Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Đầu Tư Công Tại Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn (2010 - 2019)

cho lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Sang giai đoạn 2016 - 2019, vốn đầu tư vẫn tiếp tục được đổ vào ngành Công nghiệp và xây dựng chiếm 83,99% và ngành Thương mại &dịch vụ là 11,12%, nhóm ngành nông lâm, ngư chỉ còn 4,80% tương đương với 1478,3 tỷ đồng. Nếu chỉ nhìn vào con số tuyệt đối thì thấy rằng giai đoạn này đầu tư cho lĩnh vực này vẫn tăng, nhưng khi nhìn vào số tương đối thì thấy vẫn tiếp tục giảm so với giai đoạn trược. Như vậy, qua đây có thể thấy rằng, đất nước ta là nước nông nghiệp và Thái Nguyên tuy là tỉnh có khu công nghiệp lớn nhất nước vào những năm 80, 90, nhưng nông nghiệp vẫn là lĩnh vực chính, nuôi sống người dân nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng, nhưng ngân sách đầu tư cho lĩnh vực này quá ít, không đủ sức để trang trải cho sự phủ rộng của khu vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái nguyên. Từ thực tế này đòi hỏi lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cần cân nhắc để có những quyết định đầu tư công thích đáng cho lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Ngược lại, với sự tăng giảm bất thường của ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản, ngành Công nghiệp và xây dựng lại có mức phát triển tăng mạnh qua các giai đoạn, giai đoạn 2011 - 2015 tăng 18.860,8 tỷ đồng tăng so với giai đoạn 2006 - 2010 là 11.675,2 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2019 là 25.389,0 tỷ đồng tăng lên 6.582,2 tỷ đồng so với giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, cơ cấu nguồn vốn trong ngành Thương mại và dịch vụ có xu hướng giảm bởi sự tăng trưởng vượt bậc của ngành công nghiệp xây dựng. Việc giảm nguồn vốn trong ngành dịch vụ dường như đang đi ngược lại với nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh trong những năm qua. Đặc biệt, nếu cơ sở vật chất phục vụ cho các mục đích xã hội như: điện, đường, trường, trạm, không được quan tâm đầu tư có hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng xuống cấp, không đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Các trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp không được đầu tư sửa chữa, nâng cấp hoặc sửa chữa tạm bợ sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc dẫn đến giảm chất lượng, hiệu quả làm việc, điều này thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý. Chính vì vậy, vấn đề này đặt ra đối với tỉnh Thái Nguyên để tìm ra phương cách đầu tư hợp lý và hiệu quả hơn nữa nhằm cải thiện cuộc sống của người dân và để việc đầu tư vốn của Nhà nước được thực hiện theo

đúng chủ trương đã để ra nhằm phục vụ lợi ích chung cho cộng đồng xã hội.

Tóm lại, thông qua mức vốn đầu tư công mà tỉnh Thái Nguyên phân bổ cho các ngành, lĩnh vực, mặc dù xu hướng có giảm, nhưng cũng có thể thấy rõ sự ưu tiên của tỉnh đổi với các ngành công nghiệp và xây dựng, giảm sự ưu tiên cho lĩnh vực Thương mại & dịch vụ và ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản. Sự thay đổi mức ưu tiên này cho thấy tỉnh Thái Nguyên đang ưu tiên hơn cho sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, trong khi cơ sở vật chất hạ tầng và dịch vụ công cộng lại chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp cũng là một thế mạnh của tỉnh nhất là phát triển sản xuất chè là loại cây kinh tế mũi nhọn, có thế mạnh của tỉnh. Vấn đề này có thể dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, sự phát triển kinh tế quá nhanh nhưng không đi đôi với phát triển xã hội, cũng như cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực sẽ không giúp cải thiện cuộc sống dân cư mà có thể làm tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư. Điều này đi ngược lại với chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Chính vì thế, tỉnh Thái Nguyên cần có các giải pháp đầu tư, phân bố vốn cho các ngành lĩnh vực hợp lý hơn, thường xuyên rà soát lại việc thực hiện kế hoạch đầu tư công và công tác thẩm định, cấp phép cho các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh.

3.2.3. Hiệu quả thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2010 - 2019)

3.2.3.1. Đánh giá hiệu quả bằng Chỉ số ICOR

Dựa vào nguồn số liệu sẵn có các năm của tỉnh, tác giả luận án tính được chỉ số ICOR của hoạt động đầu tư công so với các hoạt động đầu tư tại khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn FDI và ICOR tính chung cho tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tại tỉnh Thái Nguyên, từ các năm 2010 - 2019 ở bảng 3.7

Số liệu bảng 3.7 cho thấy, hoạt động đầu tư công của Thái Nguyên chuyển biến qua hai giai đoạn. Nếu như giai đoạn 2010 - 2013, là giai đoạn trước khi ban hành Luật đầu tư công, khu vực vốn nhà nước, vốn ngoài nhà nước cũng như chung trong toàn tỉnh khá cao, còn khu vực FDI là tương đối thấp, điều này do ảnh hưởng bởi cơ cấu đầu tư, do giai đoạn này nguồn vốn đầu tư từ FDI còn rất thấp, theo đó

ICOR cũng là rất thấp, nhưng khi nhìn vào chỉ số ICOR chung được tính bằng tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội là tương đối lớn. Tuy nhiên, tác giả luận án cũng không tách được đâu là giá trị đóng góp của vốn đầu tư bởi các khu vực vào trong GDP của tỉnh, nên việc so sánh này chỉ nhằm để đánh giá được mức độ đóng góp của vốn của các khu vực vào phát triển kinh tế - xã hội của tinh, trong đó có vốn đầu tư công (khu vực nhà nước).

Khi tính ICOR chung của toàn bộ vốn đầu tư xã hội thường được dùng để so sánh giữa các địa phương với nhau hoặc so sánh với cả nước. Qua số liệu chỉ số ICOR của tỉnh Thái Nguyên cho thấy năm 2013 đạt cao nhất là do tập đoàn Samsung bắt đầu vào Thái Nguyên, đồng thời cũng là năm mà Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành Trung ương chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thành đường Quốc lộ 3 mới (Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên), đây cũng là điều kiện thuận lợi để Thái Nguyên thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 3.9. Chỉ số ICOR chung và ICOR của các khu vực kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2010 – 2019)

ĐVT: lần



Năm

ICOR khu vực nhà nước

ICOR khu vực FDI

ICOR khu

vực ngoài nhà nước

ICOR

chung

2010

1,79

0,21

2,11

4,11

2011

2,60

0,26

3,32

6,18

2012

2,64

0,14

5,53

8,53

2013

1,90

6,06

7,22

15,18

2014

0,33

2,61

0,59

3,52

2015

0,19

3,08

0,75

2,37

2016

0,33

2,46

1,38

4,12

2017

0,32

2,35

1,70

4,68

2018

0,43

2,93

2,33

5,38

2019

0,50

2,89

2,35

5,74

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tính từ nguồn số liệu

Khi xét chỉ số ICOR giữa các khu vực kinh tế thì khu vực nhà nước hoạt động chưa được hiệu quả so với khu vực FDI thể hiện qua việc chỉ số ICOR của khu vực công luôn cao hơn chỉ số ICOR khu vực FDI suốt từ năm 2010 đến năm 2013, sang đến 2014 là năm ban hành Luật đầu tư công và chuẩn bị đưa vào thực hiện, chỉ số này giảm, và năm 2015 có chỉ số ICOR thấp nhất. Giai đoạn 2016 - 2019, thực hiện Luật đầu tư công, chỉ số ICOR cũng giảm dần. Nguyên nhân là do Thái Nguyên đã sử dụng nhiều vốn hơn để thay thế dần cho lao động, điều này hoàn toàn hợp với quy luật, khi tiền lương tối thiểu được điều chỉnh tăng, làm cho giá cả sức lao động tăng cao hơn, tăng chi phí đầu tư, trong khi giá vốn liên tục giảm, các nhà đầu tư sẽ dùng vốn để thay thế dần lao động là tất yếu, khiến cho chỉ số ICOR tăng dần. Qua đó, có thể nói rằng hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng đã có chuyển biến tích cực hơn khi thực hiện luật đầu tư công. Điều này cũng có thể hàm ý do sử dụng lãng phí vốn với nhiều nguyên nhân khác nhau mà tác giả luận án cũng không tìm được nguyên nhân, vì có những nguyên nhân mang tính nhạy cảm, khó lý giải và khó thu thập được thông tin. Nếu chỉ nhìn vào chỉ số ICOR, có thể nói, trong 10 năm qua, hoạt động đầu tư công được đánh giá là hiệu quả nhất trong ba lĩnh vực, biểu hiện là chỉ số ICOR luôn thấp hơn hai lĩnh vực còn lại là lĩnh vực FDI và lĩnh vực ngoài Nhà nước. Điều này cho thấy, sự nỗ lực của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trong chỉ đạo thực hiện chính sách đầu tư công, do vậy, việc sử dụng vốn đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều cải thiện đáng kể; vốn được sử dụng hợp lý hơn so với trước đây.

Để thấy rõ hơn xu hướng vận động của chỉ số ICOR, tác giả mô phỏng bời biểu đồ 3.10. Nhìn vào biểu đồ cho thấy chỉ số ICOR chung cho toàn bộ nền kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao nhất; tiếp đó là khu vực ngoài nhà nước, sau đó là khu vực FDI, sau đó tăng dần vào giai đoạn sau. ICOR đạt cao nhất là năm 2013 ở tất cả các khu vực, sau đó giảm thấp nhất ở năm 2014, điều này chứng tỏ chủ đầu tư đã nhìn nhận được cách sử dụng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả cao trong đầu tư nên đã có những điều chỉnh nhất định.


Biểu đồ 3 9 Chỉ số ICOR đầu tư công của Thái Nguyên giai đoạn 2010 2019 1

Biểu đồ 3.9: Chỉ số ICOR đầu tư công của Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2019

Nguồn: Tính toán từ nguồn số liệu

3.2.3.2. Đánh giá hiệu quả bằng sự tác động của chính sách đầu tư côngđến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên [48]

Trong 10 năm qua, việc triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên đã góp phần tác động tích cực đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng cao, bình quân trong giai đoạn 2010 - 2019 đạt 9,89%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, phát triển cả về lượng và chất. Một số ngành kinh tế chủ lực tiếp tục thu được những kết quả quan trọng, tăng trưởng vượt trội so với bình quân chung cả nước; trong đó ngành công nghiệp có sự phát triển vượt bậc về quy mô và giá trị sản xuất, đạt mức tăng trưởng cao, là động lực và điểm nhấn quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong cả giai đoạn 2010 - 2020. Đến hết năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt trên 803 nghìn tỷ đồng, đứng thứ tư cả nước quy mô; tổng sản phẩm trong tỉnh đạt trên 115.985 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,04 tỷ USD, năng suất lao động bình quân năm 2020 ước đạt 140 triệu đồng/người, cao hơn 1,4 lần so với bình quân chung của cả nước...

- Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Thực hiện tốt chương trình nông thôn mới và các dự án đầu tư phát triển ngành nông nghiệp. Kết quả thực hiện đến năm 2019, đã xây dựng mới và cải tạo nâng cấp được 1.989 km đường giao thông nông thôn;

197,69 km kênh mương thủy lợi do xã quản lý; 74 công trình, kè, đâp, trạm bơm, 202 trạm biến áp. Kết quả là giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng khá. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao gắn với các lợi thế của tỉnh; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, an toàn thực phẩm. Hình thành các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tập trung, chuyên canh, quy mô lớn, với những giống mới có năng suất, chất lượng cao; trong đó, cây chè tiếp tục khẳng định là cây trồng thế mạnh, phát triển nhanh cả về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trở thành địa phương có diện tích, sản lượng lớn nhất cả nước.

- Đối với lĩnh vực giảm nghèo: Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo điều kiện để hộ nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các xã nghèo được tăng cường; đời sống người nghèo được cải thiện. Cụ thể, năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo giảm được 2,19%; năm 2017 giảm 2,21% và năm 2018 giảm 2,61%; năm 2019 giảm 2,04%.

- Đối với lĩnh vực giao thông: Hệ thống giao thông được đầu tư tập trung, tạo sự kết nối giữa Thái Nguyên với các tỉnh hác và các huyện trong tỉnh. Đáng chú ý một số chương trình dự án đầu tư công đã phát huy được hiệu quả tích cực: Dự án đường Bắc Sơn được bắt đầu từ Trung tâm thành phố Thái Nguyên, kéo dài vào đến khu du lịch Hồ Núi Cốc đã góp phần quan trọng vào việc lưu thông hàng hóa, thuận lợi cho việc thu hút du lịch, tiêu thụ được hàng hóa nông sản cho người dân: Chè, ổi, mít.. dọc tuyến đường phục vụ du khác, đời sống người dân được cải thiện rõ dệt

- Đối với lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thể thao, thông tin cũng được cải thiện đáng kể. Dự án di chuyển địa điểm đài truyền hình tỉnh Thái Nguyên đến địa điểm mới rộng hơn, thoáng hơn, chất lượng phát sóng tốt hơn, cung cấp được nhiều thông tin đến đông đảo người dân, đảm bảo an toàn cho dân cư sinh sống quanh khu vực cơ quan đài…Chất lượng hệ thống trưởng lớp được cải thiện, học sinh không còn học 3 ca như trước đây.

- Đối với các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP): Trong giai đoạn

2016- 2010, có 05 dự án đầu tư theo hình thức PPP trên địa bàn tỉnh có sử dụng vốn NSNN, trong đó có 3 dự án trong lĩnh vực giao thông và 2 dự án trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp kết hợp với giao thông. Về cơ bản các dự án này đã phát huy được hiệu quả, làm thay đổi kết cấu hạ tầng xã hội, giao thông trong và ngoài khu vực đô thị, kết nối với các vùng trọng điểm về du lịch, kinh tế của tỉnh điển hình là dự án đường Bắc Sơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, đến nay phương thức này tạm dừng chưa thực hiện.

3.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách đầu tư công tại Thái Nguyên

3.3.1. Những thành tựu đạt được trong thực hiện chính sách đầu tư công

Qua phân tích thực trạng về việc triển khai thực hiện Chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh trong 10 năm qua, tác giả luận án nhận thấy thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những ưu điểm tích cực sau:

(1) Về Quy trình triển khai thực hiện

Nhìn chung việc thực hiện chính sách đầu tư công tại Thái Nguyên theo quy trình 5 bước. Về mặt lý thuyết thì chưa tuân thủ theo lý thuyết 6 bước như luận án đã đề cập ở chương 2, trong đó có bước điều chỉnh thực hiện không được tách riêng như lý thuyết mà được gộp vào bước đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện, căn cứ vào kết quả đó để tiến hành điều chỉnh. Tuy vậy, Thái Nguyên đã thực hiện khá tốt theo quy trình thực thi chính sách đầu tư côngnhư luận án đã trình bày ở chương 2, cụ thể là:

- Về công tác xây dựng kế hoạch: là việc chuẩn bị những nội dung cần thiết để thực hiện chính sách đầu tư công. Sau khi nhận được thông báo kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn từ Trung ương, Tỉnh ủy lãnh đạo UBND tỉnh xây dựng được chương trình hành động, xác định rõ sở ngành tham gia và xây dựng cơ chế để triển khai thực hiện chính sách đầu tư côngcủa Chính phủ trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng pháp luật, dựa trên Luật Đầu tư công 2014 và các văn bản hướng dẫn dưới luật và văn bản hướng dẫn của Bộ chủ quản liên quan đến thực hiện chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thai Nguyên. Theo đó, Sở KH&ĐT được giao là cơ quan tham mưu và đầu mối thực hiện. Khâu này các văn bản chỉ đạo của HĐND và UBND cũng được ban hành, đáng chú ý là khâu lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công cũng được triển khai đến các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh

- Công tác tổ chức thực hiện chính sách đầu tư công: Đây là khâu rất quan trọng trong thực hiện chính sách đầu tư công, được HĐND, UBND chỉ đạo tiến hành khá bài bản từ khâu Quy hoạch dự án, thẩm định và phê duyệt các dự án Quy hoạch trước khi lập kế hoạch đầu tư; xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trung hạn và ngắn hạn. Cụ thể là: Xây dựng, thẩm định, phê duyệt và quản lý các dự án: Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND, sau đó UBND tỉnh ra quyết định giao chỉ tiêu đến các địa phương, các lĩnh vực đầu tư công, đồng thời giao các sở ngành liên quan phối hợp thực hiện, trong đó Sở Kế hoạch & Đầu tư cơ quan tham mưu và đầu mối để triển khai thực hiện các hoạt động đầu tư. Công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư công cũng được tiến hành bài bản theo 2 bước (đánh giá tiền khả thi, khả thi và thẩm định độc lập) để lựa chọn được những dự án đầu tư có chất lượng trước khi phê duyệt, tránh lãng phí vốn;

Công tác quản lý trong quá trình thực hiện cũng được lãnh đạo rất quan tâm, có cơ quan chuyên môn giúp việc là các Ban quản lý dự án đầu tư, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo sát sao, công tác kiểm tra giám sát được tiến hành thường xuyên để kịp thời giải quyết những vướng mắc trong khi thực hiện, điều chỉnh, bổ sung kịp thời, kể cả điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh quy mô, điều chỉnh thời gian và điều chỉnh vốn. Từ năm 2007, tỉnh đã đưa ra được nguyên tắc phân bổ vốn hàng năm, được HĐND thông qua làm cơ sở cho việc phân bổ vốn một cách khoa học, đảm bảo công khai, minh bạch. Trên cơ sở định hướng, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh, nguyên tắc phân bổ vốn được thực theo thứ tự ưu tiên: 10o% trả nợ cho các dự án đã phê duyệt quyết toán, 80% cho các dự án hoàn thành; 70% cho các dự án chuyển tiếp.

- Công tác đánh giá kết quả, hiệu quả và điều chỉnh: Trong quá trình tổ chức thực hiện, lãnh đạo UNBD luôn coi trọng việc đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện thông qua các bảo cáo chuyên ngành, cơ quan tham mưu tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để nắm được tình hình: Kết quả triển khai các dự án đạt được mức độ nào, hiệu quả ra sao, và được báo cáo trước các kỳ họp HĐND tỉnh. Việc đánh giá kết quả hiệu quả đối với các dự án khác nhau cũng là khác nhau. Những dự án mới phê duyệt thì đánh giá về tiến độ triển khai khởi công, những dự án đang triển khai đánh giá về tiến độ thi công và những khó khăn vướng mắc, những dự án hoàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023