Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực

lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm củng cố quốc phòng - an ninh. Phấn đấu đưa trình độ KH&CN nước ta đạt mức tiên tiến trong khu vực.

3.3.3 Chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Đảng chú trọng đến việc nâng cao nǎng lực nội sinh, xây dựng, phát triển tiềm lực KH&CN của nước nhà; đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân lành nghề; trẻ hoá và phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN có đủ đức, tài; kiện toàn hệ thống tổ chức, tǎng cường cơ sở vật chất

- kỹ thuật; mở rộng các nguồn cung cấp thông tin, từng bước hình thành một nền KH&CN hiện đại của Việt Nam có khả nǎng giải quyết phần lớn những vấn đề then chốt được đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Xây dựng đội ngũ trí thức giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có chí khí và hoài bão lớn, quyết tâm đưa đất nước lên đỉnh cao mới. Phấn đấu đưa số lượng cán bộ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ lên gấp rưỡi so với hiện nay và nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ.

- Dành một khoản kinh phí thích đáng để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ KH&CN trình độ cao, kỹ thuật viên lành nghề phục vụ cho các ngành kinh tế trọng điểm và các lĩnh vực công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thu hút đầu tư nước ngoài; định kỳ đào tạo lại cho cán bộ KH&CN để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ KH&CN tại các cơ sở đào tạo nước ngoài có trình độ KH&CN tiên tiến; có cơ chế, chính sách sử dụng có hiệu quả cán bộ KH&CN sau khi đào tạo.

- Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích mở các trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế hoặc khu vực tại Việt Nam. Thu hút các viện nghiên cứu, trường đại học có uy tín của nước ngoài liên kết hoặc mở phân viện, phân hiệu hoặc tổ chức các chương trình đào tạo nhân lực KH&CN tại Việt Nam. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo

nhân lực KH&CN, nhất là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Thu hút chuyên gia nước ngoài phục vụ phát triển KH&CN: Ban hành chính sách thu hút chuyên gia giỏi là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tới Việt Nam tham gia công tác đào tạo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, giữ các chức vụ quản lý nghiên cứu KH&CN.

3.3.4 Chính sách hỗ trợ phát triển KH&CN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

- Tǎng cường một bước cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật cho KH&CN. Tập trung xây dựng một số phòng thí nghiệm cần thiết đạt trình độ tiên tiến trong khu vực trên các lĩnh vực công nghệ trong điểm, như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, hoá dầu, nǎng lượng, chế tạo máy tự động hoá, để phát triển nhanh các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên.

- Lấy ứng dụng, chuyển giao công nghệ là chính; tạo được khả nǎng lựa chọn, thích nghi và làm chủ các công nghệ nhập; đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến nhất, trước hết ở những ngành, những lĩnh vực có tác động chi phối nền kinh tế quốc dân, những ngành có giá trị gia tǎng cao, ngành công nghiệp mới xây dựng, ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Đồng thời, đổi mới công nghệ từng phần, hiện đại hoá từng khâu đối với những lĩnh vực còn cơ sở vật chất - kỹ thuật và sản xuất còn hiệu quả.

Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton (1993-2001) - 12

- Dùng các công cụ về thuế, về tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại phù hợp với các ưu tiên của nhà nước. áp dụng chế độ thuế nhập khẩu thấp đối với các thiết bị công nghệ tiên tiến. Miễn mọi loại thuế cho các sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử bằng công nghệ mới. Giảm thuế lợi tức trong một số nǎm đối với các sản phẩm làm ra bằng công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng trong nước, có chính sách ưu đãi đối với việc áp dụng các công nghệ do trong nước sáng tạo ra.

- Đối với các doanh nghiệp, Nhà nước quy định chế độ thưởng cho tập thể lao động và các tác giả về sáng chế, phát minh, cải tiến kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới.

- Có viện nghiên cứu được thành lập các cơ sở sản xuất - kinh doanh, các trung tâm ứng dụng, tư vấn và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực chuyên môn mà viện đảm nhận, được phép liên doanh với nước ngoài theo quy định của nhà nước.

- Thành lập các tổ chức nghiên cứu - triển khai trong các tổng công ty và doanh nghiệp lớn.

- Mở rộng mạng lưới dịch vụ tư vấn KH&CN; miễn hoặc giảm thuế doanh thu cho các hoạt động tư vấn KH&CN.

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ.

- Có chính sách lương thoả đáng đối với cán bộ nghiên cứu khoa học và triển khai.

- Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý hoạt động KH&CN: Ban hành luật khoa học và công nghệ. Nhà nước quản lý thống nhất các hoạt động khoa học và công nghệ, đồng thời phân cấp quản lý và phát huy tính chủ động của các cơ sở nghiên cứu triển khai; khuyến khích thành lập các tổ chức KH&CN ngoài khu vực và nhà nước...

- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức KH&CN.

- Tǎng cường sự lãnh đạo của đảng đối với KH&CN:Đổi mới và tǎng cường sự lãnh đạo của đảng là nhân tố quyết định làm cho KH&CN trở thành nền tảng và động lực mạnh mẽ của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Phát động phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh, áp dụng KH&CN vào mọi mặt của sản xuất, đời sống.

- Hợp tác quốc tế về KH&CN: Có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế; thu hút các chuyên gia giỏi của thế giới đến nước ta hợp tác mở trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công nhân kỹ thuật, lập các cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại.

- Tǎng cường kiểm soát, giám định công nghệ và chất lượng sản phẩm

Xác định vai trò chiến lược của khoa học công nghệ đối với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, triển khai KH&CN trên tất cả các lĩnh vực, đem lại giá trị hiệu quả cao. Hoạt động nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra được nhiều kết quả thiết thực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta. Các thành tựu về giống cây trồng, vật nuôi đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng lương thực, thực phẩm, đưa sản xuất nông nghiệp từng bước trở thành sản xuất hàng hoá, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu. Việc nhập nội, lai tạo một số giống lợn ngoại như lợn Landrace, Yorkshise, Duroc… đã nâng cao trọng lượng xuất chuồng, tỷ lệ nạc cao, lượng thức ăn tiêu tốn giảm. Đàn gia cầm cũng tăng cao về số lượng, đa dạng về chủng loại, sản lượng thịt, trứng tăng vọt, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Về lâm nghiệp, nhiều kết quả nghiên cứu về lâm sinh, chọn tạo giống mới (keo lai, keo lá tràm, bạch đàn giống mới cho năng suất cao…) đã được triển khai thành công, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao độ che phủ của rừng…Những kết quả nghiên cứu về thiết bị và công nghệ sấy, bảo quản, chế biến, bao bì, đóng gói… đã làm tăng chất lượng và giá trị, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó, KH&CN còn góp phần khai thác có hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Trong điều kiện diện tích đất canh tác trên đầu người thấp, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, KH&CN đã tập trung nghiên cứu các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.Nhiều công nghệ mới đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, mang lại hiệu quả KT-XH cao. Nhiều kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực gia công cơ khí và chế tạo máy đã được áp dụng thành công, phục vụ

thiết thực cho các ngành kinh tế quốc dân, cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Các dây chuyền thiết bị sản xuất phân NPK theo công nghệ vê viên bằng hơi nước và bao viên theo các màu khác nhau đã được đưa vào vận hành, công suất đạt tới 4 vạn tấn/năm, kịp thời đáp ứng yêu cầu trong sản xuất nông nghiệp. Công nghệ chế tạo nồi nấu bột giấy điều khiển tự động DCS phục vụ cho dây chuyền sản xuất bột giấy năng suất 1,5 vạn tấn/năm đã tạo khả năng nội địa hóa 50% thiết bị ngành giấy, với giá chế tạo chỉ bằng khoảng 1/3 giá thiết bị nhập khẩu, tiết kiệm được ngoại tệ [96].Một số công nghệ chế tạo đã được đưa vào ứng dụng thành công trong thực tế.

Đến nay, Việt Nam đã xây dựng được mạng viễn thông rộng khắp có công nghệ hiện đại. Theo thống kê của Liên minh Viễn thông quốc tế - ITU, trong giai đoạn 2001-2003 tốc độ tăng trưởng mật độ người sử dụng Internet của Việt Nam đạt 123,4%/năm, cao nhất trong khu vực ASEAN+3. Tính đến cuối năm 2004, toàn mạng có l0,3 triệu máy điện thoại, (tăng 2,97 triệu máy so với năm 2003) đạt mật độ hơn 12,56 máy/100 dân (vượt chỉ tiêu Đại hội IX là 7 8 máy/100 dân), 97,5% số xã có máy điện thoại, tổng dung lượng kết nối Internet quốc tế đạt l.890 Mbit/s với trên 1,9 triệu thuê bao, đạt mật độ 7,17 người sử dụng/100 dân [96].

Một số ngành kinh tế trọng yếu như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, du lịch, viễn thông, hàng không... đã đạt được nhiều thành công nhờ ứng dụng các dịch vụ công nghệ thông tin. Khoảng 50% doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Trên 30% doanh nghiệp có kết nối Internet, 10% có trang Web để phục vụ kinh doanh, tiếp thị trong nước và quốc tế. Ứng dụng công nghệ thông tin đã tương đối phổ biến trong hệ thống các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tại một số địa phương, trong quốc phòng và an ninh. Hơn 50% Bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc đã có trang Web, 3 tờ báo điện tử và hàng chục trang tin điện tử các loại cùng với việc truyền tín hiệu truyền hình số qua Internet góp phần đáng kể vào công tác thông tin, tuyên truyền và đối ngoại...

Như vậy có thể nói, nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ đã khiến cho bộ mặt kinh tế - xã hội cũng như đời sống vật chất - tinh thần của người dân Việt Nam được nâng cao đáng kể.

Tiểu kết

Cũng giống như các yếu tố khác, KH&CN mang tính chất hai chiều, vừa đem lại những tác động tích cực nhưng cũng đem lại những vấn đề nảy sinh trong xã hội đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp xử lý kịp thời. Nhưng trên hết, những thành tựu to lớn mà nước Mỹ đạt được về kinh tế - xã hội dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Bill Clinton đã đem lại diện mạo hoàn toàn mới cho nước Mỹ đã chứng minh sức mạnh kỳ diệu của nhân tố KH&CN - chìa khóa cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Rõ ràng, trong một bối cảnh lịch sử mới, khi mà sức mạnh của quốc gia không chỉ đo bằng sức mạnh quân sự mà quan trọng hơn đó là sức mạnh về kinh tế, công nghệ... thì nước nào nắm bắt kịp thời các công cụ về công nghệ nước đó sẽ xác lập được vị trí của mình trên trường quốc tế. Những thành tựu mà nước Mỹ đạt được đã ghi dấu ấn sâu sắc vai trò của Tổng thống Bill Clinton cùng những cộng sự của ông khi đã có những thay đổi kịp thời và đúng đắn trong chính sách phát triển kinh tế nói chung và chính sách khoa học công nghệ nói riêng.

Nhìn lại có thể thấy chính sách KH&CN của Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng với chính sách KH&CN của Mỹ dưới thời cầm quyền của Tổng thống Bill Clinton: đều hướng trọng tâm KH&CN vào phục vụ nghiên cứu và sản xuất ứng dụng, đều tăng cường nguồn ngân sách cho KH&CN (từ ngân sách nhà nước và khuyến khích sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài), đều tích cực triển khai các công cụ hỗ trợ cho KH&CN như chính sách phát triển nguồn nhân lực, xây dựng mạng lưới công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng hiện đại... Điều này phản ánh sự điều chỉnh kịp thời của Đảng và Chính phủ ta để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước cũng như để phù hợp với xu thế khách quan của thời đại - đó là thời đại bùng nổ của KH&CN mà Mỹ là nước đi đầu. Những điều chỉnh đó rất đúng đắn và hợp thời, tuy nhiên trên thực tế, hiệu quả của việc triển khai chính sách KH&CN ở Việt Nam chưa thực sự tốt, chưa phát huy hết sức mạnh của nhân tố này để tạo nên những bước phát triển đột phá như những gì Mỹ đã đạt được dưới thời Bill Clinton. Rõ ràng từ chính sách đi đến thực tế là một khoảng cách khá xa và phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, đòi hỏi phải có sự tác động đồng bộ và nhiều chiều, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

KẾT LUẬN

1. Từ thủa sơ khai là một số vùng đất thuộc địa vô danh bên bờ biển Đại Tây Dương, Mỹ đã trải qua một thời kì lịch sử với những chuyển biến lớn lao để trở thành một xứ sở mà nhà phân tích chính trị Ben Wattenberg từng gọi là dân tộc có tầm cỡ thế giới, “một dân tộc của toàn bộ nhân loại đầu tiên”, với dân số gần 300 triệu người, đại diện cho hầu hết các quốc tịch và nhóm dân tộc trên trái đất [9]. Đó cũng là dân tộc mà tại đó tốc độ và phạm vi của sự thay đổi về kinh tế, công nghệ, văn hóa, nhân khẩu học và xã hội đã diễn ra không ngừng.

So với châu Âu, khoa học công nghệ Mỹ còn rất trẻ, mới ra đời cách đây 220 năm, trong cuộc chiến tranh giành độc lập chống thực dân Anh, lớn lên trong cuộc chiến tranh Nam - Bắc, trưởng thành trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, phát triển nhanh chóng và đạt những đỉnh cao trong nửa cuối thế kỷ

XX. Trong 220 năm qua, nước Mỹ bắt đầu đi lên từ việc nhập cảng, tiếp nhận những thành tựu khoa học cơ bản của châu Âu, tự tạo ra những phát minh kỹ thuật nhằm giải quyết các nhu cầu phát triển kinh tế trong nước đã tiến lên vừa nghiên cứu cơ bản vừa nghiên cứu ứng dụng và đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp cho sự phát triển của KH&CN thế giới. Trong mỗi giai đoạn khác nhau của nước Mỹ, các Chính phủ đã có những chính sách KH&CN khác nhau nhưng tất cả đều có chung mục tiêu cuối cùng là phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia.

2. Chiến lược phục hưng nước Mỹ nói chung và chiến lược phát triển KH&CN nói riêng của Tổng thống Bill Clinton được xây dựng trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế của đất nước, cũng như dựa trên những yêu cầu, thách thức về kinh tế mà Mỹ phải đối phó trong giai đoạn mới hiện nay. Nhà nước đã chuyển từ ưu tiên chủ yếu phục vụ quốc phòng sang ưu tiên phục hồi sức mạnh kinh tế Mỹ; chuyển từ phương pháp “phân chia trách nhiệm” trong phát triển KH&CN sang liên kết giữa nhà nước và tư nhân để tạo ra công nghệ phục vụ cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, Chính phủ Clinton cũng thực thi nhiều biện pháp hỗ trợ phát triển KH&CN như:

Ngày đăng: 20/05/2022