Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Và Hội Nhập Chương 2. Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Bắc

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển DL, đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển DL theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kì hội nhập. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển DL cho tỉnh Bắc Ninh.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển DL trong điều kiện HNQT.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển DL của tỉnh Bắc Ninh

- Phân tích cơ hội, thách thức đối với sự phát triển DL ở tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh HNQT hiện nay.

- Tìm hiểu định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DL ở địa phương trong thời gian tới.

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và sự phát triển DL của tỉnh Bắc Ninh theo ngành và theo lãnh thổ trong thời kì hội nhập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, DL là ngành kinh tế “liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao” nên tác giả cũng đề cập đến mối liên hệ của địa bàn nghiên cứu với các tỉnh lân cận trong vùng ĐBSH &DHĐB.

- Về thời gian: Đề tài tập trung thu thập số liệu, phân tích và nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2005 – 2015 và định hướng đến năm 2030.

Phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh trong thời kì hội nhập - 3

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1. Các quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm hệ thống: Yêu cầu quan trọng nhất của quan điểm này là khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể về du lịch cần phải đặt nó trong vị trí tương

quan với các yếu tố khác trong hệ thống phân vị ở cấp cao hơn và cấp thấp hơn. Theo quan điểm này hoạt động DL ở Bắc Ninh có mối quan hệ gắn bó với các tỉnh khác trong vùng ĐBSH &DHĐB và cả nước.

- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Nếu coi đối tượng nghiên cứu của DL là thể thống nhất có sự phân bố trên một không gian lãnh thổ nhất định, trong đó các đối tượng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau và với các thành phần KT - XH thì khi nghiên cứu tiềm năng DL tỉnh Bắc Ninh cần đặt chúng trong mối quan hệ với các nhân tố khác của địa phương và với các tỉnh khác trong cả nước.

- Quan điểm lịch sử viễn cảnh: Các sự vật, hiện tượng địa lý đều có nguồn gốc phát sinh và phát triển riêng. Khi nghiên cứu hoạt động DL cần đặt chúng vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của địa phương và tính đến sự phát triển trong tương lai về mọi mặt. Vì thế cần kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm phát triển DL của các địa phương khá, không thể tách rời viễn cảnh hiện tại khi đất nước đang hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.

- Quan điểm thực tiễn: Việc vận dụng quan điểm này khi nghiên cứu rất quan trọng. Nếu việc đánh giá tiềm năng, hiện trạng và đưa ra định hướng phát triển DL mang tính khả quan sẽ thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, … phục vụ phát triển DL.

- Quan điểm phát triển du lịch bền vững: Trong nghiên cứu cần đảm bảo sự phát triển bền vững về cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển DL được coi như “con gà đẻ trứng vàng” song khi nghiên cứu DL chúng ta cần phải chú ý tới việc bảo vệ môi trường để có biện pháp cải tạo cảnh quan DL nhằm phát triển DL bền vững.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: Sưu tầm các tài liệu từ, ấn phẩm, các văn bản báo cáo của Sở văn hóa, thể thao & du lịch Bắc Ninh; Viện nghiên cứu phát triển du lịch; mạng Internet … Kết quả thu thập được là cơ sở ban đầu cho việc đánh giá tổng hợp nhằm đánh giá khách quan,

khoa học mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến vấn đề phát triển DL ở tỉnh Bắc Ninh.

- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu, tài liệu: Tài liệu, số liệu thu thập được từ nhiều nguồn, ở nhiều dạng khác nhau. Do đó phải sắp xếp, xử lý số liệu, hệ thống hóa tài liệu theo yêu cầu của khóa luận nhằm đảm bảo tính logic và khoa học.

- Phương pháp bản đồ - GIS: Đây là phương pháp đặc trưng của Địa Lí kinh tế - xã hội. Thông qua các kênh hình liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ giúp cho tác giả có những phân tích, đánh giá các vấn đề một cách trực quan và khoa học hơn.

- Phương pháp thực địa: Là phương pháp nghiên cứu truyền thống của Địa lí học đem lại các nguồn thông tin, dữ liệu sơ cấp có giá trị.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thông qua trao đổi ý kiến với một số cán bộ Sở văn hóa, thể thao và du lịch Bắc Ninh; cán bộ trung tâm văn hóa Bắc Ninh, … giúp tác giả có cái nhìn toàn diện và khách quan về tiềm năng, thực trạng hoạt động DL của tỉnh Bắc Ninh nói riêng trong bức tranh tổng thể phát triển DL của vùng ĐBSH & DHĐB và cả nước nói chung.

- Phương pháp phân tích SWOT: DL là ngành có tính liên tục, liên ngành, mang tính xã hội hóa cao; trong nội dung nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng phát triển DL ở tỉnh Bắc Ninh, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với vấn đề phát triển du lịch của địa phương.

- Phương pháp dự báo: Dựa vào tính thống nhất của hệ thống, trên cơ sở đánh giá những tiềm năng và phân tích tư liệu hiện tại về xu hướng phát triển DL thế giới, ngành kinh tế DL của Việt Nam và Bắc Ninh, có thể dự báo xu hướng phát triển DL trong tương lai của địa phương.Việc dự báo sẽ góp phần đưa ra những định hướng và giải pháp mang tính chiến lược để phát triển DL Bắc Ninh trong thời kì hội nhập.

6. Những đóng góp của luận văn

- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển DL trong thời kì hội nhập trên thế giới và Việt Nam.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển DL ở tỉnh Bắc Ninh.

- Phân tích thực trạng phát triển DL ở Bắc Ninh trong bối cảnh HNQT và việc khai thác hệ thống các tuyến, điểm DL trên địa bàn.

- Trên cơ sở phân tích được thực trạng phát triển DL, tác giả đánh giá điểm mạnh/ điểm yếu; cơ hội/ thách thức đối với việc phát triển DL từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DL ở tỉnh Bắc Ninh đạt hiệu quả cao và bền vững.

- Xây dựng được 4 bản đồ liên quan đến nội dung nghiên cứu.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần mở đầu, danh mục những từ viết tắt, danh mục hình, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch và hội nhập Chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch ở Bắc

Ninh trong thời kì hội nhập

Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030

NỘI DUNG

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ HỘI NHẬP

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1. Về phát triển du lịch

1.1.1.1. Một số khái niệm

a. Du lịch

Hiện nay, thuật ngữ DL được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này.

Theo một số học giả, DL bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp "Tonos" nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được Latinh hóa thành "Turnur" và sau đó thành "Tour" (tiếng Pháp) nghĩa là đi vòng quanh [32]. Theo Robert Langquar, từ "Tourism" (DL) lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh khoảng năm 1800 và được quốc tế hóa nên nhiều nước đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa [23]. Như vậy, nhìn chung chưa có sự thống nhất về nguồn gốc thuật ngữ DL, song các thuật ngữ này đều có nghĩa là cuộc hành trình đi một vòng, từ một nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại. Trong tiếng Việt, thuật ngữ DL được giải nghĩa theo âm Hán – Việt: “Du” có nghĩa là đi chơi, “lịch” có nghĩa là sự từng trải [32].

Khái niệm DL cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Năm 1811, định nghĩa về DL lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: "DL là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí" [32]. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động cơ chính của hoạt động DL.

Hai học giả Hunziker và Krapf là những người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết về cung – cầu DL đã đưa ra định nghĩa: "DL là tập hợp của các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời" [32].

Trong Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại Điều 4, chương I định nghĩa: "DL là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định" [21].

b. Tài nguyên du lịch

DL là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, việc hình thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động DL.

Về thực chất, TNDL là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích DL. Nói cách khác, TNDL càng phong phú, đa dạng thì càng có sức hút lớn với du khách [3], [32].

Theo I.I Pirojnik (1985), "TNDL là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kĩ thuật cho phép" [32].

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) tại Điều 4, chương I qui định: "TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu DL, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu DL, điểm DL, tuyến DL, đô thị DL" [21].

Như vậy, cách tiếp cận đối với TNDL giữa các nhà nghiên cứu có sự khác biệt song cơ bản có điểm chung là đều đề cập đến các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn đối với du khách.

c. Khách du lịch

Có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về khách du lịch (KDL). Định nghĩa đầu tiên về KDL xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII ở Pháp: "KDL là những người thực hiện một cuộc hành trình lớn" [32].

Đầu thế kỉ XX, nhà kinh tế học người Áo, Josef Stander đưa ra định nghĩa: "KDL là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế" [32].

Như vậy có nhiều quan niệm về KDL. Tuy nhiên về cơ bản chúng còn phiến diện và chưa phản ánh đầy đủ nội hàm của khái niệm. Một số mới chỉ dừng lại ở việc phân tích động cơ DL, hoặc bóc tách DL khỏi các chức năng KT - XH,…

Luật du lịch Việt Nam (2005) tại Khoản 2, Điều 4, Chương I quy định "KDL là người đi DL hoặc kết hợp đi DL, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến" [21].

Tại Điều 34, chương V qui định: KDL bao gồm KDL nội địa và KDL quốc tế.

"KDL nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi DL trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam".

"KDL quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam DL, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài DL" [21].

d. Sản phẩm du lịch

Theo Michael M.Coltman: “Sản phẩm DL là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” [32].

Theo cách hiểu khác, sản phẩm DL là "các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó" [3].

Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): "Sản phẩm DL là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách DL trong chuyến đi DL" [21].

Như vậy hiểu một cách chung nhất, sản phẩm DL là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các TNDL đáp ứng nhu cầu

của KDL. Sản phẩm DL được hiểu "là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của KDL trong chuyến đi DL" [32].

1.1.1.2. Loại hình du lịch

Các hoạt động DL rất phong phú và đa dạng. Tùy yêu cầu và mục đích mà hoạt động DL được xếp vào các loại hình DL khác nhau.

- Phân loại theo mục đích chuyến đi gồm DL thuần túy và DL kết hợp.

- Phân loại theo TNDL có DL văn hóa và DL sinh thái.

- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động có DL trong nước và DL quốc tế.

- Phân loại theo vị trí địa lí gồm DL biển, DL núi, DL đô thị, DL đồng quê.

- Phân loại theo thời gian của cuộc hành trình có DL ngắn ngày và DL dài ngày.

- Phân loại theo việc sử dụng các phương tiện giao thông có DL xe đạp, DL ô tô, DL máy bay, DL tàu hỏa, DL tàu thủy.

- Phân loại theo hình thức tổ chức: DL có tổ chức theo đoàn, DL cá nhân và DL gia đình.

Ngoài các cách phân loại trên còn có một số cách phân loại khác như: Theo lứa tuổi – đối tượng khách, theo phương thức hợp đồng, theo địa điểm lưu trú, … [32].

1.1.1.3. Chức năng của du lịch

a. Chức năng xã hội

DL giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cải thiện đời sống nhân dân. DL có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, phục hồi sức khỏe của con người. Trong chừng mực nào đó, DL có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức sống và khả năng lao động của con người.

Các công trình nghiên cứu về sinh học đã khẳng định: Nhờ chế độ nghỉ ngơi và DL hợp lý, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%; bệnh đường hô hấp giảm 40%; bệnh thần kinh giảm 30%. Hàng năm, đa số tổ chức và doanh nghiệp đều thực hiện những kỳ nghỉ nhằm phục hồi sức khỏe, gắn kết các thành viên trong cộng đồng [23], [30].

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí