Đánh Giá Về Thực Trạng Của Chính Sách Ngoại Thương Việt Nam Hiện Nay.


Trong báo cáo tại Hội nghị thương mại toàn quốc tháng 2/2003 Bộ thương mại đã đề xuất thay việc thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu bằng việc thành lập Ngân hàng hỗ trợ phát triển và tín dụng xuất khẩu. Ngân hàng này sẽ được tăng cường vốn lưu động, có chức năng tín dụng, bảo lãnh rủi ro thanh toán, chiết khấu. Tuy nhiên, thực tế đầu tư từ quỹ tín dụng ưu đãi không

đáng kể so với đầu tư cho các ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu. Thực chất đó là sự bảo hộ sản xuất trong nước như đầu tư vào xi măng, bia, sản xuất

ôtô, sản phẩm đường v.v… và trong các văn bản chính thức cho thấy đường lối khuyến khích xuất khẩu chưa trở thành hiện thực, không được thực hiện một cách nhất quán trong thực tế. Các chính sách ưu đãi tín dụng trong hoạt động xuất khẩu còn mờ nhạt, và được nằm trên giấy nhiều hơn trong hoạt động thực tiễn, chưa tương xứng với mục tiêu xuất khẩu.

* Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu.

Việt Nam đã dùng nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu như: Quỹ hỗ trợ phát triển; Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.

- Quỹ hỗ trợ phát triển trên cơ sở của Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia) trong những năm qua đã có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu Theo Quyết

định số 02/QĐ-TTg, ngày 2/1/2001 về chính sách hỗ trợ đầu tư và Quỹ hỗ trợ phát triển có hiệu lực từ ngày 17/1/2001, nhiều dự án và ngành sản xuất kinh doanh được vay vốn từ quỹ, cụ thể đó là các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp, nuôi gia súc, thuỷ sản, và công nghiệp chế biến. Các dự án nhóm A, được vay vốn theo tinh thần Nghị định số 43/NĐ-CP.

Đối với, các dự án khác, Quỹ xem xét hiệu quả và khả năng trả nợ để quyết

định mức cho vay nhưng tối đa không quá 90% tổng số vốn đầu tư. Quỹ bảo lãnh 100% khoản vay từ các tổ chức tín dụng hợp pháp tại Việt Nam. Chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay hoặc bảo lãnh. Quỹ đã tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

được nguồn vốn của Nhà nước, nhờ đó một số dự án đã có hiệu quả kinh tế cao.


Chính sách ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 10

- Quỹ hỗ trợ xuất khẩu: gồm có hai loại quỹ và Quỹ bình ổn giá và Quỹ thưởng xuất khẩu.

* Quỹ bình ổn giá: Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 151/TTg, ngày 12/4/1993 về "hình thành, sử dụng và quản lý quỹ bình ổn giá" nay là Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Quỹ bình ổn giá được lập nên từ lợi nhuận siêu ngạch trong thương mại, về cơ bản từ lợi nhuận siêu ngạch trong xuất khẩu. Ví dụ, trong trường hợp giá hạt điều hay giá một loại hàng hoá xuất khẩu nào đó tăng vượt mức so với dự tính, đem lại một khoản lợi nhuận vượt mức dự tính, khoản vượt mức đó được trích nộp vào Quỹ bình ổn giá. Và trong điều kiện cần phải trợ giá gạo hay cà phê hoặc một sản phẩm nào đó để đảm bảo quyền lợi của người sản xuất hay để đảm bảo ổn định giá tại thị trường trong nước, những khoản trợ cấp đó sẽ được lấy ra từ Quỹ bình ổn giá. Ngoài tác dụng rất lớn trong việc ổn định giá của thị trường nội địa, Quỹ có một vai trò không nhỏ trong việc dự trữ hàng nông sản (do giá hàng nông sản trên thị trường thế giới thường bấp bênh) để xuất khẩu theo chỉ đạo và điều hành của Chính phủ. Quỹ còn hỗ trợ tài chính có thời hạn đối với một số hàng xuất khẩu bị lỗ do thiếu sức cạnh tranh, hoặc gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.

Qua kết quả 2 năm 2001 - 2002, qũy đã giải ngân được3.000 tỷ đồng dành ưu tiên cho 14 mặt hàng xuất khẩu, chủ yếu là hàng nông sản, thuỷ sản; Năm 2003 quỹ đã dành hơn 5.000 tỷ đồng cho 18 mặt hàng, thêm 03 mặt hàng nữa là cáp điện, cơ khí trọng điểm, máy tính nguyên chiếc và phụ kiện máy tính.Với cơ chế thông thoáng như bảo lãnh tiền vay của quỹ khi các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, đã thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu, và là động lực để biến "quỹ hỗ trợ xuất khẩu thành kim ngạch xuất khẩu"

* Quỹ xét thưởng xuất khẩu: đã có những tác dụng tích cực trong khuyến khích xuất khẩu trong những năm qua. Đến nay, quy chế xét thưởng xuất khẩu được liên tục sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế để khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Bộ Thương mại đã ban hành Quy chế xét thưởng xuất khẩu mới, Quyết định số 02/QĐ-BTM, ngày


2/1/2002. Nội dung mức khen thưởng của quỹ tập trung chủ yếu vào các mặt sau:

- Khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu.

- Khuyến khích xuất khẩu mặt hàng sản xuất tại Việt nam mà lần đầu tiên được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Mức thưởng được ưu tiên cho các tỉnh miền núi và hải đảo. (Chỉ cần kim ngạch xuất khẩu đạt từ 100.000 USD/năm trở lên, riêng các tỉnh miền núi hải đảo kim ngạch đạt 50.000USD/năm trở lên.

- Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả với tổng kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước với mức tăng trưởng 20% và mức tăng tuyệt đối đạt từ 400.000 triệu USD, riêng miền núi và hải đảo mứctăng trưởng là 15% và mức tăng tuyệt đối là 200.000 triệu USD.

- Khuyến khích mở rộng thị trường xuất khẩu đã có hoặc mở thêm thị trường mới có hiệu quả so với mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

- Khuyến khích các mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao được huy chương tại triển lãm - hội chợ quốc tế tổ chức ở nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về chất lượng hàng hoá (được cấp chứng chỉ xác nhận).

- Khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng gia công - chế biến bằng nguyên liệu vật liệu chiếm 60% trị giá trở lên hoặc mặt hàng sản xuất thu hút nhiều lao động trong nước như hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông lâm thủy sản chế biến, hàng may mặc, giấy dép… với mức kim ngạch xuất khẩu của các đơn vị này đạt 10 triệu USD/năm trở lên, riêng mặt hàng thủ công mỹ nghệ đạt từ 3 triệu USD trở lên.

- Xét thưởng các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng ngoài hạn ngạch với chỉ tiêu đạt kim ngạch từ 50 triệu USD/năm trở lên.

Mức khen thưởng cho các hình thức trên dao động từ 50 triệu đồng đến 3000 triệu đồng. Các hình thức khen thưởng này đã khuyến khích các nhà sản xuất kinh doanh tích cực tìm mặt hàng và thị trường mới, không ngừng nâng


cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu và nâng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Để khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng trong ngành nông nghiệp, ngày 21/5/2002 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 63/2002/QĐ-BTC về thưởng xuất khẩu đối với 13 nhóm hàng, trong đó có đến 11 nhóm mặt hàng nông nghiệp với mức thưởng phổ biến từ 100 đến 220 đồng/USD, riêng với sản phẩm thịt lợn 900 đồng/USD và rau quả hộp với 400 đồng/USD. Biện pháp thưởng xuất khẩu theo kim ngạch đã có một số tác dụng tích cực như:

+ Đã khuyến khích xuất khẩu một số sản phẩm nông sản.

+ Tăng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu, ví dụ như thực hiện việc thưởng hạn ngạch hàng dệt may.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp khai thác thị trường ngoài hạn ngạch và thị trường mới.

Năm 2001, tiền thưởng xuất khẩu theo kim ngạch đạt xấp xỉ 165 tỷ

đồng, năm 2002 đạt gần 200 tỷ đồng. Tuy vậy hiệu quả của quỹ thưởng xuất khẩu chưa cao do đó quá nhiều mặt hàng nằm trong điện được thưởng, làm mục tiêu hỗ trợ của Nhà nước quá rộng, không tránh khỏi sự phân tán, manh mún, thủ tục rườm rà, thiếu kịp thời. Việc đưa một phần tiền thưởng đến tay người nông dân hoặc hỗ trợ người xuất khẩu nhiều khi không đạt được vì bị các nhà nhập khẩu lợi dụng chủ trương này để ép giá. Biện pháp này gây nguy cơ sức ỳ từ phía doanh nghiệp, tiêu cực hoàn toàn có thể nảy sinh và không phù hợp với các quy định của WTO.

Ngày 24/6/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá theo hợp đồng thiết lập cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành mối liên hệ giữa sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ.‌

2.3. Đánh giá về thực trạng của chính sách ngoại thương Việt nam hiện nay.

2.3.1 Đánh giá chung:

- Về tự do thương mại và chính sách Thương nhân:


Đến nay, với việc xoá bỏ hoàn toàn nhà nước độc quyền về ngoại thương, Chính phủ thừa nhận quyền được kinh doanh xuất nhập khẩu của tất cả thương nhân (không chỉ doanh nghiệp), thương nhân được quyền xuất nhập khẩu tất cả các loại hàng hoá không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy đăng ký kinh doanh (trừ hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu và nhập khẩu). Năm 1992 khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt

đầu hoạt động. Nhóm doanh nghiệp này đóng vai trò chủ đạo trong 3 ngành xuất khẩu chính của Việt Nam - đó là: dầu thô (100%), điện tử và linh kiện máy tính (gần 100%), giầy dép (55%). Nhiều mặt hàng xuất khẩu mới xuất hiện trong danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra. Kể từ 15/9/1999, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoàn toàn bình đẳng với khối doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu. Với chính sách trên,Việt Nam đã từng bước phát huy được thế mạnh, lợi thế so sánh, giải phóng được sức sản xuất góp phần đáng kể trong việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Có thể khái lược một số điểm chủ yếu sau:

- Qui mô xuất khẩu còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực. Năm 1996 các nước Đông Nam ¸ đạt mức xuất khẩu bình quân đầu người gần 300 USD/ người – năm, trong khi đó năm 2000 Việt Nam mới đạt 184 USD/ người năm

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn lạc hậu: tỷ trọng nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản năm 2002 vào khoảng 31% và năm 2003 vào khoảng36% (tỷ trọng này là khá cao). Khu vực công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là những ngành sử dụng nhiều lao động, phù hợp với lợi thế so sánh của Việt Nam nhưng lại có tỷ trọng biến đổi không ổn định và chưa có thay đổi đáng kể (biểu số 8 – phụ lục)

- Về nhập khẩu: mặt hàng nhập chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian : nhập khẩu hàng tiêu dùng năm 2003 chỉ còn khoảng 1,4% kim ngạch nhập khẩu tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu, vật liệu vẫn chiếm đa số (khoảng 60% - 65% kim ngạch


nhập khẩu). Tương tự như xuất khẩu mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ở trên, việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại là cần thiết cho Việt Nam nhưng cũng có tỷ trọng biến đổi không ổn định (dao động trong khoảng 29%- 36% kim ngạch nhập khẩu). Cần lưu ý rằng phần lớn ô tô. xe máy nhập khẩu có giá trị đáng kể được tính vào nhóm máy móc thiết bị, nhưng trong đó thực tế lại là hàng tiêu dùng (nếu tính cả phần nhập khẩu này thì tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng có thể lên tới hơn 10%). Cơ cấu hàng nhập khẩu này cho thấy sự phụ thuộc của Việt Nam vào nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ cho sản xuất trong nước, đặc biệt là của các doanh nghiệp FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài). Đồng thời tỷ trọng cao của nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm cũng cho thấy bản chất nền kinh tế vẫn chưa có khả năng tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị gia tăng cao mà vẫn phổ biến là nền kinh tế gia công, lắp ráp các sản phẩm đơn giản, công nghệ đã được chia thành các bước nhỏ và được tiêu chuẩn hoá, trong khi đầu những năm 1990 Trung Quốc nhập khẩu 18,5% hàng sơ chế và 81,5% thành phẩm công nghiệp. Theo tính toán của Bộ thương mại, đến năm 2000, tỷ lệ nội

địa hoá sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chỉ là khoảng 20 - 25% . Cơ cấu hàng nhập khẩu cho thấy, mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu đã thay

đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng mặt hàng nông – lâm – thuỷ sản, nhưngviệc gia tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp được thực hiện chủ yếu thông qua xuất khẩu nguyên, nhiên vật liệu bán thành phẩm đầu vào từ nước ngoài. Như vậy xuất khẩu mới chỉ thay đổi về hình thức sản phẩm (là sản phẩm nông nghiệp hay công nghiệp) chứ chưa có sự thay đổi theo hướng tăng cường tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm xuất khẩu và tăng giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu.

- Mức bảo hộ hiệu lực bằng thuế quan cho 1 số khu vực thay thế nhập khẩu là khá cao. Điều này là động lực quan trọng làm cho vốn đầu tư (trong nước và nước ngoài) có xu hướng tập trung khai thác thị trường nội địa thực hiện thay thế nhập khẩu


Về thị trường, với chính sách đa dạng hoá đa phương hoá , đến năm 2003 có quan hệ buôn bán với khoảng 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, mở ra nhiều cơ hội phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế cả về chiều rộng và chiều sâu.

Năm 1990 kim ngạch xuất khẩu đạt được 2,404 tỷ USD, năm 200 đạt 14,455 tỷ USD, năm 2001 đạt 15,027 tỷ USD bình quân mỗi năm tăng từ 18% thậm chí có năm tăng đến 30%. Riêng năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực nên xuất khẩu Việt Nam chỉ tăng 1,9%. Như vậy trong 10 năm (1990 - 2000) xuất khẩu tăng 5,6 lần. Năm 2003 nước ta đã có kim ngạch xuất khẩu đạt 53,4% GDP (Biểu số 12 – phụ lục).

Hàng hoá Việt Nam đã từng bước thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường Nhật Bản, ASEAN, Đông Bắc ¸, EU và Bắc Mỹ. Việc thâm nhập vào thị trường EU, Nhật Bản và Bắc Mỹ đã đem lại hiệu quả cao cho hoạt động ngoại thương và khẳng định sự tiến bộ về chất lượng và mẫu mã hàng hoá Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu khách hàng ở những thị trường khó tính. Gần

đây, cùng với Singapore, Nhật Bản cũng là khách lớn của Việt Nam. Nhật Bản nhập khẩu phần lớn dầu thô, than đá và hàng thủy sản của Việt Nam.

Ngày 3/2/1994, Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, trước đó trong năm 1993 đã có hơn 200 Công ty Mỹ vào Việt Nam khảo sát, vì vậy việc bình thường hoá quan hệ kinh tế Mỹ - Việt đã mở ra một trang mới cho hoạt động thương mại giữa 2 nước. Đặc biệt là khi cam kết thoả thuận và thực thi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu giữa 2 nước tăng lên rất nhiều.

2.3.2. Tác động của chính sách ngoại thương.

Để đánh giá tác động của chính sách phát triển ngoại thương thể hiện như thế nào trong nền kinh tế, chúng ta phải dựa vào kết quả hoạt động ngoại thương trên cơ sở kết quả thực thi các chính sách thương nhân, chính sách mặt hàng, chính sách thị trường và các công cụ của chính sách.

2.3.2.1. Tác động của chính sách ngoại thương đối với tăng trưởng kinh tế


Đó là tác động của kết quả hoạt động ngoại thương đối với tăng trưởng GDP được thể hiện tương quan của kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP và tương quan xuất khẩu so với nhập khẩu.

Biểu số 12 phụ lục cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tương quan kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP cao: từ năm 1991 - 2003 trung bình chỉ sồ này là khoảng 76%. Tương quan kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP tăng dần kể từ năm 1991 đến nay. Bình quân tốc độ tăng kim ngạch xuất - nhập khẩu nhanh gấp khoảng 3 lần so với tốc độ tăng GDP (loại trừ năm 1991, thị trường Liên Xô và Đông Âu (cũ đổ vỡ) nên mức tăng trưởng ngoại thương giảm xuống (-14,2%)).

Động thái tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu so với động thái tăng trưởng GDP là khả quan, và khá phù hợp với kinh nghiệm phát triển thực tiễn có tính quy luật đối với nhiều nước đang phát triển trong giai đoạn đầu mở cửa phát triển nền kinh tế hướng ngoại: tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng hơn 3 lần so với tốc độ tăng GDP. Đương nhiên, sự tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc vào hoạt động ngoại thương mà còn phụ thuộc vào sự tác động của nhiều nguyên nhân khác mà phạm vi nghiên cứu của đề tài không đề cập tới.

Việc gia tăng quy mô, tốc độ tăng GDP phụ thuộc rất lớn vào tăng trưởng ngoại thương. Hầu hết nhập khẩu của Việt Nam được tài trợ bằng xuất khẩu, song xuất khẩu lại phụ thuộc vào nhập khẩu, tương quan xuất khẩu so với nhập khẩu bình quân từ năm 1991 đến 2003 vào khoảng 83%; năm cao nhất (1992) là 102%; năm thấp nhất (1996) là 65%. Thâm hụt cán cân thương mại vẫn là trạng thái chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam. So với chỉ tiêu này với một số nước vào thời kỳ đầu công nghiệp hoá thì ta thấy rõ tác động của nó đến việc thực thi chiến lược phát triển ngoại thương. Trung Quốc (những năm 1980), tỷ lệ tài trợ của xuất khẩu cho nhập khẩu là hơn 52%. Các NIEs Châu ¸ vào giữa những năm 1960 đều đạt mức cân bằng 50% - 50%. Tỷ lệ tài trợ xuất khẩu cho nhập khẩu thấp và kéo dài trong nhiều năm không cho phép Việt Nam nhanh chóng chuyển hướng sang thúc đẩy xuất khẩu bởi lẽ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/09/2023