Biểu Thuế Thu Nhập Đối Với Công Dân Việt Nam Và Cá Nhân Khác Định Cư Tại Việt Nam

trường và khả năng chi trả của doanh nghiệp đã tăng thu nhập cho người lao động làm công ăn lương, cải thiện một bước đời sống của họ. Tiền lương tối thiểu đã tạm được coi là mạng lưới an toàn cho người làm công ăn lương trong toàn xã hội. Chế độ tiền lương đó phù hợp với khả năng của nền kinh tế còn thấp kém, năng suất lao động thấp, thu nhập quốc dân thấp và gánh nặng đảm bảo xã hội lớn của nước ta.

Thứ tư, tiền lương tối thiểu cùng với việc mở rộng bội số không những tăng thu nhập cho người làm công ăn lương, mà còn khắc phục được ở mức độ nhất định tính chất bình quân trong chế độ tiền lương, bước đầu tiếp cận được với nguyên tắc phân phối theo lao động, tuân thủ các nguyên tắc của thị trường. Việc xác định tiền lương đó dựa trờn cơ sở thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp và ngành thông qua ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Về hạn chế.

Thứ nhất, mục tiêu đặt ra của tiền lương tối thiểu là tái sản xuất sức lao động và một phần tích lũy để tái sản xuất mở rộng sức lao động. Nhưng mức lương tối thiểu đặt ra thấp, không đủ chi phí cho nhu cầu thiết yếu của người lao động và chậm được điều chỉnh. Hệ thống tiền lương tối thiểu chủ yếu được áp dụng và thực hiện trên thực tế trong khu vực nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tổng số lao động chiếm khoảng 50% những người lao động làm công ăn lương. Vì thế, tiền lương tối thiểu chung chưa trở thành lưới an toàn cho những người lao động làm công ăn lương trong toàn xã hội.

Thứ hai, chưa phân biệt sự khác nhau giữa tiền lương tối thiểu của cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước với tiền lương tối thiểu của khu vực có quan hệ lao động theo cơ chế thị trường. Lương tối thiểu của cán bộ công chức phụ thuộc vào khả năng của ngân sách nhà nước, nó thuộc về phân phối lại. Còn lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp là một yếu tố trong chi phí sản xuất, nó thuộc về phân phối lần đầu và phụ thuộc vào năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thế nhưng chính sách tiền lương lại áp dụng thống nhất mức lương tối thiểu của cán bộ công chức cho các đối tượng hưởng lương khác trong khu vực có quan hệ lao động theo cơ chế thị trường.

Thứ ba, tiền lương tối thiểu chậm được điều chỉnh cho phù hợp với mức độ trượt giá và sự tăng trưởng kinh tế, việc điều chỉnh tiền lương còn chưa có tính chủ động, mà thường do "áp lực của xã hội" và vẫn coi là gánh nặng của ngân sách nhà nước. Hễ nói đến tăng lương là nghĩ ngay đến cân đối ngân sách, mà không có cơ chế tạo nguồn. Tiền lương đã biến thành phạm trù phân phối cho tiêu dùng cá nhân đơn thuần, mà chưa coi tiền lương là đầu tư cho người lao động, đầu tư cho nguồn nhân lực. Hệ thống thang, bảng lương còn bất hợp lý, có quá nhiều bậc, ngạch, hệ số tăng lương giữa các bậc quá ngắn, chưa đủ sức khuyến khích người lao động phấn đấu. Quy định nâng lương theo kiểu “đến hẹn lại lên” không có tác dụng kích thích người lao động. Điều này đã làm giảm tác dụng chức năng đòn bẩy kinh tế, tái sản xuất sức lao động và tác dụng kích thích tính tích cực lao động của tiền lương.

Thứ tư, chính sách tiền lương chưa được đặt trong tổng thể chính sách lao động, việc làm của quốc gia, chưa gắn với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, tiêu chuẩn hóa cán bộ. Hệ thống phụ cấp lương cũn thể hiện sự trựng lặp, nhiều tiờu chớ hưởng phụ cấp lương cũn chưa rừ ràng.

Thứ năm, lương thực tế có xu hướng giảm. Nếu so sánh chỉ số lương tối thiểu với hệ số nhu cầu tối thiểu cần thiết (gồm ăn, ở, mặc, đi lại, học tập, văn hoá, giao tiếp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp) thì chỉ số này rất thấp. Tiền lương thấp là nguyên nhân khiến nhiều cơ quan đơn vị phải tìm cách tăng thêm thu nhập cho người lao động, phần thu nhập ngoài lương gia tăng. Một số cán bộ công chức nhà nước không tận tâm với công việc, mà tìm cách tăng thêm thu nhập ngoài lương, từ đó sinh ra những hiện tượng tiêu cực trong hàng ngũ này. Việc có sự khác biệt quá lớn giữa lương và thu nhập, Nhà nước không quản lý được thu nhập thực tế của một bộ phận lớn dân cư khiến bị thất thu một khoản lớn cho ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập cá nhân.

Thứ sáu, tiền lương trong các doanh nghiệp, nhất là DNNN chưa phản ánh đúng giá trị và giá cả trên thị trường lao động; chưa đảm bảo công bằng trong phân phối tiền lương và thu nhập giữa các ngành nghề có lợi thế so sánh với các ngành

nghề khác; việc trả lương trong các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN, nhỡn chung vẫn cũn bỡnh quõn, chưa khuyến khích người có trỡnh độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi…; cũn tồn tại nhiều cơ chế tiền lương giữa các loại hỡnh doanh nghiệp chưa tạo sự bỡnh đẳng giữa các loại hỡnh doanh nghiệp trong tiến trỡnh hội nhập. Tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh đã tách rời căn cứ của nó là trình độ phát triển sản xuất, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, không có tính linh hoạt của tiền lương trong cơ chế thị trường, vì thế, không khuyến khích việc bố trí và sử dụng lao động hợp lý.

Trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sự phân biệt quá lớn giữa những người quản lý và người công nhân sản xuất trực tiếp. Trong khi mức lương của người công nhân trong nhiều doanh nghiệp chỉ cao hơn mức lương tối thiểu do chính phủ quy định chút ít, nhiều khi không đảm bảo được mức sống tối thiểu của họ, thì cũng chính những doanh nghiệp ấy, tiền lương của người quản lý có khi lại cao gấp hàng chục lần người công nhân. Mức lương trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước là doanh nghiệp tự chủ quyết định sẽ trả cho người lao động là bao nhiêu, đây là điều cần thiết để khuyến khích cạnh tranh thu hút nhân tài, nhưng việc không có một khung bảng lương chuẩn giữa các doanh nghiệp sẽ gây khó khăn trong việc quản lý nhà nước về thu nhập, về thuế...

2.1.2. Chính sách thuế thu nhập cá nhân

Chính sách thuế là chính sách quan trọng về phân phối. Một trong những chức năng cơ bản của thuế là chức năng phân phối tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập quốc dân. Chức năng này được nhà nước vận dụng nhằm huy động một phần thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ vào quỹ của mình để thực hiện các chức năng của nhà nước. Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế còn liên quan chặt chẽ với chức năng điều tiết kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Để thực hiện các chức năng trên thì điều cơ bản và quan trọng của hệ thống chính sách thuế là tính công bằng trong việc động viên và điều tiết thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước.

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các cá nhân. Chính sách thuế thu nhập cá nhân ra đời nhằm thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc phân phối thu nhập được thực hiện chủ yếu dựa vào việc đóng góp các yếu tố sản xuất: người có lao động với chất lượng cao hoặc người có nhiều vốn đầu tư, thì có ưu thế và cơ hội nhận được thu nhập cao; ngược lại, người có trình độ nghề nghiệp thấp hoặc vốn ít thì sẽ nhận được thu nhập thấp. Như vậy, có thể sẽ dẫn đến phân hoá giàu, nghèo. Nhà nước cần sử dụng thuế thu nhập cá nhân làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao. Mặt khác, thuế thu nhập cá nhân được sử dụng nhằm giảm bớt tính chất luỹ thoái của thuế tiêu dùng. Do đó, ở hầu hết các nước, thuế thu nhập cá nhân được áp dụng nhằm thực hiện sự công bằng xã hội.

Ở Việt Nam Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là văn bản pháp quy cao nhất quy định về thuế thu nhập cá nhân. Pháp lệnh này được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành lần đầu vào ngày 07-01-1991. Ngày 19-5-1994, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá IX thông qua Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao mới, sau đó đã được sửa đổi hai lần vào tháng 2/1997 và tháng 6/1999. Đến ngày 19-5-2001, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X đã thông qua Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thay thế cho các Pháp lệnh cũ. Pháp lệnh này được sửa đổi thêm một lần nữa vào tháng 4/2004 và vẫn có hiệu lực thi hành đến bây giờ.

Pháp lệnh năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2004 quy định công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài và cá nhân khác định cư tại Việt Nam có thu nhập, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập. Tuy nhiên không phải tất cả những đối tượng trên đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân, chỉ những đối tượng có thu nhập cao mới phải chịu thuế với các khoản thu nhập của mình. Các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập bao gồm:

- Thu nhập thường xuyên dưới các hỡnh thức: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền thưởng; các khoản thu nhập từ dịch vụ khoa học, kỹ thuật, tiền bản quyền sử dụng sỏng chế, nhón hiệu, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn, đào tạo,

dịch vụ đại lý; thu nhập về tiền nhuận bỳt; hoa hồng mụi giới; cỏc khoản thu nhập ngoài tiền lương, tiền công do tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Thu nhập không thường xuyên dưới các hỡnh thức: chuyển giao cụng nghệ, trừ trường hợp biếu, tặng; trúng thưởng xổ số.

Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thể hiện sự công bằng đối với mọi đối tượng chịu thuế khi áp dụng cùng một biểu thuế luỹ tiến từng phần với các mức thuế suất 10%, 20%, 30%, 40% đối với thu nhập thường xuyên. Thuế thu nhập đối với người thu nhập cao hiện có hai biểu thuế: một, áp dụng cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và người Việt Nam làm việc ở nước ngoài, và một, cho công dân Việt Nam. Mức khởi điểm chịu thuế đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thu nhập đến 8 triệu đồng thuế suất là 0%, người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam chịu thuế thu nhập 25% trên tổng thu nhập; đối với người Việt Nam có thu nhập đến 5 triệu đồng thuế suất là 0%.

Bên cạnh thu nhập thường xuyên, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao cũng quy định những thu nhập không thường xuyên từ 15 triệu đồng một lần trở lên phải có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho ngân sách nhà nước. Với thu nhập từ trúng thưởng xổ số là 10% trên tổng số thu nhập, thu nhập từ chuyển giao công nghệ là 5% trên tổng số thu nhập. Đối với khoản thu nhập chưa xác định được mức thuế phải nộp trong năm được áp dụng theo phương pháp tạm khấu trừ 10% tại nguồn.

Pháp lệnh cũng quy định những khoản thu nhập không phải chịu thuế thu nhập gồm: một số loại phụ cấp theo lương theo quy định của pháp luật, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh, các giải thưởng quốc gia, quốc tế; tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng; tiền thưởng hoặc chế độ đói ngộ khỏc từ ngõn sỏch nhà nước; tiền trợ cấp xó hội, bồi thường bảo hiểm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp điều động về cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật; thu nhập của chủ hộ kinh doanh cá thể thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; tiền nộp bảo hiểm xó hội, bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật. Việc quy định các khoản thu nhập không chịu

thuế trên đảm bảo tính công bằng của thuế, bởi các khoản thu nhập trên hầu hết dành cho đối tượng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc cần động viên, khuyến khích (do làm việc trong môi trường có điều kiện khó khăn, có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật góp phần làm tăng năng suất lao động xó hội).

Ngoài ra, tạm thời chưa thu thuế đối với cỏc khoản thu nhập về lói tiền gửi ngõn hàng, lói tiền gửi tiết kiệm, lói mua tớn phiếu, trỏi phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu. Quy định như vậy nhằm khuyến khích các thành phần trong nền kinh tế đóng góp vốn tạm thời nhàn rỗi vào công cuộc phát triển kinh tế chung của đất nước trong điều kiện các nguồn vốn khác chưa đủ đáp ứng nhu cầu.

So sỏnh giữa Phỏp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 2001 với Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2004, ta có thể thấy sự thay đổi đáng kể về mức thuế suất và diện chịu thuế.

Bảng 1. Biểu thuế thu nhập đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam

Đơn vị: 1.000 đồng


Bậc

Thuế nhập bình quân tháng/người

Thuế suất (%)

1

Đến 3.000

0

2

Trên 3.000 đến 6.000

10

3

Trên 6.000 đến 9.000

20

4

Trên 9.000 đến 12.000

30

5

Trên 12.000 đến 15.000

40

6

Trên 15.000

50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 8

Nguồn: Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 2001.

Bảng 2: Biểu thuế thu nhập đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài

Đơn vị: 1.000 đồng


Bậc

Thuế nhập bình quân tháng/người

Thuế suất (%)

Đến 8.000

0

2

Trên 8.000 đến 20.000

10

3

Trên 20.000 đến 50.000

20

4

Trên 50.000 đến 80.000

30

5

Trên 80.000 đến 120.000

40

6

Trên 120.000

50

1

Nguồn: Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 2001.

Bảng 3: Biểu thuế thu nhập đối với thu nhập không thường xuyên

Đơn vị: 1.000 đồng


Bậc

Thuế nhập bình quân tháng/người

Thuế suất (%)

1

Đến 2.000

0

2

Trên 2.000 đến 4.000

10

3

Trên 4.000 đến 10.000

20

4

Trên 10.000 đến 20.000

30

5

Trên 20.000 đến 30.000

40

6

Trên 30.000

50

Nguồn: Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 2001.

Trong lần sửa đổi năm 2004, đã có sự thay đổi về mức thu nhập chịu thuế, theo hướng giảm bớt mức thuế đánh vào cá nhân, không còn thực hiện mức thuế suất 50% đối với cả người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Mức thuế khởi điểm đối với người Việt Nam cũng tăng lên, bắt đầu từ 5 triệu đồng. Điều chỉnh này có ý nghĩa quan trọng, khuyến khích người lao động hăng hái làm việc để tăng thu nhập bản thân, đồng thời cũng phù hợp hơn với điều kiện thực tế kinh tế – xã hội.

Bảng 4. Biểu thuế thu nhập đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam

Đơn vị: 1.000 đồng

Thuế thu nhập bình quân tháng/người

Thuế suất (%)

1

Đến 5.000

0

2

Trên 5.000 đến 15.000

10

3

Trên 15.000 đến 25.000

20

4

Trên 25.000 đến 40.000

30

5

Trên 40.000

40

Bậc

Nguồn: Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao sửa đổi năm 2004.

Đối với thu nhập không thường xuyên, việc chỉ áp dụng thống nhất một biểu thuế suất thay vì thuế suất lũy tiến cũng sẽ khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Bảng 5: Thu ngân sách nhà nước từ nguồn thuế thu nhập cá nhân qua các năm


Năm

Tổng thu từ thuế thu

nhập cá nhân (tỷ đồng)

Tỷ lệ so với

tổng thu ngân sách (%)

2000

1.831

2,01

2002

2.338

1,88

2003

2.951

1,86

2004

3.521

1,77

2005

4.234

1,77

2006

5.196

1,99

2007 (ước)

6.859

2,38

Nguồn: Bộ Tài chính, Công khai ngân sách nhà nước các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007.

Qua Bảng 5 ta có thể thấy, nguồn thu ngân sách nhà nước qua thuế thu nhập cá nhân tăng đều qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước hầu như không thay đổi, chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 2% tổng thu ngân sách nhà nước. Điều đó cho thấy, một mặt, kinh tế nước ta đã có sự tăng trưởng liên tục, số người thuộc diện chịu thuế thu nhập đã tăng lên, đây là điều đáng mừng

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 15/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí