Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 2

- Phạm Đăng Quyết, Một số quan điểm về phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 8, 2006.

- Đỗ Phương Đông, Tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, Tạp chí Cộng sản, số 2, năm 2008.

Ngoài ra còn có các bài báo nghiên cứu về vấn đề phân phối thu nhập nói chung và các chính sách phân phối thu nhập cá nhân nói riêng.

Các chính sách phân phối thu nhập cá nhân có tác động rộng lớn, trực tiếp đến đời sống của mọi cá nhân, vì vậy mỗi thay đổi trong chính sách phân phối thu nhập cá nhân luôn gây ra những phản ứng rất khác nhau trong xã hội. Trong điều kiện hiện nay, khi quá trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế diễn ra trên diện rộng và rất gay gắt, quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu (thiên tai, lũ lụt…), áp lực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, an sinh xã hội là vấn đề nóng bỏng…, thì nghiên cứu về chính sách phân phối thu nhập cá nhân chính càng trở nên rất quan trọng, nhưng vấn đề này còn chưa được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống ở Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề này làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


- Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích thực trạng chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam thời gian qua để tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập cá nhân trong thời gian tới.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung phân phối thu nhập và chính sách phân phối thu nhập cá nhân, kinh nghiệm thực tiễn thực hiện chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở một số quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

+ Phân tích thực trạng chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam thời gian qua.

+ Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập cá nhân trong thời gian tới.

Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam - 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Năm 1991 là năm diễn ra Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu thời kỳ bắt đầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, với nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển kinh tế nhiều thành phần được ban hành. Với việc đổi mới chính sách kinh tế, quan điểm xây dựng cũng như nội dung các chính sách xã hội cũng thay đổi theo hướng mở rộng diện cũng như đối tượng cung cấp, thụ hưởng, đảm bảo cả công bằng theo chiều dọc cũng như công bằng theo chiều ngang.

Chính sách phân phối thu nhập cá nhân là một trong những chính sách xã hội quan trọng và có tác động rộng rãi tới đời sống hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân. Chính sách phân phối thu nhập cá nhân không phải là một chính sách riêng lẻ mà là tổng hợp của rất nhiều chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ phân tích một số chính sách cơ bản: chính sách tiền lương, chính sách thuế thu nhập cá nhân, một số chính sách xã hội như chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách việc làm, chính sách xoá đói giảm nghèo và chính sách cứu trợ xã hội.

5. Phương pháp nghiên cứu


Vấn đề phân phối thu nhập cá nhân có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, xong luận văn chỉ đặt vấn đề nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị. Phương pháp nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu,

luận văn có sử dụng các phương pháp như: thống kê, so sánh, điều tra thực tiễn phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá.

6. Đóng góp của luận văn


Luận văn có những đóng góp mới như sau:


- Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận phân phối thu nhập, các chính sách phân phối thu nhập chủ yếu trên thế giới, đưa ra những kinh nghiệm đối với Việt Nam .

- Phân tích thực trạng một số chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết cả trước mắt và trong dài hạn.

- Đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập cá nhân thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn.


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh muc tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Lý luận chung về chính sách phân phối thu nhập cá nhân.


Chương 2: Chính sách phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam thời gian

qua.


Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách phân phối thu

nhập ở Việt Nam.

CHƯƠNG 1‌‌


LÝ LUẬN CHUNG VỀ

CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI THU NHẬP CÁ NHÂN

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phân phối thu nhập cá nhân

Từ trước đến nay, vấn đề phân phối, đặc biệt là phân phối thu nhập cá nhân (TNCN) luôn giữ vai trò quan trọng không chỉ trong lý luận và thực tiễn kinh tế mà còn cả trong các vấn đề chính trị, xã hội. Tầm quan trọng của vấn đề phân phối thu nhập cá nhân không chỉ ở chỗ nó nói lên quan hệ về lợi ích kinh tế mà còn phản ánh những nhân tố quyết định ẩn dấu đằng sau các quan hệ lợi ích đó, từ đó giúp chúng ta giải quyết được các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

1.1.1. Khái niệm phân phối thu nhập cá nhân

Để hiểu được thế nào là phân phối TNCN, trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm thu nhập và phân phối thu nhập.

Thu nhập là số lượng tiền, hàng hoá hoặc dịch vụ mà một cá nhân, tổ chức hay một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (quý, tháng, năm).

Phân phối thu nhập là sự phân chia giá trị mới do lao động xó hội mới sỏng tạo ra cho cỏc thành viờn xó hội, cỏc tổ chức, các tập thể, nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của xó hội. Theo đó, phân phối thu nhập cá nhân là sự phân chia giá trị mới do lao động xó hội sỏng tạo ra cho cỏc cỏ nhõn trong xó hội.

Phân phối thu nhập cá nhân gồm 2 quá trình: phân phối lần đầu và phân phối lại (hay tái phân phối).

Phân phối lần đầu gắn trực tiếp với quỏ trỡnh tỏi sản xuất, gồm các khoản thu nhập mà cá nhân được nhận trực tiếp do bán sức lao động (tiền lương và các khoản thu nhập có tính chất lương), do sở hữu tài sản (lợi tức tiền gửi, cổ tức, nhận thừa kế,…).

Tái phân phối được tiến hành sau phân phối lần đầu nhằm điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập giữa các cá nhân có thu nhập cao

và các cá nhân có thu nhập thấp. Nó gồm các chính sách và biện pháp kinh tế - xã hội của chính phủ như chi tiêu ngân sách nhà nước, tín dụng, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân, các khoản trợ cấp của chính phủ…

1.1.2. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân phối thu nhập cá nhân

1.1.2.1. Vị trí của phân phối thu nhập cá nhân trong tái sản xuất xã hội

C.Mác và Ph.Ăngghen lúc đương thời đã nghiên cứu một cách có hệ thống và vạch rõ bản chất của phương thức sản xuất TBCN. Các ông cho rằng chế độ phân phối TBCN là bất công vì nó dựa trên cơ sở quan hệ bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vạch trần bản chất và phê phán phương thức phân phối TBCN, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đồng thời nêu lên quan điểm và nguyên tắc cơ bản về phân phối trong xã hội tương lai, đặt nền tảng cho lý luận phân phối nói chung, phân phối TNCN nói riêng trong CNXH. Kế thừa và tiếp tục phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã tiếp tục làm rõ hơn và cụ thể hoá các quan điểm và nguyên tắc phân phối TNCN trong CNXH.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Phân phối là một trong bốn khâu đó, là một mắt xích trung gian trong quá trình tái sản xuất. Phân phối bao gồm phân phối cho sản xuất và phân phối cho tiêu dùng cá nhân (hay phân phối tư liệu tiêu dùng). Ở đây chúng ta chỉ xem xét phân phối cho tiêu dùng cá nhân.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, “Phân phối cho tiêu dùng là sự phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỷ lệ đóng góp của họ vào việc tạo ra sản phẩm” [18, tr.53].

Trong quá trình tái sản xuất, sản xuất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Quy mô, cơ cấu và trình độ phát triển của sản xuất quy định quy mô và cơ cấu của phân phối, trong đó có phân phối TNCN. Nếu phân phối phù hợp với sự phát triển của sản xuất, động viên tính tích cực của người lao động thì sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, còn nếu không phù hợp thì nó sẽ cản trở sự phát triển của sản xuất.

Phân phối và trao đổi có quan hệ mật thiết với nhau. Trao đổi là sự tiếp tục của phân phối. Trong kinh tế thị trường, phân phối TNCN được thực hiện dưới

hình thức giá trị (tiền tệ). Người nhận được thu nhập tiền tệ đó sẽ biến thành thu nhập thực tế của cá nhân mình bằng việc mua hàng hoá và dịch vụ trên thị trường.

Phân phối TNCN cũng quan hệ mật thiết với tiêu dùng. Việc tăng hoặc giảm lượng sản phẩm, lượng giá trị (tiền tệ) phân phối cho cá nhân đều có tác động trực tiếp đến mức độ tiêu dùng. Ngược lại, cơ cấu, phương thức và trình độ của tiêu dùng có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tăng trưởng của phân phối.

1.1.2.2. Lý luận phân phối theo lao động của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin

Khi nghiên cứu nguyên tắc phân phối trong CNTB, C.Mác đã chỉ ra rằng giá trị mới sáng tạo ra được phân chia cho các giai cấp dựa vào sự đóng góp các yếu tố sản xuất: một bộ phận được phân phối cho người sở hữu sức lao động theo giá trị sức lao động, bộ phận còn lại phân phối cho người sở hữu tư liệu sản xuất. Do đó giá trị mới được phân thành: tiền công, lợi nhuận, lợi tức và địa tô. Trong đó, tiền công là thu nhập của người lao động và là hình thức thực hiện giá trị của quyền sở hữu sức lao động; lợi nhuận, lợi tức là thu nhập của nhà tư bản và là hình thức thực hiện giá trị của quyền sở hữu tư liệu sản xuất; địa tô là thu nhập của địa chủ và là hình thức thực hiện giá trị của quyền chiếm hữu ruộng đất. Đó là nguyên tắc phân phối dựa trên quan hệ sở hữu các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất.

Là những người sáng lập CNXH khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng tạo ra nguyên tắc phân phối theo lao động trên cơ sở phát triển những mầm mống tư tưởng về phân phối theo lao động của CNXH không tưởng.

Tác phẩm "Phê phán cương lĩnh Gôta" của C.Mác đã đánh dấu sự hình thành lý luận phân phối theo lao động. Trong tác phẩm này, C.Mác nêu lên quan niệm về xã hội tương lai, trong đó nguyên tắc phân phối TNCN sẽ là phân phối theo lao động. Trong bộ "Tư bản", C.Mác đã khẳng định phương thức phân phối mới: lấy lao động làm thước đo để phân phối. C.Mác chỉ rõ "phần tư liệu sinh hoạt chia cho mỗi người sản xuất do thời gian lao động của người đó quyết định" [6, tr. 124-125].

Tiền đề để thực hiện phân phối theo lao động gồm hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau: một là, đây là nguyên tắc phân phối trong giai đoạn đầu của xã hội cộng

sản, "một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa", trong đó, người ta vẫn còn có lợi ích riêng, chưa coi lao động là nhu cầu bậc nhất của con người; hai là, phân phối theo lao động được thực hiện trong điều kiện kinh tế dựa trên chế độ công hữu.

Dựa trên những tiền đề đó, C.Mác đã vạch ra nguyên tắc và phương thức phân phối theo lao động. Chủ thể phân phối là người lao động, đối tượng phân phối là tư liệu tiêu dùng, căn cứ để phân phối là thời gian lao động, phương thức thực hiện phân phối là phiếu lao động. Như vậy, thời gian lao động là thước đo khách quan của phân phối, khi thực hiện trao đổi lao động ngang nhau, sự khác biệt về lao động, do đó sự khác biệt về thu nhập sẽ tồn tại. C.Mác đã xác lập cơ sở của mối liên hệ nội tại giữa lao động và thu nhập, theo đó lao động trở thành điều kiện tất yếu để được nhận thu nhập. Lý luận phân phối theo lao động của C.Mác thừa nhận tồn tại sự khác biệt về thu nhập và phủ nhận phân phối bình quân. Sự khác biệt này chính là sự công bằng trong phân phối, không phải là chủ nghĩa bình quân.

Tiếp nối C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tiếp tục hoàn thiện lý luận về phân phối trong chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, Lênin viết: trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa (mà người ta vẫn thường gọi là chủ nghĩa xã hội), "pháp quyền tư sản" chưa bị xoá bỏ hoàn toàn mà chỉ bị xoá bỏ một phần, trong phạm vi tư liệu sản xuất. Trong bộ phận khác của nó, pháp quyền ấy vẫn còn tồn tại với tư cách là yếu tố điều tiết việc phân phối sản phẩm và phân phối lao động giữa các thành viên trong xã hội. "Người nào không làm thì không có ăn", "số lượng lao động ngang nhau, thì hưởng số lượng sản phẩm ngang nhau", nguyên tắc xã hội chủ nghĩa này cũng đã được thực hiện, nhưng đó vẫn chưa phải là chủ nghĩa cộng sản, vì vẫn chưa gạt bỏ được việc cung cấp một số lượng sản phẩm ngang nhau cho những người không ngang nhau và cho một số lượng lao động không ngang nhau. Trong giai đoạn đầu, chủ nghĩa cộng sản chưa thể hoàn toàn trưởng thành về mặt kinh tế, chưa thể hoàn toàn thoát khỏi những tàn tích của chủ nghĩa tư bản. Về mặt phân phối vật phẩm tiêu dùng thì pháp quyền tư sản tất nhiên đòi hỏi phải có một nhà nước kiểu tư sản, vì vậy trong một thời gian

nhất định, dưới chế độ cộng sản, không những vẫn còn pháp quyền tư sản, mà vẫn còn cả nhà nước kiểu tư sản nhưng không có giai cấp tư sản.

Như vậy, có thể thấy, theo V.I.Lênin, trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, chưa thể thực hiện được công bằng và bình đẳng: về mặt của cải, vẫn còn chênh lệch, nhưng tình trạng người bóc lột người thì không thể có nữa, vì không ai có thể chiếm tư liệu sản xuất, công xưởng, máy móc, đất đai, v.v. làm của riêng được. Xã hội này thoạt đầu bắt buộc phải phá huỷ "điều bất công" này, việc cá nhân chiếm hữu tư liệu sản xuất làm của riêng, nhưng không đủ sức phá huỷ ngay điều bất công khác nữa, việc phân phối vật phẩm tiêu dùng "theo lao động" (chứ không theo nhu cầu).

Phải đến giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, sau khi tình trạng lệ thuộc vào sự phân công lao động mất đi, lao động không còn chỉ là phương tiện sinh sống mà bản thân nó trở thành một nhu cầu bậc nhất của cuộc sống; khi mà cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân thì cả những lực lượng sản xuất cũng phát triển, và tất cả các nguồn của cải của xã hội tuôn ra tràn đầy, chỉ lúc ấy mới có thể có "Làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

1.1.3. Lý thuyết phân phối thu nhập cá nhân trong kinh tế học hiện đại

Trường phái chính hiện đại nghiên cứu vấn đề phân phối TNCN trên cơ sở quan điểm cơ chế thị trường có sự can thiệp của nhà nước. Người đứng đầu trường phái này là P.Samuelson, nhà kinh tế học người Mỹ.

Theo ông, phân phối TNCN là một phạm trù kinh tế đề cập đến vấn đề hàng hoá được sản xuất cho ai [29, tr.34]? Theo trường phái chính hiện đại, phân phối TNCN được quyết định chủ yếu bởi các quan hệ cung và cầu trên thị trường mà quan trọng nhất là thị trường lao động. Họ dựa vào quy luật sản phẩm doanh thu biên ngày càng giảm để giải thích sự biến đổi của các loại thu nhập.

Thị trường lao động do cũng là một loại hình thị trường nên quy luật vận động cũng giống như các thị trường khác. Nhìn trên đồ thị, Sl là đường cung về lao động; Dl là đường cầu về lao động; E là điểm cân bằng giữa cung và cầu lao động trên thị

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 15/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí