Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Về Sử Dụng Hệ Thống Chỉ Tiêu Tài Chính Của Mô Hình Camel Trong Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Của Các Nhtmcp


Cùng hướng nghiên cứu với tác giả Nguyễn Thị Quyên (2011), Nguyễn Thị Cẩm Thuý (2013) đã nghiên cứu để hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam.

Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính tại các công ty chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 06/2012. Luận án giới hạn nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính tại các công ty chứng khoán Việt Nam; trong đó tập trung vào các công ty chứng khoán trên 2 địa bàn chủ yếu là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Với phần lý luận, nội dung phân tích tài chính của công ty chứng khoán mà tác giả đưa ra bao gồm:

1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính: Đánh giá mức an toàn tài chính, Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính, đánh giá khái quát khả năng thanh toán;

2. Phân tích cấu trúc tài chính: phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích cơ cấu tài sản, phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn;

3. Phân tích cân bằng tài chính;

4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán thời gian;

5. Phân tích hiệu quả kinh doanh: phân tích khả năng sinh lợi của tài sản, phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu;

6. Phân tích rủi ro;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

7. Phân tích vốn khả dụng;

8. Dự báo nhu cầu tài chính.

Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 4

Trong mỗi nội dung phân tích, tác giả trình bày tương đối đầy đủ công thức tính của các chỉ tiêu cụ thể.

Với phần thực trạng, tác giả đã đi sâu vào khảo sát thực trạng phân tích tình hình tài chính tại 30 công ty chứng khoán niêm yết trên hai Sở Giao dịch chứng khoán, đại diện cho mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh và mô hình công ty chứng khoán đa năng. Luận án cũng đánh giá được thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán: Căn cứ vào thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán được khảo sát để đưa ra những nhận xét, đánh giá, những ưu điểm, những tồn tại trên các mặt như tổ chức phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích.


Theo quan điểm của NCS, NHTMCP cũng là một doanh nghiệp cổ phần nên khi phân tích tài chính NHTMCP có thể kế thừa các quan điểm về mục tiêu, chỉ tiêu, phương pháp và phân tích tài chính đối với doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng. Tuy nhiên, NHTMCP có tính đặc thù về hoạt động kinh doanh (đối tượng kinh doanh, mức độ rủi ro, các loại hoạt động…) và đặc biệt hoạt động của nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế nên chịu sự giám sát, tuân theo quy định của cơ quan quản lý Nhà Nước. Vì vậy, khi phân tích tài chính NHTMCP cần bổ sung thêm mục tiêu và nhiều nội dung đặc thù.

Không chỉ có các nghiên cứu về doanh nghiệp hay công ty cổ phần, đã có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu về phân tích tài chính của các ngân hàng thương mại. Nguyễn Năng Phúc (2011a) đã trình bày một nội dung nhỏ của phân tích tài chính trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong bài báo, tác giả đã kiến nghị hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần như: Hệ thống chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính; Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng về huy động và đầu tư vốn; Hệ thống chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán; Hệ thống chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi; Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn trong sử dụng vốn. Bài báo này tuy có trình bày một cách khá đầy đủ và chi tiết hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nhưng chỉ dưới dạng cơ sở lý thuyết còn không đi vào phân tích thực trạng cũng như sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu. Chính vì lý do đó, với tác giả luận án thì đây cũng là một định hướng tốt về mặt cơ sở lý luận cho tác giả vận dụng vào đề tài nghiên cứu của mình.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính riêng phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý.

Hoàng Thị Thu Hường (2019) đã hoàn thiện nội dung phân tích tài chính các NHTMCP niêm yết ở Việt Nam. Nội dung phân tích tài chính trong các NHTMCP: gồm 8 nội dung phân tích là phân tích tình hình nguồn vốn, phân tích tình hình tài sản, phân tích tình hình đảm bảo an toàn vốn, phân tích khả năng thanh toán, phân tích tình hình kinh doanh, phân tích rủi ro tài chính, phân tích dòng tiền và phân tích tình hình cố phiếu. Mỗi nội dung phân tích, NCS trình bày: mục đích phân tích, chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích. Sau đó, tác giả luận án tiến hành nghiên cứu thực trạng nội dung phân tích tài chính tại 9 NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán 2012 -2016. Qua nghiên cứu, khảo sát, tổng kết đánh giá thực trạng nội dung phân tích tài chính tại các NHTMCP niêm yết ở Việt Nam, tác giả đã chỉ ra những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong nội dung phân tích tài chính tại các NHTMCP


niêm yết ở Việt Nam, như việc phân tích chỉ dùng lại ở mức độ đơn giản, chưa đi sâu vào phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng để từ đó đề ra các giải pháp cần thiết giúp cho chủ thể quản lý ra quyết định, chưa sử dụng đầy đủ các phương pháp phân tích và nhất là chưa áp dụng được các phương pháp dự báo để dự báo tài chính cho ngân hàng, và chưa sử dụng phương pháp Dupont đế xem xét mối quan hệ giữa các chính sách..., một số nội dung phân tích sơ sài, chỉ mang tính hình thức. Tác giả đưa ra được nguyên nhân của những tồn tại trong việc vận dụng nội dung phân tích tài chính trong các NHTMCP niêm yết ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp trong việc hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các NHTMCP ở Việt Nam hiện nay.

Nói chung, các công trình nghiên cứu đã công bố ở trên đều đề cập đến nội dung chính của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp, các công ty cổ phần hoặc trong các ngân hàng. Các nghiên cứu chủ yếu là định tính, các chỉ tiêu sử dụng còn riêng lẻ chưa mang tính chất hệ thống để phản ánh toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc của ngân hàng.

Ngoài các nghiên cứu trên cũng có rất nhiều các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp hoặc của ngân hàng. Một trong số đó phải kể đến nghiên cứu của các tác giả Mabwe và Robert (2011) về phân tích chỉ tiêu tài chính trong các ngân hàng thương mại ở Nam Phi giai đoạn 2006-2010. Hệ thống các chỉ tiêu tài chính được sử dụng để đo lường lợi nhuận, tính thanh khoản và tín dụng được khảo sát tại năm ngân hàng lớn nhất Nam Phi. Trong đó, để đo lường lợi nhuận, tác giả sử dụng các chỉ tiêu: ROA, ROE, C/I. Các chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản gồm: Hệ số TSNH/Tiền gửi và Vay (LADST), Hệ số cho vay ròng/Tổng TS (NLTA), hệ số cho vay ròng/Tổng tiền gửi và vay (NLDTS). Chỉ tiêu đo lường tín dụng gồm duy nhất 1 chỉ tiêu Dự phòng rủi ro cho vay/Tổng các khoản cho vay (LRGL).

Đây là một nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Dựa trên hệ thống báo cáo tài chính nội bộ và công khai của năm ngân hàng kết hợp việc xin ý kiến các đối tượng sử dụng thông tin, các tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xử lý số liệu. Ngoài ra, để kiểm tra sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động của các ngân hàng qua từng giai đoạn, tác giả đã sử dụng T-test để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Và kết quả đạt được của nghiên cứu là ngoài việc nắm bắt được khá toàn diện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, tình hình hoạt động của ngân hàng qua các thời kỳ thì tác giả còn có thể dự đoán được khả năng phát triển của ngân hàng trong tương lai. Như vậy, nghiên cứu này đã xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tương đối hoàn thiện, phù hợp với đặc điểm hoạt động trong các ngân hàng tại Nam Phi, mà dựa vào đó các nhà đầu tư hoàn toàn có thể nắm bắt được hiệu quả hoạt động


của các ngân hàng một cách toàn diện nhất và các nhà quản trị doanh nghiệp cũng có những dự đoán nhằm giúp ngân hàng phát triển qua các giai đoạn hoạt động. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của ngân hàng còn phụ thuộc vào các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác mà trong nghiên cứu này gần như tác giả không đề cập đến. Vì vậy, khả năng dự đoán sự phát triển của các ngân hàng trong tương lai là thiếu chính xác.

Tóm lại, các nghiên cứu trên đã bước đầu hệ thống hoá cơ sở lý luận và đánh giá được một phần thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các ngân hàng thương mại cổ phần, một trong những thị trường tài chính lớn nhất trong hệ thống ngân hàng quốc gia hầu như chưa được đề cập một cách chuyên sâu.

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính của mô hình Camel trong đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP

Ngoài những nghiên cứu mang tính truyền thống trên, tại Việt Nam đã có nhiều tác giả mạnh dạn vận dụng mô hình chuẩn Camel nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng. Hệ thống Camel phân tích năm khía cạnh truyền thống được xem là quan trọng nhất trong hoạt động của một trung gian tài chính. Mô hình này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng trên thế giới từ những năm 1992. Tuy nhiên tại Việt Nam, mô hình này còn khá mới mẻ. Tại thời điểm năm 2014, chỉ có duy nhất ngân hàng Vietinbank là NHTMCP Việt Nam đang ứng dụng mô hình này vào phân tích việc tình hình tài chính. Còn lại, việc ứng dụng mô hình này trong các NHTM mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu.

Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2005, và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, có một số đề tài nghiên cứu về việc đánh giá năng lực tài chính so với khung an toàn Camel của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Điển hình trong số nghiên cứu đó là những đề tài của các tác giả sau:

Nguyễn Việt Hùng (2005) đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2005. Trong nghiên cứu tác giả đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của ngân hàng bằng các tiêu chí theo mô hình Camel, sau đó hồi quy với Tobit, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: tài sản của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tỷ lệ tiền gửi, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ nợ xấu,... có ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn đó. Tuy nhiên nghiên cứu chưa mô tả đầy đủ các nhân tố tác động, và nghiên cứu cũng chưa cho biết các biến đã giải thích được bao nhiêu phần trăm mức tác động đến khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại.


Nguyễn Văn Đông (2011) đã đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình Camels. Tác giả đã nghiên cứu các thành phần chính ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam năm 2008 của 28 ngân hàng. Từ việc đo lường năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại theo khung an toàn Camels, tác giả đã đưa ra được các tiêu chí từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở phần đánh giá năng lực tài chính.

Nghiên cứu của Phạm Thị Vân Anh (2012) về các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay. Với nội dung nghiên cứu có tính hệ thống, luận án của Phạm Thị Vân Anh đã làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về khái niệm, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá cũng như nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính doanh nghiệp. Trên cơ sở thu thập số liệu cùng với phân tích đánh giá mang tính định tính, luận án của Phạm Thị Vân Anh đã có những kết luận khá xác đáng về năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2007-2011. Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ sở lý luận và mang tính thực tiễn cao.

Luận án của NCS kế thừa những lý thuyết về quan niệm năng lực tài chính của Phạm Thị Vân Anh. Từ những nền tảng lý luận này, luận án của NCS đã phân tích và đánh giá thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP giai đoạn 2013- 2018.

Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền (2012) về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyễn Thu Hiền (2012) nhận định năng lực tài chính là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu phản ánh “sức khoẻ” của các NHTM. Những nhân tố đánh giá năng lực tài chính của các 4 Ngân hàng Thương mại nhà nước (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; Ngân hàng ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng công thương Việt Nam) được tác giả luận án làm rõ cả về lý luận cũng như số liệu thực tế ở bao gồm: Vốn chủ sở hữu; Quy mô, tăng trưởng và chất lượng tài sản; Khả năng sinh lời; Đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do mục tiêu là xem xét năng lực cạnh tranh của các NHTM nhà nước, nên những nghiên cứu về năng lực tài chính cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá diễn biến những biến động về năng lực tài chính của NHTMNN Việt Nam. Nguyên nhân của những biến động này chưa được phân tích kỹ lưỡng và toàn diện.

Tham khảo luận án của Nguyễn Thu Hiền (2012), NCS đã kế thừa được những nội dung lý luận về các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính NHTM.


Kế thừa và khắc phục được những hạn chế của các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga (2013) về năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam, kết quả đã đánh giá được năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2003-2012, cũng từ kết quả đánh giá đó tác giả đã đưa ra được mô hình về năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam bị chi phối bởi 13 yếu tố gồm: Quy mô vốn vốn chủ sở hữu; Đòn bẩy tài chính; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Dư nợ/tổng tài sản có; Nợ xấu/ Tổng dư nợ; ROA; ROE; NIM; Chỉ số chi phí hoạt động; Tỷ lệ thanh khoản tài sản; Hệ số đảm bảo tiền gửi; Hệ số thanh khoản ngắn hạn; Dư nợ cho vay/ Tiền gửi, tất cả các nhân tố trên đều có sự tác động nhất định đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nghiên cứu này là một thể nghiệm vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp định tính như: thống kê mô tả, chuyên gia, suy diễn, sử dụng kỹ thuật định tính... cùng với phương pháp định lượng như kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định giả thuyết. Mỗi phương pháp được vận dụng phù hợp theo từng nội dung nghiên cứu trong luận án. Công trình nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến năng lực tài chính của các NHTM về phương pháp luận, về đánh giá đo lường, về kiểm định cũng như kết quả của nghiên cứu. Luận án đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống NHTM Việt Nam, đó là: các NHTM Việt Nam cần chú trọng ưu tiên hàng đầu giải quyết các vấn đề sau: Tăng cường vốn chủ sở hữu; Giải quyết nợ xấu gia tăng đột biến trong năm 2012; Cải thiện khả năng thanh khoản; Tăng hiệu quả hoạt động;..., và các kiến nghị từ Chính phủ, ngân hàng nhà nước về các chính sách nhằm nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống các NHTM Việt Nam.

Phùng Thị Lan Hương (2015) nhận định rằng phân tích tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam được đánh giá chủ yếu trên hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng thương mại. Theo tác giả, năng lực tài chính thể hiện qua các nhóm chỉ tiêu sau:

- Quy mô vốn chủ sở hữu bao gồm: Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn CAR.

- Nhóm chỉ tiêu về quy mô và chất lượng tài sản bao gồm: Tăng trưởng tổng tài sản, tỉ lệ cho vay, tỉ lệ nợ xấu.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Lợi nhuận sau thuế, tỉ suất lợi nhuận trên TS có bình quân (ROA), tỉ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE), tỉ lệ lãi ròng cân biên (NIM).


Tác giả tiến hành khảo sát sáu ngân hàng thương mại gồm: Agribank, VCB, BIDV, VietinBank, ACB, TCB giai đoạn 2009-2013.

Mặc dù, trong bài viết này tác giả không sử dụng đầy đủ các nhóm nhân tố phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại theo mô hình Camel nhưng tác giả đánh giá các chỉ tiêu đã đề cập ở trên so với chuẩn Camel để từ đó đưa ra kết quả và cũng có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại.

Thêm vào đó, Nguyễn Văn Thuỵ (2015) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Theo ý kiến chủ quan của tác giả luận án, đây là nghiên cứu ứng dụng phương pháp định lượng một cách có hệ thống (Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá - EFA, phân tích tương quan bằng nhân tố khẳng định - CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM) nhóm đánh giá năng lực cạnh tranh đối với lĩnh vực ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Trong nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra một trong các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các ngân thương mại là năng lực tài chính. Năng lực tài chính là thước đo sức mạnh của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Để đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần tác giả đã vận dụng mô hình Camels. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực tài chính có tác động khá mạnh ß=0.304 tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Từ đó tác giả kiến nghị những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực tài chính góp phần cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần.

Ngoài những nghiên cứu trên, đã có nhiều nghiên cứu về mô hình Camel và sự vận dụng mô hình này vào việc đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, một số nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng lưc tài chính của các ngân hàng thương mại. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu điển hình:

R. Alton Gilbert và cộng sự (2002) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM theo tiêu chuẩn của mô hình Camel. Nghiên cứu đã cho thấy năng lực tài chính của các ngân hàng có thể bị tác động bởi các chỉ tiêu phản ánh: mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), chất lượng tài sản có (Asset Quality), quản lý (Management), lợi nhuận (Earnings) và thanh khoản (Liquidity). Từ đó tiến hành hồi quy theo Probit để xác định nhân tố ảnh hưởng và kết quả cho


thấy năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại bị chi phối bởi các yếu tố như quy mô vốn chủ sở, khả năng sinh lợi, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản. Kết quả của nghiên cứu này hoàn toàn trùng khớp với nghiên cứu của John Tatom (2008) về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tài chính theo tiêu chuẩn của mô hình Camel của các ngân hàng tại Ấn Độ giai đoạn 2003-2007. Trong bài viết, tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng là tiến hành hồi quy theo Probit để xác định nhân tố ảnh hưởng. Kết quả chỉ ra rằng khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại Ấn Độ chịu tác động của các yếu tố như quy mô vốn, khả năng sinh lợi, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản. Sau đó tác giả sử dụng phương pháp hạ cấp để dự báo khả năng thất bại trong tương lai của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu này thành công hơn các nghiên cứu trên là đã dự báo được khả năng thất bại và chỉ ra những rủi ro trong tương lai của các ngân hàng.

Khác với các tác giả trên, Frank Heid (2007) đã sử dụng tiêu chuẩn của Basel II để đo lường năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng Na Uy giai đoạn 1998-2002. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy các yếu tố như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có ảnh hưởng đến năng lực tài chính của ngân hàng. Và mặc dù sử dụng tiêu chuẩn khác để đo lường năng lực tài chính nhưng kết quả mà tác giả Frank Heid (2007) chỉ ra cũng giống như R. Alton Gilbert và cộng sự (2002) rằng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng có ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng.

Thêm vào đó, John Tatom (2008) chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM theo tiêu chuẩn của mô hình Camel. Nghiên cứu của tác giả đã cho thấy đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng có thể bị tác động bởi C, A, M, E, L. Từ đó tiến hành xác định nhân tố ảnh hưởng và kết quả cho thấy khả năng tài chính của các tổ chức tín dụng bị chi phối của các yếu tố nội sinh như: quy mô vốn, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản và các yếu tố ngoại sinh như GDP và tỉ lệ lạm phát. Sau đó tác giả sử dụng phương pháp hạ cấp để dự báo khả năng thất bại trong tương lai của các tổ chức tín dụng giai đoạn 2003- 2007. Dường như là kế thừa nghiên cứu của John Tatom (2008). Thêm vào đó, Ongore V.O & Kusa G.B (2013) đã có nghiên cứu về đo lường năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại tại Kenya dựa trên mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu. Nghiên cứu này đã vận dụng mô hình Camel để đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng tại Kenya. Tác giả sử dụng bộ 3 chỉ số: Tỷ suất sinh lời trên vốn- ROE, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản - ROA, Hệ số chênh lệch lãi ròng - NIM. Về mặt lý thuyết, những chỉ số trên được quyết định bởi các nhân tố trong và ngoài ngân hàng. Các

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí