Một Số Biện Pháp Khuyến Khích Xuất Khẩu.


nước phát triển hiện nay thường dùng như thuế tuyệt đối, thuế mùa vụ, thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp…. để bảo vệ thị trường trong nước.

2.2.4.2. Các công cụ phi thuế quan.

Để điều tiết hoạt động ngoại thương, ngoài chính sách thuế quan Chính phủ Việt Nam còn áp dụng một loạt các biện pháp phi thuế quan khác và được gọi là hàng rào phi thuế quan (Non Tariff Barriers - NTBs), cụ thể gồm hạn chế định lượng (quota…) biện pháp phụ thu, biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật, tính thuế hải quan, các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, phân bổ ngoại tệ và nhiều biện pháp hành chính khác nhau được áp dụng để kiểm soát, quản lý và hạn chế nhập khẩu một số chủng loại hàng hoá. Những biện pháp phi thuế quan có rất nhiều nhược điểm như khó xác định rõ tác động cũng như mức độ bảo hộ của nó, các hạn chế định lượng sẽ làm thiệt hại cho người tiêu dùng và mang lại lợi tức cho người nắm giữ hạn ngạch ưu đãi… Để giảm thiểu những hạn chế trên Chính phủ đã ra Nghị định 46/2001/NĐ-CP về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu 5 năm 2001-2005 để thay thế cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hàng năm bằng một cơ chế dài hạn, thông thoáng, giảm dần sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao vai trò của các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước như thuế suất, lãi suất, tỷ giá, hỗ trợ xuất khẩu… Sau đây là những biện pháp phi thuế quan cụ thê.r

+ Hạn chế định lượng: là biện pháp phi thuế quan phổ biến nhất ở nước ta đó là việc gắn liền với hệ thống cấp phép và hạn ngạch nhập khẩu. Trước năm 2000, các hạn chế số lượng chi phối khoảng 2/5 kim ngạch nhập khẩu và khoảng 1/3 lượng sản xuất trong nước. Điều này đồng nghĩa là khoảng 1/3 lượng hàng sản xuất trong nước nhận được sự bảo hộ đáng kể thông qua biện pháp này.

Các hạn chế định lượng của nước ta chia thành hai nhóm hàng hoá

chÝnh:


1) Danh mục hàng cấm xuất khẩu và nhập khẩu;

2) Danh mục mặt hàng nhập khẩu có giấy phép.


- Danh mục hàng cấm xuất khẩu và nhập khẩu là những mặt hàng có

ảnh hưởng tiêu cực trên các mặt xã hội, văn hoá, chính trị, an ninh và môi trường. Hạn chế thuộc loại này hoàn toàn tuân thủ điều XX của WTO/GATT. Tuy vậy, trong danh mục mặt hàng cấm và hạn chế của Việt Nam ngoài vũ khí, thuốc lá, pháo nổ, danh sách này có cả thuốc lá, ôtô cũ, và các loại hàng hoá tiêu dùng đã qua sử dụng. Danh mục bao gồm cả những hàng hoá trên đã

đi ngược lại với nguyên tắc của WTO về đối xử quốc gia (vì các mặt hàng này vẫn cho sản xuất hoặc lưu thông trong nước).

- Danh mục hàng hoá nhập khẩu có giấy phép là những mặt hàng nhập khẩu có giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại, thường là những mặt hành thuộc danh mục cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân. Giấy phép nhập khẩu là một hạn chế định lượng quan trọng để kiểm soát và quản lý các hàng hoá nhập khẩu thuộc loại nhạy cảm. Từ năm 2001, Nghị định 46 ra đời đã xây dựng lộ trình loại bỏ hạn chế định lượng. Như vậy, từ sau Nghị định 46 nhìn chung những hạn chế định lượng không phù hợp với quy định của AFTA, hay WTO đã dần được loại bỏ. Điều này thể hiện Việt Nam đã và đang tiến những bước căn bản đến mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Các biện pháp phụ thu: phụ thu là biện pháp nhằm ổn định giá cả trong nước khi có biến động về giá giữa thị trường trong nước và ngoài nước. Trước năm 2000, các mặt hàng đang chịu phụ thu gồm chất hoá dẻo, thép ống, thép xây dựng, phân bón, quạt điện, bột nhựa PVC, cốc thuỷ tinh.

Phụ thu thực chất là sự điều chỉnh tăng thuế khi biện pháp hạn chế định lượng bị loại bỏ. Theo quyết định số 35/2001/QĐ/BTC (18/4/2001), các mặt hàng thuộc đối tượng phụ thu gồm: giấy in, giấy viết, gạch ốp lát với mức thu là 10% giá nhập khẩu… Phụ thu là biện pháp gần với thuế quan nhưng không tuân thủ với quy định của WTO và cần phải bãi bỏ khi hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật: Đối tượng áp dụng hàng hoá thuộc danh mục quản lý chuyên ngành. Các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật

đảm bảo cho các cơ quan chức năng quản lý có hiệu quả đối với hàng hoá


nhập khẩu có tác động đến sức khoẻ con người, động thực vật, an ninh, môi trường, đồng thời còn xây dựng các tiêu chuẩn về kỹ thuật đối với một số chủng loại hàng hoá cần quản lý như các sản phẩm giống, thuốc chữa bệnh (nhưng có nguy cơ gây nghiện), thuốc trừ sâu,…

Theo tiêu thức quản lý chuyên ngành của Việt Nam hiện nay đang áp dụng được xem là phù hợp với các quy định của WTO. Song thực tế để được

đánh giá là hệ tiêu chuẩn mang tính kỹ thuật của Việt Nam liệu có phù hợp với quy định của WTO hay không thì còn phụ thuộc nhiều vào trình độ, kỹ năng chuyên môn của các cơ quan hữu quan khi xây dựng tiêu chuẩn này. Do vậy, để triển khai các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật, trước hết chúng ta sử dụng các biện pháp bảo vệ có lựa chọn như các tiêu chuẩn kỹ thuật có tác

động đến sức khoẻ con người, động thực vật, và môi trường.

+ Định giá hải quan: Cơ chế định giá hải quan tối thiểu được sử dụng với mục tiêu chống thất thu thuế và chống gian lận thương mại trong hoạt

động xuất nhập khẩu. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 08/2002/TT/ngày 23/1/2002 hướng dẫn thực hiện áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp

đồng mua bán ngoại thương. Theo thông tư này có 24 nhóm hàng áp dụng cơ chế xác định tính thuế tối thiểu, gồm rượu, xe máy, ôtô, sắt thép, xi măng… Tháng 5/2002, Bộ Tài chính đã quyết định giảm 12 nhóm hàng trong diện áp

đặt giá tính thuế tối thiểu.

Dựa vào giá tính thuế tối thiểu đã cho phép cơ quan hải quan xác định mức thuế. Chính sách định giá hải quan theo giá tối thiểu sẽ phải loại dần và về lâu dài sẽ không được sử dụng theo thoả thuận trong các Hiệp định thương mại. Thay vào đó là Việt Nam phải thực hiện quy định của ACV, tính giá trị hàng hoá được ghi trên hợp đồng, hoá đơn.

Ngoài các biện pháp phi thuế quan nêu trên chúng ta còn áp dụng một số biện pháp phi thuế quan khác. Có thể tóm tắt mục tiêu của hàng rào phi thuế quan của Việt Nam đang thực hiện như sau:


Các biện pháp và mục tiêu của hàng rào phi thuế quan


Loại biện pháp phi thuế quan

Mục tiêu

Phụ thu hải quan, Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế giá trị gia tăng; Định giá hải quan - giá nhập khẩu tối thiểu; Các biện pháp chống phá giá và đối kháng. Tạm thời cấm nhập để cân bằng thương mại; Dán tem, thủ tục hải quan đặc biệt.

Giấy phép nhập khẩu: Hàng hoá chịu sự

quản lý của Bộ chủ quản; Hạn ngạch nhập khẩu để cân đối nền kinh tế,

- Tăng nguồn thu

- Đóng góp quỹ bình ổn giá

- Bảo hộ một số ngành trọng tâm,

đặc biệt, ngành công nghiệp

- Bảo hộ sản xuất và quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của một số công ty trong nước.

- Bảo vệ sức khoẻ (y tế, kiểm dịch,

tiêu chuẩn kỹ thuật).

- Hạn ngạch xuất khẩu

- Quá trình phân bổ hạn chế về số lượng nhập khẩu

- Phân phối lợi tô phát sinh từ hạn chế về số lượng nhập khẩu

- Bảo hộ các doanh nghiệp có ưu đãi

- Đảm bảo đáp ứng được hạn ngạch

- Hàng cấm

- Bảo vệ các giá trị văn hoá

- Bảo vệ an ninh quốc phòng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Chính sách ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 9


Nguồn: Tác giả tổng hợp – từ tài liệu của tổng cục Hải quan {47}

Các biện pháp phi thuế quan của nước ta hiện nay hầu hết thuộc nhóm những biện pháp không phù hợp với quy định của các thể chế thương mại khu vực và quốc tế nên cần phải loại bỏ.

2.2.4.3. Tỷ giá hối đoái.

Thực chất của biện pháp này là Nhà nước thông qua việc quản lý ngoại hối để tác động đến xuất nhập khẩu. Song điều chỉnh tỷ giá hối đoái là việc làm đòi hỏi phải rất thận trọng, cần phải cân nhắc tới mọi mặt cơ chế tác động của việc thay đổi tỷ giá để đạt hiệu quả tổng thể. Như chúng ta đã biết, tỷ giá hối đoái rất nhạy cảm và sự thay đổi của nó sẽ gây những tác động phức tạp,


không chỉ đối với xuất nhập khẩu, cán cân thương mại mà còn tác động tới mặt bằng giá cả, lạm phát, đầu tư và vay nợ nước ngoài…

Nghị định số 64/HĐBT ngày 10-6-1989 xác định "tỷ giá hối đoái giữa

đồng Việt nam với đồng USD sát với giá trị, điều chỉnh lại tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Rúp chuyển đổi….". Với sự kiện phá giá mạnh đồng nội tệ, sau đó nhanh chóng thống nhất tỷ giá chính thức trên thị trường, xoá bỏ cơ bản hệ thống tỷ giá cũ quá phức tạp… cơ chế quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá Việt Nam đã có bước chuyển biến căn bản sang cơ chế thị trường, thoát khỏi trạng thái thụ động để trở thành công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế mở.

Năm 1985 tỷ giá chính thức của đồng tiền Việt Nam với đồng USD là 15VNĐ/1USD, trong khi đó tỷ giá trên thị trường là 165VNĐ/1USD. Như vậy chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường là 11 lần (165/15). Cũng trong năm này thâm hụt thương mại là 123 triệu USD, Năm 1986, tỷ giá trên thị trường lên đến 465VNĐ/1USD, cao hơn tỷ giá chính thức 31 lần (465/15), và tình hình thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán vãng lai còn xấu hơn nhiều. Năm 1986, trước tình hình kinh tế - tài chính trong và ngoài nước có những biến đổi quan trọng, Việt Nam phải điều chỉnh chính sách tỷ giá một cách căn bản. Lần điều chỉnh tỷ giá tháng 5/1987 đã rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường xuống còn 2,1 lần.

Tháng 1/1988 tiếp tục điều chỉnh tỷ giá (lần điều chỉnh này đã có tác

động tích cực đến hoạt động xuất khẩu, cán cân thương mại và tài khoản vãng lai); cụ thể rút ngắn khoảng cách chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường xuống còn 1,6 lần. Đến tháng 5/1989 chênh lệch tỷ giá giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và thị trường chỉ còn 10-15%. Đến cuối năm 1991, đầu năm 1992, tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường gần sát nhau.

Nhận thức được nền kinh tế Việt Nam ở điểm xuất phát thấp, lại chuyển

đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường trong

điều kiện đất nước đang chịu khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, các quan hệ thị trường, kể cả tài chính - tiền tệ và hoạt động ngoại thương còn rất


yếu kém và sơ khai, chính phủ đã đặt lên hàng đầu mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Như vậy ổn định tỷ giá hối đoái quan trọng hơn là tăng tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu. Đó chính là cốt lõi trong điều hành tỷ giá giai đoạn 1992 - 1996. Nhờ những đợt điều chỉnh tỷ giá, cùng với sự xuất hiện của gạo với tư cách là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã làm tình hình ngoại thương được cải thiện đáng kể. Trong 5 năm (1992 - 1996), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá chính thức đồng thời chỉ cho phép tỷ giá liên ngân hàng (LNN) dao động trong biên độ +/- 1%. Tuy vậy, giữ tỷ giá cố định quá lâu, không điều chỉnh theo tín hiệu thị trường đã không phản ánh được giá trị thực của đồng Việt Nam. Thâm hụt thương mại trong những năm này lên đến mức 2 con số: năm 1993: 31,4%; 1994: 43,7%; 1995: 49,7%; 1996: 53,6% so với kim ngạch xuất

khẩu. Tổng mức thâm hụt thương mại từ 1994 - 1997 khoảng trên 10 tỷ USD.(Biểu số 3 – phụ lục)

Sau một thời gian ổn định khá dài, đứng trước việc giữ tỷ giá cố định quá lâu, ngày càng xa rời giá thực (tỷ giá hối đoái thực tăng khoảng 50% từ năm 1990), tỷ giá giao dịch LNH bị kìm hãm, cộng với tác động của khủng hoảng tài chính khu vực, Ngân hàng Nhà nước đã phải điều chỉnh 4 lần trong 2 năm 1997 - 1998. Chính phủ đã nới rộng khung tỷ giá giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá liên ngân hàng đến +/- 5% vào tháng 3/1997. Từ 1/10/1997, tỷ giá VND/USD trong giao dịch LNH được phép dao động +/- 10% so với tỷ giá chính thức của Ngân hàng Nhà nước công bố. Tháng 8/1998, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mạnh tỷ giá, gây thêm một "cú sốc tỷ giá" tiếp theo và kết quả là tỷ giá chính thức tăng tới 16,3%. Việc phá giá mạnh lần này (trên 10%)

đã đẩy giá thị trường tự do lên. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng khá linh hoạt hai công cụ điều hành tỷ giá là tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước công bố (từ cố định trong thời gian dài trước đây sang công bố hàng ngày và tương đối uyển chuyển theo cung cầu ngoại tệ và định hướng thị trường của Nhà nước) và biên độ dao động (từ cứng nhắc đến khá mềm dẻo, từ chỉ có tăng biên độ tới cả giảm biên độ). Như vậy, chế độ tỷ giá hối đoái vào những năm 1997, 1998 đã tiến gần hơn tới cơ chế thị trường, phản ánh chính


xác và linh hoạt hơn giá trị thực tế của VND. Mặt khác, Nhà nước có thể can thiệp vào biến động trên thị trường ngoại tệ một cách chủ động và hợp lý hơn bằng các biện pháp kinh tế thay vì các biện pháp hành chính trước đây.

Điều chỉnh tỷ giá vào những năm 1997, 1998, đã làm cho thâm hụt thương mại giảm xuống liên tục. Năm 1997 thâm hụt thương mại là 26,2%; năm 1998 là 22,9% so với kim ngạch xuất khẩu.(biểu số 3 - phụ lục)

Từ năm 1999 đến năm 2002, tỷ giá giữa đồng VNĐ với đồng USD tăng dần với biên độ dao động khá mềm dẻo và linh hoạt với xu hướng giá đồng nội tệ giảm dần, kết quả tỷ giá hối đoái danh nghĩa năm 1999 là 14.004 NVĐ/1USD; năm 2000 là 14.501 VNĐ/1USD; năm 2002 là 15.430

VNĐ/1USD năm 2003 là 15.700VNĐ/USD. Với cơ chế điều hành tỷ giá trong 4 năm gần đây đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu và điều chỉnh nhập khẩu ở mức độ tương đối hợp lý. Sau mỗi lần điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá

đồng nội tệ thì những hoạt động xuất khẩu trở nên sôi động hơn, thâm hụt cán cân thương mại được cải thiện. Còn khi đồng nội tệ bị đánh giá cao so với giá trị thực của nó thì hoạt động xuất khẩu trở nên trầm lắng. Ngân hàng Nhà nước không chỉ là người tổ chức và quản lý mà còn tham gia vào thị trường như người mua bán cuối cùng.

2.2.4.4. Một số biện pháp khuyến khích xuất khẩu.

* Chính sách tín dụng: Đáp ứng nhu cầu phát triển đối với các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, Nhà nước đã quy định mức lãi suất ưu đãi. Tại Điều 28, Luật đầu tư trong nước (sửa đổi tháng 5/1998) quy định.

- Nhà đầu tư có dự án phát triển sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu

được Quỹ hỗ trợ đầu tư của Nhà nước xem xét cho vay tín dụng trung và dài hạn hoặc trợ cấp một phần lãi suất các khoản vay từ các tổ chức tín dụng.

- Nhà đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu có địa bàn hoạt động tại vùng có

điều kiện kinh tế khó khăn thì được Quỹ hỗ trợ đầu tư xem xét cho vay tín dụng trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi đáp ứng đến 80% số vốn đầu tư cho xuất khẩu.


- Thành lập "Quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu" Tháng 2/2001. Chính phủ

đang thẩm định đề án Quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Ngân hàng Nhà nước cho mọi doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có tình hình tài chính lành mạnh. Với đề án này, Quỹ cho vay ưu đãi đối với một số mặt hàng xuất khẩu mới, lần đầu tìm được thị trường, những mặt hàng chủ yếu sử dụng nguyên liệu, lao

động trong nước. Hoạt động của Quỹ là cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn với các đối tượng hỗ trợ, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. Lãi suất cho vay bằng khoảng 60% lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại. Mục tiêu của quỹ nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân và đem lại cho các nhà xuất khẩu lòng tin trong việc thăm dò và thâm nhập những thị trường mới và tìm

đưọc khách hàng mới. Ba loại quỹ tín dụng đang đựoc xem xét là quỹ tín dụng chung cho mọi doanh nghiệp tư nhân; quỹ tín dụng xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu tư nhân; và quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tư nhân.

Đầu tư thúc đẩy từ nguồn vốn tín dụng này còn dừng ở mức phát huy tác dụng đối với từng chuyến hàng xuất khẩu (tín dụng trực tiếp để thu mua một số mặt hàng xuất khẩu có tính thời vụ như gạo, cà phê…), trong khi đó những khoản đầu tư trung hạn dài hạn vào công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu còn thiếu. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam có vốn quá nhỏ so với yêu cầu thực tế. Việc vay thế chấp lại ngân hàng chỉ trông chờ vào bất động sản của bản thân các doanh nghiệp là không thể, vì các bất động sản của các doanh nghiệp này thường là thuê mướn. Theo Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp,tính tới năm 2001 có 70% số DNNN có vốn dưới 1 tỷ

đồng, nên không có khả năng tự đổi mới công nghệ vốn đã quá lạc hậu, thậm chí không đáp ứng được yêu cầu đối với sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước, chưa nói tới sản xuất hàng xuất khẩu.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn của các doanh nghiệp Thủ tướng chính phủ ra Quyết định 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001, tới năm 2003 đã giải quyết cho vay được khoảng 3000 tỷ đồng, mặc dù gặp nhiều khó khăn về tài chính trong quá trình thực hiện…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/09/2023