Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 2

Về lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam – ASEAN có các tác phẩm như: Việt Nam – Đông Nam Á: Quan hệ lịch sử văn hóa của Viện nghiên cứu Đông Nam Á; Tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN của Đinh Xuân Lý, Việt Nam – ASEAN quan hệ song phương và đa phương của Vũ Dương Ninh. Ngoài ra còn các bài tạp chí như: Vấn đề Việt Nam gia nhập ASEAN của Nguyễn Vũ Tùng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 năm 1994; Việt Nam gia nhập ASEAN tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế của Hà Văn Thầm , Tạp chí Cộng sản, số 8 năm 1997; Về quan hệ Việt Nam ASEAN của Nguyễn Huy Hồng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 năm 1995...

Về những vấn đề cụ thể trong quan hệ Việt Nam – ASEAN có các tác phẩm: Quan hệ Việt Nam – ASEAN chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam của Vũ Đình Hương, Vũ Đình Bách. Tác giả Nguyễn Xuân Thắng có tác phẩm Khu vực mậu dịch tự do ASEAN tiến trình hội nhập của Việt Nam. Những nhân tố thúc đẩy hợp tác an ninh chính trị Việt Nam – ASEAN trong 5 năm qua của tác giả Ngô Hữu Mạnh, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 3 năm 2000...

Về những cơ hội, thách thức cũng như đánh giá lại thời gian Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN có các bài viết như: Vấn đề hòa bình hợp tác giữa Việt Nam và các nước ASEAN hiện nay – những thuận lợi khó khăn của Nguyễn Hữu Cát, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lý luận số 3 năm 1994; Nhìn lại một năm gia nhập ASEAN của Nguyễn Mạnh Hùng, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 13 năm 1996; Những thuận lợi và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 năm 1996 của Nguyễn Cảnh Huệ....

Về những vấn đề chung liên quan đến ASEAN có các tác giả, tác phẩm như: ASEAN hôm nay, triển vọng của thế kỉ XXI của tác giả Nguyễn Thu Mỹ. Tác giả Nguyễn Duy Quý với tác phẩm: Tiến tới một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển bền vững, in năm 2001 và bài viết Xây dựng một ASEAN phát triển đồng đều trong thế kỉ XXI, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 5 năm

2001. Lê Công Phụng với Việt Nam – ASEAN 10 năm nhìn lại, đăng trên Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 8 năm 2005. Vũ Dương Ninh với Việt Nam – ASEAN 10

năm đồng hành trên chặng đường hội nhập quốc tế 1995 – 2005, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 năm 2005. Trần Khánh với Việt Nam sau 10 năm gia nhập ASEAN thành tựu, cơ hội thách thức, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 4 năm 2005...

Ngoài các công trình đã được xuất bản thành sách, in ấn trên các tạp chí còn có rất nhiều cuộc hội thảo về Đông Nam Á, về ASEAN, về quan hệ Việt Nam – ASEAN được tổ chức ở trong và ngoài nước... Hầu hết các tác phẩm, các bài viết đều tập trung nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển, những thành tựu kinh tế xã hội của từng nước Đông Nam Á cũng như của tổ chức ASEAN, đề cập đến khả năng phát triển hợp tác giữa Việt Nam với các nước ASEAN, sự hội nhập của của Việt Nam vào ASEAN, những khó khăn thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.

Các tác phẩm bài viết về quan hệ Việt Nam – ASEAN rất phong phú, tiếp cận trên nhiều phương diện khác nhau. Không chỉ mô tả lịch sử các công trình còn trình bày, lý giải nhiều vấn đề, khía cạnh trong quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN, quan hệ của ASEAN với các nước và tổ chức đối tác, những xu hướng, những thách thức và dự báo về tương lai phát triển của khu vực Đông Nam Á, của ASEAN cũng như những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Việt Nam – ASEAN... Song chưa có một công trình nào mang tính chất tổng hợp có hệ thống về quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ Việt Nam – ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010. Do đó, kế thừa những công trình nghiên cứu trước đây, tác giả cố gắng phân tích sâu thêm về quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam – ASEAN trong thời gian 15 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

- Trình bày và phân tích chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam với ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010.

- Thông qua đó, khẳng định tính chủ động, đúng đắn, sáng tạo, nhạy cảm chính trị của Đảng trong việc đưa nước ta hội nhập sâu hơn vào ASEAN qua việc

Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 2

trở thành thành viên chính thức của ASEAN, hoạt động tích cực vì sự phát triển mạnh mẽ của ASEAN, thúc đẩy ASEAN phát triển toàn diện và vươn ra thế giới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Giới thiệu và phân tích chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng ta với ASEAN trong các giai đoạn: 1995 – 2000; 2001 – 2005; 2006 – 2010.

- Nêu lên những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong quan hệ Việt Nam – ASEAN, rút ra những bài học kinh nghiệm của Đảng trong xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam ASEAN sau 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng: Luận văn chủ yếu nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với các nước ASEAN, quá trình chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện và triển khai các chính sách ấy.

- Về thời gian: Luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010.

5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu và trình bày trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại.

5.2. Nguồn tư liệu

Luận văn sử dụng các tài liệu của Đảng về đường lối đối ngoại bao gồm:

Các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đường lối đối ngoại và công tác đối ngoại.

Các tác phẩm, bài nói, bài viết hoặc phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước qua các thời kì.

Ngoài ra, luận văn còn tham khảo sử dụng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng đã được in thành sách, công bố trên báo chí hoặc các hội thảo liên quan.

5.3. Phương pháp nghiên cứu‌‌

- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp so sánh và hệ thống hóa

- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như nghiên cứ u quan hê ̣quốc tế, phương pháp so sánh, thống kê...

6. Những đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống một cách tương đối đầy đủ tư liệu về chủ trương, đường lối của Đảng về quan hệ Việt Nam – ASEAN từ năm 1995 - 2010.

- Bước đầu rút ra kinh nghiệm để góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả

và chất lượng hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN, góp phần triển khai chính sách đối với khu vực một bộ phận quan trọng của chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và nhà nước ta.

7. Cấu trúc của luận văn

Luận văn bao gồm 3 chương, 9 tiết. Nội dung chính của mỗi chương như sau:

- Chương 1: Đảng lan

h đao

̀ n g bước đưa Viêṭ Nam gia nhâp

ASEAN và

tham gia các lin

h vưc

hơp

tác của ASEAN

- Chương 2: Đảng lan từ năm 2001 – 2005

h đao

hơp

tác toàn diên

quan hê ̣Viêṭ Nam – ASEAN

- Chương 3: Đảng lan

h đao

xây dưn

g và phát triển quan hê ̣Viêt

Nam –

ASEAN lên tầm cao mới từ năm 2006 – 2010

Chương 1

ĐẢNG LÃNH ĐẠO TỪNG BƯỚC ĐƯA VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN VÀ THAM GIA CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC CỦA ASEAN (1995 – 2000)

1.1. Quá trình Đảng lãnh đạo đưa Việt Nam gia nhập ASEAN

1.1.1. Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1986 –1995

Tình hình thế giới

Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới diễn biến hết sức nhanh chóng và phức tạp làm thay đổi căn bản cục diện thế giới. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Sự tan rã của một trong hai siêu cường của trật tự thế giới hai cực đã tạo ra một khoảng trống lớn trong không gian chính trị quốc tế, làm tan vỡ sự cân bằng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập chuyển sang có lợi cho Mỹ và các nước tư bản phát triển.

Khi trật tự thế giới hai cực không còn nữa, thế giới chuyển sang cục diện mới với sự tham gia của nhiều nước, nhiều trung tâm. Nhật Bản và Tây Âu xem việc Liên Xô tan rã là thời cơ thuận lợi để vươn lên tăng cường vai trò chính trị và quân sự cho tương xứng với thực lực kinh tế của mình.

Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Sự lớn mạnh của Trung Quốc đã tác động không nhỏ đến cán cân so sánh lực lượng của thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Trung Quốc tham vọng trở thành siêu cường của thế giới vào giữa thế kỷ XXI.

Ở khu vực Đông Nam Á, Hiệp định Paris về hòa bình ở Campuchia được kí kết vào tháng 10 năm 1991. Do đó, những bất đồng quan điểm trong việc giải quyết vấn đề Campuchia không còn nữa. Mặt khác, khi trật tự thế giới hai cực chấm dứt, Đông Nam Á không còn được các cường quốc kinh tế thế giới đặt ở vị trí ưu tiên như trước. Nga và Mỹ đều giảm dần sự hiện diện của mình ở khu vực này. Nga tuyên bố rút quân khỏi Cam Ranh (Việt Nam), Mỹ rút quân khỏi căn cứ

Xubích và Clark (Philippines). Tình hình đó tạo ra một “khoảng trống quyền lực” các nước lớn ở vùng Đông Nam Á. Trung Quốc, Nhật Bản cố gắng đẩy mạnh vai trò của mình cả về kinh tế, chính trị, quân sự ở Châu Á cũng như ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó lại nảy sinh những nguy cơ xung đột tiềm tàng biển Đông. Đó là thách thức lớn đối với ASEAN, buộc họ phải tính toán tìm ra cơ chế đảm bảo an

ninh, hòa bình ở khu vực. Vì vậy, ASEAN chủ trương tăng cường bằng cách tiến tới ASEAN 10, lấy việc kết nạp Việt Nam vào ASEAN là hướng ưu tiên, ra sức tạo ra thế cân bằng chiến lược mới ở khu vực bằng cách giữ cho Đông Nam Á hòa bình, trung lập và thịnh vượng, đứng ngoài những quan hệ phức tạp giữa các nước lớn.

Trước những xu thế mới của tình hình thế giới, hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN ngày càng được ưu tiên. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX , tổng sản phẩm nội địa (GDP) tính theo đầu người của các nước ASEAN đã đạt mức: Singapore và Brunei khoảng 15000 USD, Malaysia là 2300 USD, Thái Lan trên 1400 USD, Philippineses trên 700 USD, Indonesia trên 600 USD. Các nước ASEAN tiến hành chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa. Với chính sách hướng ngoại, ngoại thương của ASEAN phát triển nhanh chóng đạt 160 tỉ USD vào đầu những năm 90, đến cuối những năm 90 bình quân hàng năm các nước thu hút 13,5 tỉ USD vốn đầu tư của thế giới so với những năm 80. Dự trữ ngoại tệ cũng tăng lên đáng kể, Singapore là trên 30 tỉ USD, Thái Lan trên 20 tỉ USD, Indonesia trên 10 tỉ USD, Philippines khoảng 4,5 tỉ USD... [60, tr 29 – 30].

Toàn cầu hóa cũng trở thành một xu thế mạnh mẽ từ sau khi trật tự 2 cực bị tan rã chuyển sang thế đa cực. Xu thế toàn cầu hóa tăng cường sự giao lưu hợp tác giữa các nước và các khối nước, giúp các nước phát triển nhanh tận dụng thành quả khoa học công nghệ của loài người. Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi các nước phải mở rộng quan hệ lẫn nhau bất kể sự khác biệt về chế độ chính trị, xã hội, nước lớn hay nước nhỏ...toàn cầu hóa còn tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho sử dụng và lưu thông vốn , kỹ thuật và công nghệ, hàng hóa, lao động... góp

phần làm tăng thêm sản phẩm xã hội và sự phát triển chung của loài người. Tuy nhiên không vì thế các nước nhỏ, kém phát triển, lạc hậu lại đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa vì thực tiễn đã cho thấy không một quốc gia nào, không một nhóm

nước nào dù lớn hay nhỏ và có tiềm năng có thể phát triển môt

Tình hình trong nước

cách biêṭ lâp .

Từ những năm 70 nhất là vào những năm 80 của thế kỉ XX, nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới. Thực hiện đường lối đổi mới đó, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, sau 2 năm thực hiện “tình hình kinh tế, xã hội có sự cải thiện nhất định; nhịp độ lạm phát và tăng giá giảm một ít, tình hình cung ứng lương thực, hoạt động giao dịch, chuẩn bị hợp tác với bên ngoài được mở ra” [37, tr.3]. Trong các năm 1986 – 1989 tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân đều tăng so với năm 1985, tổng sản phẩm xã hội tăng từ 4,8% năm 1986 lên 19,6% năm 1989, thu nhập quốc dân tương ứng cũng tăng từ 3,3% lên 14,7%; tình hình lương thực – thực phẩm có chuyển biến tốt, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, nay đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu” [39, tr. 18].

Về kinh tế đối ngoại: Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 439 triệu rúp và 384 triệu USD lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu USD năm 1990 [39, tr. 19]. Lạm phát được kiềm chế, nếu chỉ số tăng giá bình quân hàng trên thị trường năm 1986 là 20%, 1987 là 10%, 1988 là 14%, 1989 là 2,5% đến năm 1990 là 4,4 % [39, tr.

19]. Trong 5 năm từ 1991 – 1995 nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng sản phầm trong nước đạt 8,2%, công nghiệp tăng bình quân 13,3%, nông nghiệp tăng bình quân 4,5%, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản năm 1995 gấp 3 lần năm 1990. Lạm phát được kiềm chế năm 1986 là 74,7% xuống còn 67,4% năm 1991, còn 12,7% năm 1995. Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Trong 5 năm tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 17 tỉ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu trên 21 tỉ USD, quan hệ mậu dịch

đã mở rộng tới hơn 100 quốc gia. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh trong 5 năm, bình quân hàng năm là 50%. Đến cuối 1995, tổng số vốn đăng ký các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào đạt trên 19 tỉ USD [42, tr. 58 – 59].

Khoa học và công nghệ có bước phát triển mới, văn hóa và xã hội có những chuyển biến tích cực.

Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được đảm bảo, chúng ta giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trường hòa bình của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới.

Trải qua 10 năm đổi mới, mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, có trình độ thấp, cơ sở hạ tầng ở dưới mức trung bình của các nước phát triển; trong các doanh nghiệp, trình độ thiết bị phần lớn công nghệ lạc hậu, năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp, chất lượng nhiều sản phẩm chưa tốt và giá thành còn cao. Hệ thống tài chính ngân hàng còn yếu kém, vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh. Khoảng cách về trình độ phát triển của Viêṭ Nam với các nước trong khu vực chậm thu hẹp, Báo cáo chính trị tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khóa VII của Đảng đã chỉ rò “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới” [41, tr. 25]. Điều này đã gây không ít khó khăn cho việc Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế.

Từ điều kiện thực tế của Việt Nam lúc này, phát triển nhanh và mạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt với nhiều nước trong khu vực nhất là các nước ASEAN là chìa khóa để Việt Nam mở cánh cửa vào khu vực và là cầu nối để bước vào hợp tác sâu rộng với các nước trên thế giới, qua đó tranh thủ được nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nhận thức sâu sắc được những tác động của tình hình thế giới và trong nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta, đường lối đối ngoại đổi mới đã được hình thành và từng bước phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí