Đảng Lãnh Đạo Đưa Việt Nam Bước Đầu Tham Gia Các Lĩnh Vực Hợp Tác Trong Khuôn Khổ Asean Từ Năm 1995 – 2000

Tuy nhiên, trong một thời gian dài từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN chuyển sang đối đầu do xuất hiện vấn đề Campuchia. Về phía Việt Nam đã chủ động đưa ra nhiều đề nghị giải quyết vấn đề Campuchia và về hòa bình, hợp tác ở Đông Nam Á nhưng đều không được ASEAN chấp nhận. ASEAN cho rằng sự có mặt của Việt Nam tại Campuchia là nguyên nhân chủ yếu gây bất ổn định khu vực, phải giải quyết vấn đề Campuchia trước rồi mới giải quyết vấn đề hòa bình và hợp tác ở khu vực.

Với tinh thần đường lối đối ngoại đổi mới, Việt Nam sẵn sàng đi vào giải quyết vấn đề Campuchia. Tại hội nghị AMM, tháng 2/1987 (Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN) các nước ASEAN đã đồng ý cử Indonesia làm đại diện đối thoại với các nước Đông Dương. Tháng 7/1987 đã diễn ra cuộc đối thoại đầu tiên giữa Việt Nam và Indonesia tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên đã ra thông cáo chung Việt Nam – Indonesia đánh dấu quá trình thương lượng giữa hai nhóm nước nhằm giải quyết hòa bình vấn đề Campuchia, mở đường cho các hội nghị không chính thức chung (Joint informal meeting) – JIM về vấn đề Campuchia. Hội nghị lần 1 vào tháng 7 năm 1988 và lần 2 vào tháng 2 năm 1989. Tại hội nghị lần 2, Việt Nam và lào tuyên bố sẵn sàng tham gia hiệp ước thân thiện và Hợp tác (Hiệp ước Bali 1976) của ASEAN. Hội nghị quốc tế về Campuchia – IMC (2/1990) tại Jakarta đã thảo luận một cách cởi mở về một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia.

Các nước ASAEAN bắt đầu quan hệ song phương với Việt Nam và hoan

nghênh Việt Nam tham gia vào diên đàn hợp tác khu vực. Tháng 12/1987, tại hội

nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 3 họp tại Manila (Philippines), Tổng thống Philippines tuyên bố, Philippines không coi Việt Nam là mối đe dọa đối với Philippines. Tiếp đó, tháng 2/1989, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines tuyên bố không chống việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Còn Thủ tướng Thái Lan Chatichai đã đưa ra chủ trương “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” từ năm 1988. Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước ASEAN, tháng 1/1989, tại Hội nghị bàn tròn các nhà

báo Châu Á – Thái Bình Dương ở thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẵn sàng phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN và các nước khác trong khu vực. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”.

Việt Nam đã chủ động rút quân khỏi Campuchia trước khi giải pháp cho vấn đề Campuchia được đưa ra, quyết định tham gia hiệp ước Bali, tỏ thái độ sẵn sàng trở thành quan sát viên của ASEAN. Ngày 22/7/1992, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN tại hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN lần thứ 25 ở Manila (Philippines). Từ đây, Việt Nam tham gia từng bước vào một số cơ chế và chương trình hợp tác của ASEAN với tư cách quan sát viên.

Tiếp đó, trong các chuyến thăm chính thức S ingapore và Vương quốc Thái

Lan, các nhà lãnh đạ o cấp cao của Viêṭ Nam cũng đã môt lâǹ nữa khẳng điṇ h lại

mong muốn đươc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

̉ rôṇ g quan hê ̣hơp

tác với nước láng giềng , coi troṇ g sư ̣ hơp

Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 4

tác nhiều mặt với từng nước ASEAN và tổ chức ASEAN nói chung , sẵn sàng gia

nhâp

ASEAN vào thời gian thích hơp.

Có thể nói, trong những năm từ 1992 đến 1994, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước ASEAN được đẩy mạnh tăng cường bằng các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo nước ta tới các nước ASEAN và ngược lại. Tháng 9/1994, Thủ tướng Vò Văn Kiệt ký quyết định thành lập Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) để phối hợp hoạt động giữa Việt Nam và ASEAN.

Như vậy, với những phát triển nhanh chóng và thuận lợi trong quan hệ Việt Nam – ASEAN, Đảng và Nhà nước ta đã tích cực chủ động chuẩn bị mọi mặt để gia nhập ASEAN. Ngày 17/10/1994, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã gửi thư cho Ngoại trưởng Brunei, chủ tịch đương nhiệm Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) chính thức đặt vấn đề Việt Nam gia nhập ASEAN. Tháng 2/1995, các nước ASEAN nhất trí sẽ tổ chức kết nạp Việt Nam vào ASEAN

trước phiên họp của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 28 tại Bruney. Ngày 28/7/1995, lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN được tổ chức trọng thể.‌

Việc Việt Nam gia nhập ASEAN, trở thành thành viên chính thức của tổ chức này có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, sự kiện này chấm dứt một thời gian dài khu vực này bị chia thành hai trận tuyến đối địch nhau. Mặt khác việc gia nhập ASEAN góp phần quan trọng vào củng cố xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực, tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, cải thiện một cách cơ bản và thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước ASEAN. Gia nhập ASEAN góp phần chuẩn bị và tạo thuận lợi cho Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và quốc tế tích lũy thêm kinh nghiệm, chuẩn bị cho việc tham gia các hiệu quả các cơ chế hợp tác rộng lớn hơn. Với các tư cách thành viên của ASEAN, chúng ta có nhiều thuận lợi khi tham gia vào các tổ chức như APEC, WTO. Đồng thời Việt Nam có cơ hội thuận lợi hơn để học tập, chia sẻ kinh nghiệm phát triển, tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại với các nước trong khu vực, cán bộ của Việt Nam có nhiều cơ hội để gặp gỡ, giao lưu với các đồng nghiệp của mình trong khu vực, từng bước làm quen với cơ chế hợp tác đa phương. Tham gia ASEAN giúp Việt Nam điều chỉnh dần các thủ tục hành chính, phong cách làm việc theo hướng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã phát biểu tại lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN “đây là sự kiện quan trọng có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ Việt Nam và các nước ASEAN, một mốc mới đánh dấu sự thay đổi cục diện ở Đông Nam Á sau 50 năm kể từ khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc. Đây cũng là một nhân tố mới góp phần đẩy mạnh sự hợp tác kinh tế - thương mại trong khu vực vì sự phồn vinh của mỗi nước và của cả Đông Nam Á. Sự kiện này đồng thời là bằng chứng hùng hồn nói về xu hướng khu vực hóa đang phát triển mạnh mẽ cùng với xu thế quốc tế hóa ngày càng tăng trong một thế giới tùy thuộc lẫn nhau ngày càng rò nét” [27, tr. 415 – 416].

1.2. Đảng lãnh đạo đưa Việt Nam bước đầu tham gia các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ ASEAN từ năm 1995 – 2000

1.2.1. Đường lối đối ngoại của Đảng nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam

– ASEAN

Trong những năm 1995 – 2000, tình hình quốc tế có nhiều chuyển biến nhanh chóng và phức tạp. Mỹ vẫn tiếp tục đóng vai trò siêu cường duy nhất chiếm ưu thế vượt trội. Do vậy, Mỹ đẩy mạnh chính sách “can dự linh hoạt” đồng thời “kiềm chế” đối với Nga và Trung Quốc. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, Mỹ đẩy mạnh thực hiện chính sách “dính líu tích cực”, thông qua quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, tác động gây phân hóa nội bộ thực hiện chuyển hóa từ bên trong. Quan hệ giữa các nước lớn thay đổi theo hướng Nga, Trung Quốc, Ấn Độ xích lại gần nhau. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những vấn đề an ninh phi truyền thố ng tác động đến an ninh các nước vừa và nhỏ. Đó là “chủ nghĩa can thiệp nhân đạo”, do Mỹ và phương Tây thúc đẩy. Những xung đột về sắc tộc và tôn giáo vẫn diễn ra ở khắp các khu vực trên thế giới.

Xu hướng chạy đua vũ trang gia tăng. Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Pakistan... liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa; Mỹ gấp rút triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược (NMD) và kế hoạch phòng thủ tên lửa chiến trường (TMD), không phê chuẩn Hiệp định Cấm thử hạt nhân CTBT. Tình hình trên đã tạo nguy cơ đe dọa an ninh nhiều khu vực.

Ở Đông Nam Á, năm 1997 diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu ở Thái Lan. Ngày 2/7/1997 khi các nhà quản lý tiền tệ của Thái Lan tuyên bố bãi bỏ việc gắn giá trị của đồng Bạt vào đồng USD Mỹ. Chỉ sau 1 ngày, đồng Bạt đã mất giá 20%. Vòng xoáy của cuộc khủng hoảng này nhanh chóng bao trùm toàn bộ nền kinh tế Thái Lan và lan sang các nước trong và ngoài khu vực như Malaysia, Indonesia, Philippines và Hàn Quốc. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đã để lại cho một số nước ASEAN những hậu quả nghiêm trọng như nợ nước ngoài của các nước ASEAN 6 tăng quá lớn do đồng tiền bị phá giá, không có khả năng

thanh toán các món nợ đến kì thanh toán. Indonesia nợ nước ngoài 140 tỷ USD tương đương với 88,7% GDP, số tiền nợ của Thái Lan là 90 tỷ USD bằng 97,1% GDP của cả nước, tiêu dùng đầu tư tư nhân giảm mạnh, xuất khẩu vẫn chưa phục hồi do các nước không có sức tài trợ cho nhập khẩu; tốc độ tăng trưởng của các nước giảm nghiêm trọng đặc biệt là ở Thái Lan (-5%), Indonesia (-1,5%); tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đặc biệt là Indonesia (21%), Thái Lan (6%) [99, tr. 19 – 22].

Không chỉ chịu tác động mạnh mẽ trên phương diện kinh tế, xã hội, một số nước ASEAN còn chịu tác động mạnh mẽ trên phương diện chính trị; Ở Indonesia, phong trào đấu tranh đòi độc lập của Đông Timo, phong trào Aceh trỗi dậy. Năm 1999, Tổng thống Habibi phải tiến hành cuộc trung cầu dân ý về nền độc lập của Đông Timo. Kết quả là 78,5% phiếu ủng hộ Đông Timo tách khỏi Indonesia. Ở Philippines, các lực lượng hồi giáo ly khai do mặt trận giải phóng dân tộc Môrô lãnh đạo đã tích cực hoạt trở lại.

Do bị khủng hoảng, ASEAN bị suy yếu, các nước không hỗ trợ được cho nhau khắc phục khủng hoảng, nội bộ xuất hiện những mâu thuẫn mới. Một số nước đòi thay đổi nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên. Một số nước ASEAN phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ và quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cả về chính sách phát triển vĩ mô và cũng như về đường lối chính trị. Nội bộ một số nước như Indonesia, Malaysia mất ổn định. Quan hệ giữa một số nước ASEAN cũng xuất hiện một số vấn đề phức tạp như vai trò của Indonesia giảm sút; Thái Lan muốn vươn lên nắm vị trí hàng đầu trong ASEAN, phối hợp với một số nước khác (Philippines và Singapore muốn thay đổi nguyên tắc cơ bản của ASEAN là đồng thuận và không can thiệp); xuất hiện sự khác biệt giữa nhóm ASEAN lục địa với nhóm ASEAN hải đảo, ASEAN Phật giáo với ASEAN Hồi giáo.

ASEAN đã hoàn thành ý tưởng ASEAN 10, cũng phấn đấu cho hòa bình, ổn định ở khu vực. Song, các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nước có cùng nhu cầu hợp tác, liên kết kinh tế, song cạnh tranh cũng rất quyết liệt đang đặt ASEAN trước những thách

thức mới. Môi trường an ninh khu vực Đông Nam Á đang diễn biến hết sức phức tạp vẫn chứa đựng những nhân tố tiềm ẩn có thể gây bùng nổ xung đtôḅ ất kì lúc nào.

Ở trong nước, công cuộc đổi mới bước đầu đã thu được nhiều thành tựu to lớn. GDP tăng bình quân hàng năm 7%, mỗi năm hơn 1,2 triệu lao động có việc làm mới. Giảm được trên 40 vạn hộ đói nghèo, khoa học công nghệ, văn hóa, thông tin, ý tế giáo dục, thể thao có bước phát triển đáng kể. Kinh tế bắt đầu có tích lũy, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng... Những thành tựu sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc đoàn kết dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta, nhất là về thương mại và đầu tư nước ngoài. Nhịp độ tăng trưởng GDP liên tục giảm từ 8,8% năm 1996 còn lại 4,7% năm 2000 do lĩnh vực xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài đều không đạt chỉ tiêu, điều đó buộc chúng ta phải chú ý nhiều hơn đến việc kích cầu nội địa để bù đắp sự sụt giảm kinh tế đối ngoại. Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo ra thế và lực mới cho Việt Nam. Bên cạnh những lợi thế đó, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách bao trùm lên tất cả là “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của ta là quá thấp, ta lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt” [42, tr. 79]. Ngoài ra, Việt Nam còn phải đối phó với những khó khăn thách thức khác như: Âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; Tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và biển Đông còn diễn biến phức tạp; Nguy cơ lệch hướng xã hội chủ nghĩa và tệ quan liêu tham nhũng.

Trước tình hình thế giới diễn biến phức tạp, Đại hội VIII của Đảng đã đề ra: Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội [42, tr. 120].

Về đường lối đối ngoại, Đại hội VIII tiếp tục khẳng định : “Tiếp tu c thực

hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng thương lượng. [42, tr. 120 - 121]. Trên cơ sở đó, Đại hội cũng đề ra đường hướng đối ngoại cụ thể trong quan hệ với ASEAN “ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN” [42, tr. 121].

Để đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết 01/NQ-TW ngày 18/11/1996 về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 5 năm 1996 – 2000. Nghị quyết đã nêu rò: “Kinh tế đối ngoại phát triển trên nhiều mặt; kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhanh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội” [44, tr. 245]. Song, hiệu quả kinh tế đối ngoại chưa cao. Việc phát triển kinh tế chưa hướng mạnh xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu còn thấp... cơ chế xuất khẩu chưa hợp lý. Nhập siêu quá lớn...” [44, tr. 246]. Từ đó, đưa ra những nhiệm vụ kinh tế đối ngoại: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại nhằm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 1996 – 2000 và chuẩn bị cho sự phát triển vào đầu thế kỉ XXI theo các nguyên tắc độc lập, dân chủ, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, kết hợp chặt chẽ kinh tế đối ngoại với chính trị đối ngoại, quốc phòng an ninh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc... Đa phương hóa, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại nhưng có trọng tâm, trọng điểm, khai thác lợi thế

so sánh của nước ta và tận dụng xu thế phát triển của thế giới và khu vực... [44, tr 248 - 249].

Nghị quyết 01/NQ-TW cũng đã chỉ ra những giải pháp, cơ chế, chính sách chủ yếu, trong đó có vấn đề thị trường và đối tác cần chú trọng là Hiệp hội ASEAN và các nước láng giềng.

Để thúc đẩy quan hệ hợp tác với ASEAN, Chính phủ ra các Nghị định số NĐ 91/CP ngày 18/12/1995; NĐ 82/CP ngày 13/12/1996; NĐ 15/CP ngày 12/3/1998; NĐ 14/CP ngày 23/3/1999; NĐ 09/CP ngày 21/3/2000 ban hành danh mục hàng hóa của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN.

Cuối năm 1999, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, trong bối cảnh vừa có những thuận lợi, vừa có những khó khăn và thách thức. Ở trong nước “qua 2 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 – 2000, nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển và đạt tăng trưởng khá (GDP tăng 9%)... Đời sống số đông nhân dân được cải thiện. Ổn định chính trị được giữ vững. Quốc phòng an ninh được đảm bảo. Quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế quốc tế của nước ta được nâng cao” [43, tr. 48 – 49].

Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ, Nghị quyết hội nghị cũng chỉ rò: “Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, pháp luật và nhất là về những sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và thế giới... Có kế hoạch cụ thể chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA” [43, tr. 60]. Hội nghị đề ra nhiệm vụ “Xây dựng lộ trình giảm dần thuế nhập khẩu theo Hiệp định ưu đãi thuế quan (CEPT) áp dụng trong các nước ASEAN và các cam kết quốc tế khác” [43, tr. 76 – 77].

Với những chủ trương của Đảng về quan hệ đối ngoại nói chung, quan hệ Việt Nam – ASEAN nói riêng thể hiện qua các văn kiện, nghị quyết của Đảng trong những năm 1995 – 2000 đã thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – ASEAN, định hướng cho Việt Nam từng bước tham gia vào các lĩnh vực hợp tác của ASEAN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022