CHƯƠNG 3
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON (1993-2001) VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Những đổi mới trong chính sách kinh tế nói chung và chính sách KH&CN nói riêng của Chính phủ Mỹ những năm 1993 - 2001 đã tạo ra những tác động sâu sắc không chỉ đối với quá trình phát triển kinh tế mà còn đối với toàn bộ những vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị hay nói cách khác, sự đổi mới đó đã tác động tới toàn bộ sức mạnh mọi mặt của nước Mỹ.
3.1 Tác động tích cực
3.1.1 Về kinh tế
Tăng năng suất lao động, đem lại sự tăng trưởng liên tục và ổn định cho nền kinh tế Mỹ.
Thập kỉ 90 là thập kỷ kinh tế Mỹ phát triển mạnh với chu kỳ tăng trưởng dài nhất trong lịch sử từ năm 1854 đến nay. Có được kết quả này là do nhiều nguyên nhânkhác nhau, trong đó phải kể tới sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp cao, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Tính ưu việt của công nghệ thông tin được phát hiện ra cách đây mấy thập kỉ song tính ưu việt này được phát huy một cách đặc biệt khi chính phủ Clinton chuyển hướng ưu tiên của chính sách KH&CN từ phục vụ quân sự sang phục vụ nâng cao sức cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu ưu tiên cho phát triển khoa học công nghệ thông tin cùng các biện pháp hỗ trợ gián tiếp và trực tiếp, nhóm ngành công nghiệp dựa trên công nghệ thông tin không những phát triển nhanh, đa dạng mà còn nâng cao được năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành đã giúp các ngành khác sử dụng được nhiều hơn sản phẩm của công nghệ thông tin để đổi mới công nghệ, đây chính là tác động quan trọng đầu tiên của ngành này tới toàn nền kinh tế.
Bảng 3.1: Thay đổi giá của sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tin
1993 | 1994 | 1995 | 1996 | 1997 | |
Sản phẩm công nghệ thông tin | -2,4 | -2,6 | -4,9 | -7,0 | -7,5 |
Sản phẩm của các ngành còn lại | 3,0 | 2,7 | 2,8 | 2,6 | 2,6 |
GDP | 2,6 | 2,4 | 2,3 | 1,9 | 1,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển Từ Nguyên Tắc “Phân Chia Trách Nhiệm” Sang Xây Dựng Cơ Chế Tác Động Mới Của Nhà Nước Tới Kh&cn
- Các Biện Pháp Hỗ Trợ Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Kh&cn Của Chính Phủ
- Tăng Cường Vai Trò Quản Lý Phối Hợp Của Bộ Máy Nhà Nước
- Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton (1993-2001) - 9
- Tỷ Lệ Tham Gia Các Bậc Trung Học Và Sau Trung Học Trong Đối Tượng Có Việc Làm Ở Mỹ
- Đổi Mới Cơ Chế, Chính Sách Đầu Tư Tài Chính Cho Kh&cn
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
(Nguồn: ESA estimates based on BEA and Census data)
Do giá cả của các sản phẩm công nghệ thông tin giảm nhanh từ 1993 - 1997 giảm 5,1 lần đã giúp các ngành công nghiệp khác có cơ hội nhanh chóng đổi mới công nghệ. Chi phí cho ứng dụng công nghệ thông tin đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Ví dụ như ngành thép vào 10-15 năm trước đây khi chưa áp dụng công nghệ thông tin, người ta vẫn kiểm soát quá trình nấu luyện bằng kinh nghiệm của những người thực hiện quá trình này. Ngày nay khi sử dụng máy vi tính và các phần mềm tính toán các thông số người ta có thể nâng cao rất nhiều khả năng kiểm soát quá trình diễn ra trong lò một cách nhanh chóng hơn và chính xác hơn nhiều, bởi vậy năng suất vừa cao hơn sản phẩm vừa có chất lượng tốt hơn. Nếu như vào năm 1990, phải mất gần 6 giờ công nhân lao động người ta mới sản xuất được một tấn thép, thì vào năm 2000 chỉ cần chưa đến 4 giờ công [29; tr.49].
Một ví dụ khác là ngành công nghệ chế tạo máy - một ngành cũng bị tổn thương nhiều trong quá trình cạnh tranh vào vài thập kỷ trước đây. Từ năm 1990 đến 1998, khi tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, năng suất lao động trong ngành công nghiệp này đã tăng trung bình 2,5%/ năm và chất lượng sản phẩm cũng được tăng lên.
Công nghệ thông tin được ứng dụng hiệu quả trong các ngành kinh tế Mỹ, kể cả trong nông nghiệp. Năm 1997, có khoảng 30% tổng số trang trại chiếm trên 50% số các trang trại lớn sản xuất nhiều hàng hóa sử dụng máy tính [16; tr.19]. Việc sử dụng máy tính đã đem lại hiệu quả kinh tế cụ thể cho các trang trại. Tuy máy tính không làm tăng thu nhập trực tiếp của trang trại
nhưng đã giúp các chủ trang trại sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn khi không dùng máy tính. Máy tính và kỹ thuật tin học ngày càng trở thành người bạn đồng hành, người cố vấn không thể thiếu được của các chủ trang trại Mỹ. Berton Suber, chủ trang trại trồng lúa mì ở bang Texas nói: “sản xuất nông nghiệp hiện nay mà không biết đến diễn biến giá cả nông sản trên thị trường, không có dự báo có đủ căn cứ về mùa màng vụ tới, thì trang trại không thể tồn tại được. Mà muốn thế, không thể không sử dụng công nghệ tin học”[16; tr.21].
Nhờ sự ứng dụng rộng rãi và phổ biến của công nghệ thông tin, nền nông nghiệp Mỹ đã được công nghiệp hóa, chuyên môn hóa ở mức độ cao, tạo ra một khối lượng và tỷ suất nông sản hàng hóa lớn nhất thế giới. Năng suất ngô năm 1995 đạt 75 tạ/ha, khoai tây 350 tạ/ha, đỗ tương 23 tạ/ha. Năng suất sữa đạt 6.300kg/1 bò cho sữa. Năm 1997, 1998, sản lượng ngũ cốc tăng lên đáng kể: sản lượng lúa mì là 68,76 triệu tấn (so với 62,19 triệu tấn trong niên vụ trước); sản lượng ngô là 237,74 triệu tấn (236,06 triệu tấn) và sản lượng đậu tương là 74,47 triệu tấn (68,84 triệu tấn) ... Ngoài ra, các mặt hàng nông sản thực phẩm khác như hoa quả, thuốc lá, thức ăn chăn nuôi, thịt gia cầm... đều đạt sản lượng cao và vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp Mỹ[64; tr.7]. Chi phí lao động nông nghiệp cần thiết để làm ra một đơn vị sản phẩm của Mỹ thấp nhất thế giới. Để sản xuất ra 1 tạ ngô hạt chỉ cần 0,12 giờ công, 1 tạ lúa gạo - 0,15 giờ công, 1 tạ lúa mì - 0,29 giờ công, 1 tạ đỗ tương - 0,4 giờ công, 1 tạ thịt lợn - 0,85 giờ công, 1 tạ sữa - 0,65 giờ công, 100 quả trứng - 0,3 giờ công[15; tr.20]. Do có diện tích đất nông nghiệp lớn, năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động cao, nền nông nghiệp Mỹ không chỉ sản xuất ra một khối lượng nông sản lớn mà quan trọng hơn là đã sản xuất ra một khối lượng nông sản hàng hóa, đủ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm 2% GDP Mỹ và 0,2% lực lượng lao động Mỹ nhưng hàng năm mang lại cho Mỹ khoảng 55-60 tỷ USD giá trị xuất khẩu. Hiện nay (thời điểm năm 1995), Mỹ chiếm 40% giá trị sản lượng nông nghiệp và 20% giá trị sản lượng nông
nghiệp của thế giới[15; tr.18]. Năm 1997, xuất khẩu nông sản của Mỹ đạt 57,4 tỷ USD, chiếm 20% thị trường xuất khẩu nông sản thế giới [64; tr.7].
Từ năm 1995, kinh tế Mỹ đã đạt được những thành tựu to lớn. Tăng trưởng trung bình đạt 4,4%/năm, thất nghiệp giảm xuống mức4%, lạm phát cơ bản thấp. Nhưng có lẽ thành tựu quan trọng nhất là mức tăng năng suất lên tới 2,8%/năm tương đương với thời kì hoàng kim năm 1960[39; tr.18].
Mức tăng năng suất lao động Mỹ trong giai đoạn 1993 - 2000, tăng trung bình 2,5%/ năm, cao hơn nhiều mức 1,4%/ năm của giai đoạn 1973 - 1995 [63; tr.151]. Từ năm 1992 đến năm 1998, giá trị tài sản do tăng năng suất lao động đem lại cho nước Mỹ lớn hơn cả tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức - nền kinh tế lớn nhất trong Liên minh châu Âu [78]. Cùng với tốc độ tăng lực lượng lao động khoảng 1%/ năm, năng suất tăng 2,5%/ năm cho phép tốc độ tăng trưởng sản lượng tiềm năng của Mỹ có thể đạt 3 - 3,5% / năm trong thập kỉ đầu thế kỉ XXI [63; tr.152]. Tốc độ tăng trưởng ngày càng góp phần khẳng định hiệu suất của một nền kinh tế dựa trên tri thức mà Mỹ đã và đang hướng tới.
Thập kỉ 90 của thế kỉ XX chứng kiến chu kì tăng trưởng dài nhất trong lịch sử kinh tế Mỹ với tốc độ tăng trưởng trung bình gần 3%/ năm, riêng trong giai đoạn 1996 - 2000 đạt trên 4%/ năm [17; tr.10]. Kể từ năm 1992, Mỹ bước vào một giai đoạn phát triển mới: tốc độ tăng trưởng GDP năm 1991 là 0,7%, năm 1992 là 2,6%, năm 1993 tăng lên 3% [42; tr.157]. Năm 1994, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức kỉ lục 3,5% [53; tr.10]. Trước nguy cơ lạm phát tái phát, chính sách tiền tệ đã được thiết kế để tránh tình trạng quá nóng đã đưa tăng trưởng hạ xuống 2% năm 1995 và tăng lên 2,4% năm 1996 [13; tr.4].
Tính đến tháng 2/2000, nền kinh tế Mỹ đã bước sang tháng thứ 107 liên tục tăng trưởng. Như vậy, chu kì tăng trưởng này đã đuổi kịp kỉ lục 106 tháng liên tục tăng trưởng của thời kì từ tháng 2/1961 đến tháng 12/1969. Theo đánh giá của IMF, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 1999 duy trì ở mức cao
4,2%, còn những số liệu ban đầu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy GDP tăng 3,9% so với mức 3,4% năm 1998 [47; tr.114].
Đặc biệt năm 2000 được đánh giá là đỉnh cao của chu kì tăng trưởng kinh tế Mỹ. Các số liệu của IMF, Fed, OECD đều nhận định GDP của Mỹ năm 2000 tăng 5,2% [18; tr.4]. Và một lần nữa tốc độ tăng trưởng GDP thực của kinh tế Mỹ lại vượt xa mọi dự báo của giới phân tích và hoạch định chính sách. GDP năm 2000 lên tới 9.873 tỉ USD và bình quân đầu người là 36.478 USD [4; tr.248].
Mỹ là nước vượt ra khỏi chu kì suy thoái (1990 - 1991) nhanh nhất, ngay từ năm 1993, kinh tế Mỹ đã có bước phát triển, trong khi Tây Âu và Nhật Bản vẫn chật vật đối phó với tình trạng “tăng trưởng âm” hoặc dậm chân tại chỗ. Sự tăng trưởng bình quân hàng năm 2,7% của Mỹ từ năm 1992 - 1996 vượt hơn hẳn châu Âu (1,6%) và Nhật (1,3%) [13; tr.4].
Phát triển kinh tế vốn là một trong những nhân tố quan trọng nhất thể hiện sức mạnh và vai trò của Mỹ trên thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ có sức mạnh kinh tế không nước nào sánh kịp. Sáu nước công nghiệp hàng đầu thế giới (kể cả Mỹ được gọi là nhóm G-7) có giá trị GDP chỉ đạt 75% GDP của Mỹ. Mặc dù đến cuối thế kỉ XX, nền kinh tế Mỹ có phần giảm sút, nhưng GDP của Mỹ vẫn đạt khoảng 60% GDP của sáu nước kia cộng lại. Năm 1991, Mỹ chiếm 25,213% GDP thế giới; năm 1992: 26,553%; 1993: 27,711% (tính theo số liệu của International Financial Statistics, July 1998). Đến năm 1995 là 22,185% và 1999 là 22,387% [54; tr.3]. Năm 1999 GDP của Mỹ đứng đầu thế giới, của Anh là 5.493 tỉ USD (chỉ bằng 59.3% của Mỹ), Nhật Bản:
4.349 tỉ USD (gần bằng 47%), Đức: 2.105 tỉ USD (22,7%), Pháp: 1.425 tỉ USD (15.4%), Italy: 1.163 tỉ USD (12.6%), Canada: 643 tỉ USD (6.9%).
Bảng 3.2: GDP của các nước G-7 (tỷ USD)
1990 | 1991 | 1992 | 1994 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | |
Mỹ | 5554 | 5961 | 6244,4 | 6935,7 | 7265,4 | 7736 | 8083,4 | 8720 | 9207 | 9810 |
Nhật | 2202 | 3407,4 | 3717,9 | 4689,4 | 5135,2 | 4594,3 | 4192,3 | 3941 | 4494 | 4765 |
Đức | 1269 | 1719 | 1971,5 | 2469,6 | 2419,3 | 2360,6 | - | 2145 | 2103 | 1866 |
Pháp | 984 | 1201,4 | 1323,2 | 1330,6 | 1535,5 | 1537,4 | 1393,3 | 1452 | 1438 | 1294 |
Anh | 912 | 3270,8 | 3420,9 | 4368,4 | 4460,9 | 4751,8 | 4801,3 | 1424 | 1458 | 1427 |
Italia | 922 | 1150,7 | 1219,2 | 1016,3 | 1087,2 | 1214,3 | - | 1197 | 1180 | 1074 |
Canada | 509 | 588,2 | 570,3 | 549,5 | 575,2 | 603,2 | 620,4 | 608 | 646 | 701 |
G-7 | 12352 | 17254 | 18449 | 20939 | 22468 | 22697 | 19091 | 19487 | 20526 | 20937 |
Thế giới | 23643 | 23516 | 25966 | 28804 | 28804 | 29477 | - | - | - |
( Nguồn: International Financial Statistics)
Như vậy, nếu có mức tăng trưởng kinh tế như thời gian qua, phải mất nhiều thập kỉ nữa các nước có GDP cao bậc nhất thế giới mới có thể có được sức mạnh kinh tế của Mỹ những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Những số liệu trên cho thấy sức mạnh kinh tế của Mỹ so với các nước khác trong G-7 và với toàn thế giới có xu hướng giảm sút. Tuy nhiên, xét theo những tiêu chí khác, nền kinh tế Mỹ vẫn có sức mạnh đứng đầu và chi phối thế giới, và còn có khả năng chi phối thế giới trong nhiều thập kỉ nữa.
Góp phần lành mạnh hóa cơ cấu kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế mới
Do sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN, cơ cấu kinh tế Mỹ dần có sự thay đổi theo hướng tích cực, đưa đến sự hình thành cơ cấu kinh tế lành mạnh. Cơ cấu kinh tế lành mạnh được biểu hiện qua các mặt sau:
Thứ nhất, hình thành và phát triển nhanh một số ngành công nghiệp tiên tiến nhất như ngành công nghiệp thông tin, đặc biệt là bộ phận sản xuất phần mềm. Bản thân công nghệ thông tin là một công nghệ đa dụng, có thể áp dụng vào mọi ngành kinh tế và góp phần tạo năng suất lao động cao hơn nên nó được mọi ngành khai thác. Vì thế, sự phát triển nhanh của nhóm ngành công nghiệp dựa trên công nghệ thông tin không những làm tăng khối lượng sản phẩm của nhóm ngành này trong GDP mà nó còn có tác động to lớn tới nhiều
ngành kinh tế khác. Với tác động rộng và tích cực này, nhóm ngành công nghiệp dựa trên công nghệ thông tin thực sự đóng vai trò là đầu tàu tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Ngành công nghiệp dựa trên công nghệ thông tin (gọi tắt là công nghiệp thông tin) đã phát triển trở thành một cụm ngành trong nền kinh tế.
Theo báo cáo của Tổng thống Clinton, trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 1997 số lượng công ty trong lĩnh vực này đã tăng gấp hai lần. Vào năm 1990, tỷ trọng của ngành này trong GDP của Mỹ chiếm 5,8% thì tới năm 2000 tỷ trọng này được dự tính là 8,3% [29; tr.47]. Các ngành công nghệ thông tin đã trở thành một nguồn quan trọng bảo đảm sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Theo số liệu thống kê chính thức, trong khoảng thời gian từ 1995-1998, tăng trưởng của các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ thông tin đóng góp hơn 1/3 tổng tăng trưởng thực tế của nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn này [29; tr.47].
Một điều dễ nhận thấy là khu vực công nghệ thông tin truyền thông của Mỹ tăng trưởng mạnh trong suốt thập niên 1990 và đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 17%/ năm vào nửa cuối thập kỉ. Năm 1999, giá trị sản lượng của khu vực này đạt 729 tỉ USD trong 8.900 tỉ USD, tương đương 8,2% so với chưa đầy 6% vào năm 1991. Điều quan trọng là mặc dù chỉ chiếm dưới 10% GDP nhưng các ngành công nghệ thông tin đã đóng góp trung bình 30% lượng tăng trưởng thực của kinh tế Mỹ [63; tr.156].
Ngoài những tác động trên, sự xâm nhập của công nghệ thông tin còn làm thay đổi phương thức chế tạo sản phẩm, thay đổi phương pháp tổ chức quản lí, thay đổi cơ cấu thị trường… Trong sản xuất, cùng với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của phần mềm, các nhà chế tạo có thể nhanh chóng tạo ra hình mẫu sản phẩm trên máy tính để giới thiệu ngay với bạn hàng trước khi hình thù vật chất của nó ra đời. Nó vừa tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm thời gian, tăng khả năng sáng tạo, lại có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn hàng từ trước khi sản xuất. Trong tổ chức sản xuất, do ứng dụng phổ biến công nghệ thông tin, quyền ra quyết định trên dây truyền sản xuất được trao cho những người trực tiếp điều
hành trên dây truyền thay vì được đưa xuống từ những trung tâm chỉ huy. Việc trao quyền nhiều hơn cho những người lao động đã khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Trong mối liên kết với bạn hàng, việc sử dụng công nghệ thông tin cũng đã khiến các hoạt động này có hiệu quả hơn. Một công ty có thể mở rộng mối liên kết để cùng tạo ra một sản phẩm đưa ra thị trường. Một công ty cũng có khả năng liên kết chặt chẽ hơn với những khách hàng của họ thông qua việc đáp ứng đúng hàng chuyên dụng và những dịch vụ liên quan.
Ngoài đóng góp tăng năng suất lao động và tăng trưởng của nhiều ngành sản xuất khác, các ngành công nghệ thông tin còn đóng góp đáng kể cho tăng trưởng xuất khẩu. Do tốc độ tăng trưởng của các ngành mới vượt xa tốc độ tăng trưởng trung bình 4,2% của GDP của Mỹ trong thời kỳ này, nên trong giai đoạn 1993- 1998, công nghiệp tin học tăng nhanh, tỷ trọng buôn bán với nước ngoài của Mỹ tăng từ 16% lên 19%. Tốc độ tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của ngành công nghiệp tin học tăng 11,7%/năm, trong khi đó tốc độ tăng của các hàng hóa khác chỉ tăng 8,1% [29; tr.51]. Các công ty Mỹ tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong cung cấp các sản phẩm tin học cao cấp như : máy tính, mạch bán dẫn và các dụng cụ. Cùng với tăng tốc độ xuất khẩu sản phẩm của công nghiệp tin học, tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tin học cũng cao hơn các loại dịch vụ khác. Trong khoảng thời gian từ 1993- 1997, tốc độ tăng trưởng của loại dịch vụ này đạt 13,2% năm, trong khi đó tốc độ tăng trung bình của những ngành khác chỉ là 8,5% /năm.
Tình hình tăng trưởng xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài của Mỹ cũng khả quan hơn nhiều nước công nghiệp phát triển khác. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mỹ đạt 1.715,5 tỉ USD, trong khi đó của Nhật Bản là 684,1 tỉ USD. Trong cùng năm đó, Mỹ huy động được một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 282,51 tỉ USD, Nhật Bản chỉ thu hút được 12,31 tỉ