Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 6

Công nghiệp Viêṭ Nam cũng gia nhâp Phòng thương maị và Công nghiêp

ASEAN, góp phần tăng cường hợp tác kinh tế trong ASEAN.

Trở thành thành viên ASEAN 7/1995, ngay sau đó, 12/1995 Việt Nam đã tham gia hội nghị cấp cao ASEAN VI tổ chức tại Băng cốc (Thái Lan). Hội nghị đã quyết định rút ngắn thời gian thực hiện AFTA từ 15 năm xuống còn 10 năm, mở rộng hợp tác sang lĩnh vực mới như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, lập khu đầu tư ASEAN… là một thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một nước thành viên, trong đó có việc thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT/AFTA – nội dung quan trọng nhất về lĩnh vực hợp tác kinh tế.

Như vậy, Việt Nam phải hoàn thành cơ bản chương trình CEPT/AFTA vào 01/01/2006 (trong đó phải tối đa hóa số dòng thuế 0 – 5% vào năm 2003), Việt Nam đã tích cực thực hiện lộ trình cắt giảm thuế, công bố danh mục hàng hóa thực hiện CEPT, công bố danh mục giảm thuế và mức giảm thuế hàng năm. Việt Nam đã thành lập AFTA quốc gia do bộ tài chính chỉ đạo để làm đầu mối của Việt Nam trong việc triển khai thực hiện những vấn đề liên quan đến AFTA. Từ 01/01/1996, Việt Nam bắt đầu thực hiện chương trình CEPT/AFTA. Cụ thể, năm 1996, Việt Nam đã công bố đưa 875 mặt hàng; năm 1997 đưa thêm 621 mặt hàng vốn đã có thuế suất bằng 0 – 5% hoặc nhỏ hơn 20% vào thực hiện CEPT/AFTA, đưa tổng số lên 1496 mặt hàng; năm 1998 tăng thêm 223 mặt hàng, năm 1999 công bố danh mục hàng hóa thực hiện CEPT gốm 3591 mặt hàng tăng 1872 dòng so với năm 1998; năm 2000, số dòng thuế thực hiện CEPT được công bố là 4234 dòng tăng 643 dòng so với năm 1999. Việt Nam cũng công bố lịch trình cắt giảm thuế toàn bộ giai đoạn 10 năm; chuyển một số nhóm mặt hàng từ danh mục tạm thời chưa giảm thuế sang danh mục giảm thuế, từ danh mục không giảm thuế sang danh mục tạm thời chưa giảm thuế.

Bên cạnh đó, vấn đề hải quan có ý nghĩa quyết định của tiến trình AFTA. Phối hợp hải quan là cơ chế thực hiện chương trình CEPT khi nó hỗ trợ các nước thành viên thống nhất biểu thuế quan theo hệ thống điều hòa của nó. Phối hợp hải

quan tạo thuận lợi cho việc thực hiện giảm thuế và phi quan thuế khi hệ thống tính giá hải quan được thống nhất, các luồng xanh ưu đãi cho hàng hóa theo CEPT của ASEAN được hình thành và thủ tục hải quan được thống nhất. Như vậy, tiến trình AFTA nhanh hay chậm được điều chỉnh hay bổ sung đều tùy thuộc đáng kể vào các chương trình hợp tác hải quan.

Trong lĩnh vực hải quan, Việt Nam cũng tham gia trên một loạt các vấn đề như: Điều hòa thống nhất danh mục biểu thuế quan của các nước như ASEAN; điều hòa thống nhất danh mục biểu thuế quan để tính thuế; điều hòa thống nhất các quy trình thủ tục hải quan; Tổng cục Hải quan Việt Nam triển khai áp dụng hàng lang xanh cho các CEPT/AFTA, để nhanh chóng hoàn thành các thủ tục hải quan cho các sản phẩm của CEPT. Việt Nam đã tham gia công ướ c Kyodo về thủ

tục hải quan, làm cơ sở đàm phán với ASEAN về điều hòa thủ tu ̣ c hải quan tổ

chức thành công Hội nghị các Tổng cục trưở ng hải quan ASEAN lần III (11/1995) tại Việt Nam, tham gia tích cực vào quá trình xây dựng Hiệp định hải quan ASEAN và ký kết Hiệp định hải quan ASEAN tại Pukẹt (Thái Lan), mục đích của Hiệp định là đơn giản hóa và thuận lợi hóa việc định giá hải quan, danh mục thuế quan, thủ tục hải quan phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán, minh bạch và công bằng trong luật pháp và các quy định hải quan. Hoàn thành chương trình hợp tác chuẩn hóa danh mục thuế; nâng cao kỹ năng phân loại thuế quan hàng hóa trước nhập cảnh ; lập mạng lưới đào tạo hả i quan; về tiêu chuẩn và và hợp chuẩn Việt Nam cùng ASEAN có những thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực mỹ phẩm, dược phẩm, điện và điện tử; về sở hữu trí tuệ tiến hành các hoạt động để thành lập hệ thống nhãn mác khu vực, hợp tác thực hiện, Hiệp định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của WTO.

Việt Nam cũng đã xây dựng chính sách phi thuế quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, có quy định thực hiện mẫu đơn riêng cho hàng xuất nhập khẩu trong diện được hưởng CEPT/AFTA, áp dụng hàng hóa phân loại theo hệ thống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

hài hòa 8 chữ danh muc

HS ( Danh muc

Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 6

hàng hóa xuất nhâp

khẩu của Viêṭ Nam

đươc

xây dưn

g dưa

trên cơ sở danh muc

Hê ̣thống điều hòa mô tả và mã hóa

hàng hóa của tổ chức Hải quan thế giới phiên bản 2002 và được chi tiết ở cấp mã tối thiểu 8 chữ số) [22, tr31]… Cùng các nước ASEAN ký Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong quá trình thực hiện chương trình CEPT/AFTA và các hiệp định kinh tế khác của ASEAN, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tháng 11/1995.

Việt Nam cũng đã tham gia Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN và đã cùng ASEAN soạn thảo, ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định tại AEM 28 (8/1996). Trong lĩnh vực đầu tư, Việt Nam cùng các nước ASEAN ký Hiệp định khung thành lập khu vực đầu tư ASEAN (AIA) tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 30 tại Manila (7/10/1998). Sau khi ký kết, Việt Nam đã nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn hoặc phê duyệt để Hiệp định có hiệu lực, đã nộp danh mục tạm thời loại trừ và danh mục nhạy cảm. Ngoài ra, Việt Nam cũng cùng các nước ASEAN khác tham gia hoạt động của ASEAN như: Hội thảo về kinh nghiệm thống kê số liệu đầu tư nước ngoài (FDI), xuất bản các ấn phẩm liên quan đến đầu, tổ chức hội thảo về AIA cho cán bộ của các nước ASEAN mới là Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam, ký nghị định thư về AIA, Việt Nam cũng tham gia các đoàn xúc tiến đầu tư của ASEAN đi Nhật Bản, Mỹ, EU để nhằm quảng bá thu hút đầu tư và thực hiện chương trình xúc tiến hợp tác ASEAN – Nhật Bản, tham gia vào các cuộc hội thảo về đầu tư.

Việt Nam đã cùng ASEAN tham gia hợp tác trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô và tài chính; hợp tác dịch vụ: Việt Nam đã cùng các nước ASEAN ký Hiệp định khung về hợp tác dịch vụ ASEAN (AFAS), 15/12/1995 tại Băng Cốc, nhằm mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN về vấn đề này, Việt Nam đã tích cực tham gia quá trình soạn thảo, ký kết Hiệp định khung và các Nghị định thư, đã cam kết sẽ triển khai trong 6 lĩnh vực (trừ lĩnh vực bưu chính viễn thông). Có lĩnh vực Việt Nam chưa cam kết triển khai là vì khả năng cạnh tranh còn thấp so với các nước thành viên của ASEAN.

Trong lĩnh vực công nghiệp: Việt Nam đã kí với các nước ASEAN chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN mới (AICO) năm 1996, 3 ngành được

đề nghị triển khai hợp tác AICO là ô tô, hóa chất và dệt. Việt Nam tham gia hợp tác về lĩnh vực hợp tác xí nghiệp vừa và nhỏ.

Trong lĩnh vực nông nghiệp – lâm nghiệp: Việt Nam và ASEAN đã thảo luận tăng cường an ninh lương thực ASEAN thông qua việc duy trì cơ chế dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN, xây dựng hệ thống thông tin và số liệu thống kê an ninh lương thực ASEAN, lập trang web về sản xuất và buôn bán lương thực của các nước ASEAN. Việt Nam đã tham gia vào các chương trình, dự án triển khai và áp dụng công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp như xây dựng mạng lưới ASEAN về khí hậu nông nghiệp, hệ thống cảnh báo sớm các rủi ro thiên tai cho sản xuất nông nghiệp, quản lý rừng bền vững, đánh giá rủi ro khi sử dụng các sản phẩm nông sản có biến đổi di truyền, kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi, công nghệ sạch trong sản xuất thực phẩm, rau quả, công nghệ sinh học và thủy sản.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN tại Singapo tháng 11/2000, Việt Nam tham gia kí kết hiệp định khung về Công nghệ thông tin ASEAN.

Trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, Việt Nam tham gia hợp tác với các nước ASEAN về giao thông vận tải: Trong những lĩnh vực hợp tác của ASEAN, đây là lĩnh vực hợp tác thúc đẩy khá mạnh nhằm hỗ trợ liên kết kinh tế của khu vực. Từ sau Hội nghị lần thứ nhất các Bộ trưởng Giao thông vận tải ASEAN (ATM) tại Bali (Indonesia) tháng 3/1996 các Bộ trưởng đã ký thỏa thuận về hợp tác giao thông vận tải trong ASEAN, lập cơ chế họp các quan chức cấp cao về giao thông vận tải (STOM). Việt Nam đã cùng ASEAN thảo luận và triển khai thực hiện kế hoạch hợp tác 1999 – 2001 về xây dựng mạng lưới đường sắt, đường hàng không, đường xuyên biển ASEAN; tiếp tục hoàn thiện các nghị định thư kèm theo của Hiệp định vận tải hàng quá cảnh, Hiệp định vận tải liên quốc gia và vận tải đa phương thức.

Riêng về giao thông vận tải đường bộ, Việt Nam đã tham gia đàm phán về ký kết những hiệp định văn bản pháp lý sau: Hiệp định khung về tạo điều kiện thuận lợi cho hàng quá cảnh (12/1998); Nghị định thư 3 về số lượng xe cơ giới

tham gia vận tải quá cảnh, Nghị định thư 4 về Tiêu chuẩn kỹ thuật xe cơ giới quá cảnh; Hiệp định công nhận lẫn nhau giấy tờ kiểm tra kĩ thuật xe cơ giới thương mại do các nước ASEAN cấp; thỏa thuận cấp bộ trưởng về dự án phát triển đường bộ ASEAN; thỏa thuận cấp bộ trưởng về nội dung hợp tác giao thông vận tải trong ASEAN; các Nghị định thư về thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh. Hợp tác hàng không được bốn nước: Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanma ký thỏa thuận vào 01/1998.

Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia hợp tác trong các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, du lịch.

Hợp tác chuyên ngành trong ASEAN

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ V tại Băng Cốc tháng 12/1995 đã có những quyết định và văn bản quan trọng, trong đó hội nghị đã quyết định: nâng hợp tác chuyên ngành lên tầm cao mới, ngang với hợp tác chính trị - an ninh và kinh tế nhằ m thông qua phát triển con người, đoàn kết xã hội để đạt được thiṇ h vượng chung cho cả khu vực.

Gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tham gia 6 lĩnh vực hợp tác chuyên ngành là khoa học và công nghệ; môi trường; văn hóa thông tin; phát triển xã hội; phòng chống ma túy và các vấn đề hành chính công vụ. Tương đương với 6 lĩnh vực này là 6 ủy ban quản lý và theo dòi thúc đẩy sự hợp tác trong ASEAN.

Hợp tác khoa học và công nghệ: Bộ khoa học, công nghệ và môi trường là cơ quan được giao làm đầu mối về lĩnh vực này, ngày 13/11/1995, Ủy ban Khoa học, công nghệ ASEAN của Việt Nam (COST – Việt Nam) được thành lập. Năm 1998, tại Hà Nội, tuần lễ khoa học và công nghệ ASEAN V với chủ đề “Khoa học và công nghệ - nguồn động lực hướng tới phát triển bền vững của ASEAN” đã được tổ chức thành công.

Hơp

tá c bảo vê ̣ môi trường: Ngay từ năm 1995, Việt Nam đã tham gia

năm môi trường ASEAN với chủ đề “xanh và sạch”, tham gia thực hiện chương trình hợp tác ASEAN chống ô nhiễm xuyên biên giới. Tháng 12/1996, ủy ban ASEAN về môi trường của Việt Nam được thành lập (ASOEN – Việt Nam). Việt

Nam đã tổ chức thành công hội nghị không chính thức cấp bộ trưởng Môi trường ASEAN IV và Hội nghị khói mù lần thứ 11 tại Hà Nội (1998), Diễn đàn môi trường ASEAN lần thứ I (1999).

Hơp

tá c văn hóa thông tin: Đầu mối về hợp tác văn hóa và thông tin trong

ASEAN của Việt Nam là Bộ Văn hóa thông tin. Tháng 2/1996, Ủy ban văn hóa thông tin ASEAN của Việt Nam được thành lập (COCI – Viêṭ Nam). Kể từ khi gia nhập, Việt Nam đã tham gia hầu hết các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa thông tin. Việt Nam đã chủ trì thực hiện 9 dự án , tham gia 129 dự án

trong khuôn khổ hơp

tác văn hóa thông tin ASEAN . Năm 1999, tổ chức thành

công cuộc họp ủy ban của ASEAN về văn hóa và thông tin lần thứ 34 tại Hà Nội. Ngoài ra, Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác văn hóa song phương với Philippines, Indonesia (1994), Thái Lan (1996), Singapore (1998), cùng các nước ASEAN triển khai “Chương trình văn hóa đa dân tộc ASEAN – Nhật Bản” (MCM). Nhiều đoàn văn hóa thông tin của ta đã sang các nước ASEAN trao đổi hợp tác. Với cương vị là chủ tịch ASC 34, tại Hội nghị cấp cao không chính thức Singapore (11/2000), Việt Nam đã đề ra sáng kiến tổ chức tuần văn hóa ASEAN và được Hội nghị thông qua.

Hơp

tá c phát triển xã hội: Ngày 28/02/1996, Ủy ban Phát triển xã hội

Viêṭ Nam (COSD – Việt Nam) được thành lập, Việt Nam luôn thể hiện vai trò tích cực trong lĩnh vực hợp tác này. Năm 1999, Việt Nam đăng cai tổ chức thành công hội nghị COSD lần thứ 21. Bộ Y tế tham gia cuộc họp các Bộ trưởng Y tế ASEAN (4/2000) và đăng cai tổ chức thành công cuộc họp Tiểu ban Y tế ASEAN lần thứ 18 (10/2000). Việt Nam đã tổ chức cuộc hợp tiểu ban Giáo dục (ASCOE) lần 6 (Hà Nội, 9/1998), tham gia phiên họp lần thứ 7 của ASCOE ở Brunei, các cuộc hội thảo trong mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN), Việt Nam đã tổ chức phiên họp 5 của Ban điều hành AUN và Diễn đàn giáo dục AUN lần thứ 2. Việt Nam chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN không chính thức lần thứ 12 tại Hà Nội, năm 1997.

Việt Nam cũng tham gia tích cực vào Chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em, các hoạt động của nhóm đặc nhiệm về phòng chống HIV/AIDS. Ngoài ra, Việt Nam tham gia ở mức độ nhất định như nhóm chuyên gia về phòng chống thiên tai, do nhóm này không có nhiều hoạt động, Việt Nam cũng tham gia trong lĩnh vực dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.

Hợp tác phòng chống ma túy: Năm 1997, Ủy ban Quốc gia phòng chống ma túy thuộc Bộ nội vụ (nay là Bộ Công an) được thành lập (ASOD – Viêṭ Nam) (trước đó công việc phòng chống và kiểm soát ma túy thuộc Ủy ban dân tộc và Miền núi) là đầu mối chỉ đạo các hoạt động của Việt Nam trong lĩnh vực phòng chống ma túy với ASEAN.

Hội nghị AMM 31 (Manila 7/1998) ra Tuyên bố chung về một ASEAN không có ma túy vào năm 2020. Tại Hội nghị này, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến phòng chống lạm dụng ma túy trong thanh thiếu niên. Theo đó, Hội nghị khu vực về vấn đề này được tổ chức tại Hà Nội (11/1998). Ngoài ra, Việt Nam đã ký bản thỏa thuận về phòng chống ma túy, tổ chức Hội nghị Kiểm soát ma túy Tiểu vùng Mê công (5/1998). Việt Nam cũng tham gia Hội nghị hàng năm những người đứng đầu cơ quan hành pháp chống ma túy khu vực châu Á – Thái Bình Dương (HONLEA). Từ 4/1999, cảnh sát Việt Nam đã chính thức tham gia hệ thống thông tin tội phạm, trong đó có tội phạm ma túy trong quốc tế trong phạm vi các nước ASEAN.

Hợp tác trong lĩnh vực cải cách hành chính: Việt Nam đã cử Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ tham gia với tư cách là thành viên của Hội nghị ASEAN về các vấn đề công vụ. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ thành lập trung tâm nguồn ASEAN về quản lý công chức từ tháng 3/1998. Việt Nam đã tham gia đầy đủ các hoạt động trong khuôn khổ cải cách hành chính ASEAN, các hoạt động chủ yếu là trao đổi, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong tiến trình cải cách nền hành chính công của các nước ASEAN. Việt Nam cũng tham gia Hội nghị ASEAN 10 về các vấn đề công vụ tại Thái Lan, đảm đương vai trò Chủ tịch từ 2001 đến 2003.

Ngoài 6 lĩnh vực kể trên, Việt Nam còn tham gia hợp tác về tư pháp và lãnh sự, xóa đói giảm nghèo tham gia liên minh nghị viện ASEAN (AIPO). Hội nghị Tư lệnh Cảnh sát các nước ASEAN (ASEANAPOL) lần thứ 19 được tổ chức thành công tại Hà Nội. Tham gia cuộc họp các Bộ trưởng Tư pháp ASEAN lần thứ 6 tại Singapore. Cục lãnh sự và A18 (Bộ Công an) đã tham gia các cuộc họp lần thứ 3 các Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ ngoại giao và và Tổng vụ trưởng vụ Xuất nhập cảnh (12/1999).

Việt Nam cùng các nước ASEAN thực hiện 2 kế hoạch hành động về xóa đói giảm nghèo và mạng an sinh xã hội được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng không chính thức Jakarta (12/1998). Việt Nam đã đóng góp vào dự thảo tuyên bố chung vì một ASEAN gắn bó và quan tâm lẫn nhau do Thái Lan đưa ra và được kí kết tại Hội nghị AMM 33 tại Băng cốc.


Tiểu kết chương 1


Ngay sau khi nước Viêṭ Nam Dân Chủ Côṇ g H òa ra đời, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến quan hệ của Việt Nam với các

nước trong khu vưc

Đông Nam Á . Tuy vây

, do những nguyê n nhân chủ quan và

khách quan , quan hê ̣đó không còn đươc duy trì . Mối quan hê ̣âý đã có lúc trơ

nên căng thẳng thâm

chí thù đic̣ h trong những năm 80 với vấn đề Campuchia.


Sau đó, với đường lối đối ngoaị đổi mới và rôṇ g mở n ằm trong khuôn khổ

của đường lối đổi mới toàn diện đất nước , quan hê ̣ tốt đep

giữa Viêṭ Nam với

Hiêp

hôi

các nước Đông Nam Á (ASEAN) đươc

bắt đầu và ngày càng phát triển .

Đảng Côṇ g sản Viêṭ Nam đã̀ ng bước hoac̣ h điṇ h đường lối đối ngoaị đổi mới , đăṭ troṇ g tâm giải quyết vấn đề Campuchia và giải tỏa mối quan hê ̣láng giềng trong khu vưc̣ . Theo đường hướng đó không chỉ quan hê ̣với ASEAN mà quan hê ̣ quốc tế của Viêṭ Nam với các quốc gia Tru ng Quốc , Mỹ, Nhâṭ Bản , EU... cũng

đươc

cải thiên

cơ bản . Riêng đối với ASEAN , viêc

kết nap

Viêṭ Nam đã thể hiên

tinh thần đoàn kết gắn bó của các nước trong khu vưc không kể đêń sư ̣ khać biêt

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí