thực hiện, tiến độ phân bổ kinh phí, tổ chức thực hiện, điều hành, kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện.
Thứ hai, đối với dự án ĐMCN đã nhận được hỗ trợ từ cấp Trung ương thì cấp địa phương có thể có 3 phương án (Hoàng Xuân Long, 2011): (1) không hỗ trợ thêm và dành nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp khác, (2) hỗ trợ thêm, bởi vì hỗ trợ của cấp Trung ương vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp và (3) hỗ trợ bình thường theo mức chung dành cho doanh nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ cho ĐMCN.
5.3.3. Nhóm giải pháp đào tạo, thông tin, tuyên truyền
Thứ nhất, tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp đối với xã hội trong hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp:
- Nhà nước cần tập trung nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho các doanh nghiệp, đặc biệt là giám đốc doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị về những đóng góp của doanh nghiệp cho cộng đồng và cho chính doanh nghiệp từ các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp bằng các khóa học ngắn hạn, có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, môi trường, nhà hoạch định chính sách công nghệ, cơ quan quan lý nhà nước về công nghệ. Từ đó các doanh nghiệp sẽ có nhận thức cao hơn trong hoạt động ĐMCN và có thể sẽ thay đổi hành vi ra quyết định đầu tư ĐMCN của doanh nghiệp trong tương lai.
- Cần chú trọng nhiều tới chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ trong doanh nghiệp, đặc biệt cần hướng doanh nghiệp đào tạo giám đốc chuyên trách về công nghệ; đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến chính sách nhà nước về đào tạo ở cấp địa phương như tuyên truyền phải đi đôi với giải thích về các nội dung trong chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, tránh hô khẩu hiệu chung chung. Vì thế, các cấp địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kiến thức về công nghệ như phân phát tài liệu, tổ chức lớp học nhằm nâng cao năng lực tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn, đàm phán về công nghệ, tiến tới thực hiện các hoạt động ĐMCN thành công.
Thứ hai, phối hợp giữa các cơ quan Trung ương với địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động KH&CN nói chung và ĐMCN nói riêng trên tinh thần Chỉ thị số 03/2003/CT-BKH&CN:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN cần nghiên cứu để hiểu rõ các chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong hoạt động KH&CN và các Sở KH&CN cần bố trí một người phụ trách, theo dõi, tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KH&CN.
Có thể bạn quan tâm!
- Tính Bền Vững Của Chính Sách Nhằm Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Trên
- Bối Cảnh Quốc Tế Và Trong Nước Đối Với Việc Hoàn Thiện Chính Sách Nhà Nước Nhằm Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Đổi Mới Công Nghệ
- Nhóm Giải Pháp Kinh Tế Nhằm Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Đmcn
- Trần Ngọc Ca, (2011), “Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Việt Nam: Con Đường Công Nghệ” , Tạp Chí Kinh Tế Và Phát Triển, Tháng 3/2011.
- Nguyễn Quang Tuấn (2007), “Vốn Xã Hội Cho Phát Triển Khoa Học Và Công Nghệ Và Triển Vọng Cho Việt Nam”, Tạp Chí Chính Sách Kh&cn Số 14/2007.
- Xin Ông (Bà) Cho Biết Về Sự Nhận Biết Của Doanh Nghiệp Đối Với Văn Bản Chính Sách Nhà Nước Nhằm Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Đmcn:
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
- Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các tổ chức xã hội nghề nghiệp để tuyên truyền rộng rãi về chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, hình thành các kênh thông tin để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phản ánh những khó khăn, những vướng mắc trong hoạt động ĐMCN, từ đó nhà nước sẽ tiếp nhận, xử lý và hoàn thiện các chính sách đã ban hành hoặc bổ sung ban hành những chính sách mới phù hợp hơn với doanh nghiệp trong hoạt động ĐMCN.
Thứ ba, Nhà nước cần đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới các tổ chức trung gian, các tổ chức tư vấn, cung cấp thông tin, đào tạo về công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường; đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng các chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên tinh thần Nghị định 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Mặt khác, không ngừng nâng cao khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đến các chính sách ưu đãi của Nhà nước thông qua các kênh thông tin khác nhau như gửi công văn, thông qua hiệp hội doanh nghiệp, ti vi, đài, báo, internet và các kênh thông tin điện tử khác.
Thứ tư, Nhà nước cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin công khai trên mạng Internet hàng năm về các hoạt động của doanh nghiệp (nhấn mạnh các doanh nghiệp đã có các hoạt động ĐMCN thành công) và thực trạng công nghệ của các doanh nghiệp. Từ đó, Nhà nước sẽ công khai tuyên dương, khen thưởng các doanh nghiệp có hoạt động ĐMCN thành công, đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp và xã hội, đồng thời cũng công khai phê bình và có các chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng xấu tới lợi ích xã hội.
5.3.4. Các giải pháp khác
Thứ nhất, Nhà nước cần phát triển thị trường công nghệ nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho mọi quan hệ kinh tế đều vận động theo xu hướng thị trường cạnh tranh. Để làm được điều này, Nhà nước cần đẩy mạnh việc kết nối cung – cầu về công nghệ như ban xây dựng quản lý chợ công nghệ, dịch vụ môi giới, tư vấn công nghệ, kiểm định, đánh giá công nghệ nhằm thiết lập trật tự thị trường; đồng thời khuyến khích doanh nghiệp cung cấp, tra cứu thông tin về công nghệ và phổ biến thông tin công nghệ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm phục vụ tốt cho hoạt động ĐMCN. Hơn nữa Nhà nước cần thúc đẩy nhanh việc thực hiện Quyết định số 214/2005/QĐ-Ttg về đề án phát triển thị trường công nghệ.
Thứ hai, Nhà nước cần phát triển hạ tầng công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ quốc gia, nâng cấp và đẩy nhanh việc xây dựng các trung tâm công nghệ từ Trung ương đến địa phương, các vườn ươm công nghệ để tạo nguồn cung công nghệ nhằm hỗ trợ cho hoạt động R&D và phục vụ tốt hơn hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp.
Thứ ba, Nhà nước cần kích thích các doanh nghiệp thành lập bộ phận R&D trong doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể tiếp cận được với KH&CN tiên tiến trên thế giới, từ đó hình thành các ý tưởng nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm mới/qui trình mới phục vụ cho chính doanh nghiệp mình; đồng thời có thể giúp doanh nghiệp giải quyết các sự cố, ngăn ngừa sự cố trong quá trình vận hành, làm chủ và đồng hóa công nghệ, tiến tới cải tiến, sao chép và tạo ra công nghệ mới. Qua đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao được năng lực công nghệ, góp phần thực hiện thành công ĐMCN của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai.
Thứ tư, Nhà nước cần hỗ trợ hoạt động dự báo và nhìn trước công nghệ cho doanh nghiệp. Hoạt động này không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với cơ quan quan lý nhà nước về công nghệ trong việc xác định các công nghệ ưu tiên, công nghệ mũi nhọn, hoạch định chiến lược/qui hoạch/kế hoạch phát triển công nghệ. Vì thế, hoạt động này vừa là nhu cầu của quản lý nhà nước vừa là nhu cầu của doanh nghiệp, hoạt động cũng giúp doanh nghiệp có một cách
nhìn toàn cảnh về công nghệ mình đang sử dụng hay có cách nhìn hệ thống đối với công nghệ sẽ xảy ra trong tương lai. Qua đó doanh nghiệp có thể dự đoán được vòng đời công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng làm cơ sở để hoạch định chiến lược ĐMCN, cũng như ra quyết định các vấn đề liên quan tới ĐMCN.
Thứ năm, Nhà nước cần xây dựng năng lực ĐMCN quốc gia thay vì xây dựng năng lực công nghệ từng ngành sau đó tổng hợp thành năng lực quốc gia; hơn nữa cần xây dựng các chính sách liên ngành nhằm hạn chế sự biệt lập trong quản lý ĐMCN giữa các bộ ngành, đồng thời chính sách ĐMCN cho doanh nghiệp cần phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm, phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và xu hướng chung của hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ sáu, Nhà nước cần tích cực triển khai hơn nữa lộ trình cải cách hành chính theo hướng đơn giản qui trình xét duyệt các dựa án ĐMCN của doanh nghiệp, giảm thời gian được hưởng ưu đãi đối với doanh nghiệp thực hiện các hoạt động ĐMCN, đồng thời gia tăng sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp trên tinh thần bình đẳng, công khai, tiến tới xóa bỏ độc quyền một số lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước.
5.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp
5.4.1. Đối với Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước cần khuyến khích doanh nghiệp, các tổ chức ngoài nhà nước tăng cường mức đầu tư cho KH&CN, trong đó có đầu tư cho ĐMCN; đồng thời từng bước nâng tổng mức đầu tư cho KH&CN của Việt Nam tương đương với mức trung bình trung của các quốc gia trên thế giới khoảng 1,9% GDP (hiện nay là 0,85% GDP, trong đó từ ngân sách Nhà nước khoảng 0,5% GDP, ngoài Nhà nước khoảng 0,35% GDP).
Thứ hai, Nhà nước cần thay đổi quan niệm về đối tượng quản lý và cần xây dựng chính sách ĐMCN cho doanh nghiệp theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến phải thay đổi chức năng, nhiệm vụ của Bộ chủ quản từ thực hành tác nghiệp sang chủ yếu tham gia điều phối các mạng lưới liên kết trong hệ thống đổi mới. Cụ thể:
- Coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải là đối tượng bị quản lý, đồng thời nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động R&D để thực hiện ĐMCN thành công.
- Cần có sự đối thoại dân chủ giữa doanh nghiệp và Nhà nước khi xây dựng các chính sách ĐMCN. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng kế hoạch ĐMCN gắn với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp phối hợp được với các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và nhà làm chính sách; đây là cơ sở để xây dựng chính sách ĐMCN hướng tới doanh nghiệp nhằm tập trung mọi nguồn lực để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Thư ba, Nhà nước cần có quan điểm đúng đắn nhằm tiếp tục đẩy nhanh việc chuyển các tổ chức R&D sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, xây dựng cơ quan đổi mới quốc gia với mục tiêu thúc đẩy sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp sáng tạo, tiến tới xóa bỏ dần ranh giới giữa khu vực nghiên cứu và sản xuất:
- Nhà nước cần khuyến khích các tổ chức R&D, các trường đại học trong việc thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh, khuyến khích việc đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, gắn khoa học, đào tạo với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Nhà nước cần xây dựng cơ quan đổi mới quốc gia nhằm thực hiện chức năng điều phối đa ngành, đa lĩnh vực trong hoạt động đổi mới, trong đó có ĐMCN. Cơ quan này có khả năng tiến hành khảo sát, phân tích toàn diện về những lĩnh vực đổi mới và các chính sách liên quan tới đổi mới, đồng thời đề ra tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá tác động của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
Thứ tư, Nhà nước cần tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ; để làm được điều này Nhà nước cần cải cách mạnh mẽ hệ thống đào tạo, gắn hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong trường học với thực tiễn, nhu cầu của thị trường để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nhân lực ĐMCN cho doanh nghiệp.
5.4.2. Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, doanh nghiệp cần phải chủ động và không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp nói chung và nguồn nhân lực phục vụ cho ĐMCN nói riêng:
- Các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư nhằm phát triển nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao để đảm bảo việc vận hành ổn định, làm chủ công nghệ tiến tới có những cải tiến, sao chép và đổi mới sản phẩm/qui trình sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi vì sự hạn chế của nguồn nhân lực là rào cản lớn trong hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp hiện nay.
- Doanh nghiệp cũng cần chủ động tiếp cận với những chính sách ưu đãi của nhà nước trong việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, đồng thời có thể đặt hàng đào tạo với các tổ chức đào tạo uy tín nhằm hoàn thiện kỹ năng công nghệ, kỹ năng quản trị theo hướng hiện đại, khuyến khích năng lực sáng tạo và đổi mới để đáp ứng nhanh nhu cầu về nhân lực cho doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận các nguồn thông tin, xử lý thông tin về công nghệ mới liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chủ động nghiên cứu, dự báo thị trường sản phẩm đầu ra, tìm kiếm, duy trì các yếu tố đầu vào quá trình sản xuất, đồng thời chủ động tìm kiếm, huy động các nguồn vốn cho đầu tư ĐMCN của doanh nghiệp.
Thứ ba, doanh nghiệp cần chủ động đẩy nhanh quá trình hoàn thiện và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, trong đó có văn hóa ĐMCN nhằm kích thích tình thần sáng tạo không ngừng của các cá nhân trong doanh nghiệp, đồng thời cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp trong hoạt động ĐMCN. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng các kế hoạch công nghệ, định hướng phát triển của doanh nghiệp trên cơ sở năng lực công nghệ của doanh nghiệp và chủ động phòng ngừa các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới ĐMCN trên cơ sở kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu tính thích hợp của công nghệ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Chương 5 của Luận án đã làm rõ các nội dung sau:
Thứ nhất, làm rõ bối cảnh quốc tế và trong nước đối với việc hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
Thứ hai, làm rõ các quan điểm hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Trong đó nhấn mạnh: (i) ĐMCN phải là nhu cầu tự thân vận động của doanh nghiệp trong tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, (ii) Nhà nước cần phải sử dụng đồng bộ các chính sách nhằm vừa tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp ĐMCN, vừa thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN để thực hiện các mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể. Qua đó, sẽ nâng cao được năng lực công nghệ của doanh nghiệp, cũng như nâng cao năng lực nội sinh về công nghệ của quốc gia.
Thứ ba, Luận án đưa ra các nhóm giải pháp chính nhằm hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, bao gồm: (i) Nhóm giải pháp tạo môi trường thể chế; (ii) nhóm giải pháp kinh tế; (iii) nhóm giải pháp đào tạo, thông tin, tuyên truyền; (iv) các nhóm giải pháp phụ trợ khác.
Thứ tư, Luận án đưa ra các điều kiện từ phía Nhà nước và doanh nghiệp để thực hiện các giải pháp trên cơ sở phù hợp với điệu kiện, hoàn cảnh của Việt Nam và năng lực của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
1. Kết luận
Luận án “Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội” đã thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở phần mở đầu:
- Một là, luận án đã đánh giá, bổ sung làm rõ khái niệm ĐMCN và chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích có chọn lọc các tài liệu, tư liệu, các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan tới công nghệ, ĐMCN, chính sách đổi mới, chính sách ĐMCN và chính sách nhà nước nhằm khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
- Hai là, luận án đã bổ sung làm rõ khái niệm chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN trên cơ sở tổng quan về chính sách, chính sách công; đồng thời phân chia chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thành ba chính sách theo cách tiếp cận công cụ chính sách (chính sách tạo môi trường thể chế, chính sách kinh tế và chính sách đào tạo, thông tin, tuyên truyền).
- Ba là, hành vi ra quyết định ĐMCN của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; Kết quả nghiên cứu cho thấy, có hai yếu tố bên trong tác động mạnh nhất tới ĐMCN ở doanh nghiệp: (i) năng lực vốn và năng lực huy động vốn của doanh nghiệp, (ii) năng lực của nguồn nhân lực công nghệ phục vụ cho ĐMCN ở doanh nghiệp; đồng thời có hai yếu tố bên ngoài tác động mạnh tới ĐMCN ở doanh nghiệp: (i) sức ép cạnh tranh về sản phẩm, công nghệ của doanh nghiệp trên thị trường buộc doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất, (ii) sự thay đổi của chính sách vĩ mô, ngành (trong đó có chính sách KH&CN) làm gia tăng sức ép cho doanh nghiệp buộc phải ĐMCN để đáp ứng được yêu cầu về sản phẩm, công nghệ theo các qui định hiện hành.
- Bốn là, kể từ khi Luật KH&CN (2000) ra đời đến nay, chính sách nhà nước đã có những tác động nhất định đến hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo đánh chung của doanh nghiệp và các cán bộ thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về ĐMCN thì tác động của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thể hiện ở tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững còn chưa cao và cần phải tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.