Quá Trình Đảng Lãnh Đạo Đưa Việt Nam Gia Nhập Asean

Sự hình thành và phát triển đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ý thức được tầm quan trọng của việc cần thiết phả i xây dựng một môi trường quốc tế thuận lợi, ổn định cho sự phát triển của đất nước, từ năm 1986, Đảng và Nhà nước đã triển khai chính sách đối ngoại với phương châm phục vụ đắc lực cho chính sách đối nội. Tháng 7 năm 1986, Bộ Chính trị đã họp và ra quyết định 32 về “Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta”. Nghị quyết đã chỉ rò: “Nhiệm vụ của ta trên mặt trận đối ngoại là kết hợp tốt nhất sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á, góp phần tích cực giữ vững hòa bình thế giới... tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi nhất cho việc thực hiện hại nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” [96, tr. 17].

Qua nghị quyết 32 chúng ta thấy được một cách tiếp cận mới trong bối cảnh thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại và đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình, Đảng đã xác định rò chủ trương và điều chỉnh chính sách ngoại giao tiến tới giải quyết vấn đề Campuchia và các vấn đề quốc tế khác. Chúng ta đã chủ động, tích cực chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới dưới hình thức cùng tồn tại hòa bình với các trong khu vực và trên thế giới trong đó phải kể đến mối quan hệ giữa nước láng giềng Trung Quốc, ASEAN, Mỹ và cố gắng xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển. Đây có thể coi là bước đầu, sơ khai trong tư duy đổi mới của Đảng [62, tr. 35].

Đại hội lần thứ VI (tháng 12/1986) xác định nhiệm vụ hàng đầu cho đối ngoại Việt Nam là tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa bởi “xu thế mở rộng phân công hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện quan trọng với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta”[35, tr. 31].

Có sự soi đường của chủ trương và đường lối đúng đắn, Đảng tiếp tục lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới tích cực . Đảng đã chủ trương sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học,

kỹ thuật bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quan hệ với các nước láng giềng và khu vực ngày càng được chú trọng. Cụ thể là đối với Trung Quốc, Việt Nam đã bày tỏ quan điểm sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, nhằm bình thường mối quan hệ giữa hai nước vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới” [35,

tr. 107]. Đặt đất nước trong mối quan hệ chung của khu vực, Đảng Côṇ g sản Viêṭ Nam đã thể hiện thiện chí, mong muốn của nhân dân Việt Nam đối với việc tạo lập môi trường hòa bình ở Đông Nam Á. Đây là một bước đi thiết thực để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thực hiện chính sách cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, tranh thủ tối đa những điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của cách mạng nước ta . Đảng đã khẳng định rò: “Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam

Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng khu vực Đông Nam Á, thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác” [35, tr.108].

Nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại của Đảng là lấy kinh tế đối ngoại làm ưu tiên hàng đầu “nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự nghiệp phát triển khoa học kĩ thuật và công nghiệp hóa chủ nghĩa xã hội của nước ta tiến hành nhanh hay chậm điều đó phụ thuộc vào một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại” [35, tr. 18]. Triển khai chính sách này, tháng 12 năm 1987, Viêṭ Nam đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư từ các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị - xã hội. Đây là bước đột phá cho kinh tế đối ngoại nước ta.

Sự nhạy bén, nắm bắt tình của Đảng ta còn được thể hiện rò hơn sau hai năm thực hiện nghị quyết Đại hội VI, tháng 5/1988, Bộ Chính trị đã họp Hội nghị lần thứ 13 với chủ đề: “Giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế” bàn về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VI trên lĩnh vực đối ngoại. Về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trước tình hình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

mới, Nghị quyết đã chỉ rò: “... chúng ta kiên quyết thực hiện nhiệm vụ giữ vững hòa bình, tranh thủ điều kiện bên ngoài thuận lợi và tranh thủ thời gian tập trung những cố gắng đến mức cao nhất, nhằm từng bước ổn định và tạo cơ sở phát triển về kinh tế trong 20 – 25 năm tới, xây dựng CNXH và bảo vệ độc lập Tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung cho hòa bình, độc lập dân chủ và CNXH. Đó là mục tiêu chiến lược, lợi ích cao nhất của toàn Đảng, toàn dân ta...” [36, tr. 2]. Từ đó Nghị quyết chỉ ra rằng: “toàn bộ đường lối chính sách của chúng ta ở trong nước cũng như về đối ngoại đều phải phục vụ cho mục tiêu và lợi ích lâu dài đó”. Biện pháp và nguyên tắc ở đây là: Không để cho các vấn đề cục bộ và tạm thời như các vấn đề tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển... các vấn đề tồn tại giữa các nước Trung Quốc, ASEAN, Mỹ làm chệch hướng mục tiêu phát triển lâu dài và cơ bản của đất nước ta, không mắc mưu những thế lực chống đối ta, muốn chúng ta bị phân tán, suy yếu không tập trung được vào việc ổn định và phát triển kinh tế [36, tr. 2]. Nghị quyết cũng nhấn mạnh “với một nền kinh tế mạnh, nền quốc phòng vừa đủ mạnh cộng với mở rộng hợp tác quốc tế chúng ta lại càng có khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. Kinh tế chính là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề trong thời đại mới. Sự yếu kém về kinh tế, bị bao vây về kinh tế, cố lập về chính trị sẽ là nguy cơ lớn đối với an ninh độc lập dân tộc.

Bộ Chính trị cũng đã xác định rò: Trong quan hệ quốc tế, chúng ta phải thêm bạn, bớt thù, ra sức tranh thủ các nước anh em bầu bạn và dư luận rộng rãi thế giới, phân hóa hàng ngũ đối phương, làm thất bại âm mưu bao vây cô lập ta về kinh tế, chính trị; lợi dụng sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới để tranh thủ vị trí có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế. Bộ Chính trị cũng đề ra chính sách đối ngoại cụ thể: Trong quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, không để những mâu thuẫn vốn không đối kháng trở thành mâu thuẫn đối kháng; kiên trì và chủ động tạo điều kiện để bình thường hóa quan hệ Việt – Trung; đổi mới cách giúp để nhân dân Campuchia nhanh chóng tự gánh vác lấy trách nhiệm

Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 3

của họ; trong quan hệ với Mỹ, chủ trương giải quyết cơ bản vấn đề người Mỹ mất tích, khuyến khích chính giới, các nghị sĩ, các nhà kinh doanh, các Việt kiều ở Mỹ và Việt Nam trao đổi, hợp tác; trong quan hệ với các nước tư bản khác, thực hiện chính sách thúc đẩy quan hệ kinh tế , khoa học kĩ thuật trước hết là với Pháp, Phần Lan, Thụy Điển, các nước Tây Âu, Bắc Âu với Nhật Bản, Australia;

Thiết lập mối quan hệ kinh tế với thị trường chung Châu Âu.

Nghị quyết 13 Bộ Chính trị khóa VI đã thể hiện rò sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Đảng ta trong điều kiện thế giới và khu vực có những thay đổi và biến động to lớn. Những chủ trương chuyển hướng đối ngoại của Hội nghị lần thứ 13 của Bộ Chính trị đã đặt nền móng để sau này Đảng ta phát triển và nâng cao thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan

hệ quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế tạo điều kiện cho xây dựng và phát triển kinh tế đất nước của Đảng ta tiếp tục được phát triển trong các năm tiếp theo. Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa VI (3/1989) đã nhấn mạnh: “Chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị - kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước” [37, tr. 40].

Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khóa VI (tháng 3/1990) đã khẳng định “tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm thêm bạn bớt thù, giữ vững hòa bình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [38, tr. 40].

Tư duy đổi mới toàn diện nói chung và đường lối đối ngoại nói riêng còn được Đảng và Nhà nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các giai đoạn tiếp sau.

Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp hơn trước, tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, trong đó có những yếu tố tích cực song cũng không ít khó khăn thách thức. Các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hò a bình”, kích động việc thực hiện đa nguyên đa đảng, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam,

truyền bá những tư tưởng độc hại, đưa lực lượng biệt kích, gián điệp vào phá

hoại nước ta, câu kết với các phần tử xấu trong nước tăng cường hoạt động chống phá chế độ. Hơn thế nữa, các nước xã hội chủ nghĩa lúc này cũng lâm vào khủng hoảng trầm trọng dẫn đến sự hoài nghi về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội về ý thức hệ làm cho tình hình trở nên thêm phức tạp. Cùng lúc đó, ở trong nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã bước đầu có những chuyển biến về kinh tế xã hội nhưng khủng hoảng vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào. Trong bối cảnh khó khăn đó, Đảng ta đã tiến hành Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991). Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6 năm 1991 thể hiện sự nắm bắt tình hình mới của toàn Đảng ta và đã chỉ rò: “Nhiệm vụ đối ngoại bao trùm là giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [39, tr. 88]. Đảng nhận định trong đời sống chính trị - kinh tế quốc tế, quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc bên cạnh lợi ích mang tính giai cấp, mang tính ý thức hệ còn có những có những lợi ích mang tính phổ biến, tính toàn cầu trong một thế giới mà sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ thì nhu cầu cần có sự phối hợp, hợp tác giữa các nước để giải quyết

vấn đề quốc tế là một nhu cầu khách quan với tất cả các quốc gia. Trong điều

kiện như vậy, Đại hội VII khẳng định chủ trương “hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” [39, tr. 88]. Với chủ trương như vậy, Đảng Côṇ g sản Viêṭ Nam đã tuyên bố: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc gia phấ n đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [39, tr. 147].

Sau Đại hội Đảng lần thứ VII, tình hình thế giới chuyển biến rất nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng trở nên trầm trọng, thậm chí ở một số nước Đảng cộng sản đã mất vai trò lãnh đạo chính quyền, chế độ chính trị xã hội đã thay đổi. Sự tan rã của Liên Xô và các nước xã

hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã làm cho cách mạng Việt Nam mất đi một chỗ dựa vững chắc và đứng trước nhiều thử thách sinh tử. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, coi Việt Nam là trọng điểm trong các mục tiêu thực hiện “diễn biến hòa bình” và lật đổ. Tình hình khó khăn phức tạp trên đòi hỏi ở Đảng Cộng sản một quyết sách để vượt qua tình thế hiểm nghèo. Đảng ta đã nhận ra xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế và nhấn mạnh : “Chúng ta vừa đẩy mạnh đa dạng hóa,

đa phương hóa quan hệ đối ngoại vừa cải thiện quan hệ hợp tác, liên kết với các

nước ở khu vực” [40, tr. 12].

Dựa trên đánh giá tình hình thế giới trong nước và khu vực, Đảng ta nhận định rằng, trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào tự khép kín, cô lập mình với thế giới mà phát triển được. Đặc biệt là Việt Nam, một nước đang phát triển với nền kinh tế lạc hậu, càng cần phải tranh thủ nguồn lực bên ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của công cuộc đổi mới. Hội nghị lần thứ ba Ban hành chấp Trung ương khóa VII (tháng 6/1992) đã nêu lên những tư tưởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước với các phương châm xử lý các vấn đề quốc tế và chính sách đối với các đối tượng chủ yếu:

- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

- Giữ vững độc lập tự chủ tự cường trong khi đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ với mọi đối tượng

- Tham gia hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước. Tiếp sau đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng

1/1994), tiếp tuc khẳng định việc mở rộng quan hệ đối ngoại nâng cao uy tín và

vị trí của Việt Nam trên thế giới tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một trong ba thành tựu quan trọng của công cuộc đổi mới. Hội nghị xác định phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, tranh thủ tối đa những điều kiện thuận lợi và hạn chế những khó khăn bất đồng trong quan hệ với

các nước, “giữ vững nguyên tắc năng động linh hoạt”. Bên cạnh đó, vai trò của ngoại giao nhân dân được Đảng ta nhận thức hết sức rò ràng. Coi ngoại giao nhân dân là cánh tay nối dài của ngoại giao nhà nước, thông qua đó làm cho nhân dân thế giới hiểu rò đất nước và con người Việt Nam cũng như chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Tăng cường tình hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Từ việc xác định được đường lối đối ngoại đổi mới và phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong nước cũng như quốc tế cùng với sự lãnh đạo linh hoạt sáng tạo của Đảng đến năm 1995, qua mười năm đổi mới Viêṭ Nam đã đi được một bước khá dài trên con đường hội nhập quốc tế. Cho đến năm 1995, ba sự kiện quan trọng trong quan hệ quốc tế của Việt Nam là: Bình thường hóa quan hệ với Mỹ (11/7/1995), Ký hiệp định khung hợp tác với Liên minh châu Âu (17/7/1995), trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (28/7/1995).

1.1.2. Quá trình Đảng lãnh đạo đưa Việt Nam gia nhập ASEAN

Trước những khó khăn thách thức to lớn mà tình hình thế giới và trong nước đặt ra, Đảng đã nắm bắt được quy luật, thực trạng và xu thế vận động của tình hình thế giới, đề ra đường lối đối ngoại đổi mới rộng mở với phương châm Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, phát triển. Đảng đã không ngừng nỗ lực để lãnh đạo hiện thực hóa đường lối đối ngoại đổi mới, đặc biệt là mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước ASEAN.

Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI chỉ rò nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là: “ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ hòa bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới” [35, tr. 99]. Vào thời điểm đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng đang được triển khai, vấn đề Campuchia chính là trở ngại chính cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN vì thế Đảng đã nhấn mạnh “chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu

vực thương lượng để giải quyết vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác”.[35, tr. 108]. Bộ Chính trị nhấn mạnh ngoài việc tăng cường quan hệ với các nước Lào và Campuchia, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước phương Tây và ASEAN là một yêu cầu khách quan. Đối với việc mở rộng quan hệ với ASEAN, Bộ Chính trị cho rằng: “Cần có chính sách toàn diện với Đông Nam Á, trước hết là tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Indonesia, phá vỡ thế bế tắc trong quan hệ với Thái Lan, mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, khoa học kĩ thuật văn hóa với các nước trong khu vực, giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa ba nước này bằng thương lượng, thúc đẩy việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác” [36, tr. 12].

Đối với vấn đề Campuchia, Bộ Chính trị đã chủ trương rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia, coi đây là giải pháp phá bỏ những rào cản và sự bao vây cô lập về chính trị của thế giới đối với nước ta.

Đại hội lần thứ VII của Đảng tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở với các nước láng giềng và các nước trong khu vực, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Với ASEAN, Đảng ta cho rằng: Đông Nam Á liên quan mật thiết với yêu cầu tạo môi trường thuận lợi quốc tế cho an ninh và phát triển của Việt Nam. Cải thiện và mở rộng quan hệ với từng nước và với cả nhóm nước ASEAN trên cơ sở cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình. Chú ý mở rộng hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ trên các lĩnh vực mà ASEAN có trình độ cao, từng bước tham gia hợp tác khu vực với khẩu hiệu biến Đông Nam Á thành khu vực hợp tác và phát triển. Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali, tham gia các diễn đàn đối thoại với ASEAN, tích cực nghiên cứu mở rộng quan hệ với ASEAN trong tương lai. Giải quyết thỏa đáng bằng thương lượng các vấn đề tồn tại vướng mắc giữa Việt Nam với các nước ASEAN.

Chủ trương đối ngoại của Đảng được đề ra qua các Đại hội VI, VII và các hội nghị Trung ương khóa VI, VII đã mở ra một thời kì mới trong quan hệ đối thoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN, chủ trương đó được Đông Nam Á và quốc tế đánh giá cao, đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022