Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton (1993-2001) - 9

USD; đồng thời Mỹ đã đầu tư ra nước ngoài là 152,16 tỉ USD, và Nhật Bản là 22,27 tỉ USD [54; tr.4] .

Năm 1997, Mỹ là nước đứng đầu thế giới vềxuất khẩu 10 sản phẩm kỹ thuật cao với trị giá 258 tỉ USD, trong lúc đó Nhật chỉ xuất khẩu được 152 tỉ, Đức 140 tỉ, Anh 105 tỉ, pháp 90 tỉ, Singapore 70 tỉ. Năm 2000, tỷ trọng ngành tin học trong GDP của Mỹ là hơn 8%. Công nghiệp tin học đã trở thành ngành công nghiệp lớn nhất của Mỹ và đóng góp hơn 35% vào sự tăng trưởng của kinh tế Mỹ [6; tr.15].

Thứ hai, công nghiệp quốc phòng được thu hẹp và nhiều công ti kinh doanh trong ngành công nghiệp quân sự đã tìm được mảnh đất hoạt động trong lĩnh vực dân sự hay tìm thêm những hợp đồng từ nước ngoài.

Trong những năm 1990, tổng giá đơn đặt hàng quân sự của Chính phủ với 10 công ti công nghiệp quân sự hàng đầu đã giảm khoảng 25% (61,7 tỉ USD trong năm 1991, chỉ có 46,8 tỉ USD năm 1999). Mức độ giảm có thể thấy gián tiếp qua sự cắt giảm số lao động trong lĩnh vực công nghiệp quân sự. Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ, lực lượng lao động trong bốn lĩnh vực thuộc công nghiệp quốc phòng (chế tạo máy bay, vũ trụ và tên lửa dẫn hướng, các thiết bị tìm kiếm và thiết bị quân nhu) những năm 1990 - 1995 đều giảm từ 30% đến 45% [29; tr.52]. Với nhiều biện pháp hỗ trợ của nhà nước, không ít các công ti sản xuất các mặt hàng quân sự trước đây sử dụng công nghệ vốn có của mình hoặc trao đổi công nghệ với các công ti sản xuất hàng dân sự đã sản xuất được nhiều mặt hàng dân sự được thị trường chấp nhận như ngành sản xuất máy bay đã chuyển được một phần sang sản xuất máy bay dân dụng.

Thứ ba, phục hồi được sức cạnh tranh của một số ngành bị lấn át trước đây. Tiêu biểu như công ti Ford đã dùng công nghệ “tập trung và xử lí thông tin nhanh” trên máy vi tính để đúc các chi tiết ô tô theo phương pháp lỏng mà không phải dùng tới sơ đồ và bản vẽ chi tiết. Với việc áp dụng công nghệ sản xuất mới như thế, các công ti Mỹ đã tạo ra những chiếc ô tô chất lượng giá cả cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới.

Như thế chính sách KH&CN không những thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển với cơ cấu kinh tế hợp lý, “lành mạnh” mà còn góp phần đưa đến sự hình thành “nền kinh tế mới” trong đó công nghệ thông tin giữ vai trò chủ đạo.

Góp phần tạo nên thặng dư ngân sách

Thâm hụt tài chính lớn là một vấn đề nổi bật trong nền kinh tế Mỹ trong các thập kỷ trước khi Bill Clinton lên cầm quyền. Từ năm 1981 đến năm 1992, ba nhiệm kì của hai tổng thống Cộng hòa để lại cho nước Mỹ con số thâm hụt ngân sách lớn. Đặc biệt, năm 1992, thâm hụt ngân sách đạt mức kỷ lục lên đến 290 tỉ USD [10; tr.26]. Điều này tạo nên gánh nặng cực kì trầm trọng cho nền kinh tế Mỹ. Mặc dù lên cầm quyền với một di sản thâm hụt ngân sách kỉ lục, nhưng bằng việc thực hiện thành công chính sách kinh tế, chính sách KH&CN, chính quyền Clinton đã đưa ngân sách từ chỗ thâm hụt tới thặng dư. Kể từ khi Clinton lên cầm quyền, nền kinh tế Mỹ liên tục tăng trưởng cộng với lạm phát thấp dưới 3%, điều này tác động tích cực tới thu nhập ngân sách [22; tr.21] . Dự luật cân bằng ngân sách được thông qua vào năm 1997, quy định trong 5 năm tới sẽ giảm mạnh con số thâm hụt, cuối cùng thực hiện phương án cân bằng ngân sách vào năm 2002. Tuy nhiên, tình hình khả quan hơn khi con số thâm hụt tài chính những năm 1997, 1998 giảm mạnh, và Mỹ đã cố gắng giảm hơn nữa sự thâm hụt này. Ngày 27/9/1997, Bộ Thương nghiệp Mỹ công bố, con số thâm hụt tài chính của chính phủ Liên bang trong tháng 8 là 34,6 USD. Con số thâm hụt tài chính của 11 tháng đầu trong năm tài chính 1997 được tính từ 1/10/1996 là 71,3 tỉ USD, giảm 50% so với cùng thời kì của năm tài chính trước [77]. Năm tài chính 1997 đã trở thành một năm có số thâm hụt tài chính ít nhất kể từ năm 1974. Đến đầu năm 1998, thâm hụt ngân sách đã giảm xuống tới mức thấp nhất là 22 tỉ USD, chiếm 0,3% GDP [28; tr.143]. Cũng trong năm 1998, ngân sách liên bang bắt đầu thặng dư, kết thúc năm tài chính 1998, Clinton chẳng những đã thanh toán xong số thâm hụt khổng lồ đó mà còn thặng dư hơn 69,2 tỉ USD, bằng 0,8% GDP [10; tr.27]. Năm 1999 là năm tài chính thứ hai liên tục ngân sách liên bang của Mỹ thặng dư, ngân sách

liên bang trong tài khóa 1999 (kết thúc ngày 30/9/1999) đã đạt tổng thu là 1827,29 tỉ USD, trong tổng chi là 1704,55 tỉ USD. Trước đó, lần gần nhất chính phủ Mỹ đạt thặng dư ngân sách hai tài khóa liên tục là thời kì 1955 - 1957 [47; tr.117]. Khi kết thúc năm tài khóa 2000, thặng dư đã đạt mức kỉ lục 237 tỉ USD [10; tr.27]. Đây là thành tựu đáng mơ ước đối với các Tổng thống Mỹ.

Thặng dự ngân sách liên tục trong hai năm 1998 và 1999 giúp Chính phủ giảm được 138 tỉ USD trong tổng số nợ Liên bang, tuy nhiên con số này hiện vẫn đứng ở mức hơn 5000 tỉ USD (công chúng nắm giữ 3500 tỉ USD). Với những dự báo lạc quan về kinh tế Mỹ, Chính quyền Clinton ước tính trong thập kỉ tới tổng mức thặng dư ngân sách Liên bang sẽ đạt 2900 tỉ USD, theo đó, số nợ Liên bang do công chúng sở hữu sẽ giảm từ 3.500 tỉ USD xuống còn 865 tỉ USD vào năm 2009 [47; tr.118].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Như vậy, Mỹ đã đạt được mục tiêu thặng dư ngân sách trước bốn năm so với dự kiến của Chính phủ (năm 2002). Và từ năm 1998 đến năm 2000, Chính phủ luôn đạt được thặng dư ngân sách với giá trị tăng cao. Tổng cộng trong cả năm 1998, 1999 và 2000, Chính phủ Mỹ đã đạt được mức thặng dư là 430 tỉ USD. Năm 1999, thăng dư tăng gấp đôi, lên đến 125 tỉ USD, và sau đó lên tới 236 tỉ USD vào năm 2000 [30; tr.394-395].

Chính sách kỉ luật tài chính đã làm giảm chi tiêu của Chính phủ xuống mức thấp nhất kể từ năm 1996. Việc thắt chặt chi tiêu đã giúp cho Chính phủ có thể giải phóng nhiều nguồn lực tài chính cho đầu tư tư nhân trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời cũng làm tổng chi tiêu giảm từ mức 22% năm 1992 xuống còn 18% trong năm tài khóa 2000 [28; tr.144]. Tuy nhiên, hai yếu tố được coi là quan trọng nhất quyết định việc giảm thâm hụt ngân sách của Mỹ là sự tăng trưởng kinh tế liên tục và giảm chi phí quân sự. Như vậy, có thể nói, những chính sách phát triển kinh tế nói chung và chính sách tài chính nói riêng mà Chính quyền Clinton thực hiện trong suốt hai nhiệm kì đã thực sự có hiệu quả, trở thành động lực chính trong việc phục hồi và phát triển kinh tế.

Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton (1993-2001) - 9

Những thành quả thặng dư ngân sách đã tạo cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề dài hạn, là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sức mạnh tài chính quốc gia trong tương lai. Đó là một thành tựu lớn của nền kinh tế Mỹ. Vấn đề là làm thế nào để có thể tiếp tục duy trì được xu hướng thặng dư ngân sách và sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả, khi sự già hóa dân số và việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội, chăm sóc y tế đang đòi hỏi chi phí nhiều hơn, dễ làm nảy sinh tình trạng mất cân bằng trong tương lai.

Góp phần hình thành và phát triển nền kinh tế mới ở Mỹ.

Bước vào những năm 90, do sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN, nước Mỹ đã xuất hiện nền “kinh tế mới” hay còn được gọi là nền kinh tế tri thức. Nó phát triển cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng tin học và việc ứng dụng rộng rãi kỹ thuật tin học. Vậy “nền kinh tế mới” là gì? Có thể đọc thấy nhiều định nghĩa khác nhau về nó. Đơn giản nhất là để phân biệt với nền kinh tế hậu công nghiệp với các nền “kinh tế cũ” (nông nghiệp và công nghiệp) trong lịch sử loài người. Dấu hiệu thường được xem là tiêu chí của một nền kinh tế mới là cơ sở điện tử của nó. Theo tạp chí Fortune (17-6-1994): “Trung tâm của nền kinh tế mới là máy vi tính tinh tế, là chip silicon từ các bán dẫn, chứa đựng chương trình và quang học lazer, để có thể tạo ra được cái gọi là thời đại tin học với nhiều nghĩa”[72; tr.8].

Đặc điểm chủ yếu của nền “kinh tế mới” là: tri thức thay thế vật chất trở thành yếu tố sản xuất chủ yếu; ngành tin học và các ngành liên quan chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân; vốn, hàng hóa, kĩ thuật… nhanh chóng lưu thông trên toàn cầu, xí nghiệp tiến hành kinh doanh mạng lưới hóa; cốt lõi của nền kinh tế mới là kinh tế tin học, nguyên nhân mấu chốt của nó là cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Chính phủ và các xí nghiệp của Mỹ thúc đẩy kịp thời việc khai thác và ứng dụng kĩ thuật tin học, tạo cơ sở chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tin học [77]. Từ nước Mỹ, hình thái kinh tế mới này lan ra khắp thế giới qua các công nghệ thông tin điện tử hiện đại cũng như mạng lưới thông tin Internet.

Đặc điểm chủ yếu của nền “kinh tế mới” của Mỹ là:

Thứ nhất, nền kinh tế mới lấy tri thức làm cơ sở. Nó là hình thái kinh tế bắt nguồn từ KH&CN mới. Trong nền kinh tế mới, tri thức là nội dung chủ yếu của sản xuất, phân phối và tiêu thụ, tri thức và sức lao động có tri thức là yếu tố sản xuất quan trọng nhất. Tri thức còn là nguồn động lực của sự tăng trưởng kinh tế, những cống hiến của tri thức và kĩ thuật ngày càng lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế. Ở Mỹ, mỗi năm các khoản chi cho ra đời tri thức và công tác truyền thông chiếm khoảng 20% GDP, trong đó giáo dục chiếm 10% GDP, các khoản cho bồi dưỡng đào tạo và giáo dục tại chức chiếm 5%, chi cho việc nghiên cứu và triển khai chiếm 3 - 5%. Rất nhiều ngành nghề của nông nghiệp và công nghiệp đang trở thành ngành nghề của công việc trí thức, hầu như 60% công dân Mỹ là công nhân trí thức, 80% nghề nghiệp mới là do ngành tập trung tri thức tạo ra [67; tr.7].

Thứ hai, nền kinh tế mới lấy thông tin làm chủ đạo. Từ cuối thập niên 1990, Mỹ đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin. Ngành thông tin, ngành tin học, các ngành liên quan và ngành dịch vụ chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân của Mỹ. Theo tính toán năm 1996, giá trị sản xuất của ngành truyền thông đạt khoảng 1000 tỉ USD, chiếm 14% GDP của Mỹ [77]. Ngành tin học không chỉ là ngành lớn nhất của Mỹ mà còn là ngành tăng trưởng nhanh nhất, hàng năm tăng tưởng với tốc độ hai con số. Điều làm cho mọi người chú ý là do sự ứng dụng kĩ thuật tin học, các ngành kinh tế xuất hiện các hiện tượng mới như chữ số hóa, mạng Internet, điện tử… Trong điều kiện kinh tế mới, tất cả những hình thức thông tin đều thành những chữ số, giảm bớt thời gian lưu trữ trên máy tính và phát đi với tốc độ ánh sáng trong mạng. Điều đó tạo điều kiện cho ngành thương nghiệp điện tử nổi lên, ngày càng nhiều sản phẩm tiêu thụ qua mạng Internet, và chi trả bằng hình thức thẻ tiền điện tử. Theo thống kê, ngành thương mại điện tử hàng năm tăng với tốc độ 200%, đến năm 1999, khoảng 39% hàng hóa bán lẻ của Mỹ được tiêu thụ trên mạng điện tử [77].

Thứ ba, nền kinh tế lấy thị trường toàn cầu dẫn đường. Kĩ thuật tin học đặc biệt là mạng Internet làm cho “làng địa cầu” ngày càng thu nhỏ. Tri thức và thông tin không phân biệt biên giới, là nguồn kinh tế chủ yếu tất sẽ làm cho các hoạt động kinh tế vượt biên giới trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Vốn, sản xuất, quản lý sản phẩm, sức lao động, thông tin và kĩ thuật… sẽ lưu động xuyên quốc gia. Mối liên hệ giữa mậu dịch và kĩ thuật giữa các nước và giữa các xí nghiệp lớn ngày càng tăng cường, đồng thời cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Cạnh tranh được tiến hành trong phạm vi toàn cầu, không chỉ các công ti xuyên quốc gia mà các xí nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới liên hệ với các công ti lớn, trực tiếp hoặc gián tiếp có quan hệ với thị trường thế giới. Vào những năm 1998 - 1999, mạng lưới Internet của Mỹ đã nối với 186 nước và khu vực trên thế giới, ngày càng nhiều xí nghiệp của Mỹ cuốn vào làn sóng toàn cầu hóa kinh tế. 10 năm trước, các xí nghiệp của Mỹ kinh doanh trên phạm vi toàn cầu chỉ chiếm 20% tổng số các xí nghiệp toàn nước Mỹ, nhưng hiện nay tỷ trọng đã vượt quá 60% [77]. Bên cạnh đó, mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ đối với nền kinh tế toàn cầu ngày càng cao.

Thứ tư, nền kinh tế mới lấy mạng lưới xí nghiệp làm vật dẫn.Trước hết, xí nghiệp trở thành mạng lưới do nhiều đơn vị nhỏ tạo nên. Thứ hai, các khâu trong quá trình kinh doanh xí nghiệp nối mạng liên hệ với nhau. Thực hiện phương pháp quản lí chặt chẽ từ đầu tới cuối việc thiết kế sản phẩm, gia công, chế tạo, tiêu thụ, dịch vụ sau khi bán và xử lí cuối cùng. Thứ ba, xây dựng mạng lưới cơ cấu quản lý, làm cho nó có sự liên hệ trực tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên, giảm bớt khâu trung gian, đạt mục đích tinh giản và hiệu quả cao. Thứ tư, xây dựng mạng lưới giữa các công ti khác nhau, làm cho sự phối hợp và hợp tác càng thuận lợi hơn, cung cấp và chuyển giao hàng hóa càng thích hợp hơn. Thứ năm, thực hiện mạng lưới hóa giữa xí nghiệp và nhân viên, nhân viên có thể làm việc ở nhà, nhân viên quản lí cũng có thể thông qua việc sử dụng công cụ thông tin cầm tay để bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cũng có thể làm việc. Cuối cùng, giữa xí nghiệp và khách hàng có thể liên hệ với nhau,

giao lưu thông qua mạng, xí nghiệp biết được ý định của khách hàng, tiến hành việc kinh doanh để làm hài lòng khách hàng.

Thứ năm, nền kinh tế mới lấy chu kì thương mại làm đặc trưng. Trong những năm 90, chu kỳ thương nghiệp của Mỹ vẫn tồn tại, quá trình vận hành nền kinh tế có thời kì phát triển và thời kì giảm sút, suy thoái vẫn có thể phát sinh. Tuy nhiên, quy luật vận động của chu kì có những biến đổi to lớn, đặc trưng của nó đã giảm sút một cách rõ rệt so với trước đây. Thứ nhất, thời kì phát triển tương đối dài. Thứ hai, thời kì thu hẹp của chu kì tức là thời gian suy thoái rút ngắn, tốc độ sản xuất giảm ít hơn. Thứ ba, thời kì phát triển không có sự lên xuống lớn, và tiếp tục xuất hiện hiện tượng hiếm thấy “tỉ lệ lạm phát” thấp và “tỉ lệ thất nghiệp” thấp. Giai đoạn phát triển mới này của Mỹ bước vào năm thứ 8, tỉ lệ thất nghiệp giảm đến 4,6% là mức thấp nhất trong 28 năm qua, tỉ lệ lạm phát vẫn dưới 3% [67; tr.8]. Thứ tư, sự phát triển nền kinh tế của những năm 90 tăng trưởng cùng sự lớn mạnh của việc đầu tư xí nghiệp, tỉ lệ sản xuất lao động có sự nâng lên tương đối lớn.

Kinh tế mới” không chỉ là hiện tượng độc nhất của nền kinh tế Mỹ, mà sẽ là hiện tượng phổ biến phát triển kinh tế của phương Tây thậm chí toàn thế giới. Nền kinh tế mới lấy kinh tế tin học làm nòng cốt sẽ lãnh đạo nền kinh tế thế giới trong thế kỉ XXI. Mức độ cống hiến của KH&CN đối với sự tăng trưởng kinh tế sẽ tăng từ 70 - 80% vào những năm cuối thế kỉ XX lên đến 90%. Vào những năm cuối thập kỉ 90, 60% công nhân Mỹ là công nhân tri thức, 80 - 90% nghề nghiệp mới do ngành nghề tập trung tri thức tạo ra [32; tr.24]. Vì vậy, nhiều chuyên gia đã dự đoán: đầu thế kỉ XXI, xa lộ thông tin toàn cầu sẽ được khai thông hoàn toàn, con tầu phát triển kinh tế thế giới sẽ đi vào thời đại kinh tế tin học. Nền “kinh tế mới” là sản phẩm của cuộc cách mạng thông tin đã nổi lên ở Mỹ và sẽ lan truyền rộng rãi trên thế giới.

Có thể nói, nhờ có những tác động nhiều chiều vào cơ cấu kinh tế của Chính quyền Clinton, bức tranh về cơ cấu kinh tế của Mỹ vào cuối thập niên 1990 sáng sủa hơn, có sức cạnh tranh và phát triển hơn. Sự phát triển kinh tế

Mỹ trong thập niên 90 của thế kỷ XX có ưu thế hơn hẳn các nước phát triển khác trên thế giới. Với những xu thế phát triển đó và những tiền đề phát triển đã tạo ra được (kinh tế phát triển cao và ổn định, cơ cấu ngành kinh tế hướng mạnh vào các ngành công nghệ thông tin, xuất nhập khẩu và đầu tư quốc tế giữ vững vị trí thống trị, thất nghiệp thấp, việc làm tăng, lạm phát thấp, trình độ tri thức của lực lượng lao động cao…) và những định hướng chiến lược phát triển kinh tế dựa vào tri thức, các ngành đứng đầu thế giới với trình độ công nghệ cao hơn các nước khác… tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Mỹ duy trì địa vị kinh tế số một thế giới trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI.

3.1.2 Về xã hội

Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhờ những chính sách phát triển nguồn nhân lực, số người Mỹ có việc làm không chỉ tăng về lượng mà tăng cả về chất và năng suất lao động, do đó đã tạo ra một nền kinh tế thực sự hiệu quả. Đà phát triển này dẫn đến mức thu nhập cao cho không ít gia đình Mỹ. Một thập kỉ qua, thu nhập thực tế của một hộ trung bình tăng hơn 6.000 USD và số gia đình sở hữu cổ phần tăng 40% [28; tr.222].

Do xuất hiện nhiều việc làm trong những ngành công nghệ mới, nên thu nhập của người lao động cũng có xu hướng tăng. Từ năm 1993, mức lương trung bình tăng 6,5%. Điều này thật đáng nể vì trong thời kì Reagan và Bush (cha) mức lương trung bình giảm 4,3%/ năm. Do mức lương tăng từ năm 1993, nên thu nhập của các gia đình trung lưu tăng trung bình hơn 5.000 USD, từ 41.491 USD năm 1993 lên 46.737 USD năm 1998 [28; tr.88].

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí