này có viện trợ đa phương và song phương. ODA chiếm tỷ lệ chủ yếu trong nguồn ODF.
- Tín dụng từ các ngân hàng thương mại của thế giới.
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)
- Đầu tư gián tiếp của nước ngoài (DII)
- Viện trợ cho không của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và một số nguồn tài trợ tư nhân khác.
2.3.2.5. Tác động của chính sách ngoại thương đối với lao động, việc làm, thu nhập.
ë trên, chúng ta đã phân tích những tác động của chính sách ngoại thương Việt Nam trong mối quan hệ tương hỗ với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một logic tất yếu những biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế sẽ đưa lại sự gia tăng việc làm, thu nhập cho người lao động và do đó từng bước xoá bỏ chênh lệch mức sống thực tế giữa các tầng lớp dân cư thuộc các vùng lãnh thổ khác nhau của Việt Nam. Theo những tính toán từ hệ số chi phí toàn phần của bảng vào - ra (Input/Output - I/O) năm 1989 (biểu số 14), các chuyên gia kinh tế đã có kết luận về ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu đối với hoạt động sản xuất: tăng xuất khẩu 1 có thể làm tăng sản xuất ở mức 2-3 lần. Cụ thể là để đảm bảo mức xuất khẩu 6699 tỷ đồng, thì các ngành khác đã phải sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ liên quan có giá trị 13571 tỷ đồng. Hệ quả đương nhiên là làm biến đổi tích cực đến cơ cấu kinh tế nói chung và đặc biệt là cơ cấu xuất nhập khẩu; việc làm cho người lao động nhờ đó sẽ gia tăng hơn. Lý do chính vì xuất khẩu tăng sẽ tạo ra nguồn ngoại tệ lớn để tiếp tục nhập khẩu nắm bắt kỹ thuật - công nghệ, bí quyết sản xuất - kinh doanh, kinh nghiệm quản lý và do đó lại tiếp tục thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, bao gồm cả những ngành sản xuất thay thế nhập khẩu phát triển mạnh hơn, tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội, hàng ngoại, bổ sung thêm những loại mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất chưa đủ phục vụ nhu cầu và tiêu dùng trong nước. Tăng nhập khẩu dựa vào xuất khẩu trong trường hợp
này là tích cực, là cần thiết và do đó hoạt động ngoại thương không chỉ có vai trò quan trọng cung cấp đầu vào, giải quyết đầu ra cho sản xuất, mà còn tạo thêm việc làm, nâng cao thu, nhập kể cả tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế của người lao động. Trong điều kiện ở Việt Nam, nguồn lao động dồi dào, rẻ.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Biện Pháp Khuyến Khích Xuất Khẩu.
- Đánh Giá Về Thực Trạng Của Chính Sách Ngoại Thương Việt Nam Hiện Nay.
- Tác Động Của Chính Sách Ngoại Thương Đối Với Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế
- Cơ Hội Và Thách Thức Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Và Khu Vực Đối Với Ngoại Thương Việt Nam
- Quan Điểm, Mục Tiêu Phát Triển Ngoại Thương Việt Nam
- Những Khuyến Nghị Về Chính Sách Ngoại Thương
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
Từ thực tiễn của hơn thập kỷ qua cho thấy, Việt Nam đã cố gắng thực hiện kết hợp đồng bộ cả hai loại chiến lược tăng trưởng hướng nội và hướng ngoại. Để phù hợp với những biến động kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, chính sách kinh tế mới nhằm thúc đẩy nhanh việc phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, mở cửa theo
định hướng, mà một trong những nội dung quan trọng nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá sao cho phù hợp với các tiềm năng, thế mạnh sẵn có, nhưng lại phát huy cao nhất các nguồn lực lợi thế so sánh của đất nước trong quan hệ hợp tác, phân công lao động quốc tế. Mặc dù chủ trương thực hiện giảm dần tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng giá trị các ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP, song chúng ta chú trọng phát triển ngành nông nghiệp, vì đó vẫn đang là ngành kinh tế lớn, chiếm tới hơn 75% dân số của cả nước. Muốn tận dụng hết lực lượng lao động dư thừa và do đó ổn định kinh tế - xã hội, không thể không quan tâm phát triển ngành nông nghiệp. Một lý do khác, với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, ngành nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm đủ các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản, hải sản, là ngành sản xuất phản ánh nhiều lợi thế so sánh nhất của Việt Nam. Do đó trước mắt và trong năm tới, chắc chắn ngành nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế lớn rất quan trọng, không chỉ là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, là nguồn cung cấp nguyên liệu, lao động cho các ngành kinh tế khác, mà còn là nguồn cung cấp các sản phẩm xuất khẩu cho thị trường thế giới, góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp như vậy, từ năm 1988 - 1989 đến nay, Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương chính sách mới trong phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn. Đó là các chính sách khoán sản phẩm, giao quyền sử dụng
đất - rừng lâu dài cho nông dân, tự do mua bán lương thực và các sản phẩm nông nghiệp theo giá thị trường, hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho phát triển sản xuất nông nghiệp… Kết quả là từ một nước thiếu, đối lương thực kinh niên, bình quân mỗi năm nhập khoảng 1,1 triệu tấn lương thực thời kỳ 1976 - 1980 với lương thực bình quân đầu người chưa đến 300 kg/năm đến nay không những
đảm bảo đủ lương thực tiêu dùng với mức bình quân đầu người gần 400kg/năm mà còn trở thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ ba thế giới,
4
với mức xuất khẩu ổn định 3 triệu tấn/năm (kể từ sau năm 1989 đến nay).
Không chỉ dừng lại ở xuất khẩu lương thực, với chính sách đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu, Việt Nam đã có thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực khác trong lĩnh vực nông nghiệp, như cà phê, cao su, chè, điều, lạc và thuỷ sản, hải sản; trong lĩnh vực công nghiệp khai thác có dầu thô, than đá…; công nghiệp nhẹ có hàng may mặc, giày dép… Thực trạng này đã tác động tích cực
đến đội ngũ lao động không chỉ gia tăng về số lượng lao động có việc làm mà từng bước chất lượng lao động cũng được đào tạo cao hơn để kịp đáp ứng với yêu cầu mới, nhất là đội ngũ lao động trong các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu. Việt Nam đã bắt đầu hình thành và đang có xu hướng phát triển ngày càng mạnh đội ngũ lao động bao gồm cả trí thức, công nhân kỹ thuật cao trong một số ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại như dầu khí, điện tử, tin học, cơ khí chính xác, bưu chính viễn thông… Rõ ràng là "Phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu cần nhiều lao động là một trong những con đường chắc chắn nhất để tạo nên nhiều công ăn việc làm và thu được nhiều ngoại tệ mà không phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiếm hoi. Riêng trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, những tác động của nền kinh tế thị trường mở đã thúc đẩy việc hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau chuyên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ lưu thông hàng hoá trong nước. Do đó đã đưa tốc độ tăng trưởng ngoại thương Việt Nam năm 2003 lên tới 23,0% và cả giai đoạn 1991 - 2004 và khoảng 19% góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng cho
nền kinh tế quốc dân và đối với từng ngành riêng biệt. Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế, trong đó đáng lưu ý nhất là các ngành công nghiệp khai thác, chế biến xuất khẩu, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu và các sản phẩm xuất khẩu, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu và các sản phẩm xuất khẩu, thương mại - dịch vụ lưu thông hàng hoá xuất nhập khẩu đã góp phần giải quyết rất nhiều việc làm cho người lao động trong mỗi ngành đó và do đó đã tác động chung đến sự gia tăng việc làm cho người lao động trong nền kinh tế quốc dân Cùng với sự tăng trưởng của các ngành kinh tế khác, sự tăng trưởng của
hoạt động ngoại thương, đặc biệt là của xuất khẩu đã tạo thêm việc làm và thu nhập ngày càng nâng cao hơn cho hàng triệu người lao động, không chỉ ở các vùng đô thị, các khu chế xuất, các xí nghiệp công ty liên doanh đầu tư với nước ngoài mà đã lan rộng đến nhiều vùng nông thôn, miền núi xa xôi thường quen với nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, tự cấp, tự túc, kinh tế hàng hoá không phát triển. Có thể nói rằng, do chính sách mở cửa biên giới Việt - Trung và tự do hoá thương mại đã khiến cho thị trường vùng biên phía Bắc bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng… diễn ra rất sôi động, tác
động mạnh đến phân công lao động xã hội, tạo thêm những ngành nghề mới. Ngoài sự phát triển tầng lớp thương nhân và những người làm các nghề dịch vụ, kinh doanh ăn uống, đã hình thành người làm nghề chở khách và vận tải hàng hoá. Đến nay đã có hàng nghìn ngôi nhà, trong đó có nhiều nhà cao tầng kiến trúc kiểu mới ở các thị xã, thị trấn vùng biên.
Như vậy, hoạt động ngoại thương trong điều kiện nền kinh tế mở của Việt Nam những năm qua đã góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và từng bước xoá bỏ chênh lệch mức sống thực tế giữa các tầng lớp dân cư ở nhiều khu vực kinh tế, vùng lãnh thổ khác nhau trong cả nước. Theo tính toán bằng lập hàm hồi quy về mối tương quan giừa xuất nhập khẩu và việc làm, các chuyên gia kinh tế đã có kết luận, loại trừ những trường hợp đặc biệt do tác động của những yếu tố khách quan khác nhau, còn thông thường nếu xuất khẩu và nhập khẩu cùng tăng 1% so với năm gốc thì chỗ làm việc cho người lao động sẽ tăng ít nhất là 0,4% so với năm gốc.
2.3.2.6. Tác động tiêu cực của chính sách đối với ngành sản xuất trong nước có cùng loại sản phẩm nhập khẩu.
Tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động ngoại thương, cũng cần tính đến biểu hiện mặt trái của nhập khẩu. Trong trường hợp chính sách thiếu sự tính toán kỹ lưỡng, nhập khẩu tăng dễ làm cho những ngành sản xuất trong nước có cùng loại sản phẩm nhập khẩu bị giảm quy mô, tốc độ phát triển sản xuất, thậm chí có ngành bị đình trệ, phá sản. Bảng14 phụ lục cho thấy mức nhập khẩu 9337 tỷ đồng sản phẩm công nghiệp đã làm đình trệ ở mức 18982 tỷ đồng, tức là nhập khẩu 1, trong trường hợp này, đã kéo theo phải giảm sản xuất hơn 2 lần ở những ngành có cùng sản phẩm nhập khẩu đó. Như vậy, nếu không có chính sách bảo hộ hợp lý, do nhập khẩu tràn lan, đặc biệt là nhập lậu, trốn thuế, sẽ dẫn đến giảm sản xuất của những ngành sản xuất có cùng sản phẩm, do đó cản trở, thậm chí phá sản những ngành sản xuất còn non trẻ trong nước. Chúng ta có thể rút ra nhận xét quan trọng là hoạt động ngoại thương thông qua cách giải quyết quan hệ xuất khẩu - nhập khẩu có tác động trực tiếp đến việc làm, và do đó đến thu nhập, mức sống thực tế của người lao động (cùng với những người ăn theo).
2.3.2.7. Tác động tiêu cực của chính sách đối với môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.
Việt Nam là nước mới bước vào công nghiệp hoá, với điểm xuất phát thấp vì vậy không thể tránh khỏi tình trạng chung của các nước đang phát triển là tỷ trọng mặt hàng là sản phẩm sơ cấp (bao gồm nông sản, khoáng sản và các nguyên liệu thô khác) còn cao trong toàn bộ mặt hàng xuất khẩu chủ lực (mặc dù ở trên chúng đã đã phân tích tỷ trọng này đang có xu hướng dần dần giảm xuống những chỗ cho các sản phẩm có hàm lượng chất xám, công nghệ chế biến sâu). Vì vậy tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên ở chỗ: nếu chính sách không được cân đối chặt chẽ, cẩn thận sẽ gây cạn kiệt tài nguyên rừng, đất nước không chú trọng về khai thác, ít quan tâm tới khôi phục nguồn tài nguyên. Mặt khác ảnh hưởng tới môi trường sinh thái - khí hậu: nóng, nắng, lụt lội v.v…
2.3.3. Những tồn tại và nguyên nhân:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chính sách ngoại thương của Việt Nam còn có những tồn tại sau:
Tính ổn định của chính sách, chính sách còn thường xuyên thay đổi với nguyên tắc điều hành thay đổi hàng năm làm cho các doanh nghiệp khó dự
đoán, và gây cản trở không ít cho các nhà đầu tư: cụ thể là bị động trong kinh doanh và xử lý các vụ tồn đọng trong quản lý.
- Chính sách còn thiếu đồng bộ.
- Hiệu lực thực thi của chính sách còn thấp.
Trong từng chính sách cụ thể của chính sách ngoại thương thể hiện như
sau:
* Về chính sách thương nhân:
- Do chưa có chính sách liên kết giữa các ngành, đặc biệt chưa xác định
được vai trò chủ đạo về chức năng, quyền hạn của các Hiệp hội trong lĩnh vực xuất khẩu, dẫn đến việc tranh mua, tranh bán, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thường bị các nhà nhập khẩu ép giá.
Các hiệp hội còn mang tính hình thức, chưa tạo được mối liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong việc tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của hội viên. Mặt khác nhiều doanh nghiệp chưa giữ được chữ tín với khách hàng nước ngoài nhiều khi giao hàng không đúng chất lượng, quy định, bị phạt hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng trình độ nghiệp vụ ngoại thương của cán bộ còn non yếu.
Thủ tục tiếp cận nguồn vốn còn quá chặt chẽ, và phức tạp dẫn đến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít điều kiện để mở rộng kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh qua tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Vẫn tồn tại sự chưa bình đẳng trong chính sách đối với doanh nghiệp
FDI, tuy khối doanh nghiệp FDI được phép xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu hàng hoá không phụ thuộc vào nội dung của giấy phép đầu tư trừ mặt hàng gạo, động vật rừng, giống thực vật rừng, đá quý, kim loại quý và ngọc
trai tự nhiên. Mặc dù gạo đã được xuất khẩu tự do, nhưng vẫn còn sự phân biệt này đối với doanh nghiệp FDI là chưa thật sự bình đẳng. Hàng nhập khẩu của doanh nghiệp FDI, nếu phục vụ cho xuất khẩu, vẫn bị phụ thuộc vào nội dung giấy phép đầu tư. Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương còn thiếu đồng bộ và nhất quán, khi thì cứng nhắc, thủ tục rườm rà, chồng chéo, khi thì buông lỏng, dễ dãi.
* Về chính sách thị trường:
Chính sách thị trường chưa được tiến hành trên thế chủ động, chưa có chiến lược xâm nhập thị trường mục tiêu đối với một số sản phẩm xuất khẩu nhập khẩu chủ lực. Do vậy cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu còn chưa hợp lý thị trường còn bấp bênh chưa hình thành hệ thống văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hay của Hiệp hội tại một số thị trường mục tiêu như Nhật Bản, EU, Mỹ…; nhiều trường hợp phải buôn bán qua trung gian; còn thiếu những hợp đồng lớn và dài hạn.
Tồn tại tình trạng nhập khẩu những công nghệ lỗi thời, hoặc nhận chuyển giao công nghệ từ những thiết bị quá lạc hậu do chưa chú trọng tới các thị trường đứng đầu về khoa học kỹ thuật, như thị trường Nhật Bản, Mỹ và Tây
Âu.
Công tác tổ chức phát triển thị trường tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu ở thị trường trong nước chưa chủ động và chưa làm đúng vai trò là "bàn đạp" khi thị trường tiêu thụ ngoài nước gặp khó khăn hoặc khi gặp các cơ hội thuận lợi.
Sự hiểu biết về thị trường nước ngoài còn bị hạn chế. Nhà nước (các cơ quan quản lý trong nước và cơ quan đại biểu ở nước ngoài) chưa cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời cho các doanh nghiệp, ngược lại nhiều điều kiện lại ỷ lại trông chờ vào nguồn thông tin của Nhà nước.
* Về chính sách mặt hàng:
- Chính sách mặt hàng xuất khẩu.
Việt Nam thực hiện phương châm đa dạng hoá mặt hàng đã đem lại hiệu quả cao. Kết quả xuất khẩu tuy cao (so với trước đây), nhưng một số mặt hàng xuất khẩu vẫn chưa ổn định về giá cả, về sản lượng, về chất lượng và đầu ra.
Nguyên nhân là cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn lạc hậu. Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu là sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế còn cao so với các nước trong khu vực. Trong số sản phẩm công nghiệp chế tạo giành cho xuất khẩu, hàng gia công với hàm lượng lao động cao vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sản phẩm hàm lượng có tính chất công nghệ và trí tuệ cao giành cho xuất khẩu còn ít. Xuất khẩu dịch vụ còn thấp so với tiềm năng hiện có. Việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu nói chung, trong từng lĩnh vực, ngành hàng nói riêng chưa bám sát tín hiệu của thị trường thế giới, do đó nhiều sản phẩm sản xuất không tiêu thụ
được (tình hình sản xuất chế biến hồ tiêu, cà phê, rau quả trong vài năm gần
đây) năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm không đủ sức cạnh tranh, trong khi đó nguyên nhân của tình trạng này chưa tập trung thoả đáng vào phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chưa xác định rõ danh mục mặt hàng xuất khẩu chủ lực theo trung hạn và dài hạn, quy mô đầu tư vào khâu nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu chưa thoả đáng. Việc đầu tư trực tiếp cho việc tiêu thụ sản phẩm như hoạt động xúc tiến thương mại, lập các trung tâm thương mại, kho ngoại quan ở nước ngoài hầu như chưa có. Nhiều hình thức kinh doanh phổ cập trên thế giới như tái xuất, chuyển khẩu
đều chưa phát triển. Chưa có các văn phòng đại diện của doanh nghiệp lớn, hoặc hiệp hội ngành hàng tại thị trường trọng điểm.
- Chính sách mặt hàng nhập khẩu
Chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới công nghệ trong các ngành kinh tế chủ lực, do định hướng trong một số ngành kinh tế chủ lực còn chưa rõ ràng, cụ thể, thiếu tính đồng bộ.
Nhập khẩu còn thiên nhiều về nguyên liệu, phụ liệu đầu vào cho các ngành sản xuất, tỷ trọng nhập khẩu các thiết bị có trình độ công nghệ cao còn hạn chế: do các doanh nghiệp chú trọng xuất khẩu theo gia công là chủ yếu.
Đồng thời chưa có chính sách thông thoáng về nhập khẩu máy móc, thiết bị
đồng bộ. Cụ thể vẫn tồn tại thủ tục phê duyệt nhập khẩu máy móc thiết bị giá trị lớn (Theo Quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành từ năm 1992. Thiết bị lẻ có giá trị lớn hơn 100.000USD và thiết bị toàn bộ có giá trị