Các Công Cụ Của Chính Sách Ngoại Thương.


Gần 80% kim ngạch nhập khẩu từ các nước Châu ¸ (trong đó 28 - 30% từ các nước ASEAN). Trong khối ASEAN, thị trường nhập khẩu chính là Singapore (năm 2002 tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu là 15,5%). Trong các nước Châu ¸ ngoài ASEAN, các thị trường nhập khẩu chính là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc (với tỷ trọng từ 10 - 13%). Thị trường các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương có tỷ trọng thấp, các nước có kim ngạch cao cũng chỉ ở mức trên dưới 2% (Đức 2,44%, Nga 2,3%, Mỹ 2,5%, Ôxtrâylia 1,66% - số liệu năm 2002). Với cơ cấu thị trường nhập khẩu như trên, đã hạn chế việc tiếp cận các thiết bị công nghệ tiên tiến từ các nước công nghiệp có nền công nghiệp nguồn, điều này đã ảnh hưởng tới việc thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. (Kết quả

được nêu trong biểu số 7 – phụ lục).

2.2.3. Chính sách mặt hàng.

+ Chính sách mặt hàng xuất khẩu: Với chính sách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu kết hợp với sự ưu đãi về thuế ưu đãi về vay vốn, tín dụng… Nhiều biện pháp được triển khai và áp dụng một cách linh hoạt phù hợp với từng mặt hàng của nước ta. Tất cả các chính sách mặt hàng đều được ban hành, bổ sung hay sửa đổi trên nguyên tắc khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của từng mặt hàng, nâng cao tỷ lệ hàng hoá qua chế biến tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Nghị định 57/1998/NĐ-CP và Nghị định 46/NĐ-CP về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005, sau đây là một số chính sách và biện pháp đã

được triển khai đối với từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.


Chính sách và biện pháp thúc đẩy một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Mặt hàng

Chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu


Gạo

- Tăng dần đầu mối xuất khẩu gạo

- Chính phủ có chính sách, và biện pháp kịp thời thúc đẩy xuất khẩu gạo:

+ Thoả thuận cấp chính phủ trong việc xuất khẩu gạo

+ Chấp nhận hàng đổi hàng đối với một nước cụ thể

- Đa dạng hoá hình thức xuất khẩu gạo


Điều

- Quy hoạch khu vực trồng điều đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định

- Duy trì giống tốt (nhân giống) và đầu tư thâm canh

- Đưa công nghệ chế biến hiện đại vào sản xuất kinh doanh điều xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh mặt hàng điều


Cà phê

- Tận dụng lợi thế cà phê Việt Nam có năng suất cao

- Có chính sách kịp thời khi mặt hàng cà phê bị tác động mạnh của giá thị trường thế giới.

- Tích cực đầu tư các thiết bị chế biến và phân loại, đưa tỷ lệ cà phê có chất lượng cao tăng dần.

- Có chính sách kịp thời khắc phục tình trạng mua, tranh bán, ép giá

người trồng và sản xuất cà phê bằng thi hành chế độ đầu mối.


Cao su

- Quy hoạch cao su được Chính phủ đặt lên vị trí hàng đầu

- Nâng cao thiết bị chế biến nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm từ cao su

Thuỷ, Hải sản

- Tăng tỷ trọng sản phẩm thuỷ - hải sản chế biến

- Đầu tư theo hướng ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho chế biến hàng xuất khẩu

Hàng dệt may

- Tập trung vào gia công để tận dụng nguồn lao động rẻ, có thị trường

đầu ra ổn định.

- Đa dạng hoá sản phẩm may


Giày dép

- Tận dụng nguồn lao động trẻ, tay nghề khéo, nắm bắt nhanh kỹ thuật công nghệ mới.

- Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nâng cao khả năng cạnh tranh

của ngành, thừa hưởng các thị trường tiềm năng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Chính sách ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 8



Hàng

điện tử và linh kiện máy tính

- Chuyển giao công nghệ hiện đại và không ngừng đầu tư vào một số lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh:

- Tận dụng nguồn lao động trẻ, tiếp thu nhanh và không ngừng đầu tư vào một số lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh:

- Tập dụng nguồn lao động rẻ, tiếp thu nhanh là một trong những mục

tiêu phát triển ngành điện tử, phần mềm tin học.


Hàng thủ công mỹ nghệ

- Tận dụng được lao động tại các làng nghề

- Vốn đầu tư thấp, mặt bằng cơ sở sản xuất dễ tận dụng

- Tận dụng được nguồn nguyên liệu trong nước

- Cơ chế chính sách đang từng bước nhằm khuyến khích phát triển hàng thủ công mỹ nghệ (Nghị định 51/1999/CĐ-CP)

- Chính sách mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã tận dụng thị trường xuất

khẩu đang rộng mở.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tài liệu của Viện Nghiên cứu Thươmg mại – Bộ thương mại {5}

Với các chính sách và biện pháp cụ thể cho từng mặt hàng trong quá trình đổi mới nền kinh tế, chính sách hàng xuất khẩu Việt Nam đã đạt được những kết quả sau:

- Có những chuyển biến cơ bản trong mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Chính sách mặt hàng xuất khẩu trong thời gian qua phần nào đã thể hiện hướng mạnh và tạo mọi điều kiện đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng mà Việt nam có lợi thế, Chính phủ một mặt đã đề ra hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho sản xuất, cho đầu tư nhằm khai thác triệt để các lợi thế so sánh của những mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu, mặt khác tích cực triển khai những ngành hàng có thể tận dụng được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài hoặc liên doanh với các doanh nghiệp trong nước để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu mới như dầu thô, hàng điện tử….

Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu: Với phương châm củng cố và phát triển các ngành nghề truyền thống: từ mặt hàng có thế mạnh của nông nghiệp như gạo, điều, cao su, chè,… tiếp đến phát triển một số mặt hàng mà chúng ta


có lợi thế trên thị trường thế giới như mặt hàng tiêu, cà phê, thuỷ hải sản, đồng thời tận dụng và khai thác nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ, khéo tay để phát triển các ngành may mặc, giày dép, điện tử, khôi phục lại một số làng nghề truyền thống với nguyên tắc kế thừa kết hợp tính hiện đại để đưa ngành thủ công mỹ nghệ có mặt và bước đầu chiếm vị thế trên thị trường thế giới.

Như vậy trong quá trình "đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu", Việt Nam có chính sách phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Thực hiện chính sách này trước hết mở rộng diện mặt hàng và sau nữa trên cơ sở đó lựa chọn và phát triển hàng xuất khẩu chủ lực tốt hơn. Năm 1991 có 10 mặt hàng chủ lực trong

đó có 4 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD trở lên, gồm dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may; mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất là dầu thô đạt là 581 triệu USD/năm. Đến nay số danh mục xuất khẩu chủ lực là17 mặt hàng, tăng thêm 7 mặt hàng mới là lạc nhân, than đá, hàng điện tử - máy vi tính và linh kiện nhập khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng rau quả, sản phẩm gỗ, thuỷ sản. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD/năm là thủy sản, giày dép, dệt may, dầu thô và 3 mặt hàng khác đạt xấp xỉ 400 triệu đến 700 triệu USD/năm như gạo, cà phê, máy vi tính và linh kiện điện- điện tử. Các mặt hàng ngoài lạc nhân và chè còn lại

đều đạt kim ngạch trên 100 triệu USD.( Kết quả cụ thể được nêu tại biểu số 4

– phô lôc.)

Theo kinh nghiệm phát triển ngoại thương của một số nước Châu ¸, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mỗi nước thường tập trung ưu tiên cao cho việc phát triển từ 7 đến 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Từ thực tiễn này Việt Nam đã xác định số lượng mặt hàng xuất khẩu chủ lực dao động từ 10 đến 15 mặt hàng. Với số mặt hàng xuất khẩu chủ lực này có thể cho phép Việt Nam khắc phục tình trạng bất lợi khi thị trường thế giới có biến động và cũng mở ra những khả năng tăng quy mô sản xuất khi thị trường thế giới có thuận lợi. Lúc

đó có thể lựa chọn một hoặc vài mặt hàng xuất khẩu chủ lực để tập trung sản xuất với quy mô lớn, tận dụng cơ hội và điều kiện thuận lợi của thị trường thế giới.


Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực: Việt Nam từ chỗ đơn thuần xuất khẩu một số loại nguyên liệu thô chưa qua chế biến như thán đá, thiếc, gỗ tròn… và một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ đơn giản, chủng loại hàng hoá xuất khẩu tới nay đã trở nên đa dạng hơn, trong đó có những mặt hàng đạt giá trị kim ngạch cao vào hàng thứ hai, thứ ba trên thế giới, như gạo, cà phê. Hàng nguyên liệu thô năm 1991 chiếm trên 92% tổng kim ngạch xuất khẩu, nay còn khoảng 60%; Hàng chế biến và chế biến sâu (trong đó có hàng chế tạo) năm 1991 chỉ chiếm khoảng 8%, năm 1999 đã lên khoảng 40% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cơ cấu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản năm 1991 chiếm tỷ trọng 53% tổng kim ngạch đến năm 1999 xuống còn khoảng 32,0%, và đến năm 2002 còn khoảng 31,0% năm 2003 tỷ trọng này là 36%, nhóm hàng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp năm 1991 chiếm 47% thì năm 1999 đã tăng lên 68,0%, năm 2002 đã là 69% và năm 2003 lại giảm sút còn 64%. (Kết quả cụ thể được nêu tại biểu số 8 phụ lục).

- Chất lượng hàng xuất khẩu tăng lên đáng kể, bước đầu có vị thế trên thị trường thế giới.

Chất lượng hàng xuất khẩu được nâng lên, bước đầu tạo sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời gây tác động tích cực tới chất lượng sản phẩm trong nước. Hiện nay gạo, dầu thô, thuỷ sản, hàng may mặc, giầy dép, cà phê, nhân điều, hạt tiêu… xuất khẩu và Việt Nam đã được thừa nhận đạt chất lượng quốc tế. Các nhà sản xuất trong nước đã chú trọng

đầu tư đổi mới công nghệ, nhờ vậy chất lượng sản phẩm được nâng cao khá nhanh, nhiều hàng nội đã có chất lượng không thua kém hàng ngoại như mặt hàng xi măng, đường, thép, xe đạp, quạt điện, phích nước, bóng điện…tuy vậy giá thành sản phẩm còn cao nên sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập khẩu còn hạn chế.

Hàng xuất khẩu Việt Nam bước đầu đã có vị thế trên thị trường thế giới. Vài năm gần đây một số mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trường hàng năm cao là giầy dép, hàng điện tử, nhân điều, hạt tiêu, chè, gạo… Một số mặt hàng


xuất khẩu chủ lực có ảnh hưởng nhất định tới thị trường khu vực và thị trường thế giới là gạo xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan, nhân điều đứng thứ 2 thế giới sau Ên Độ, cà phê đứng thứ 3 thế giới sau Brazin, Colombia (nếu chỉ tính riêng cà phê robusta thì Việt Nam đứng số 1 thế giới) hạt tiêu (năm 2002)

đứng đầu thế giới (vượt Ên Độ)

+ Chính sách mặt hàng nhập khẩu

Chính sách mặt hàng nhập khẩu được dựa trên cơ sở điều hành mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân, gồm những mặt hàng như xăng dầu, phân bón và hàng tiêu dùng, bên cạnh đó còn có danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu, danh mục hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch, danh mục hàng tiêu dùng cần hạn chế nhập khẩu v.v… Vừa đáp ứng nhu cầu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu hàng tiêu dùng thiết yếu cho sản xuất kinh doanh và đời sống bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm, vừa đảm bảo cho nền kinh tế đất nước phát triển. Chính sách mặt hàng nhập khẩu đã đạt được kết quả sau:

- Cơ cấu hàng nhập khẩu được cải tiến theo hướng tích cực.

Nhập khẩu máy móc thiết bị, năm 1991 chiếm tỷ trọng là 21,8% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 1995 tăng lên 25,7%, năm 2000 tăng lên 30,6%, năm 2002 là 35% và 2003 lên tới 36,1%.

Nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, hàng năm đều ở mức trên 60% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Hàng tiêu dùng giảm tương đối năm 1991 tỷ trọng là 11,1% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 1995 lên 15,2%, năm 2000 còn 6,2%, năm 2002 kim ngạch đạt 180 triệu USD chiếm khoảng 2,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2003 tỷ trọng chỉ còn 1,4%. (Kết quả cụ thể được nêu tại biểu số 9- phụ lục).

Sự thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu đã cho thấy việc quản lý và chỉ đạo công tác nhập khẩu đã và đang đi đúng hướng, tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ nhằm thực hiện công cuộc CNH, HĐH. Giữ tỷ trọng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu cao để phát triển sản xuất và giảm dần tỷ trọng nhập


khẩu hàng tiêu dùng hạn chế dần mức nhập siêu góp phần lành mạnh hoá các cân thương mại, mặt khác cũng cho thấy khả năng tự đáp ứng hàng tiêu dùng công nghiệp sản xuất từ trong nước có tiến bộ

2.2.4. Các công cụ của chính sách ngoại thương.

2.2.4.1. ThuÕ quan.

Các nguyên nhân chủ đạo trong việc xây dựng thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam là:

1). Bảo vệ nguồn tài nguyên khan hiếm, hạn chế xuất khẩu những mặt hàng chiến lược;

2). Bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước; 3). Bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước;

4). Điều tiết tiêu dùng đối với các mặt hàng xa xỉ hoặc có ảnh hưởng

đến các khía cạnh xã hội, văn hoá, an ninh quốc gia.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của nước ta ban hành 12/1987 và

được thay thế gần như toàn bộ bằng Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,

được Quốc hội thông qua ngày 26.12.1991, đánh dấu sự hoàn thiện căn bản về cơ chế quản lý thương mại của Nhà nước bằng thuế quan. Luật thuế mới được

điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế về chế độ thuế quan, đồng thời thể hiện rõ hơn chủ trương bảo hộ của Nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ thương mại giữa Việt nam với các nước trên thế giới ngày một phát triển, ngày 1.1.1999. Luật thuế xuất nhập khẩu mới ra đời, cấu trúc của biểu thuế quan và mã hàng hoá chi tiết là 8 số theo danh mục phân loạ hàng hoá điều hoà HS của tổ chức Hải quan quốc tế. Nội dung của biểu thuế mới thể hiện rõ nguyên tắc "hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước"…

Đến nay Việt Nam đã nhiều lần sửa đổi khung thuế suất, sửa đổi và bổ sung biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu và sửa đổi mức thuế suất, xuất khẩu, mức thuế suất nhập khẩu. Tất cả các sự sửa đổi này chưa thực sự ổn định và đáng tin cậy đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thêm vào đó, sự thiếu

đồng bộ trong cơ cấu thuế, hệ thống quản lý không hiệu quả khiến hệ thống


thuế của nước ta thiếu minh bạch. Chỉ tính trong vòng 4 năm từ tháng 4/1999

đến tháng 4/2002 đã có tới 41 quyết định của Bộ trưởng tài chính và một số thông tư liên quan việc sửa đổi biểu thuế suất ưu đãi (MFN) đối với nhiều mặt hàng.

Sơ đồ dưới đây cho thấy sự phân bố các dòng thuế giữa các khung thuế trong biểu thuế của Việt Nam là có quá nhiều khung thuế và ít mặt hàng trong mỗi một khung thuế.

Phân bổ thuế xuất nhập khẩu

Khung thuÕ


MiÔn phÝ

1-5%

10-15%

20-25%

30%


40%


50%

>50%


0 5 10 15 20 25 30 35

Số dòng thuế (% trong tổng số)

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu: Montague Lord (2002). Khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam: Liên kết giữa chính sách thương mại và chính sách kinh tế vĩ mô - Hà Nội. {28}

Với quá trình đổi mới của chính sách thuế suất xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây, mức thuế trung bình đã được giảm một vài lần nhưng vẫn còn cao và các nhóm thuế vẫn phản ánh mức bảo hộ cao của Chính phủ cho các ngành sản xuất trong nước. Trong những năm tới Việt Nam sẽ giảm mức thuế bảo hộ cao, thay và tăng cường sử dụng các loại thuế mà các

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí