Chính Sách Ngoại Thương Từ 1986 Đến Nay.


Về kim ngạch xuất khẩu: 5 năm 1976 - 1980 tỷ trọng xuất khẩu sang khu vực I: 69,3%; sang khu vực II là 30,7%. Đến kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 tỷ trọng xuất khẩu khu vực I giảm xuống còn 60,4%; tỷ trọng xuất khẩu sang khu vực II tăng lên ở mức 39,6%; năm 1986 tỷ trọng xuất khẩu sang khu vực I giảm xuống còn 53%; tỷ trọng xuất khẩu sang khu vực II tăng lên tới mức 47%. (biểu số 1 - phụ lục)

Về kim ngạch nhập khẩu: 5 năm 1976 - 1980 tỷ trọng nhập khẩu từ khu vực I: 49,3%; từ khu vực II: 51,7%; 5 năm 1981 - 1985 tỷ trọng nhập khẩu khu vực I tăng lên tới mức 72% còn khu vực II giảm đi còn 28%; năm 1986 tỷ lệ này ở khu vực I là 53%; khu vực II là 47%. (biểu số 1 - phụ lục)

Nhìn chung trong 11 năm từ 1976 - 1986: Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam được mở rộng dần: không chỉ bó hẹp trong khu vực I (Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ) mà còn phát triển sang khu vực II. Nhưng ở thời kỳ này nền kinh tế Việt Nam do mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu chi phối, vì vậy chính sách ngoại thương không thể tự do phát triển vượt khỏi mô hình kinh tế đó.

2.2. Chính sách ngoại thương từ 1986 đến nay.

Tháng 12/1986 theo Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường; Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách nhằm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và ngoại thương nói riêng. Tuy vậy tới năm 1988, chính sách thương mại Việt Nam vẫn được xây dựng trên nguyên tắc Nhà nước độc quyền ngoại thương, mọi hoạt động xuất nhập khẩu do Bộ ngoại thương, sau

đó là Bộ kinh tế đối ngoại thực hiện. Các cơ sở sản xuất kinh doanh được phân bổ các chỉ tiêu về hàng hoá xuất nhập khẩu theo những tiêu chí do Bộ Ngoại thương ấn định.

Việc nới lỏng quy chế thương mại được mở đầu bằng việc cho phép một số xí nghiệp và tổ chức kinh doanh cũng như các địa phương được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp. Nhưng số lượng các doanh nghiệp hoạt động trực tiếp rất hạn chế. Chính sách ngoại thương với việc định giá, phân bổ hạn ngạch của


cấp có thẩm quyền nên đã làm cho hoạt động thương mại vừa ở trong tình trạng bị kiểm soát chặt chẽ vừa hỗn độn mang tính tự phát, đã làm giảm hiệu quả và sai lệch các quan hệ cung cầu hàng hoá xuất nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Đến năm 1989 công cuộc "Đổi mới" mới được thực sự tiến hành. Việc

đổi mới trong lĩnh vực ngoại thương thể hiện ở những biện pháp cải cách lớn như: thực hiện cơ chế một tỷ giá, cải tổ hệ thống ngân hàng, xoá bỏ độc quyền Nhà nước trong hoạt động ngoại thương.

Chính sách ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 7

2.2.1. Chính sách thương nhân.

Quá trình đổi mới của chính sách thương nhân Việt nam đã không ngừng được cải thiện với mục tiêu phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, vì vậy chính sách thương nhân đã đạt được những kết quả cơ bản:

- Nhà nước dần xoá bỏ, tiến tới xoá bỏ hẳn việc độc quyền trong hoạt

động ngoại thương.

Ngày 10/6/1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 64/HĐBT Quy định chế độ và tổ chức quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng quyền xuất nhập khẩu trực tiếp cho các cơ sở làm hàng xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế. Đây là bước đột phá trong lĩnh vực quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Thông qua Nghị định này, số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp vượt qua con số 100 ngay trong năm 1989, trong đó có khoảng 10% doanh nghiệp sản xuất ngoài quốc doanh. Hoạt động xuất khẩu nhộn nhịp, kim ngạch xuất khẩu năm 1989 tăng 87,4% so với năm 1988, đạt xấp xỉ 2 tỷ USD.(Biểu số 2 – phụ lục)

Sau Nghị định 64 là Nghị định 114/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 7/4/1992 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

Đây là sự tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo hướng tự do hoá hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng quyền hoạt động xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; các doanh nghiệp chuyên doanh hàng xuất nhập khẩu được cấp giấy phép xuất nhập khẩu không phân biệt thành phần kinh tế.


Năm 1994, trước những biến chuyển kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, chính phủ ban hành Nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 về quản lý Nhà nước

đối với hoạt động xuất nhập khẩu, nhằm bổ sung, sửa đổi những khuyếm khuyết của Nghị định 114/HĐBT cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Tính đến ngày 31/12/1994 ở Việt Nam đã có 3.250 doanh nghiệp với 55 ngành hàng trong nước đăng ký kinh doanh thương mại ở Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước và có 1.244 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó tư nhân chiếm 13%.

Từ năm 1989 đến 1995, chính sách thương nhân về cơ bản đã từng bước mở rộng quyền hoạt động ngoại thương cho tất cả các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp Nhà nước không còn điều kiện pháp lý độc quyền kinh doanh ngoại thương như trước. Tuy nhiên, các văn bản này vẫn còn một số hạn chế, như: chưa cho phép các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có sản xuất

được xuất khẩu, các quy định về điều kiện để được cấp giấy xuất khẩu cũng hạn chế. Doanh nghiệp muốn được xuất nhập khẩu trực tiếp phải được Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu theo quy định tuy có mặt tích cực nhất định trong giai đoạn

đầu để tiếp tục quản lý chặt chẽ hoạt động ngoại thương. Những mặt tiêu cực rất dễ thấy là các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian để hoàn tất các thủ tục mới có được giấy phép xuất nhập khẩu ngoài giấy đăng ký kinh doanh. Các điều kiện về vốn và trình độ cán bộ đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Sau khi có Luật Thương mại, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định chỉ tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với các nước ngoài. Theo Nghị định này, vấn đề quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp đã có một bước thay đổi về "chất", chế độ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đã xoá bỏ hoàn toàn, quyền kinh doanh và quyền tự chủ của doanh nghiệp được tôn trọng. Có thể nói, Nghị định 57/1998/NĐ-


CP đã đóng góp một phần quan trọng trong thành công của hoạt động ngoại thương từ cuối năm 1998 đến nay.

Theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP và các văn bản khác của Nhà nước có thể thấy mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là một trong những nội dung quan trọng của chính sách thương nhân.

Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, được phép xuất nhập khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Không còn điều kiện ràng buộc về vốn và trình độ cán cân.

- Thương nhân được chủ động xuất khẩu và nhập khẩu hầu hết các loại hàng hoá chỉ phải làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, trừ một số ít các mặt hàng thuộc các danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

Bên cạnh việc mở rộng kinh doanh cho các doanh nghiệp, Nghị định 57

đã mở rộng quyền sản xuất cho các doanh nghiệp. Đó là:

1. Thương nhân Việt nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, không hạn chế số lượng, chủng loại hàng gia công. Đối với hàng gia công thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ thương mại.

2. Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đều được đặt gia công ở nước ngoài các loại hàng hoá đã được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam

để kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Thương nhân Việt Nam được phép làm đại lý mua, bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài khi có đăng ký kinh doanh ngành hàng phù hợp với mặt hàng đại lý.

4. Thương nhân là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, những mặt hàng đã đăng ký trong giấy chứng nhận chỉ làm thủ tục ở Hải quan.


5. Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .

Trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là 2.800 doanh nghiệp. Đến tháng 9/1998 số doanh nghiệp thuộc loại hình này tăng gần 2 lần, có thêm 2.250 doanh nghiệp

được cấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó 654 doanh nghiệp ngoài quốc doanh nghiệp (tuyệt đại đa số là các doanh nghiệp sản xuất). Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng vượt lên con số 1.500 doanh nghiệp.

Sau chưa đầy 1 năm thi hành NĐ57/NĐ-CP. Số lượng các doanh nghiệp

đăng ký xuất nhập khẩu đã lên tới 8.000 doanh nghiệp, trong đó có 3.640 là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tính đến năm 2000 số doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu đã tăng lên 12.000 doanh nghiệp, hiện nay con số này đã lên tới gần 14.000 doanh nghiệp.

Quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu được mở rộng thêm một bước, thông qua Nghị định 44/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 của Chính phủ cho phép tất cả các thương nhân (không chỉ có doanh nghiệp) đều được quyền xuất nhập khẩu tất cả các loại hàng hoá, không phụ thuộc vào ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy đăng ký kinh doanh, trừ hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu.

- Khuyến khích hoạt động sản xuất - kinh doanh xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Chính sách thương nhân đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong 15 năm qua luôn tạo điều kiện để khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có được nhịp độ tăng trưởng cao. Luật thương mại, Luật đầu tư, các nghị định và nhiều văn bản khác dưới luật ngày càng tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này phát huy hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh và trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.


Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh và đạt trung bình khoảng 65% năm, thời kỳ 1991 - 2000. Tính đến tháng 9/1998, doanh nghiệp có vốn FDI là 1.500 doanh nghiệp, và đến tháng 1/2003 con số này là 1900, chiếm hơn 20% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, 25% giá trị sản xuất công nghiệp, 27,5% kim ngạch xuất khẩu cả nước không kể dầu thô (nếu tính cả dầu thô thì chiếm khoảng 46,5% xuất khẩu cả nước).

Năm 2003, giá trị xuất khẩu của khu vực FDI là 9964 tr.USD bằng 50,1% kim ngạch xuất khẩu cả nước; giá trị nhập khẩu đạt 8.705 tr.USD bằng 35% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Hiện các doanh nghiệp FDI thu hút khoảng 489 ngàn người lao động trực tiếp; nộp ngân sách năm 2002 khoảng 460 tr.USD. Trong đó 75% kim ngạch xuất khẩu khu vực này tập trung vào một số mặt hàng như điện tử điện lạnh…. Khu vực FDI giữ mức tăng trưởng xuất khẩu cao ổn định là do khu vực này luôn duy trì được thị trường xuất khẩu, sản phẩm có chất lượng và tính cạnh tranh cao hơn sản phẩm của doanh nghiệp trong nước. Những sản phẩm này góp nên những thành công đáng kể trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI vẫn còn có một số vấn đề sau:

+ Mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu là các mặt hàng gia công và lắp ráp như mặt hàng may mặc, giày dép, điện tử, điện lạnh…

+ Nhiều doanh nghiệp FDI không thực hiện đúng cam kết tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm và thường có xu hướng tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước, thậm chí còn muốn giảm hoặc bỏ quy định tỷ lệ xuất khẩu.

Tóm lại: Chính sách thương nhân từ sau đổi mới đến nay đã thay đổi theo hướng tháo bỏ hoàn toàn những hạn chế về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, xoá bỏ các rào cản về mặt hành chính, tất cả các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia xuất nhập khẩu nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của các nguồn lực, khai thác và tập trung đưa nguồn vốn cho sản xuất và kinh doanh, phát huy tính năng động và tự chủ, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và của doanh nghiệp…


2.2.2. Chính sách thị trường.

Việt Nam thực hiện chiến lược theo hướng mở rộng thương mại với tất cả các khu vực, các nước, các lĩnh vực và không hạn chế về địa lý, thể chế chính trị, với phương châm xuyên suốt của chính sách là "đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường". Chính sách thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua đã có được những kết quả sau

Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đã có những thay đổi lớn cả về số thị trường và lượng mặt hàng cho từng thị trường.

Năm 1985 khu vực Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu còn chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 1990 tỷ lệ này giảm xuống còn 42,4% năm 1991 giảm mạnh xuống còn 11%, năm 1995 còn 2,5% và đến năm 2002 chiếm xấp xỉ 2% kim ngạch xuất khẩu.

Sau khi hệ thống XHCN tan xã, các nước châu Âu nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Tỷ trọng của khu vực này năm 1991 đã tăng lên gần 77%. Những năm tiếp theo do tiếp tục khẳng định

đường lối "Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại" theo tinh thần của Đại hội VII chúng ta đã khai thông hai thị trường mới là Châu Âu và Bắc Mỹ. Tỷ trọng thị trường châu ¸ giảm dần nhưng vẫn chiếm khoảng 56% vào năm 2001, 55%, năm 2002 và 2003 giảm xuống còn 47,6%.(Biểu số 6 – Phụ lục)

Trong số các nước châu ¸ thị trường Nhật và ASEAN đóng vai trò lớn. Thời kỳ 1991 - 1995, Nhật Bản thường xuyên chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tỷ trọng thị trường Nhật Bản giảm đều qua các năm, tới năm 2001 chỉ còn 16,7% kim ngạch xuất khẩu, năm 2002 chiếm gần 15% năm 2003 chiếm khoảng 14%. Tỷ trọng thị trường các nước ASEAN ngược lại không có sự thay đổi lớn trong suốt thời kỳ 1991 - 1998 (năm 1991 chiếm 25,1% năm 1998 cũng chiếm 25,1%), nhưng giảm dần trong giai đoạn 1999- 2002. Năm 2001 kim ngạch khu vực ASEAN chỉ còn gần 17%, năm 2002 còn gần 14,5%, và năm 2003 đạt khoảng 15,8%. (số liệu tại biểu số 6 B - phụ lục)


Tỷ trọng thị trường EU nói riêng và của Châu Âu nói chung tăng khá

đều trong những năm qua. Cụ thể năm 1991 thị trường EU chiếm 5,7% kim ngạch xuất khẩu, năm 2001 chiếm tới 19,5%, năm 2002 con số này khoảng 19% và năm 2003 là 19,1%. Bước đột biết trong quan hệ thương mại với EU khi Việt Nam ký với EU Hiệp định khung về buôn bán hàng dệt may (1992). Kim ngạch xuất khẩu sang EU đã tăng rất nhanh trong thời gian gạn đó. Năm 1990 Việt nam xuất được 147 triệu USD và tới năm 1995 đã lên gấp 4,8 lần,

đạt 709 triệu USD, năm 2001 là 3.005 triệu USD, và tới năm 2002 là 3.157 triệu USD năm 2003 vào khoảng 3,79 tỷ USD. Đặc biệt đây là thị trường mà Việt Nam thường xuyên xuất siêu (Số liệu tại biểu số 6B - phụ lục).

Quan hệ thương mại với Bắc Mỹ, trong đó chủ yếu là Mỹ, đã có bước phát triển nhanh kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ vào năm 1995. Trước năm 1995, Việt Nam hầu như không xuất khẩu vào Mỹ. Tới năm 1995, năm đầu tiên bình thường hoá quan hệ kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đã

đạt 170 triệu USD, đưa tỷ trọng của Mỹ từ 0% lên 3,1%. Đến năm 1998, dù chưa ký được Hiệp định thương mại hàng xuất của Việt Nam còn gặp nhiềukhó khăn trên thị trường Mỹ do chưa được hưởng quy chế MFN, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ vẫn đạt 469 triệu USD, chiếm 5% kim ngạch cả nước. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đạt 1.065,3 tỷ USD. Đặc biệt năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh gấp hơn 2 lần so với năm 2001 và gấp 5 lần so với năm 1998. Tỷ trọng thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch đã tăng từ 7,1% (năm 2001) lên 14,5% vào năm 2002 con số này đạt trên 4000 triệu USD bằng 20,2% vào năm 2003. Xuất khẩu sang thị trường Châu Đại Dương (chủ yếu là Ôxtrâylia) cũng đã có tiến bộ trong thời kỳ 1991 đến nay. Tỷ trọng của thị trường này trong xuất khẩu Việt Nam đã tăng từ 0,2% vào năm 1991 lên 7,1% vào năm 2001, năm 2002

đạt 8,1% và năm 2003 đạt 6,8%, thị trường Châu Phi Nam Mỹ không có biến chuyển rõ rệt trong toàn kỳ và cho tới nay chiếm chưa đầy 1% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Số liệu tại biểu số 6B - phụ lục)

Cơ cấu thị trường nhập khẩu phát triển theo chiều rộng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/09/2023