Cơ Hội Và Thách Thức Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Và Khu Vực Đối Với Ngoại Thương Việt Nam


hơn 500.000USD vẫn phải có phê duyệt của Bộ Thương mại mới được nhập khẩu). Chính sách quản lý nhập khẩu thiết bị chưa được giám sát chặt chẽ còn tình trạng nhập các thiết bị công nghệ lỗi thời, hiệu suất sử dụng thiết bị nhập khẩu thấp.

* Về công cụ thuế quan: Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu của hội nhập, nhưng tới nay vẫn bộc lộ nhiều bất hợp lý làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, những điểm chưa phù hợp trong chính sách thuế hiện nay là:

Thuế suất dàn trải quá rộng và có quá nhiều mức thuế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chúng ta chưa có chiến lược rõ ràng về phát triển một số ngành then chốt, chỉ nhằm bảo hộ cho kinh tế quốc doanh, hay bảo hộ cho lợi ích cục bộ của một ngành, mà không nhằm hướng tới tạo lập, nuôi dưỡng, hỗ trợ khai thác các lợi thế so sánh.

Trong từng sắc thuế còn chứa đựng tính không công bằng và chưa bình

đẳng giữa các đối tượng nộp thuế khác nhau:

Hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt quy định miễn giảm thuế đối với cơ sở lắp ráp ôtô, cơ sở sản xuất bia bị lỗ, áp dụng thuế suất khác nhau đối với sản phẩm trong nước và ngoài nước. Ví dụ thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu có thuế suất 70%, sản xuất bằng nguyên liệu trong nước thì mức thuế suất 52%; ôtô nhập khẩu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là 100%, nhưng ô tô sản xuất trong nước thuế suất là 5%. Những nguyên tắc này vi phạm các nguyên tắc về đối xử quốc gia của WTO.

Quy định về ưu đãi thuế cho Việt kiều khi đầu tư về Việt Nam là vi phạm quy định về không phân biệt đối xử trong Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký kết với các nước.

Hệ thống chính sách thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảm bảo tính tương thích với hệ thống các nước trong khu vực.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

+ Thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng nhập khẩu của nước ta cao hay thấp lại dựa trên mục đích sử dụng của hàng hoá mà không dựa trên tính chất của hàng hoá, điều đó trái với thông lệ quốc tế.

+ Quy định cho phép khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào của các mặt hàng nông, thuỷ sản mua trực tiếp của nông dân nhằm mục đích hỗ trợ cho ngành sản xuất nông nghiệp đang gặp khó khăn, đồng thời đảm bảo tính liên hoàn của luật thuế GTGT. Nhưng việc khấu trừ khống thuế đầu vào hiện chỉ căn cứ vào bảng kê là thiếu căn cứ khoa học, thiếu chính xác, không đảm bảo tính minh bạch của luật thuế.

Chính sách ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 13

+ Việc tiếp tục mở rộng thời hạn ưu đãi thuế đối với đầu tư nước ngoài là không phù hợp với việc các nước không chấp nhận kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp trừ khoán thuế trong hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký với Việt Nam cũng như các nước đã và đang tiến hành đàm phán với Việt Nam. Biện pháp này vừa gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, vừa không đem lại hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Hệ thống thuế còn quá phức tạp, chưa đáp ứng yêu cầu đơn giản, rõ ràng và minh bạch theo các nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở nguyên tắc đó có những biện pháp ứng xử kịp thời với những đối xử không công bằng trong quan hệ thương mại.

Thuế được sử dụng để phục vụ nhiều chính sách xã hội khác nhau nên làm mất đi tính trung lập của nó và trái với nguyên tắc đơn giản, rõ ràng, minh bạch trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế Việt Nam tham gia. Ví dụ, chính sách còn quy định quá nhiều trường hợp miễn giảm thuế khác nhau. Nguyên nhân là do hệ thống chính sách thuế vừa nhằm mục đích đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ.

Hệ thống thuế có nhiều kẽ hở đã tạo điều kiện cho gian lận thương mại.

- Lợi dụng qua giá tính thuế. Khi hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam, cơ quan quản lý chỉ căn cứ vào giá trị hợp đồng, hồ sơ hàng hoá và bảng giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu đối với loại hàng hoá đó. Trường hợp giá


hợp đồng thấp hơn giá ghi trên bảng giá tối thiểu thì ngân sách nhà nước sẽ có thuế căn cứ vào bảng giá tối thiểu. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này kê khai trị giá hàng hoá thấp hơn hoặc bằng giá ghi trên bảng giá tối thiểu

để gian lận thương mại, gian lận thuế.

- Lợi dụng qua việc quy định thuế nhập khẩu. Danh mục mặt hàng chịu thuế của biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành được xây dựng trên cơ sở Bảng danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới (HS). Song ở cấp độ chi tiết tên mặt hàng chưa chính xác, các tiêu thức phân loại hàng hoá chưa được lựa chọn phù hợp với tính chất, đặc điểm, cấu tạo… Các chủ hàng thường lợi dụng những kẽ hở này để thực hiện hành vi gian lận thương mại.

- Lợi dụng chế độ hàng đã qua sử dụng: Theo quy định giá tính thuế đối với hàng đã qua sử dụng được phép nhập khẩu bằng 70% giá hàng mới cùng chủng loại. Nhiều chủ hàng đã nhập hàng mới nhưng kê khai là hàng đã qua sử dụng để gian lận thuế.

- Lợi dụng chế độ ưu đãi về thời hạn nộp thuế, nhiều doanh nghiệp đã cố tìm cách chiếm dụng tiền thuế, kéo dài tình trạng nợ đọng dây dưa.

- Do chính sách thuế ưu đãi cho sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp

được chậm nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT trong vòng 270 ngày, nhiều trường hợp còn được khách hàng cho nợ tiền nguyên liệu khi xuất khẩu mới quyết toán và khấu trừ. Trong khi đó, nếu mua nguyên liệu trong nước phải trả tiền và nộp thuế GTGT, điều này giải thích tại sao một số doanh nghiệp gia công đã nhập khẩu đến cả bao bì nilon, thùng carton, móc treo quần. Kết quả là chính sách thuế đã làm hạn chế việc gia tăng hàm lượng nội địa trong sản phẩm xuất khẩu.

- Gian lận thương mại thông qua việc khai báo sai số lượng, trọng lượng của hàng hoá: thực tế một số doanh nghiệp đã dùng thủ đoạn nhập với số lượng nhiều nhưng kê khai ít, nhập hàng giá cao nhưng khai hàng có giá trị thấp, hàng linh kiện dạng rời thì khai ở dạng toàn bộ…


- Gian lận thương mại thông qua việc cố ý khai sai xuất xứ hàng hoá, trong các trường hợp sau:

+ Cùng một mặt hàng nào đó, nếu sản xuất ở ASEAN, Đài Loan, Hồng Kông… thì giá tính thuế chỉ bằng 70% so với mặt hàng được sản xuất tại các nước G7.

+ Do xuất xứ hàng hoá liên quan trực tiếp đến chính sách ưu đãi giữa các nước dành cho nhau quy chế MFN, hoặc xuất xứ hàng hoá liên quan đến các ưu đãi thuế đối với một số mặt hàng được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định.

+ Gian lận thương mại thông qua việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá chuyển tiếp: Lợi dụng quy định hàng hoá nhập khẩu được phép chuyển tiếp là hàng hoá đã có giấy phép nhập khẩu nhưng chưa làm xong thủ tục hải quan tại nơi có cửa khẩu nhập mà chuyển đến hải quan tỉnh, thành phố khác

để kiểm tra, thu thuế và hoàn thành thủ tục hải quan, các chủ hàng đã kê khai sai tên hàng, trọng lượng chất lượng hàng hoá.

+ Gian lận thương mại trong lĩnh vực gia công hàng hoá xuất khẩu: Thủ

đoạn của các đơn vị là nhập khẩu nhiều nguyên liệu, phụ liệu để gia công nhưng thực tế không xuất hết, mà thay vào đó là khai tăng định mức nguyên phụ liệu trong gia công. Như vậy có một số sản phẩm thừa để tiêu thụ nội địa

được trốn thuế.

* Các công cụ phi thuế quan: Hệ thống phi thuế quan của Việt Nam hiện nay bên cạnh những mặt tích cực vẫn tồn tại những tác động gây hạn chế cho phát triển sản xuất của một số ngành kinh tế quốc dân. Cụ thể như sau:

- Môi trường cạnh tranh không bình đẳng, và giảm sức cạnh tranh của hàng hoá được bảo hộ: Chính sách hạn chế số lượng đã tách quá trình sản xuất sản phẩm được bảo hộ trong nước ra khỏi quá trình sản xuất của thế giới, bởi giá cả sản phẩm đã bị bóp méo. Như vậy những tín hiệu quan trọng và những cơ hội tốt nhất cho sản xuất và tiêu dùng không được chuyển tải tới các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước. Các nguồn lực vẫn được tiếp tục được


sử dụng vào những ngành mà trên thực tế khả năng cạnh tranh quốc tế kém đi rất nhiều.

- Hạn chế khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư: Giá cả hàng hoá là một trong những tín hiệu quan trọng giúp các nhà đầu tư, nhà sản xuất và người tiêu dùng quyết định hành vi của mình. Việc phân bổ hạn ngạch, đã làm giá cả bị méo mó dẫn tới ảnh hưởng tới các quyết định của nhà đầu tư đối với Việt Nam.

Những chính sách và các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu chưa phát huy hiệu quả khi một mặt hàng xuất khẩu nào đó gặp biến động về giá cả trên thị trường thế giới, đồng thời các chính sách này cũng chưa tạo

điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng mới, hoặc kích thích tìm kiếm thị trường mới.

Các Quỹ hỗ trợ phát triển và Quỹ hỗ trợ xuất khẩu chưa hình thành

được các kênh phân phối ổn định chưa khuyến khích việc hình thành và phát triển các thị trường "trọng điểm" ổn định cho những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh. Đến nay, một tỷ lệ khá lớn hàng hoá của Việt Nam phải xuất khẩu thông qua các Công ty trung gian, nguyên nhân một phần do các quỹ này chưa phát huy được hiệu quả trong việc tìm kiếm những đối tác xuất khẩu trực tiếp. Như vậy mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tất yếu sẽ bị phụ thuộc nước ngoài và giảm hiệu quả trong việc nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

* Công cụ tỷ giá: Quá trình thực thi một số biện pháp về tỷ giá đã bộc lộ những vấn đề cần được xem xét, nghiên cứu để tìm ra các giải pháp xử lý cho phù hợp.

- Tỷ giá được xây dựng sát với thị trường là chính sách thích hợp nhưng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với chính sách quản lý ngoại tệ. Trên thực tế đã tồn tại nhiều kệnh lưu thông ngoại hối ngầm nằm ngoài sự kiểm soát của Chính phủ. Hiện nay, một số lượng lớn ngoại tệ được đưa vào Việt Nam bằng con đường phi mậu dịch, việc lưu thông đồng ngoại tệ khá tự do trên thị trường với tư cách là "đồng tiền thứ hai". Việc này ảnh hưởng đáng kể đến


tương quan tỷ giá, làm giảm vai trò của các biện pháp điều chỉnh tỷ giá nhằm ổn định kinh tế - xã hội.

- Tỷ giá hối đoái tuy sát với thị trường nhưng những nắm bắt, tổng hợp, phân tích và đánh giá các thông tin về tình trạng ngoại hối còn chậm do vậy việc điều chỉnh tỷ giá chưa kịp thời, đầy đủ và chính xác. Chính vì vậy việc

đưa chính sách tỷ giá hối đoái có tính hướng dẫn và chủ đạo còn thiếu chủ

động và kém hiệu quả.

- Tỷ giá giữa VND và USD thay đổi chậm, chưa có lợi cho nền kinh tế, cho chiến lược hướng ngoại, nhất là khuyến khích xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái chính thức thường tăng thấp hơn so với tốc độ lạm phát, tạo nên một khoảng cách và chưa phát huy được triệt để chức năng kích thích của tỷ giá.

Nguyên nhân của những tồn tại kể trên của các công cụ của chính sách ngoại thương là: do bị ảnh hưởng của những chính sách đóng cửa, nền kinh tế bị kéo dài sự trì trệ, lạc hậu. Điều đó đã để lại hậu quả không tốt cho mọi ngành kinh tế: Một là, trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp việc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới còn không ít lúng túng. Bộ máy quản lý về công cụ thuế và phi thuế quan tuy đã có nhiều cố gắng để theo sát tình hình thực tiễn nhưng nhìn chung vẫn khá thụ động, trì trệ. Sự phối hợp giữa các bộ phận, ngành, địa phương, giữa các định chế quản lý đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu khi thì cứng nhắc chồng chéo , khi thì buông lỏng, bất cập, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ còn thiếu.


Chương III‌‌

Triển vọng ngoại thương Việt Nam Và một số khuyến nghị về chính sách


3.1. Cơ hội và thách thức hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đối với ngoại thương Việt Nam

3.1.1. Cơ hội

Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực có nghĩa là chấp nhận các luật lệ của các thể chế kinh tế quốc tế. Các thể chế, chính sách của Việt Nam sẽ được

điều chỉnh theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Điều đó sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo lập và củng cố lòng tin của các đối tác nước ngoài, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội tạo điều kiện thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước; có điều kiện tiếp thu kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tận dụng ưu thế về lao động rẻ và lao động có hàm lượng chất xám cao để

đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, sử dụng vốn và kỹ thuật công nghệ cao của các nước để xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác khoáng sản.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình hợp tác trên cơ sở cùng có lợi, trong đó các quốc gia giành cho nhau sự đối xử ưu đãi trên cơ sở tôn trọng, chấp nhận các luật và thông lệ quốc tế. GATT (hiện nay là WTO) đã khẳng

định mục tiêu này và đặc biệt nhấn mạnh đến việc xoá bỏ tình trạng phân biệt

đối xử trong các quan hệ thương mại gây cản trở cho sự phát triển của kinh tế thế giới. Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tránh tình trạng bị cô lập, phân biệt đối xử hay chèn ép trong quan hệ kinh tế, từng bước tạo dựng thế và lực trên thương trường quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện mở rộng thị trường do được hưởng quy chế tối huệ quốc - MFN, đãi ngộ quốc gia - NT và lợi ích của việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Hội nhập sẽ giúp Việt Nam khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của mình. Ngoài


ra, doanh nghiệp có thể được hưởng lợi thông qua việc vận dụng những ưu đãi riêng và miễn trừ giành cho các nước đang phát triển.

Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để Việt Nam tham gia việc thiết lập, hoàn thiện các "luật chơi" quốc tế tạo thế đứng vững chắc trong quan hệ kinh tế đối ngoại, từ đó có điều kiện nắm bắt kịp thời các xu hướng quốc tế và sự

điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại của các nước để điều chỉnh quan hệ kinh tế đối ngoại của mình.

3.1.2. Thách thức

Thách thức gay gắt nhất là khoảng cách về trình độ phát triển "tụ hậu" xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực do điểm xuất phát của Việt Nam quá thấp. Năng lực cạnh tranh và tính năng động của nền kinh tế còn yếu; cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý, cơ chế thị trường vận hành chưa thông suốt. Hệ thống tài chính - tiền tệ - ngân hàng chậm đổi mới. Kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu như: đường sá, cảng biển, hệ thống mạng thông tin, internet, hệ thống thiết bị viễn thôngtrình độ khoa học công nghệ lạc hậu, cải cách doanh nghiệp nhà nước tiến hành chậm; tư duy kinh doanh, quản lý chưa năng động. Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh. Việc chấp hành pháp luật và sử lý chưa nghiêm minh. Để hội nhập có hiệu quả, Việt Nam phải có sức mạnh vượt lên những trì tắc của chính mình.

Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Việt Nam phải từng bước dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Các doanh nghiệp phải đương đầu với cuộc cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu; chịu ảnh hưởng của biến động giá cả quốc tế, lãi suất ngân hàng...

Nguồn lực phát triển tuy còn nhiều nhưng môi trường, cơ chế phân bổ và phát huy nguồn lực chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Các nguồn lực bị dàn trải. Sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực (chủ yếu là nông sản) đã tới giới hạn, cần có những chính sách mới để tạo sức bật mới.

Việc tiếp nhận viện trợ đối với Việt Nam cũng là một thách thức đòi hỏi nỗ lực lớn về khả năng lập kế hoạch và yêu cầu về quản lý, trình độ cán bộ

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí