Các Công Cụ Của Chính Sách Ngoại Thương


phòng; tơ và lụa, sản phẩm nhựa; sản phẩm gỗ; sản phẩm điện; sản phẩm dệt kim; hàng thủ công mỹ nghệ.

Thứ hai, điều chỉnh lại chính sách thuế để thúc đẩy nâng cao hàm lượng nội địa của sản phẩm. Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 26/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp vệ tinh sản xuất bán thành phẩm để giao lại cho một doanh nghiệp khác sản xuất hàng xuất khẩu. Quyết

định này khuyến khích, thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp có tính liên hoàn, cùng hướng về xuất khẩu để tạo ra giá trị gia tăng ngày càng lớn. Quyết

định này chỉ cho phép những doanh nghiệp đã có hợp đồng xuất khẩu bán thành phẩm nhưng không giao bán thành phẩm đó ra nước ngoài mà giao thẳng cho một doanh nghiệp Việt Nam khác để sản xuất hàng xuất khẩu thì mới được hưởng ưu đãi, còn những đối tượng khác, không có hợp đồng với nước ngoài hoặc không tham gia hợp đồng ba bên vẫn chưa được hưởng ưu

đãi. Để khắc phục hạn chế đó, đã có văn bản 78/CP-KTTH của Chính phủ ngày 20/10/2002. Cần sớm triển khai thực hiện văn bản này.

Hàm lượng nội địa của xuất khẩu tăng chậm còn do nguyên liệu, vật tư ngoại được ưu đãi hơn nguyên liệu, vật tư nội. Sự khác nhau giữa thời hạn nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT được chậm 270 ngày, trong khi đó nguyên liệu, vật tư sản xuất trong nước phải nộp các khoản trên ngay. Quyết định 908/TTg

đã giải quyết vướng mắc này nhưng cần có chính sách ưu đãi nguyên liệu nội thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong nước.

Thứ ba, khuyến khích các mối liên kết ngang trong các Hiệp hội và liên kết dọc giữa các doanh nghiệp.

Cần sớm thành lập các Hiệp hội nghề nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng. Các Hiệp hội khá hiệu quả trong việc chống lại rào cản tại nước ngoài, hợp tác quốc tế để làm ổn định cung cầu, phát triển các phương thức kinh doanh mới, hạn chế tình trạng tranh mua, tranh bán... Xu hướng này làm giảm can thiệp quá sâu của Nhà nước, phù hợp với quy định của WTO.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.


Thứ tư, xây dựng các chương trình trọng điểm trong nước nhằm phát triển thí điểm các vùng nguyên liệu tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Chính sách ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 16

Bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng và thị trường, cần quan tâm thích

đáng ( môi trường pháp lý, chính sách đầu tư, các chính sách ưu đãi và hỗ trợ khác) đối với các chương trình phát triển nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng rau, hoa, quả, thịt lợn và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chương trình này cần được nhanh chóng triển khai nhằm khắc phục tình trạng hiện nay như thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu rất lớn về sản phẩm dứa cô đặc, dừa, lạc tiên... trong khi năng lực sản xuất và chế biến của ngành rau quả của Việt nam lại rất hạn chế; mặt hàng thịt lợn, Việt Nam chưa đáp ứng được những đơn hàng lớn của thị trường Singapo và Malaixia. Tương tự, hàng thủ công mỹ nghệ cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương để khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, khôi phục lại những làng nghề đã mai một, theo hình mẫu. Nhà nước hỗ trợ thông tin, một phần nguồn vốn đầu tư, năng lực quản lý và ưu đãi trong đổi mới công nghệ.

Chính sách mặt hàng nhập khẩu phải đáp ứng được nhu cầu đổi mới công nghệ, phù hợp với định hướng phát triển của các ngành kinh tế chủ lực,. Nhập khẩu phải nhằm phục vụ sản xuất (dành tỷ lệ phù hợp trong nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào cho các ngành sản xuất, chú ý giảm từng bước những nguyên liệu đầu vào trong nước dần dần có thể sản xuất được). Nâng tỷ lệ nhập khẩu thiết bị, máy móc hiện đại, giảm việc nhập khẩu các thiết bị, công nghệ trình độ trung bình.

Sửa đổi theo hướng bỏ hẳn thủ tục phê duyệt nhập khẩu máy móc thiết bị có giá trị lớn (Theo quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 1992. Thiết bị lẻ có giá trị lớn hơn 100.000 USD và thiết bị toàn bộ có giá trị lớn hơn 500.000 USD vẫn phải có phê duyệt của Bộ Thương mại mới

được nhập khẩu).


Về quản lý nhập khẩu thiết bị cần tăng cường giám sát nhập khẩu các thiết bị công nghệ trung bình, thành lập các cơ quan chức năng có chuyên môn để thực hiện công việc này.

Chính sách nhập khẩu phải đáp ứng được nhu cầu trong nước về những sản phẩm chưa sản xuất được . Những sản phẩm trong nước sản xuất có chất lượng và hiệu quả, những mặt hàng sa xỉ phẩm cần được hạn chế nhập khẩu.

3.3.4. Các công cụ của chính sách ngoại thương

3.3.4.1. ThuÕ quan

Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đòi hỏi hệ thống chính sách thuế Việt nam phải có những bước cải cách phù hợp với thông lệ quốc tế.

Để thực hiện các cam kết về thuế quan trong khuôn khổ ASEAN, Hiệp

định thương mại Việt Mỹ, định hướng cam kết WTOViệt Nam cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung chính sách thuế xuất nhập khẩu theo hướng sau:

- Hoàn thiện biểu thuế nhập khẩu dựa trên cơ sở thống nhất chủ trương : minh bạch và đơn giản hoá hệ thống thuế Việt Nam, nên sửa đổi theo hướng giảm bớt số lượng mức thuế xuất nhập khẩu, chỉ nên có từ 7 đến 10 mức là hợp lý. Thực hiện phân loại danh mục hàng hoá trong biểu thuế xuất nhập khẩu theo tính chất của hàng hoá, không phân biệt mục đích sử dụng như hiện nay.

- Về giá tính thuế. Luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành phải được sửa

đổi để áp dụng những quy định về giá tính thuế theo Hiệp định xác định giá trị hải quan trong khuôn khổ GATT.

Về thời hạn nộp thuế vẫn quy định thời hạn nhất định cho doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị cùng với việc cho phép áp dụng cơ chế bảo lãnh của ngân hàng đối với khoản tiền thuế NXK phải nộp. Tuy nhiên, cần có các hình thức truy cứu trách nhiệm khắt khe hơn đối với các doanh nghiệp chây ỳ, trốn thuế xuất nhập khẩu.

Xây dựng các văn bản pháp quy riêng cho thuế đối kháng, thuế chống phá giá, chống độc quyền và xử lý vấn đề "quyền tự vệ trong trường hợp khẩn


cấp". Hạn chế sự phức tạp các thủ tục hải quan, đơn giản hoá và mẫu hoá thống nhất các loại hoá đơn, chứng từ hiện nay.

Tiến hành rà soát lại toàn bộ văn bản pháp quy liên quan đến hệ thống thuế và chế độ thuế, phí hiện hành, từ đó huỷ bỏ những văn bản không còn hợp lý, sửa đổi những văn bản bất cập và ban hành những văn bản mới phù hợp, những quy định, nguyên tắc của hội nhập và đãi ngộ quốc gia, minh bạch hoá chính sách, dần xoá bỏ chính sách hai giá... Cần cải tiến cơ chế quản lý thu thuế xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá, công khai hoá và từng bước hiện đại hoá.

Sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT theo hướng áp dụng thuế GTGT đối với cả hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB); mở rộng diện các nhóm mặt hàng xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% để tạo điều kiện tăng kim ngạch xuất khẩu; giảm thuế GTGT đối với các sản phẩm cần khuyến khích.

Đồng thời với việc sửa đổi và hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu, cần bổ sung, sửa đổi các quy định khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu để ngăn chặn hành vi gian lận thương mại như:

- Bộ Thương mại khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu phải ghi rõ mã số HS của hàng hoá trong giấy phép để áp mã được chính xác và đơn giản hoá thủ tục. Bãi bỏ quy định Bộ Thương mại duyệt hợp đồng gia công.

- Bộ Khoa học công nghệ và môi trường cần có văn bản quy định cụ thể về các dạng linh kiện IKD, CKD, SKD nhằm tạo điều kiện dễ kiểm tra, dễ thực hiện và tránh nhầm lẫn. Với hàng hoá cũ và mới cần có quy định cụ thể qua các chỉ tiêu, tiêu chuẩn.

- Thực hiện tin học hoá quy trình quản lý thu thuế xuất nhập khẩu. Cần thiết lập một hệ thống mạng vi tính thông suốt từ cơ quan Tổng Cục Hải quan

đến các đơn vị hải quan cấp tỉnh, thành phố, thậm chí từng doanh nghiệp bằng chương trình phần mềm vi tính.

- Hoàn chỉnh các giải pháp phân luồng hàng hoá xuất nhập khẩu: trước mắt cần chuẩn hoá các tiêu chí để phân luồng hàng hoá như tiêu chí thương


nhân, mặt hàng và tuyến đường vận chuyển, để thực hiện tốt công việc áp mã thuế suất, áp giá tính thuế.

3.3.4.2. Các công cụ phi thuế quan

Việc xây dựng hệ thống chính sách phi thuế quan phải quán triệt những nguyên tắc sau:

- Những biện pháp phi thuế quan phải phù hợp thông lệ quốc tế đã được cụ thể hoá ở WTO; phù hợp với những quy định cụ thể của ASEAN và APEC.

- Hệ thống phi thuế quan phải đủ mạnh để bảo vệ nền sản xuất non trẻ trong nước, song phải tạo đà và thúc đẩy các doanh nghiệp tự đổi mới và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế.

- Trong quá trình thực thi công cụ phi thuế với mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại, cần phải có sự khuyến khích và kết hợp chặt chẽ, khéo léo giữa hệ thống hàng rào thuế quan với hệ thống các biện pháp phi thuế quan, giữa tự do hoá theo quy định của CEPT với việc bảo hộ trong nước, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.Trong những năm tới Việt nam cần áp dụng một số biện pháp phi thuế quan như sau:

- Phân loại danh mục hàng hoá ưu tiên bảo hộ từ nay đến năm 2006 (theo các cấp bảo hộ khác nhau).Trước hết chính sách bảo hộ đặt trọng tâm vào các mặt hàng cần được ưu tiên bảo hộ. Cơ sở để xác định danh mục hàng hoá cần bảo hộ dựa trên những phân tích định tính và định lượng tình hình cung cầu trong nước, sức cạnh tranh của hàng hoá nội địa, diễn biến và những tác động của thị trường quốc tế.

Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và các nước trong khu vực, có thể phân loại các mặt hàng bảo hộ như sau:

+ Bảo hộ cấp 1 (cao nhất): Những mặt hàng thuộc danh mục hàng nhạy cảm, chủ yếu là sản phẩm nông sản.

+ Bảo hộ cấp 2: Những mặt hàng thuộc cân đối lớn của nền kinh tế như

ôtô, xe máy, phân bón, thuốc trừ sâu, xi măng, sắt thép...

+ Bảo hộ cấp 3: Những mặt hàng tiêu dùng trong nước có thể sản xuất

được.


Những mặt hàng không thuộc danh mục bảo hộ (là những sản phẩm có lợi thế so sánh) có thể huỷ bỏ ngay các hàng rào thuế và phi thuế quan, thực hiện tự do hoá thương mại.

Từ thực tiễn và kết hợp với các cam kết CEPT/AFTA và tương lai là WTO, hệ thống chính sách phi thuế quan của Việt Nam có thể được xây dựng thành 3 nhóm lớn sau:

- Nhóm 1: Những biện pháp phi thuế quan phổ thông trong khuôn khổ WTO

+ Giấy phép nhập khẩu tự động và giấy phép nhập khẩu không tự động.

+ Quota: quy định theo WTO, bao gồm quota định lượng, quota kết hợp cả định lượng và thuế, quota kết hợp định lượng và giấy phép đặc biệt.

+ Kiểm tra trước khi xếp hàng lên tàu.

+ Quy tắc xuất xứ.

+ Thuế đối kháng.

+ Thuế mùa vụ.

+ Biện pháp chống bán phá giá.

+ Biện pháp phòng ngừa.

- Nhóm 2: Những biện pháp kỹ thuật:

+ Những quy chế về tiêu chuẩn kỹ thuật

+ Những quy chế về chất lượng

+ Vệ sinh kiểm dịch

+ Bảo vệ môi sinh.

- Nhóm 3: Những chính sách vĩ mô khác có tác dụng điều tiết gián tiếp xuất nhập khẩu: cơ chế tỷ giá hối đoái, thanh toán, lãi suất, tín dụng ngân hàng, chính sách đầu tư

Riêng lộ trình thực hiện các quy định CEPT về các biện pháp phi thuế quan có thể dựa trên sự phân loại theo ba cấp độ bảo hộ và được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: bắt đầu bằng việc giảm các biện pháp hành chính


- Bước 2: giảm các biện pháp phi thuế quan phổ thông

- Bước 3: tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật và các hình thức bảo hộ gián tiếp vô hình khác.

3.3.4.3. Tỷ giá hối đoái {25, 44}

Quan điểm trong việc xây dựng và sử dụng công cụ chính sách tỷ giá trong những năm tới là:

- Chế độ tỷ giá cố định sẽ có tác dụng tốt đối với các mục tiêu kinh tế ngắn hạn, trong khi chế độ tỷ giá thả nổi các tác dụng tốt đối với các mục tiêu kinh tế dài hạn và bền vững.

- Việc áp dụng chế độ tỷ giá nào là thích hợp phụ thuộc vào ưu tiên chính sách cụ thể của Nhà nước và phụ thuộc vào môi trường kinh tế quốc gia.

- Việc vận dụng chính sách tỷ giá hoặc chuyển đổi từ chế độ tỷ giá này sang chế độ tỷ giá kháccần phải có bài bản rõ ràng, từ mục tiêu đến chính sách điều hành. Hầu hết các nước trên thế giới đều có sự can thiệp vào tỷ giá. Xu hướng chung hiện nay, các nước áp dụng chế độ tỷ giá nghiêng về phía giảm dần can thiệp của Nhà nước, tăng dần yếu tố tự do, tăng cường vai trò lực lượng điều tiết của thị trường.

Cần chuyển dần chế độ tỷ giá hiện nay sang một chế độ ít có sự can thiệp của nhà nước một cách thực sự, để tỷ giá được hình thành chủ yếu dựa vào quan hệ cung cầu ngoại tệ và các quy luật của thị trường.

* Nguyên tắc thiết lập chính sách tỷ giá.

- Không gây biến động, xáo trộn khi chuyển sang chế độ tỷ giá mới.

- Từng bước tạo đầy đủ các điều kiện cần thiết để chế độ tỷ giá tồn tại và phát huy hiệu quả vai trò của tỷ giá trong quản lý nền kinh tế.

- Khắc phục những tồn tại đối với chế độ tỷ giá hiện hành mà không gây ra biến động lớn trong nền kinh tế.

* Mục tiêu của chính sách tỷ giá

-Chính sách tỷ giá thời kỳ tới vẫn nhằm đạt được mục tiêu của Chính phủ, đó là tỷ giá ổn định (không phải tỷ giá cố định) nhưng ổn định bền vững thực sự tồn tại trên cơ sở quan hệ cung cầu ngoại tệ, đồng thời khuyến khích


xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, dự trữ ngoại tệ và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

- Từng bước nâng cao uy tín của Việt nam Đồng, đồng thời tạo những tiền đề cần thiết để Đồng tiền Việt Nam trở thành đồng tiền chuyển đổi.

- Phối hợp chặt chẽ với chính sách quản lý ngoại hối để góp phần khắc phục tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế gây bất lợi cho Việt nam Đồng

Hướng điều chỉnh của chính sách tỷ giá như sau:

- Tính toán tỷ giá trên cơ sở mối tương quan giữa Việt nam Đồng và một số đồng tiền khác, tức là tỷ giá đa phương, không nên dựa chủ yếu vào tỷ giá song phương giữa Đồng Việt Nam và Đôla Mỹ như hiện nay. Sau khi đã xác định được mức "hợp lý" theo tiêu chuẩn giữ gìn và cải thiện một bước khả năng cạnh tranh hàng hoá của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước điều hành các mức tỷ giá cụ thể thông qua các công cụ hiện hành (quyền công bố tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, biên độ tỷ giá và kiểm soát ngoại tệ).

- Mở rộng biên độ dao động tỷ giá cho phép, có thể lên 5% hoặc 10% tuỳ theo tình hình. Nếu thực hiện được biên độ dao động này chúng ta đã giới hạn được một bước khả năng dao động của tỷ giá, khắc phục dần tính cố định của tỷ giá. Không để biên độ tỷ giá quá rộng vì có thể làm tăng nguy cơ biến

động mạnh mức tỷ giá gây "những cú sốc" cho nền kinh tế.

- Tuỳ thuộc vào diễn biến cụ thể của tình hình để tiến hành giảm hoặc xoá bỏ chế độ kết hối ngoại tệ bắt buộc hiện nay, nhằm khuyến khích xuất khẩu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/09/2023