Kinh Nghiệm Hình Thành Chính Sách Phát Triển Ngoại Thương Của Một Số Nước.


nhất định, trong một số trường hợp có thể cần sự bảo hộ cho một số ngành sản xuất trong nước mới hoặc cần bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm.

1.2.2.3. Chính sách thị trường: Xây dựng định hướng và các biện pháp mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, khai thác thị trường mới, xây dựng thị trường trọng điểm, các biện pháp có đi có lại giữa các quốc gia mang tính chất song phương hoặc đa phương. Chính sách thị trường vạch ra định hướng và biện pháp tham gia vào các hiệp định thương mại và thuế quan trên phạm vi khu vực và toàn cầu.

1.2.2.4. Các công cụ của chính sách ngoại thương.

* Công cụ thuế quan:

Thuế quan là thuế chính phủ đánh vào hàng hoá xuất, nhập khẩu được chuyên chở qua biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ. Thuế quan gồm thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu và thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu.

Thuế xuất khẩu là một công cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để đánh thuế vào một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia. Các nước phát triển thường không sử dụng thuế xuất khẩu do không đặt mục tiêu tăng nguồn thu ngân sách từ thuế xuất khẩu, nên ở đó thuế quan được đồng nhất với thuế nhập khẩu.

Thuế quan được phân loại theo nhiều cách khác nhau.

Theo phương pháp tính thuế, thuế quan được chia thành thuế quan tuyệt

đối, thuế tương đối và thuế hỗn hợp. Thuế tuyệt đối là thuế tính trên một đơn vị hiện vật của hàng hoá, ví dụ thuế tính trên một tấn, một chiếc v.v... Thuế tương đối là thuế đánh vào giá trị hàng hoá và được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá đó. Thuế hỗn hợp là sự kết hợp giữa thuế tuyệt đối và thuế tương đối.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Theo mục đích đánh thuế, thuế quan được phân chia thành thuế quan tài chính và thuế quan bảo hộ. Thuế quan tài chính là thuế quan nhằm vào mục tiêu tăng thu cho ngân sách quốc gia. Thuế quan bảo hộ là thuế quan nhằm bảo bộ các ngành sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu.


Chính sách ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 5

Theo mức thuế, thuế quan được chia ra mức thuế tối đa, mức thuế tối thiểu và mức thuế ưu đãi. Mức thuế tối đa được áp dụng cho những hàng hoá xuất xứ từ các nước chưa có quan hệ tốt giữa các chính phủ. Mức thuế tối thiểu được áp dụng cho những hàng hoá xuất xứ từ các nước có quan hệ bình thường. Mức thuế ưu đãi áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ các nước có thoả thuận hợp tác.

- Thuế quan có những ảnh hưởng như sau:

- Hạn chế thương mại và tăng ngân sách quốc gia. Xét trên giác độ quốc gia, thuế sẽ mang lại thu nhập thuế cho nước đánh thuế. Nhưng đứng trên giác

độ toàn bộ nền kinh tế thế giới thì thuế lại làm giảm phúc lợi chung do nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế thế giới.

- Làm thay đổi cán cân thương mại, điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia.

- Thuế quan cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá và

điều đó làm giảm lượng hàng hoá được tiêu thụ. Thuế quan cao cũng sẽ khuyến khích buôn lậu. Thuế quan càng cao, buôn lậu càng phát triển.

- Thuế xuất khẩu làm tăng giá hàng hoá trên thị trường quốc tế và giữ giá thấp hơn ở thị trường nội địa. Điều đó có thể làm giảm lượng khách hàng ở nước ngoài do họ sẽ cố gắng tìm kiếm các sản phẩm thay thế. Đồng thời nó cũng không khích lệ các nhà sản xuất trong nước tăng sản lượng. Tuy nhiên nếu khả năng thay thế thấp thuế suất xuất khẩu sẽ không làm giảm nhiều khối lượng hàng hoá xuất khẩu và vẫn mang lại lợi ích đáng kể cho nước xuất khẩu.

- Thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ thị trường nội

địa đặc biệt là bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ. Thuế nhập khẩu sẽ làm tăng giá hàng hoá, do vậy sẽ khuyến khích các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên điều đó cũng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước.

- Thuế nhập khẩu có thể giúp cải thiện thương mại của nước đánh thuế có thể có nhiều sản phẩm mà giá của chúng không tăng nhiều khi bị đánh thuế. Đối với loại hàng hoá này thuế có thể khuyến khích nhà sản xuất ở nước


ngoài giảm giá. Khi đó lợi nhuận sẽ được chuyển dịch một phần cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên để đạt được hiệu ứng đó, nước nhập khẩu phải là nước có khả năng chi phối đáng kể đối với yêu cầu thế giới của hàng hoá nhập khẩu.

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay nhìn chung chính sách thế quan của các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng nới lỏng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương. Thương lượng trong việc xây dựng biểu thuế quan

được coi là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế xuất nhập khẩu trong những thập kỷ gần đây. Sự hình thành của các liên minh thuế quan đã có những ảnh hưởng nhất định đến lượng hàng hoá được trao đổi giữa các nước trong liên minh và các nước ngoài liên minh. Chính sách liên minh thuế quan

đã có tác động làm tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước thuộc liên minh trong khi đó nó lại tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hoá của các nước ngoài liên minh. Điều này dường như đã trở thành một xu hướng trong việc hoạch định chính sách thuế quan hiện nay nhằm tự do hoá thương mại giữa các nước trong khu vực và bảo hộ thương mại thị trường khu vực trưóc sự cạnh tranh của hàng hoá đến từ bên ngoài.

- Các công cụ phi thuế quan:

Hạn ngạch: Hạn ngạch là quy định của chính phủ về giá trị hay số lượng cao nhất mà một ngành hàng hay nhóm hàng được phép nhập khẩu hay xuất khẩu. Hạn ngạch bao gồm hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch xuất khẩu. Thực chất của biện pháp này là Nhà nước thông qua việc quản lý hành chính

để tác động đến quá trình xuất nhập khẩu.

Hạn ngạch nhập khẩu là những hạn chế hoặc mức trần về giá trị hay khối lượng nhập khẩu những hàng hoá nhất định do nước nhập khẩu đặt ra. Hạn ngạch giúp bảo hộ các nhà sản xuất nội địa và có thể làm cho một số doanh nghiệp trong nước trở thành các nhà độc quyền. Hạn ngạch làm tăng giá hàng nội địa do đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Hạn ngạch đơn thuần


không mang lại doanh thu thuế cho chính phủ và dễ gây ra những tiêu cực trong việc cấp phát hạn ngạch.

Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Hàng hoá muốn xâm nhập thị trường nào đó phải đạt những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định, ví dụ tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, các tiêu chuẩn về môi trường v.v.... Theo thoả thuận trong khuôn khổ của WTO, các nước thành viên phải từng bước dỡ bỏ các hạn ngạch. Để bảo hộ sản xuất trong nước, các nước đang tăng cường sử dụng công cụ tiêu chuẩn kỹ thuật.

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Đây là hình thức hạn chế nhập khẩu do nước xuất khẩu đơn phương đưa ra để tránh những phiền hà về mặt chính trị hoặc sự trả đũa về mặt kinh tế. Ví dụ điển hình là hạn chế xuất khẩu tự nguyện

ô tô của Nhật Bản sang thị trường Mỹ trong những năm cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980.

Trợ cấp xuất khẩu: Đó là các khoản chi của chính phủ hoặc các khoản

đóng góp tài chính của chính phủ cho các nhà sản xuất hay xuất khẩu trong nước để họ xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Mục tiêu của trợ cấp là nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu để mở rộng thị trường ở nước ngoài. Các hình thức trợ cấp điển hình gồm có hỗ trợ giá, hỗ trợ nhập khẩu, trợ giá

đầu vào, trợ cấp qua tín dụng v.v...

- Quản lý ngoại hối và tỷ giá:

Có một số hình thức sử dụng cơ chế tỷ giá sau đây:

Thứ nhất, quản lý ngoại hối: Là hình thức nhà nước đòi hỏi cả các khoản thu chi ngoại tệ phải được thực hiện qua ngân hàng hoặc các cơ quan quản lý ngoại hối để Nhà nước kiểm soát được các nghiệp vụ thu chi thanh toán ngoại tệ của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, qua đó điều tiết ngoại thương.

Nhà nước có thể gây khó khăn cho việc rút ngoại tệ ở tài khoản để thanh toán với khách hàng nước ngoài đối với các mặt hàng Nhà nước không khuyến khích xuất khẩu.


Nhà nước có thể áp dụng các cơ chế nhiều tỷ giá để điều chỉnh xuất nhập khẩu, tùy theo mức độ khuyến khích hay không khuyến khích xuất nhập khẩu. Nhà nước có thể quy định mức bán nhiều hay ít ngoại tệ cho Nhà nước khi xuất khẩu các mặt hàng thuộc diện khuyến khích hay không khuyến khích xuất nhập khẩu.

Nhờ vậy, quản lý ngoại hối có thể tham gia vào quá trình điều tiết xuất nhập khẩu.

Thứ hai, nâng giá hoặc phá đồng nội tệ: Phá giá đồng tiền nội tệ sẽ có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, bởi vì giá hàng hoá tính bằng đồng tiền ngoại tệ sẽ rẻ hơn. Nhờ đó sẽ tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu. Ngoài ra các nhà sản xuất còn được hưởng lợi thông qua ăn chênh lệch tỷ giá

đối đoái, vì tỷ giá chuyển đổi giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ cao hơn so với trước khi phá giá đồng nội tệ.

Nâng cao giá đồng tiền nội tệ có tác động ngược lại, sẽ khuyến khích nhập khẩu và gây khó khăn cho xuất khẩu.

Tuy nhiên biện pháp phá giá hoặc nâng giá đồng tiền nội tệ chỉ phát huy tác dụng điều tiết ngoại thương khi:

- Nước ngoài xuất khẩu không phá giá hoặc lên giá đồng tiền thanh toán của họ.

- Nước ngoài không áp dụng các biện pháp chống phá giá hoặc lên giá.

Việc phá giá đồng tiền nội tệ chỉ là biện pháp tạm thời để hỗ trợ các nhà sản xuất nội địa. Đây không thể là biện pháp lâu dài và triệt để vì nhiều mặt hàng xuất khẩu hoặc sản phẩm thay thế nhập khẩu có nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Ngoài ra việc phá giá đồng nội tệ là bán rẻ tài nguyên quốc gia, ảnh hưởng xấu tới uy tín đồng tiền quốc gia trên trường quốc tế.

Thứ ba, thông qua cơ chế lạm phát: Hầu hết các nước hàng năm đều giữ một tỷ lệ lạm phát nhất định, nhưng tỷ lệ lạm phát ở các nước lại không giống nhau. Ngoài ra sức mua thực tế của đồng tiền của các nước cũng khác nhau, khác với tỷ giá hối đoái chính thức quy định. Vì vậy một số nước thả nổi lạm


phát ở mức độ nhất định. Điều đó sẽ dẫn đến kích thích xuất khẩu, hoặc hạn chế nhập khẩu.‌

1.3 Kinh nghiệm hình thành chính sách phát triển ngoại thương của một số nước.

1.3 .1 Hàn Quốc.

Hàn Quốc là điển hình thành công nhất của con rồng Châu ¸ về sự kết hợp cả hai loại chiến lược hướng nội, hướng ngoại, trong đó đặc biệt ưu tiên phát triển mạnh hướng ngoại. Hàn Quốc chỉ cho phép nhập khẩu những sản phẩm nếu sản phẩm đó sản xuất trong nước không mang lại hiệu quả kinh tế cao, do không đủ sức cạnh tranh với thị trường thế giới, hoặc là những sản phẩm thật sự cần thiết cho yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được, nhưng có chi phí sản xuất cao hơn nhập từ bên ngoài. Trong trường hợp ngược lại, thì Chính phủ kiên quyết đóng chặt cánh cửa biên giới, nhằm dành thị trường trong nước cho phát triển sản xuất bản địa. Có thể nói rằng, nếu không có sự kết hợp đồng bộ, khéo léo cơ chế vận hành kinh tế điều tiết cứng ở giới hạn cần thiết của Chính phủ với thị trường mềm ở mức tối đa trong khuôn khổ luật pháp trong nước và thông lệ quốc tế cho phép, thì Hàn Quốc không thể

đạt được kỳ tích trong phát triển kinh tế, trở thành một trong những con rồng ở Châu ¸ hiện nay. Vào những năm 1950, khi bắt đầu thực hiên công nghiệp hoá đất nước, xuất phát điểm về trình độ phát triển của Hàn Quốc có nhiều

điển tương đồng với Việt Nam hiện nay như dân số đông, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp què quặt, lại bị ảnh hưởng tàn phá nặng của chiến tranh…So với Việt Nam, Hàn Quốc còn khan hiếm hơn về nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường thế giới bấy giờ còn hạn hẹp, nhưng nhờ có sự khéo léo kết hợp các loại chiến lược hướng nội, hướng ngoại, trong đó đặc biệt ưu tiên phát triển hướng ngoại trong các thập niên gần đây, nên chỉ trong vòng 25 năm, từ 1961 đến 1985, Hàn Quốc đã vươn lên và “ hoá rồng”. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế khác nhau của Hàn Quốc đều có tốc độ phát triển rất cao. Tốc độ tăng của GDP và GNP ngay từ thập niên 80 đã được xếp vào loại cao


nhất thế giới, bình quân từ 8%- 10% hàng năm, đặc biệt năm 1988 là năm có thế vận hội Oimpich lần thứ 24 tổ chức tại Xơun, tốc độ tăng của GNP đã vọt tới mức kỷ lục: hơn 40% so với năm trước. Nhờ đó GNP/ đầu người đã liên tục tăng rất nhanh từ 80 USD năm 1961 (còn thấp hơn nhiều so với GDP/ đầu người của Việt Nam hiện nay: (khoảng 400 USD ) lên 2035 USD, năm 1985, 4400 USD năm 1989, 6.635 USD năm 1992, 8.483 USD năm 1994 và năm

1995 với tốc độ tăng trưởng kinh tế 9% (năm 1994 là 8,4%) cũng vào loại cao nhất, nhì trong số NIEs châu ¸ và các nước ASEAN đã khiến cho GDP/ đầu người tăng vọt lên đến 13.000 USD vào năm 2003 . Riêng trong lĩnh vực ngoại thương, ngay từ năm 1991, Hàn Quốc đã là nước đứng vị trí thứ 12 trong số 25 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới (với giá trị xuất khẩu năm đó là 72 tỷ USD, và năm 1994 là 91,2 tỷ USD, năm 1995 đã vọt đến 111 tỷ USD ). Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng có chỗ đứng vững vàng trong trên thị trường thế giới, mà còn có sức cạnh tranh đáng gờm đối với hai siêu cường kinh tế Mỹ và Nhật Bản (như ti vi màu , máy ảnh, ôtô, môtô, nồi cơm điện, hàng may mặc, thiết bị văn phòng…). Ngay từ năm 1985, Hàn Quốc đã đứng vị trí số 1 trong số các nước xuất khẩu ôtô vào thị trường Canađa, và từ năm 1986 đã vào được thị trường Mỹ, vốn là một thị trường lớn nhưng rất khó tính…{26,33}

1.3.2 Singapore

Singapore là nước đi đầu trong việc thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại trong khối ASEAN. Xuất phát từ thị trường trong nước quá bé nhỏ (sau khi tách khỏi Malaixia), hầu như Singapo không tiến hành chiến lược thay thế nhập khẩu như các nước ASEAN khác. Vần đề quan trọng là nước này đã lựa chọn một cơ cấu hàng hoá xuất khẩu hợp lý, phát huy lợi thế so sánh của quốc gia và thành công nhất là khi phát triển sản xuất đã không phân biệt về nguồn vốn. Chính sách ngoại thương của Singapore đã thành công trong nhiều năm qua như:

- Chính sách thị trường:


Chủ trương giữ vững thị trường xuất khẩu và tận dụng mọi cơ hội để mở rộng thị trường được xuyên suốt trong nhiều thập kỷ qua. Để thực hiện được

điều này chính phủ đã trợ giúp, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ. Trong chiến lược thị trường, Singapore đặc biệt chú ý các thị trường mục tiêu, gồm 3 trung tâm kinh tế – thương mại thế giới (Mỹ, Nhật, EU) và thị trường khu vực, cụ thể thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của họ là các nướcTây Âu, Mỹ, Châu ¸ và Trung đông; 05 thị trường lớn nhất chiếm 66% giá trị xuất khẩu của Singapore là Mỹ, EU, Malaixia, Nhật Bản và Hồng Kông.

- Chính sách mặt hàng:

Singapore chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu, cụ thể: không bảo hộ hàng hoá nông sản trong nước mà ngược lại nhập khẩu hầu hết các sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Phát triển những ngành hướng về xuất khẩu đã thúc đẩy kim ngạch xuất tăng liên tục với tốc độ cao trong 3 thập kỷ qua, tính chung cứ khoảng 3 đến 4 năm kim ngạch xuất khẩu lại tăng gấp đôi, càng về sau mức tăng càng nhanh.

Chính sách mặt hàng đã chi phối mạnh các biện pháp đầu tư liên quan

đến ngoại thương. Ban đầu, Singapore chủ trương thu hút đầu tư trực tiép nước ngoài vào phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động và nhanh tạo ra sản phẩm xuất khẩu như ngành dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông. Những năm 80, hướng thu hút vốn đầu tư tập trung vào những ngành như sản xuất máy tính, sản xuất hàng điện tử, hàng bán dẫn dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ. Trong cả một thời kỳ dài nhà nước có chính sách ưu tiên cho những ngành nghề lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế.

-Chính sách thương nhân:

Tạo môi trường cạnh tranh sôi động đi đôi với hạn chế, thu hẹp phạm vi và có thể loại bỏ tình trạng độc quyền trong một số ngành nhất định . Không chỉ khuyến khích tư nhân phát triển, Singapore đã thu hút các Công ty quốc tế bỏ vốn đầu tư trong nhiều nghành nghề, hầu như không hạn chế phạm vi lĩnh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/09/2023