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, phát triển các dịch vụ việc làm như tổ chức các cơ sở đào tạo nghề, trung tâm giới thiệu và môi giới việc làm, dịch vụ xuất khẩu lao động...
c. Chính sách xóa đói giảm nghèo
Tình trạng đói nghèo, hố ngăn cách giàu nghèo gia tăng có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là do chính sách phân phối thu nhập cá nhân không hợp lý, hoặc hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy, xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập. Đảng ta luôn chủ trương khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo. Các Đại hội Đảng đều xác định xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế - xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài.
Để chính sách xóa đói giảm nghèo hoạt động hiệu quả, Nhà nước phải ban hành đồng bộ một loạt các chính sách như tạo việc làm, dạy nghề, tín dụng ưu đãi, định hướng thị trường cho người nghèo; đầu tư cho cơ sở hạ tầng các vùng khó khăn...
d. Chính sách bảo đảm xã hội
Bảo đảm xã hội là chính sách điều tiết thu nhập nhằm cải thiện điều kiện sống của những người có hoàn cảnh khó khăn. Nó là công cụ phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân để giảm mức chênh lệch giàu nghèo.
Xuất phát từ bản chất của xã hội ta, Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến chính sách bảo đảm xã hội. Nội dung của chính sách bảo đảm xã hội bao gồm:
- Chính sách bảo hiểm xã hội. Đây là chính sách nhằm giúp đỡ về vật chất cho người lao động khi họ tạm thời hoặc vĩnh viễn mất cơ hội lao động. Nó được coi là hình thức đóng góp dần của chính bản thân người lao động để được nhận lại
từ quỹ bảo hiểm đảm bảo cuộc sống khi về già, mất sức, mất việc làm, sinh đẻ, tai nạn, ốm đau...
Chính sách BHXH bao gồm một loạt các chính sách như: chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động...
- Chính sách cứu trợ xã hội. Chính sách này thể hiện ở sự giúp đỡ bằng tiền, hiện vật hoặc các điều kiện sinh sống khác mà Nhà nước cũng như các cá nhân và tổ chức kinh tế - xã hội dành cho những người đang gặp phải những khó khăn, rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống, giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống để sớm hoà nhập vào cộng đồng. Nhà nước và các cấp chính quyền là chủ thể chính thực thi việc cứu trợ xã hội, cũng như phải ban hành đầy đủ chính sách cứu trợ xã hội. Qua đó, huy động được nguồn lực từ ngân sách nhà nước cũng như các nguồn đóng góp tự nguyện của các cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước vào việc thực hiện chính sách cứu trợ xã hội.
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chớnh sỏch phõn phối thu nhập cỏ nhõn của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm cỏc nước chuyển đổi ở Đụng Âu
Quỏ trỡnh chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường đó mang lại cho các nước chuyển đổi ở Đông Âu những cơ hội chưa từng có và cả những thách thức to lớn. Không cũn đảm bảo 100% công ăn việc làm và hưu trí như trước đây, mặc dù nhiều người được hưởng lợi từ các cuộc cải cách song nhỡn chung mức sống trung bỡnh vẫn suy giảm, nghèo đói và thất nghiệp gia tăng. Mỗi người dân phải tự đối mặt với những rủi ro của cuộc sống, thu nhập không ổn định. Chính vỡ vậy, chớnh sỏch phõn phối thu nhập ở cỏc nước có nền kinh tế chuyển đổi giữ vai trũ quan trọng trong việc phỏt triển kinh tế và đảm bảo công bằng xó hội.
1.4.1.1. Chớnh sỏch xó hội
Chớnh sỏch xó hội của cỏc nước chuyển đổi tập trung vào các mặt sau:
- Chính sách trên thị trường lao động: phần lớn các nước chuyển đổi đó chỳ trọng tới việc phỏt triển một thị trường lao động hiệu quả thay cho cách sử dụng lao động không hợp lý trước đây. Trước hết là nới lỏng các quy định về lương bổng và chỗ làm, đồng thời đầu tư cho phát triển sức khoẻ và năng lực con người.
Để tăng tính linh hoạt của thị trường lao động, chính phủ các nước đó thực hiện một số biện phỏp như: hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu; xây dựng hệ thống luật lao động linh hoạt hơn; thực hiện chính sách lương tối thiểu thấp và; xây dựng môi trường luật pháp công bằng.
Thực trạng ở các nước chuyển đổi cho thấy, thất nghiệp cao là phổ biến, thất nghiệp cao và thường xuyên có thể phá hoại nghiêm trọng sự quá độ sang nền kinh tế thị trường. Đồng thời, nó cũng là nguồn gốc chính của đói nghèo, bất bình đẳng, lãng phí nguồn nhân lực. Để góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, chính phủ các nước đó cú cỏc chương trỡnh hỗ trợ như: Bảo hiểm thất nghiệp; trợ giúp thất nghiệp; chương trỡnh khuyến khớch thị trường lao động.
- Hệ thống lương hưu: quỏ trỡnh chuyển đổi kinh tế gắn liền với gia tăng thất nghiệp đó gõy nờn những khó khăn về tài chính cho hệ thống chi trả lương hưu. Nguồn thu của quỹ lương hưu giảm mạnh do tỡnh trạng trốn thuế, di chuyển lao động, về hưu sớm của người lao động. Thất nghiệp cùng số người về hưu tăng càng làm tăng các khoản chi của quỹ lương hưu.
Đứng trước thực trạng này, các nước chuyển đổi đó buộc phải thực hiện cải cỏch hệ thống lương hưu, thực hiện qua hai bước: Một là, thắt chặt sự cân đối giữa mức đóng góp với mức được thụ hưởng; Hai là, tăng mức độ ổn định của các hệ thống lương hưu.
- Trợ cấp xó hội: Trợ cấp vốn là một cơ chế hỗ trợ thu nhập của các nước chuyển đổi trước đây. Vào cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, ở Liên Xô cũ, các hộ gia đỡnh được nhận trợ cấp nhằm giảm nhẹ cú sốc khi thực hiện tự do hoá giá cả. Một số nước khác cũng đồng thời trợ cấp nhằm bảo vệ nhóm dân cư nhạy cảm khi tăng giá nhà ở và năng lượng. Hiện nay, chính phủ Nga cũng đó nhỡn nhận lại cỏc chớnh sỏch xó hội của mỡnh và đề ra các mục tiêu chú trọng hơn tới
việc đảm bảo công bằng xó hội. Chỉ tiờu của chớnh phủ Nga là đảm bảo công bằng xó hội và giảm tỷ lệ người dân có thu nhập dưới mức sống tối thiểu.
1.4.1.2. Cải cỏch phõn phối qua thuế
Hệ thống thuế đóng một vai trũ quan trọng trong phõn phối thu nhập. Chớnh phủ cỏc nước chuyển đổi cũng đó thực hiện nhiều bước cải cách hệ thống thuế và các sắc thuế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cho phát triển kinh tế và giảm sự mất công bằng xó hội.
Ví dụ, Ba Lan đó cú một chớnh sỏch hợp lý vừa khuyến khớch được phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo được nhiệm vụ đảm bảo công bằng xó hội. Một chương trỡnh trọn gúi nhằm vào mục tiờu tăng trưởng kinh tế ổn định, trong đó, thu nhập từ vốn được miễn thuế. Nhờ đó, trong giai đoạn 1993-1997, việc tiết kiệm của các hộ gia đỡnh tăng làm tổng tiết kiệm toàn dân đó tăng lên 4% GDP. Đồng thời, chính phủ cũng đó giảm thuế cụng ty và thuế thu nhập cỏ nhõn cho tất cả cỏc nhúm thu nhập khỏc nhau. Những bước cải cách trên đó tăng khả năng đầu tư của các doanh nghiệp về dài hạn cũng như tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc dõn.
1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Thay đổi lớn nhất và cần nói tới trước tiên trong chính sách phân phối của Trung Quốc là đó thay thế quan điểm phân phối bỡnh quõn chủ nghĩa trước kia bằng quan niệm "cùng tham dự, cùng chia hưởng, ưu tiên hiệu quả, chú ý công bằng, khuyến khích đầy đủ, hạn chế chờnh lệch, nõng cao phổ biến và cựng giàu cú". Đây được coi là kim chỉ nam cho chiến lược phân phối của Trung Quốc trong những năm cải cách mở cửa và trong thời gian tới. Những quan điểm cơ bản trên đây của Trung Quốc trong từng thời kỳ có những ưu tiên khác nhau, điều này thể hiện rất rừ trong chớnh sỏch phõn phối của Trung Quốc trong cỏc giai đoạn cải cách mở cửa.
1.4.2.1. Cải cách chế độ thuế
Việc cải cách chế độ thuế lần đầu ở Trung Quốc bắt đầu từ năm 1979 đến năm 1994 gồm nhiều nội dung, trong đó liên quan trực tiếp đến phân phối thu nhập gồm các cải cách chủ yếu sau:
- Cải cách chế độ thuế thu nhập doanh nghiệp. Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp thống nhất đối với các doanh nghiệp trong nước, xóa bỏ việc căn cứ vào chế độ sở hữu để phân biệt áp dụng thu các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế điều tiết DNNN, thuế thu nhập doanh nghiệp tập thể và thuế thu nhập doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, các DNNN không được thực hiện biện pháp khoán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Cải cách chế độ thuế thu nhập cá nhân. Nguyên tắc cải cách cơ bản là điều tiết sự chênh lệnh trong thu nhập cá nhân, giải quyết mâu thuẫn phân phối xó hội khụng cụng bằng. Vỡ vậy, thuế thu nhập cỏ nhõn chủ yếu ỏp dụng thu đối với những người có thu nhập tương đối cao, thu ít hoặc không thu đối với những người có thu nhập trung bỡnh hoặc thu nhập thấp. Nội dung cải cỏch chủ yếu là hợp nhất cỏc loại thuế trước kia như thuế thu nhập cá nhân, thuế điều tiết thu nhập cá nhân, thuế thu nhập đối với hộ công thương cá thể ở thành thị và nông thôn thành một loại thuế thu nhập cá nhân mới.
1.4.2.2. Chớnh sỏch chi ngõn sỏch và chuyển giao tài chớnh
Về chi tài chớnh, nhỡn vào cơ cấu chi tài chính của Trung Quốc trong hơn 20 năm cải cách mở cửa có thể nhận thấy: tỷ trọng chi phỏt triển kinh tế hạ thấp dần, tỷ trọng về chi mang tớnh chất dịch vụ xó hội lờn cao dần:
- Chi xây dựng kinh tế đến nay tuy có hạ xuống nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong các hạng mục chi, đạt tới khoảng 40%. Có thể thấy, nền kinh tế Trung Quốc đang từng bước thị trường hóa, chính phủ đang từng bước nhường chỗ cho các lĩnh vực cạnh tranh, bù lỗ cho các lĩnh vực dịch vụ xó hội.
- Chi văn hóa, giáo dục, xó hội trong tổng chi ở Trung Quốc cú xu thế tăng lên, đặc biệt là vào cuối những năm 1990. Điều này cho thấy Trung Quốc ngày càng chú trọng tới vấn đề công bằng xó hội.
Về chi chuyển giao tài chớnh, để hạn chế sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, đồng thời khuyến khích tính tích cực của các địa phương, Trung Quốc thực hiện chớnh sỏch chi chuyển giao tài chớnh, với cỏc nội dung sau: