Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 7

1993 trong khu vực nhà nước là 120 nghìn đồng/tháng/người. Đây là mức lương thấp nhất, không có tiền lương tối thiểu vùng và tiền lương tối thiểu ngành. Trong tiền lương tối thiểu đó có quy định bắt buộc chi cho bảo hiểm xã hội là 5% và bảo hiểm y tế là 1%, còn lại 94% dành để chi cho các loại tiêu dùng khác của cá nhân. Cơ cấu tiền lương tối thiểu đó tiền tệ húa cỏc khoản phõn phối giỏn tiếp ngoài tiền lương trước đây từ ngân sách cho người lao động như nhà ở, tem phiếu (lương thực, thực phẩm, chất đốt…), thuốc chữa bệnh, tiền học, chi phí đi lại, phân phối một số đồ dùng sinh hoạt cho một số đối tượng. Đó là sự đổi mới cơ bản trong chính sách và chế độ tiền lương.

Chế độ tiền lương mới trong những năm đầu cải cách đã góp phần cải thiện thu nhập, đời sống của người làm công ăn lương. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, nhu cầu đời sống của người lao động cũng tăng, nhất là giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập làm thu nhập thực tế của người lao động bị giảm đi. Mặt khác, chế độ lương mới này, và những cải cách chính sách tiền lương của Nhà nước những năm tiếp theo, được thiết kế để tác động chủ yếu đến khu vực nhà nước (hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang…). Nói cách khác, đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh chủ yếu của các chính sách tiền lương của Nhà nước là các đối tượng hoạt động trong khu vực nhà nước.

Năm 1998, chỉ số giá tiêu dùng tăng 52% so với tháng 3-1993 nhưng tiền lương tối thiểu mới chỉ được nâng lên 20% vào năm 1997 khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 120.000đ/tháng lên 144.000đ/tháng (Nghị định số 06/CP ngày 21-01-1997). Tháng 1-2000, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu áp dụng đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách lên 180.000đ/tháng (Nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15-12-1999) và đến tháng 1-2001 điều chỉnh lên 210.000đ/tháng (Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15-12-2000). Tháng 1/2003, mức lương tối thiểu được điều chỉnh lên 290.000đ/tháng (Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15-01-2003). Từ tháng 10/2005, mức lương tối thiểu là

350.000 đ/tháng (Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 16-9-2005). Đến tháng

10/2006, Chính phủ tiếp tục nâng lương tối thiểu lên mức 450.000 đ/tháng (Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07-9-2006).

Ngày 16-11-2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 166/2007/NĐ-CP quy định về tiền lương tối thiểu chung là 540.000 đ/tháng, được áp dụng đối với tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội trừ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tổ chức, người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Đối với các DNNN, từ ngày 01-01-1997 ngoài việc áp dụng mức tiền lương tối thiểu chung, Nhà nước cho phép điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu theo hệ số ngành và vùng để tính vào đơn giá tiền lương. Cỏc DNNN được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu không quá 1,5 lần so với mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương. Khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thờm này phải bảo đảm nguyờn tắc khụng làm giảm cỏc khoản nộp ngõn sỏch nhà nước, đặc biệt là khụng giảm lợi nhuận so với năm trước đó thực hiện và phải bảo đảm tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Đối với cỏc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ cỏc quy định núi trờn, do yờu cầu cụng việc thường xuyờn phải sử dụng số lao động cú trỡnh độ chuyờn mụn, kỹ thuật cao trờn 50% tổng số lao động trong doanh nghiệp và kế hoạch lợi nhuận xõy dựng cao hơn từ 5% trở lờn so với lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề thỡ được ỏp dụng hệ số điều chỉnh tăng thờm tiền lương tối thiểu khụng quỏ 2 lần so với mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để làm cơ sở tớnh đơn giỏ tiền lương (Nghị định số 28/CP ngày 28-3-1997, Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11-01- 2001 sửa đổi Nghị định 28). Từ tháng 1-2005, mọi DNNN được ỏp dụng hệ số điều chỉnh tăng thờm khụng quỏ 2 lần so với mức lương tối thiểu chung do Chớnh phủ quy định để làm cơ sở tớnh đơn giỏ tiền lương. Khi ỏp dụng hệ số điều chỉnh tăng thờm này cụng ty phải bảo đảm đủ cỏc điều kiện: nộp ngõn sỏch nhà nước theo quy định của phỏp luật; mức tăng tiền lương bỡnh quõn phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bỡnh quõn; lợi nhuận kế hoạch khụng thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ (Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004). Với những điều chỉnh nói trên, cơ chế trả lương trong các DNNN đó bước đầu tiếp cận với cơ chế thị trường, các

DNNN đó được tự chủ trong việc quyết định mức lương trả cho người lao động dựa trên hiệu quả và chất lượng công việc, nhờ đó kích thích người lao động nâng cao chất lượng công việc.

Đối với các tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, hộ gia đình, trang trại, cá nhân và tổ chức khác của Việt Nam có thuê lao động theo quy định của Bộ luật lao động (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam), người sử dụng lao động không được trả công cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố. Khuyến khích người sử dụng lao động trả lương cao hơn mức lương tối thiểu quy định. Mức lương tối thiểu theo vùng cũng được áp dụng để đảm bảo thu nhập của người dân ở những vùng có điều kiện sống khác nhau được đảm bảo. Theo Nghị định số 167/2007/NĐ-CP ngày 16-11-2007 của Chính phủ, áp dụng 3 mức lương tối thiểu theo vùng: mức 620.000 đ/tháng áp dụng với các quận của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; mức 580.000 đ/tháng áp dụng cho các huyện của 2 thành phố trên, một số thành phố trực thuộc Trung ương và một số khu vực có kinh tế phát triển; mức 540.000 đ/tháng áp dụng cho các vùng còn lại.

Mới đây nhất, vào ngày 10-10-2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2008/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động thay thế Nghị định số 167. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bỡnh thường thực hiện từ 1-1-2009 được chia làm 4 mức áp dụng cho các vùng như sau: mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; mức 740.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; mức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

690.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; mức 650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV. Các doanh nghiệp sẽ căn cứ trên mức lương tối thiểu vùng này để tính đơn giá tiền lương, các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các

chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.

Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 7

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam cũng áp dụng mức lương tối thiểu theo vùng được quy định tại Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30-5-2003 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, theo đó mức lương tối thiểu không thấp hơn

626.000 đ/tháng đối với các quận của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; không thấp hơn 556.000 đồng/tháng đối với các huyện của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các quận của thành phố Hải Phòng, thành phố Biên Hoà và thành phố Vũng Tàu; không thấp hơn 487.000 đồng/tháng, đối với các huyện, tỉnh, thành phố còn lại. Chính sách lương tối thiểu theo vùng tiếp tục được quy định tại Nghị định số 168/2007/NĐ-CP ngày 16-11-2007 của Chính phủ. Theo đó, cũng phân chia thành 3 vùng như trong Nghị định số 167/2007/NĐ-CP và áp dụng mức lương tối thiểu tương ứng là 1.000.000 đ/tháng, 900.000 đ/tháng và

800.000 đ/tháng. Khuyến khích người sử dụng lao động trả lương cao hơn mức lương tối thiểu quy định.

Có thể nói, việc thống nhất mức lương tối thiểu chung trong cả nước, có phân biệt áp dụng theo vùng đã khiến mức tiền lương tối thiểu chung tiếp cận dần nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động và gia đỡnh họ. Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung đó bắt đầu dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, khả năng chi trả của doanh nghiệp, biến động chỉ số giá linh hoạt, tương quan mức sống giữa các khu vực nông thôn thành thị và các tầng lớp dân cư… Tách tiền lương tối thiểu chung và quy định mức tiền lương thấp nhất cho khu vực hành chính Nhà nước, khu vực sự nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh.

Cựng với chớnh sách lương tối thiểu, đó xõy dựng được hệ thống chính sách về thang lương, bảng lương và phụ cấp lương áp dụng trong nền kinh tế quốc dân.

Hệ số mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương nước ta được xây dựng trên cơ sở hai yếu tố chủ yếu là mức độ phức tạp của lao động và điều kiện lao động. Các yếu tố điều kiện lao động cao hơn mức bỡnh thường có thể tính vào

hệ số lương hay dưới dạng phụ cấp, ngoài ra cũn tớnh đến vị trí và tính chất ưu đói của cụng việc. Mức lương trong các thang lương, bảng lương được xác định để trả cho người lao động có trỡnh độ tay nghề nhất định, và để đảm bảo tái sản xuất sức lao động thỡ mức lương bậc 1 được thiết kế cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Hệ số phức tạp của lao động chịu tác động của nhóm yếu tố chất lượng công việc (gồm trỡnh độ đào tạo theo yêu cầu công việc, tính chủ động, sáng tạo trong công việc, mức độ hợp tác của công việc và sự nhạy bén, khéo léo khi xử lý cụng việc) và nhúm yếu tố trỏch nhiệm cụng việc (gồm trỏch nhiệm đối với kết quả công việc, trách nhiệm đối với các quyết định liên quan đến công việc, trách nhiệm vật chất đối với các phương tiện làm việc, trách nhiệm đối với tính mạng con người khi thực hiện công việc và trách nhiệm đối nội, đối ngoại theo yêu cầu công việc). Hệ số điều kiện lao động xây dựng trên cơ sở các yếu tố cường độ lao động về thể lực, độ tập trung thần kinh trí tuệ, cường độ hoạt động của trí nóo và yờu cầu xử lý thụng tin cụng việc và tớnh đơn điệu và thao tác lao động của công việc [14, tr. 58-61].

Dựa trờn những nguyên tắc trên, hệ thống thang lương, bảng lương được xây dựng chi tiết, cụ thể và áp dụng chung cho các đối tượng, đặc biệt là trong khu vực nhà nước.

Đối tượng là lónh đạo gồm có các chức vụ bầu cử và chức vụ do bổ nhiệm. Chức vụ lónh đạo do bầu cử có 10 hệ số mức lương, thấp nhất là 4,3 và cao nhất là

13. Chức vụ lónh đạo do bổ nhiệm có 56 hệ số mức lương, thấp nhất là 1,48 và cao nhất là 9,33.

Đối với cán bộ công chức chuyên môn nghiệp vụ hành chính, hệ thống bảng lương được quy định theo ngành, mỗi ngành có hệ thống bảng lương riêng tương ứng ngạch công chức trong ngành đó. Mỗi ngạch có hệ số lương chuẩn (bậc 1) khác nhau và có các bậc lương thâm niên (nhiều nhất có 16 và ít nhất có 7 bậc). Các ngạch càng lên cao thỡ số bậc càng ớt. Thời gian nõng bậc thâm niên là 2 năm đối với ngạch có độ phức tạp thấp và 3 năm đối với ngạch có độ phức tạp cao. Các ngạch công chức gắn với chức danh được chia làm 4 loại A, B, C, D tương ứng với trỡnh độ đào tạo.

Ngoài ra có quy định riêng về bảng lương, gồm 3 bậc, ỏp dụng với chuyờn gia cao cấp, là cỏc cỏn bộ cụng chức cú trỡnh độ cao trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật…

Với viên chức chuyên môn nghiệp vụ các ngành sự nghiệp, nguyên tắc xây dựng bảng lương cũng tương tự như với công chức và được thiết kế theo 19 ngành của 196 ngạch viên chức chuyên môn. Mỗi bảng gồm một số ngạch, mỗi ngạch gồm bậc lương theo thâm niên chuyên môn. Số bậc nhiều nhất trong mỗi ngạch là 16 và ít nhất là 3 bậc. Hệ thống lương bậc 1 của một số ngành có sự khỏc nhau.

Đối tượng hưởng lương là người công tác trong lực lượng vũ trang, hệ thống thang lương, bảng lương được thiết kế như sau: Với cấp hàm sĩ quan, tiền lương gồm lương cơ bản được xác định theo cấp bậc quân hàm từ thiếu úy đến đại tướng, mỗi bậc quân hàm chỉ có một mức lương, phụ cấp thâm niên và phụ cấp chức vụ lónh đạo, chỉ huy với sĩ quan được bổ nhiệm. Lương cấp hàm, thâm niên, chức vụ được thiết kế bằng 1,8 lần lương tổng ngạch hành chính sự nghiệp. Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp được xác định theo chuyờn mụn, theo 3 cấp trỡnh độ, mỗi cấp chia thành hai đến bốn nhóm với mức lương chuẩn và các bậc lương thâm niên, phần ưu đói tớnh theo chuyờn mụn.

Khu vực sản xuất kinh doanh, đó xõy dựng được hệ thống thang lương, bảng lương chia theo 21 ngành nghề và 26 bảng lương áp dụng cho 3 loại lao động làm việc trong DNNN gồm chức danh quản lý (hội đồng quản trị, ban giám đốc), viên chức chuyên môn nghiệp vụ thừa hành, phục vụ và công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh. Ứng với mỗi thang lương, bảng lương đều có tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, nghiệp vụ và tiêu chuẩn phân hạng doanh nghiệp. Hệ thống thang lương, bảng lương khu vực này đó bước đầu tách biệt khỏi hệ thống lương của khu vực hành chính sự nghiệp, được thống nhất chung trong các DNNN đồng thời giao quyền tự chủ trong việc xếp lương của doanh nghiệp để phù hợp hơn với yêu cầu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Riêng khu vực sản xuất kinh doanh ngoài nhà nước, theo quy định Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và các văn bản hướng dẫn thi

hành, các doanh nghiệp này được phép tự xây dựng hệ thống thang, bảng lương và phụ cấp lương cho doanh nghiệp mỡnh trờn cơ sở các hướng dẫn của Nhà nước, phù hợp với tỡnh hỡnh thực tế của doanh nghiệp, cú tham khảo ý kiến của cụng đoàn cơ sở và công bố công khai trong doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp trước khi công bố.

Cựng với hệ thống thang lương, bảng lương, hệ thống phụ cấp lương cũng được xây dựng nhằm bù đắp các yếu tố mà trong lương cấp bậc, chức vụ, chuyên môn nghiệp vụ chưa thể hiện đầy đủ. Hiện nay hệ thống phụ cấp có 8 loại được chia thành 2 nhóm:

- Cỏc phụ cấp tớnh trên lương tối thiểu: gồm phụ cấp vùng cho những người lao động ở khu vực có khí hậu xấu, xa xôi hẻo lánh, điều kiện khó khăn với 7 mức phụ cấp; phụ cấp độc hại, khó khăn, nguy hiểm cho người lao động ở những nơi có điều kiện lao động nguy hiểm, chưa được thể hiện trong lương, gồm 4 mức phụ cấp; phụ cấp lưu động đối với những lao động thường xuyên thay đổi chỗ nơi ở và nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt không ổn định, gồm 3 mức phụ cấp; phụ cấp trách nhiệm bù đắp cho những người vừa làm công tác chuyên môn nghiệp vụ, vừa phải kiờm nhiệm cụng tỏc quản lý khụng thuộc chức vụ lónh đạo bổ nhiệm, gồm 3 mức phụ cấp; phụ cấp chức vụ lónh đạo gồm 21 mức áp dụng đối với gần 200 loại chức vụ trong hệ thống cơ quan nhà nước, là loại phụ cấp duy nhất dùng để tính đóng và hưởng BHXH.

- Phụ cấp tính trên lương cấp bậc, lương chức vụ gồm: phụ cấp thâm niên áp dụng đối với lực lượng vũ trang, cán bộ ngành cơ yếu và hải quan; phụ cấp đặc biệt áp dụng đối với những người công tác tại một số địa bàn thuộc hải đảo xa, vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biết khó khăn theo quy định của chính phủ gồm 3 mức; phụ cấp thu hút nhằm thu hút người đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, vùng có điều kiện kinh tế xó hội khú khăn, thiếu thốn, với 4 mức.

Các quy định về phụ cấp nói trên đều chỉ áp dụng trong khu vực nhà nước, đối với khu vực sản xuất kinh doanh ngoài nhà nước, các khoản có tính chất phụ cấp đều được tính trong tổng mức lương trả cho người lao động.

Trên đây là những nội dung quan trọng nhất của chính sách tiền lương. Ngoài ra, trong chính sách tiền lương cũn những vấn đề cần quan tâm như thưởng, vấn đề làm ngoài giờ, vấn đề quản lý lương… mà tác giả chưa có điều kiện bàn đến trong luận văn này.

Đánh giá một cách khách quan và tổng quát về cải cách và điều chỉnh tiền lương ở nước ta trong thời gian qua, có thể thấy:

Về mặt tích cực

Thứ nhất, nhận thức về tiền lương trong kinh tế thị trường ngày càng rừ nột và chớnh sỏch tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh đó từng bước đổi mới theo hướng thị trường. Bước đầu thực hiện tách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính. Việc tách tiền lương tối thiểu chung và mở cơ chế áp dụng tiền lương tối thiểu cho khu vực sản xuất kinh doanh phù hợp với các loại hỡnh doanh nghiệp (bao gồm DNNN, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI); doanh nghiệp được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xếp lương, trả lương cho người lao động gắn với năng suất lao động, phù hợp với mặt bằng tiền công trên thị trường, khắc phục phân phối bỡnh quõn và chờnh lệch quỏ lớn về tiền lương, thu nhập giữa các ngành, khu vực và vùng… Đó là bước tiến rất quan trọng của chính sách tiền lương theo định hướng thị trường ở nước ta.

Thứ hai, chính sách tiền lương đang được thực thi trong cuộc sống đó bước đầu phát huy được vai trũ, chức năng kích thích, tạo động lực của tiền lương trong sản xuất kinh doanh; thúc đẩy phát triển thị trường lao động; khuyến khích người lao động rèn luyện nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, góp phần phát triển và phân bổ hiệu quả nguồn nhân lực; tăng thu nhập, nâng cao đời sống người lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hũa, đồng thuận… Chính sách tiền lương mới cũng đã tiền tệ hóa được một phần trách nhiệm, khắc phục được phần nào tình trạng lên chức là lên bậc lương, đồng nhất thang bậc giá trị xã hội với thang bậc chức vụ.

Thứ ba, mức lương tối thiểu chung năm 1993 và việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo mức độ trượt giá những năm qua được xác định trên cơ sở nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động và một phần nuôi con, mức tiền công trên thị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2024