Tác Động Của Chính Sách Ngoại Thương Đối Với Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế


Thứ nhất, điều tiết nhập khẩu dựa trên kim ngạch xuất khẩu, kế hoạch kim ngạch xuất khẩu không tăng thì buộc phải hạn chế nhập khẩu. Thứ hai, trong điều kiện một nền kinh tế đang công nghiệp hoá, hạn chế nhập khẩu, mặc dù trước hết là hàng tiêu dùng, nhưng chắc chắn vẫn phải hạn chế cả hàng TLSX và hàng hoá trung gian khác nên lại tác động tiêu cực đến sản xuất hàng xuất khẩu và như vậy vi phạm tính quy luật của tăng tổng năng suất của các nhân tố. Thứ ba, để hạn chế nhập khẩu, Chính phủ Việt Nam phải sử dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hoặc các công cụ điều tiết như tỷ giá hối

đoái, quản lý ngoại hối…. Nếu sử dụng công cụ này sẽ ảnh hưởng tới quan hệ kinh doanh với các khách hàng trên thế giới và trong khu vực, ảnh hưởng tới lộ trình hội nhập.

2.3.2.2. Tác động của chính sách ngoại thương đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo số liệu thống kê biểu số 13 phụ lục, động thái tỷ trọng giá trị trong tổng GDP của các ngành kinh tế Việt nam thời kỳ 1986 - 2002 đã phản

ánh một xu hướng phát triển có tính quy luật mà hầu hết các quốc gia khi mới tiến hành công nghiệp hoá đều phải trải qua: tất cả các ngành kinh tế đều có sự gia tăng hàng năm về quy mô tuyệt đối, nhưng về quy mô tương đối thì nông nghiệp ngày càng giảm đi so với công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên.

Trong sự vận động chung đó, ngoại thương Việt Nam với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ do vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của nó đã tác động đến toàn bộ quá trình sản xuất xã hội, từ sản xuất, lưu thông, phân phối đến tiêu dùng. Đặc biệt đối với ngành sản xuất vật chất cơ bản như công nghiệp, nông nghiệp…, ngoại thương đã tác động trực tiếp tới cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, do đó đã góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá về cả 3 khía cạnh: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu giá trị các nhóm hàng xuất khẩu trong nước. KNXK cũng đã có sự biến đổi phù hợp theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá: tỷ trọng hàng


công nghiệp tăng lên tương đối và tỷ trọng hàng nông - lâm - thủy sản giảm xuống tương đối, trong khi cả hai loại hàng này đều tăng tuyệt đối về quy mô khối lượng hàng hoá và giá trị xuất khẩu. Cụ thể là: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản thời kỳ 1996 - 2000 chiếm khoảng 30,5% (thời kỳ 1986 - 1990 là 16%) thời kỳ 2001 - 2003 chiến khoảng 28%, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 36, 1% thời kỳ 1996 - 2000 (thời kỳ 1986 - 1990 là 16%) thời kỳ 2001 - 2003 chiến khoảng 38,7% và hàng nông - lâm - thuỷ sản thời 1996 - 2000 chiếm 33,5% (thời kỳ 1985 - 1990 là 54%) thời kỳ 2001 - 2003 chiếm 33,4%. (Biểu số 8 – phụ lục) Sở dĩ hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có sự tăng nhanh như vậy là do sản lượng dầu thô và than đá đã tăng vọt quy mô khai thác để xuất khẩu. Đối với nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, cũng như nhóm hàng nông - lâm - thủy sản tuy số lượng tương đối đều có giảm so với giai đoạn 1986 - 1990 (đặc biệt là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm mạnh gần 12%, chủ yếu là do thị trường quen thuộc Liên Xô và Đông Âu cũ bị tan rã, các thị trường mới

đang trong quá trình quen và tiếp tục mở rộng), nhưng nếu về quy mô khối lượng hàng hoá và giá trị xuất khẩu đều vẫn tăng tuyệt đối ở mức khả quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Đáng lưu ý trong lĩnh vực hàng công nghiệp tiêu dùng, các loại hàng dệt - may mặc - dày dép - đồ da đã có sự tăng trưởng nhanh cả về khối lượng hàng hoá và giá trị xuất khẩu, ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới, kể cả với một số thị trường khó tính như EC, Bắc Mỹ. Riêng với nhóm hàng nông

- lâm - thuỷ sản sự phát triển có đặc điểm mới là đã xuất hiện thêm một số loại sản phẩm xuất khẩu chủ lực có khối lượng hàng hoá và giá trị xuất khẩu tương đối lớn (sau gạo) như cà phê, cao su, hạt tiêu, hải sản…. mà trước năm 1991, những sản phẩm này còn trong tình trạng thu gom, manh mún với khối lượng hàng hoá và giá trị xuất khẩu nhỏ bé.

Chính sách ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 11

Mặt khác là cơ cấu hàng nhập khẩu cũng đã được thay đổi theo hướng

ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm cần thiết phục vụ đầu vào của sản xuất, hạn chế tối đa việc nhập các sản phẩm tiêu dùng xa xỉ và không thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống. Các hàng nhập chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu phục vụ


cho sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất chưa đủ. Đó là các loại hàng: xăng, dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, hoá chất cơ bản, bông sợi… Đáng lưu ý tỷ trọng nhập khẩu thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ đã được nâng cao từ 21,8% trong tổng KNXK năm 1991 lên 36,10 năm 2003, việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho các công trình lớn như máy thuỷ điện Hoà Bình, hệ thống đường dây tải điện 500KV; đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng công cộng: cầu, cống, đường giao thông…; và nhiều xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thuỷ sản… đã bước đầu phát huy được kết quả góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đối với các loại hàng tiêu dùng thiết yếu như bông xơ, thực phẩm, dược phẩm và kể cả một số loại hàng tiêu dùng cao cấp cần thiết cho việc mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức sống thực tế của nhân dân như đồ điện tử,

ôtô, xe máy và linh kiện lắp ráp… cũng được chú ý nhập với số lượng nhất

định đã được quản lý khống chế tương đối chặt chẽ, chỉ ở mức dưới 10%, trong tổng KNNK hàng năm (biểu số 9- phụ lục).

* Về phân bố KNXNK đã được thực hiện hàng năm, dù là theo phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương hay theo cơ cấu địa bàn vùng lãnh thổ, đều có sự biến đổi khả quan hơn so với thời gian trước năm 1991. Những tác động tích cực của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá cùng với chính sách tự do hoá thương mại, đặc biệt là khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu và được phép xuất khẩu tất cả các mặt hàng hoá, không phụ thuộc ngành nghề hàng ghi trong giấy đăng ký kinh doanh trừ hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu đã khiến cho tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá của các địa phương tăng dần hàng năm. Tuy còn có sự khác biệt lớn về quy mô và tốc độ tăng trưởng ngoại thương giữa các vùng lãnh thổ khác nhau, song điều

đáng nói là tất cả các vùng trong cả nước đều đã đạt được sự gia tăng năm sau cao hơn năm trước kể cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu.


Những biến đổi tích cực trên đây, có thể xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản như: đã tăng vốn đầu tư cho các hoạt động xuất nhập khẩu (được tạo từ các nguồn vốn khác nhau: trợ cấp xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển huy động trong dân, cấp phát và cho vay từ Ngân hàng Nhà nước, tín dụng xuất khẩu…); do những đổi mới thông thoáng chính sách mở cửa, giao lưu buôn bán với bên ngoài và trong nhiều biện pháp, chính sách kinh tế

đối với nông nghiệp, nông thôn (giao đất, giao rừng, khoán rộng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển kinh tế V.A.C, tự do hoá thương mại các hoạt động cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra của sản xuất, đặc biệt là ưu tiên

đối với sản xuất - kinh doanh các loại hàng xuất khẩu…). Kết quả khả quan

đạt được là không chỉ hình thành một số địa bàn kinh tế trọng điểm của cả nước, các khu công nghiệp chế xuất, các khu thương mại - dịch vụ, các vùng chuyên canh cây - con xuất khẩu có quy mô lớn trở thành động lực trực tiếp làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ trong phạm vi cả nước, mà ở quy mô hộ gia đình tại nhiều địa phương cũng đã xuất hiện xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp theo hướng khai thác tiềm năng, thế mạnh tự nhiên sẵn có của từng địa phương để lựa chọn cơ cấu sản xuất - kinh doanh các loại cây trồng, vật nuôi, sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao và khôi phục các làng nghề truyền thống hướng về xuất khẩu…

Thực trạng trên đây đã là trợ lực tích cực cho việc phát triển các hoạt

động xuất nhập khẩu, đặc biệt là cho việc thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu. Đó cũng là lý do giải thích việc nhanh chóng hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong vài năm gần đây, không chỉ làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước, cho ngân sách nhiều

địa phương, mà còn trực tiếp thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá - mà một biểu hiện đặc trưng là sản xuất hàng xuất khẩu ngày càng phát triển mạnh trong phạm vi cả nước, không chỉ đối với các thành phố, thị xã, thị trấn, mà kể cả các vùng nông thôn, ven biển, miền núi, trong đó có cả một số địa phương nhiều năm trước đây vốn là vùng lạc hậu, kinh tế hàng hoá kém phát triển .


2.3.2.3. Tác động của chính sách ngoại thương đối với cán cân thanh toán quốc tế, lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và quan hệ kinh tế đối ngoại.

Cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT) là bản quyết toán tổng hợp toàn bộ các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước, bao gồm các luồng hàng hoá, dịch vụ và luồng vốn giữa nước đó với các nước khác trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Như vậy, CCTTQT chính là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với các nước khác, và do

đó, nó đã được các nước có nền kinh tế mở sử dụng như một công cụ đắc lực

để phân tích và quản lý vĩ mô các hoạt động kinh tế đối ngoại.

Cấu thành của CCTTQT bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: cán cân ngoại thương (còn gọi là cán cân mậu dịch hay cán cân hữu hình); cán cân dịch vụ và cán cân chuyển tiền đơn phương không phải bồi hoàn (gọi chung là cán cân phi mậu dịch hay cán cân vô hình), cán cân nguồn vốn; và các khoản dư trong CCTTQT. Riêng với cán cân ngoại thương, cán cân dịch vụ và cán cân chuyển tiền đơn phương hợp thành cán cân thanh toán vãng lai hay còn gọi là cán cân thanh toán thường xuyên. Trong tất cả các cán cân bộ phận kể trên, cán cân thanh toán vãng lai là quan trọng nhất vì nó phản ánh kết quả hoạt động ngoại thương (bao gồm cả ngoại thương hữu hình và ngoại thương vô hình) là hoạt động có vị trí, vai trò trọng tâm trong hệ thống các hoạt động kinh tế đối ngoại. Sự dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán vãng lai có tác động trực tiếp ảnh hưởng đến cung và cầu ngoại tệ trên thị trường hối đoái của thị trường một nước, nghĩa là trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá của các ngoại tệ so với đồng nội tệ của nước đó, và do đó nó phản ánh tương đối đầy đủ các quan hệ kinh tế đối ngoại cũng như tình trạng phát triển kinh tế, tài chính của nước đó. Vì thế, để cải thiện CCTTQT theo chiều hướng tích cực (dư thừa hoặc chi ít là cân bằng thu chi) các nước đều rất quan tâm đến cải thiện cán cân thanh toán vãng lai, nhất là cán cân ngoại thương. Đương nhiên cũng cần lưu ý đến tính đặc thù hoàn cảnh từng nước, từng thời kỳ khác nhau do tập trung ưu tiên phát triển mạnh loại hoạt động kinh tế đối ngoại nào thì cán cân thanh toán bộ phận tương ứng với loại hoạt động đó có thể sẽ là quan trọng


nhất, còn nhìn chung trong những trường hợp phổ biến, thì thông thường ngoại thương hữu hình vẫn là hoạt động quan trọng nhất, và do đó, cán cân ngoại thương cũng giữ vị trí, vai trò quan trọng nhất trong tất cả các loại cán cân bộ phận cấu thành nên CCTTQT. Đối với những nước có nền kinh tế mở quy mô nhỏ đang trong giai đoạn sơ khai như Việt Nam, việc quan tâm trước hết đến cải thiện cán cân ngoại thương càng có ý nghĩa quyết định đến cải thiện CCTTQT, vì thực tế cho thấy mặc dù Việt Nam chủ trương "đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại" để phát triển mạnh nền kinh tế mở, song do xuất phát điểm trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, nên hiệu quả của hoạt

động ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại có thể tận dụng triệt để ngay các nguồn lực (lợi thế so sánh) mà Việt Nam sẵn có cho dù thực tiễn phát triển ngoại thương Việt Nam trong hơn 15 năm đổi mới vừa qua đã có những lúc thăng trầm, sóng gió.

Theo số liệu thống kê của biểu số 12 – phụ lục thâm hụt cán cân thương mại trong hơn 15 năm đổi mới là một tất yếu vì đây là giai đoạn nền kinh tế của ta đạt tốc độ tăng trưởng cao (năm 1994: 8,8%, 1995: 9,5% và năm 1996: 9,3%) bình quân 1997 – 2004 là 6,7%. Để đạt tốc độ tăng trưởng cao đó, Việt Nam đã nhập khẩu một khối lượng lớn các máy móc, sản phẩm trung gian để xây dựng năng lực sản xuất nội địa. Những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian này bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu (thép thành phẩm, phôi thép, phân bón, xăng dầu, giấy các loại, chất dẻo, linh kiện điện tử, tân dược, hoá chất nguyên liệu), hàng tiêu dùng (ôtô, xe gắn máy).

Thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong thời kỳ này cũng do một lý do khác. ë giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nhu cầu nhập khẩu thiết bị, máy móc, nguyên liệu và công nghệ là rất lớn

để thoả mãn nhu cầu tạo ra tiền đề cho xây dựng năng lực nội địa góp phần xúc tiến xuất khẩu, đồng thời đối với nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ thâm hụt thương mại quốc tế so với GDP tăng của Việt Nam là do tăng nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở giai đoạn đầu khi sản phẩm xuất khẩu của


khu vực này chưa tăng đáng kể. Như vậy chính sách phát triển ngoại thương tác động trực tiếp tới cán cân thương mại từ đó tác động tới cán cân thanh toán quốc tế. Nếu tình hình thâm hụt, thương mại quá cao, kéo dài trong nhiều năm sẽ tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế.

Ngoại thương, đặc biệt là xuất khẩu tăng mạnh cùng với hoạt động kinh tế đối ngoại khác đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán vang lai tiến triển theo xu hướng tích cực, góp phần đắc lực kiềm chế lạm phát từ tốc độ phí mã 3 con số trong những năm 1986 - 1988 xuống dần 28% vào năm 1989,

17,5% năm 1992 năm 1993 ở mức 5,2% năm 2002 tỷ lệ lạm phát 4,0%, 6

tháng năm 2003 là 2,1%, 6 tháng năm 2004 là 7,2%.

Sau hơn 15 năm đổi mới tới năm 2003 với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm khoảng 7%; tốc độ tăng xuất khẩu năm khoảng 15,5% và tốc

độ tăng nhập khẩu khoảng 18% ngoài tác động của nhiều nguyên nhân khác, có tác động trực tiếp của chính sách ngoại thương thể hiện ở ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, kiềm chế lạm phát, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.

2.3.2.4. Tác động của chính sách ngoại thương đối với hoạt động kinh tế đối ngoại khác (vốn đầu tư).

- Hoạt động kinh tế đối ngoại rất rộng bao gồm nhiều mặt, nhiều lĩnh vực; Vốn đầu tư là 1 lĩnh vực điển hình. Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là các nước và khu vực (Nhật Bản và NIEs Châu ¸), đồng thời thực tiễn phát triển nền kinh tế mở của Việt Nam những năm qua, cho thấy đó là mối quan hệ kinh tế hết sức quan trọng, có tác dụng quyết định đến sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì vậy chúng ta cần phải đánh giá tác động của ngoại thương đến hoạt động vốn đầu tư (kể cả vốn trong nước và vốn nước ngoài); thông thường việc gia tăng quy mô đầu tư và tăng hiệu quả đầu tư là những nhân tố trực tiếp làm tăng xuất khẩu, tiền đề cho tăng nhập khẩu. Nói cách khác, muốn có được nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao mang lại kim ngạch lớn, phải có sự gia tăng đầu tư vốn để nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại từ nước


ngoài và phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc hình thành các khu chế xuất và khi các khu chế xuất hoạt động có hiệu quả cao sẽ mang lại nguồn vốn lớn thu được từ việc xuất khẩu các sản phẩm đã sản xuất ra, càng có điều kiện

để tiếp tục gia tăng nhập khẩu những sản phẩm cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nâng cao đời sống nhân dân.

Theo kinh nghiệm của các nước, vốn đầu tư liên quan trực tiếp tới lợi ích của chủ đầu tư, nên họ thường chọn những lĩnh vực dễ làm, nhanh thu hồi vốn, mà không quan tâm đầu tư vào những lĩnh vực chưa chắc chắn hoặc lâu thu hồi vốn. Do đó có thể dẫn tới trường hợp cơ cấu vốn đầu tư không phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế định hướng tới. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là cần có những chính sách khuyến khích riêng biệt để từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng đã định là vừa tạo ra nhiều việc làm, nhiều thu nhập; vừa tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Khả năng này là hiện thực, đặc biệt là với các nước trong cùng khu vực châu ¸ - Thái Bình Dương có nhiều điểm tương

đồng với Việt Nam về điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội lại đang có nhiều vốn và cũng đang có nhu cầu điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng giảm bớt những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và kỹ thuật bậc thấp, bậc trung ở nước họ. Tuy nhiên, cũng cần xem xét kỹ để lựa chọn định hướng đầu tư hợp lý, tránh vì lợi ích ngắn hạn mà để mất lợi ích lâu dài. Sự trả giá đắt cho việc

đầu tư không hợp lý và cho việc nhập khẩu thiết bị kỹ thuật, quy trình công nghệ lạc hậu là càng kéo dài nguy cơ tụt hậu về trình độ phát triển so với thế giới và khu vực do đó luôn là bài học bổ ích cho Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Thực tiễn phát triển kinh tế thế giới cho thấy, đối với những nước chưa phát triển, có mức tích luỹ thấp và mức nhập siêu cao, muốn phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, cần một khối lượng lớn nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Có các loại nguồn vốn bên ngoài sau đây:

- Tài trợ phát triển chính thức (ODF). Nguồn vốn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các hình thức tài trợ chính khác. Trong loại

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí